SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TAM HIỆP
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI BIỆN PHÁP BẢO QUẢN –
CẢI TẠO TRƯỜNG LỚP
Người thực hiện: Đặng Chánh
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Lĩnh vực khác:
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2012-2013
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
a. Họ và tên : ĐẶNG CHÁNH
b. Ngày tháng năm sinh : 01/11/1965
c. Nam, nữ : Nam
d. Địa chỉ : 77/28 tổ 30B khu phố 3 phường Bình Đa, Biên Hoà,
Đồng Nai.
e. Điện thoại : CQ 3913667 _ DĐ 0913710491
f. Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
g. Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Hiệp
2. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
i. Học vị cao nhất : Cử nhân
ii. Năm nhận bằng : 1986
iii. Chuyên ngành đào tạo : Toán
3. KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
i. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy
ii. Số năm có kinh nghiệm : 27
iii. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
4. Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.
5. Tổ chức, xây dựng và quản lý thiết bị dạy học.
6. Quản lý việc thực hiện chương trình ở trường THPT.
7. Giáo dục học sinh thông qua một số hoạt động cùa Đoàn thanh
niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
8. Tổ chức phân công chuyên môn cho giáo viên.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với xu thế phát triển của các nước trên thế giới, nhất là
đất nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong công cuộc
đổi mới này Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những yêu cầu mới đối
với hệ thống giáo dục, trong đó việc bảo quản, cải tạo trường lớp
nhắm tạo môi trường học tập thân thiện, trường lớp xanh – sạch –
đẹp cả về chất lẫn về lượng thì không thể phủ nhận vai trò quan
trọng của trường lớp trong quá trình giáo dục. Dù ở nơi này, nơi
kia trường lớp còn nghèo nàn thiếu thốn, thì nó vẫn đóng góp một
phần quan trọng. Trường lớp là nơi học sinh được giáo dục toàn
diện. Đã xa rồi cái thời chục học sinh ngồi khoanh chân trên nền
nhà của thầy đồ ê a đọc chữ. So sánh hiệu quả giáo dục thời đó với
thời nay học sinh được học ở trường lớp với cơ sở vật chất được
trang bị tương đối đầy đủ thì chúng ta sẽ thấy sự chênh lệch khá
nhiều. Trường lớp càng hiện đại thì hiệu quả giáo dục càng cao.
Nhà giáo dục người Nga V.A Xukhômlinxky đã viết:
“ Giáo dục bằng môi trường, bằng cảnh trí do học sinh xây dựng
nên, bằng các đồ vật làm phong phú cuộc sống tâm hồn tập thể, đó
là quan điểm của chúng tôi, một trong những lĩnh vực của kinh tế
giáo dục “
Thực tế giáo dục của nhiều nước trên thế giới cũng như nước ta
cũng khẳng định rằng không thể đào tạo con người đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao, ngày càng đa dạng để phục vụ cho việc phát
triển kinh tế, xã hội nếu không có cơ sở vật chất – kỹ thuật tương
ứng (trong đó có trường lớp). Là nhà quản lý ai cũng muốn trường
mình khang trang, được trang bị đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu dạy
và học. Đất nước ta còn nghèo, không phải ngôi trường nào cũng
khang trang và cũng may mắn như thế. Dù làm chủ ngôi trường
như thế nào thì công tác bảo quản, cải tạo trường lớp cũng là vấn
đề thường xuyên phải làm. Trong thực tế công tác này ở một số
trường làm rất tốt, nhưng cũng có trường làm chưa tốt. Một số
trường chỉ quan tâm kết quả giảng dạy mà quên việc bảo quản, cải
tạo trường lớp nhằm xây dựng cảnh quan xanh – sạch – đẹp,
trường lớp khang trang sạch sẽ góp một phần quan trọng vào thành
công trong sự nghiệp “trồng người”. Biện pháp nào để đưa công
tác bảo quản, cải tạo trường lớp đạt hiệu quả cao? Và đây cũng
chính là điều tôi hằng trăn trở, điều này bắt nguồn từ nhu cầu thực
tế có thật của các em học sinh. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài
“Một vài biện pháp bảo quản, cải tạo trường lớp”.
Những biện pháp bảo quản cải tạo trường lớp Tôi nêu ra ở đây
dưạ trên thực trạng ngôi trường THPT Tam Hiệp nơi Tôi đang
công tác. Do khuôn khổ bài viết, Tôi không có tham vọng nêu tất
cả các biện pháp, mà chỉ nêu một số biện pháp mà Tôi cho là hữu
hiệu và phù hợp với thực tế mà bản thân tôi đã được trải nghiệm.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm:
Trường lớp là nơi tiến hành dạy học và giáo dục, đó là lớp học, sân
chơi, vườn trường và quang cảnh tự nhiên bao quanh trường.
- Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành .
- Bảo quản là giữ gìn, trông nom để khỏi hư hỏng hao hụt.
- Cải tạo là làm cho thay đổi một cách căn bản, cho tốt hẳn lên. “ từ
điển tiếng việt thông dụng “ – Nguyễn Như Ý (chủ biên) – nhà
xuất bản giáo dục.
2. Cơ sở lý luận:
- Trường lớp là một trong các yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất kĩ
thuật, là điều kiện đầu tiên để hình thành một nhà trường. Trường
lớp là thành phần không thể thiếu được trong quá trình đào tạo con
người trong nhà trường, nó tác động trực tiếp đến quá trình giáo
dục và góp phần quyết định chất lượng giáo dục
- Ngày nay trường lớp là nơi tuyên truyền nếp sống văn hóa mới,
phổ biến các thông tin khoa học kĩ thuật ở địa phương. Mỗi khi
nhớ về thời cắp sách tới trường mấy ai trong mỗi chúng ta lại có
thể quên được mái trường thân thương với những ký ức tuyệt vời
với gốc cây phượng trong sân trường lập lòe những bông hoa cháy
đỏ khi hè về. Đó là hình ảnh đẹp, là niềm tự hào của mọi người, là
sự thể hiện truyền thống cần cù, chăm chỉ hiếu học của bao thế hệ
tại địa phương.
- Trường lớp là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm, là phương
tiện để truyền thụ lĩnh hội tri thức và cũng là phương tiện để tác
động đến thế giới tâm hồn học sinh. Mấy ai có thể ngồi lắng nghe
say sưa lời thầy cô giảng bài khi phải hứng chịu một cái nắng chói
chang giữa mùa hè nóng bức, hay tập vở ướt nhòe thầy trò lội bì
bõm dưới những vũng nước trong lớp học. Một trường học khang
trang hiện đại đầy đủ vườn hoa sân chơi , nơi rèn luyện thể dục, thể
thao và khung cảnh trường đẹp như tranh không thể không làm cho
học sinh thiết tha yêu trường, mến lớp.
- Kết luận trên xuất phát từ nhận thức của Lê-nin:
“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức tại
khách quan “
- Trực quan sinh động nói ở đây, đó là sự phản ánh trực tiếp khách
thể bằng các giác quan và diễn ra dưới 3 hình thức kế tiếp nhau:
Từ cảm giác đến tri giác đến biểu tượng. Đây là giai đoạn đầu của
quá trình cảm thức (gọi là nhân thức cảm tính)
- Giai đoạn tiếp theo là cao hơn đó là tư duy trừu tượng( nhận thức
cảm tính) từ khái niệm đến phán đoán đến suy luận.
- Trên cơ sở luận điểm này, các quá trình dạy và học trong trường
trung học sẽ diễn ra liên tiếp từ khi học sinh bắt đầu vào trường
cho đến khi tốt nghiệp trung học, suốt quá trình này rất cần đến
hàng loạt yếu tố cấu tạo thành cơ sở vật chất – kĩ thuật (CSVC-
KT) với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao và
càng hiên đại, về chủng loại ngày càng đa dạng. Chính yếu tố này
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Các nhà kinh tế học giáo dục đã chứng minh hiệu quả của việc
giảng dạy và giáo dục phụ thuộc một phần quan trọng vào trình độ
CSVC – KT của lao động sư phạm nếu gọi :
Y là hiệu quả giáo dục;
L là trình độ và năng lực của giáo vên;
K là trình độ CSVC- KT của nhà trường;
Thì 2 nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến Y là L và K. Do đó sẽ
lập được một hàm dạng Cobb- Douglass sau:
Y=F(L.K)
- Mặt khác, xuất phát từ quan điểm biến quá trình đào tạo thành tự
đào tạo, giáo dục thành tự giáo dục đồng thời nâng cao năng lực
độc lập sáng tạo của học sinh, trong đó lấy người học làm trung
tâm, độc lập chiếm lĩng tri thức. Trường trung học nói riêng và cả
hệ thống giáo dục nói chung phải cải tiến phương pháp dạy học để
đạt hiệu quả cao nhất. Trong trường trung học không chỉ duy nhất
có hoạt động dạy và học mà còn có nhiều hoạt động khác, do đó
phương pháp sử dụng cần cải tiến cho phù hợp. Tất cả hoạt động
trên diễn ra ở nhiều nơi, bằng nhiều phương pháp khác nhau trong
nhiều môi trường riêng biệt khác nhau:
Trong lớp học
Trong phòng thí nghiệm, phòng thực hành
Trong thư viện xưởng trường, vườn trường
Trên sân, bãi tập thể dục
- Tóm lại lớp học phòng thí nghiệm phòng bộ môn, thư viện xưởngg
trường, sân bãi các thiết bị khác là các yếu tố cấu tạo nên
CSVC- KT trong nhà trường, là nhân tố không thể thiếu được để
đào tạo con người.
- Khi tổng kết các trường tiên tiến, ngành ta cũng khẳng định rằng
CSVC-
KT(trong đó có trường lớp) là một trong những yếu tố hết sức rất
quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng CSVC-KT có tầm
quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng hiệu quả
của chúng phụ thuộc đáng kể vào ý thức bảo vệ, cải tạo và trình độ
sử dụng.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc bảo quản và cải tạo trường
lớp, trong quá trình giáo dục. Bản thân tôi cũng như Ban giám hiệu nhà
trường luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi, cũng như lên kế hoạch hành
động nhằm thúc đẩy công tác bảo quản, cải tạo trường lớp được thực hiện
tốt, Ban giám hiệu đã xác định đây là nhiệm vụ của mọi thành viên trong
nhà trường, và phải được làm thường xuyên. Đối với mọi thành viên
trong tập thể đều có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng kèm theo lên kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh.
1. Đối với học sinh:
1.1. Phải chấp hành tốt nội qui nhà trường, lớp ( trong đó có nội
qui bảo vệ trường lớp).
1.2. Tham gia công tác bảo quản, làm sạch đẹp trường lớp bằng
những việc làm cụ thể:
- Sắp xếp đồ dùng trong lớp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học;
- Trực nhật lớp hàng ngày;
- Thực hiện đúng tinh thần “Tiết kiệm, chống lãng phí” bằng cách
giáo dục ý thức cho học sinh ra vào lớp tắt đèn, quạt theo đúng giờ
qui định;
- Tham gia lao động “Chủ nhật xanh”: Quét màng nhện, làm sạch
nền nhà, bàn ghế, cửa sổ, cửa chính cho sạch bụi, tưới cây
- Chăm sóc các bồn hoa và cây cảnh của lớp cũng như của trường.
- Có thang điểm thi đua rõ ràng trong công tác bảo quản, cải tạo
trường lớp. Tuyên dương, nhận xét vào ngày thứ hai đầu tuần của
toàn trường.
2. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Giáo viên chủ nhiệm luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
trong công tác bảo quản, cải tạo trường lớp.
- Có trách nhiệm nhắc nhở, động viên học sinh của lớp mình thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao và liên đới chịu trách nhiệm trước nhà
trường.
3. Đối với cán bộ - giáo viên - công nhân viên:
- Chấp hành tốt nội qui nhà trường, luôn tiên phong đi đầu trong
công tác bảo quản trường lớp;
- Đề ra các chủ điểm theo tuần, tháng với các nội dung cụ thể để
giáo viên và học sinh cùng thực hiện;
- Giáo dục, thuyết phục học sinh thực hiện tốt nội qui trường, lớp;
- Truyền tình cảm yêu trường, lớp cho các em học sinh qua mỗi việc
làm cụ thể, qua mỗi bài giảng có nội dung phù hợp;
- Sắp xếp phòng làm việc của mình gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ;
- Bộ phận phục vụ: Bảo vệ, lao công phải hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, có sự kiểm tra, đánh giá của ban giám hiệu.
4. Đối với ban quản lý CSVC – KT:
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban quản
lý CSVC – KT gồm một Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, 02 thành viên là
kế toán và cán bộ phụ trách CSVC – KT.
4.1. Nhiệm vụ của trưởng ban:
- Nhận thức đúng tầm quan trọng của trường lớp trong quá trình
giáo dục và xác định được công tác bảo quản, cải tạo trường lớp là
nhiệm vụ thường xuyên phải làm, thu hút mọi lực lượng trong nhà
trường cùng tham gia.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của trường THPT Tam Hiệp cuối năm
học 2011-2012 nhà trường đã tham mưu bằng văn bản lên UBND
Thành Phố Biên Hòa, Sở Giáo dục và đào tạo xin mở rộng diện
tích trường ở phía sau trường, để trường có được sân bãi học và tập
thể dục, thể thao phù hợp với tình hình của xã hội.
- Bên cạnh đó nhà trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, cùng
các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là Đoàn thanh
niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phối hợp với các lớp thực hiện các
công trình thanh niên với những chủ đề như: “Mảng xanh trường
em”, “Bồn hoa thanh niên”, nhằm xây dựng cảnh quan trong và
ngoài lớp. Điều này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực đó là vừa giáo
dục được kỹ năng sống cho các em, vừa tạo ra được cảnh quan
thiên nhiên giúp các em thoải mái vui chơi dưới các mảng xanh
sau những giờ học căng thẳng.
- Bên cạnh đó nhà trường cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực
của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác cải tạo trường
lớp.
- Song song với việc thực hiện bảo quản, cải tạo trường lớp ngày
càng khang trang hơn thì bản thân tôi cũng như Ban giám hiệu nhà
trường không ngừng học tập, nghiên cứu các thông tư, chỉ thị, cũng
như điều lệ trường trung học phổ thông nhằm quán triệt tư tưởng
chỉ đạo của cấp trên đến từng giáo viên, cán bộ công nhân viên và
học sinh.
- Tổ chức các buổi học tập, thảo luận điều lệ trường trung học phổ
thông để toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh biết tài sản của nhà
trường bao gồm:
Điều 43. Địa điểm, diện tích của trường
1. Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo
dục. Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường và biển trường.
2. Tổng diện tích sử dụng của trường tối thiểu đủ theo tiêu chuẩn quy định,
đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.
Điều 44. Các khối công trình của trường
1. Phòng học, phòng học bộ môn
a) Phòng học:
- Có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
- Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định;
- Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của
giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát.
b) Phòng học bộ môn: Thực hiện theo Quy định về tiêu chuẩn phòng học bộ
môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động
Đoàn - Đội, phòng truyền thống.
3. Khối hành chính - quản trị.
Gồm phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng
họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên
môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ
chức Đảng, đoàn thể
4. Khu sân chơi, bãi tập.
Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, khu sân
chơi có hoa, cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị
luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn.
5. Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước.
a) Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo
viên và học sinh, riêng cho nam, nữ, có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh,
không làm ô nhiễm môi trường;
b) Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực
theo quy định về vệ sinh môi trường.
6. Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật
tự, vệ sinh.
7. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu
quản lý và dạy học.
- Ngoài việc tuyên truyền các thông tư, chỉ thị, của cấp trên thì
nhiệm vụ của người trưởng ban cần phải thường xuyên lập kế
hoạch năm, kế hoạch tháng trong việc bảo quản, cải tạo, một năm
kiểm tra ba lần vào tháng 9, tháng 12 và tháng 5.
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra vào tháng năm của năm học trước, dự
trù nhu cầu cần thiết của năm học tới, lên kế hoạch những việc cần
làm trong hè và những trang thiết bị cần mua sắm. Hè năm học
2012-2013 nhà trường sẽ giải quyết những công việc sau:
Thay số bàn ghế quá cũ không đúng qui cách;
Ngoài số quạt trần mà nhà trường đã trang bị cho mỗi lớp,
nhà trường vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh trang bị
thêm cho mỗi lớp hai quạt treo khắc phục những ngày nắng
nóng.
Trồng thêm cây xanh để cải tạo môi trường, cản tiếng ồn và
cản bụi.
Quét vôi sau kỳ nghỉ hè, tạo không khí mới mẻ cho năm học
mới.
Trang bị thêm một số bình chữa cháy.
Tham mưu với công an địa phương làm biển báo báo hiệu
sắp đến trường học để những người tham gia giao thông
giảm tốc độ khi xuống dốc vào giờ cao điểm.
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kết hợp với
UBND phường, tạo mối thiện cảm với người dân xung
quanh để có thêm lực lượng bảo vệ trường.
- Tháng 9 kiểm tra thực trạng trường, bổ sung kế hoạch bảo quản,
cải tạo.
- Tháng 12 kiểm tra hư hao sau một học kỳ và cũng là kiểm kê cuối
năm.
- Tháng 5 kiểm tra kết thúc năm học.
- Thực hiện chống tham ô lãng phí và nguyên tắc dân chủ trong việc
bảo quản, cải tạo trường và tránh những sai phạm trong các việc
liên quan đến xây dựng cơ bản.
4.2. Nhiệm vụ của kế toán:
Kế toán là người chịu trách nhiệm về sổ sách. Mọi tài sản trong
trường như: Các phòng, bàn ghế giáo viên, bàn ghế học sinh, đèn điện, quạt
trần, bảng, đều được cập nhật vào sổ theo các tiêu chí:
- Ngày tháng ghi sổ;
- Tên trang thiết bị;
- Chứng từ số;
- Số lượng;
- Đơn giá;
- Ngày sử dụng;
- Hao mòn: Tỉ lệ (%), số tiền;
- Giá trị còn lại.
4.3. Nhiệm vụ của cán bộ phụ trách CSVC – KT:
- Hàng ngày theo dõi tình hình bảo quản CSVC của toàn trường. Khi
có hư hao mất mát báo ngay với Hiệu trưởng.
- Đề nghị mua sắm bổ sung, hay cải tạo nếu thấy cần thiết, trình lên
Hiệu trưởng xét duyệt.
- Chăm lo độ bền và an toàn cho các khối công trình.
- Cán bộ phụ trách CSVC – KT phải là người có hiểu biết về điện vì
sự cố về điện thường xảy ra trong trường học và có trách nhiệm
sửa chữa những hư hỏng đơn giản.
5. Tổ thức Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh:
Phát động phong trào và tổ chức thi đua giữa các lớp làm đẹp cảnh
quan, tăng ý thức giữ gìn, bảo quản trường lớp của học sinh. Ví dụ tổ
chức cuộc thi “Bồn hoa đẹp lớp em” hay thi tìm hiểu “Môi trường
cuộc sống”.
Trường lớp với cảnh quan đẹp, sạch sẽ góp phần giáo dục tính
thẩm mỹ cho học sinh.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Mọi hoạt động bảo quản, cải tạo trường lớp muốn thực hiện được đều
phải có kinh phí và được sự đồng lòng hợp sức của thầy và trò. Trường
THPT Tam Hiệp được UBND Tỉnh Đồng Nai cho phép thực hiện Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nên trừ
vấn đề xây dựng lớn cần sự giúp đỡ của UBND thành phố Biên Hòa, Sở
Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai, mọi vấn đề về bảo quản, cải tạo khác đều
dựa vào kinh phí của trường. Với kế hoạch đã đặt ra và nguồn kinh phí hiện
có tin tưởng rằng trường THPT Tam Hiệp sẽ thực hiện tốt kế hoạch của
mình. Thực tế trong nhiều năm qua trường đã đạt được một số kết quả đáng
kể trong công tác bảo quản, cải tạo trường lớp:
- Trường lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ;
- Các mảng xanh trong trường đã tăng lên một cách đáng kể tạo nên
cảnh quan sống động trong nhà trường;
- Học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ của công;
- An ninh trật tự quanh khu vực trường được đảm bảo, không xảy ra
hư hao, mất mát gì đáng kể;
- Được hội cha mẹ học sinh giúp đỡ mua sắm thêm trang thiết bị
phục vụ cho công tác dạy và học;
Những việc chưa làm được và những việc phải làm đã được liệt kê
trong kế hoạch hè năm học 2012-2013. Với sự quyết tâm của thầy
và trò trường THPT Tam Hiệp trong công tác bảo quản, cải tạo
trường lớp chắc chắn nơi đây sẽ là ngôi trường thân thiện, học sinh
tích cực và ngày càng khang trang, xanh – sạch – đẹp.
Qua thực trạng và biện pháp bảo vệ, cải tạo trường lớp ở trường
THPT Tam Hiệp, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệp sau:
- Phải xác định được bảo quản, cải tạo trường lớp là một trong
những nhiệm vụ không thể thiếu của người Hiệu trưởng;
- Người Hiệu trưởng phải có cái nhìn bao quát, đề ra công việc cụ
thể trong công tác bảo quản. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất:
Một lớp học gọn gàng qui củ, một sân trường sạch sẽ rợp bóng cây
xanh
- Phải có tầm nhìn chiến lược trong công tác cải tạo phù hợp với sự
phát triển của tương lai, phấn đấu xây dựng một ngôi trường hiện
đại đủ các phòng chức năng đạt chuẩn;
- Người Hiệu trưởng phải biết lôi cuốn mọi thành viên trong nhà
trường cùng tham gia công tác này, tùy vị trí công tác để đảm nhận
những công việc cụ thể thích hợp;
- Phải có sự chỉ đạo sát sao của Hiệu trưởng, sự thực hiện nghiêm
túc của các thành viên;
- Phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt phải tranh thủ
sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường;
- Công tác bảo quản, cải tạo trường lớp phải được thực hiện đúng
theo chu trình quản lý: Lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo,
kiểm tra và điều chỉnh.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” vì thế Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, UBND Thành phố Biên Hòa và
Sở Giáo Dục Đào Tạo Đồng Nai thể hiện sự quan tâm ấy bằng sự
đầu tư thỏa đáng, tuy nhiên sự đầu tư ấy chưa đủ để đáp ứng nhu
cầu dạy và học hiện đại, rất mong trong thời gian tới trường THPT
Tam Hiệp được đón nhận sự quan tâm hơn nữa về những mặt sau:
- Tăng thêm phòng chức năng, phòng học bộ môn;
- Trong quá trình cải tạo xây mới cần có sự thống nhất giữa bên thiết
kế và bên sử dụng để hiệu quả sử dụng công trình cao hơn;
- Thay đổi một số bàn ghế quá cũ, không đúng qui cách, đầu tư thêm
kinh phí mua trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học;
- Tăng cường sự kết hợp của chính quyền cấp phường trong việc bảo
đảm trật tự an ninh cho nhà trường;
Trên đây là một vài biện pháp bảo quản, cải tạo trường của
trường THPT Tam Hiệp là đề tài tôi nghiên cứu trong thời gian ngắn
và từ tình hình thực tế của trường tôi, do đó không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét quí báu
của quí thầy – cô.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT , ngày 28 tháng 3 năm 2011 về
việc “Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”
2. Từ điển tiếng việt thông dụng “ – Nguyễn Như Ý (chủ biên) –
nhà xuất bản giáo dục.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Đặng Chánh
SỞ GIÁO DỤC & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT TAM HIỆP Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Biên Hoà, ngày 21 tháng 5 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một vài biện pháp bảo quản, cải tạo trường lớp
Họ và tên tác giả: Đặng Chánh Đơn vị: Trường THPT Tam Hiệp
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục
Phương pháp bộ môn:
Phương pháp giáo dục:
Lĩnh vực khác:
1. Có tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới:
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ phương pháp đã có:
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng toàn nghành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển
khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển
khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối
chính sách: Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng áp dụng thực tiễn, dễ
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt
Khá
Đạt
- Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ