Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Khái quát Địa lí tự nhiên tỉnh Bắc Giang potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.48 KB, 57 trang )

Khái quát Địa lí tự nhiên
tỉnh Bắc Giang


I . VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH
CHÍNH

1. Vị trí và lãnh thổ

Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía
bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp tỉnh
Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Quảng
Ninh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3822km2 với dân số (năm
1999) 1497,1 nghìn người, đứng thứ 34 về diện tích và thứ 17 về
dân số trong 61 tỉnh, thành phố của cả nước.

Bắc Giang có một số trục giao thông (đường bộ, đường sắt, đường
thủy) quan trọng của quốc gia chạy qua đường quốc lộ 1A và đường
sắt Hà Nội – Lạng Sơn ra cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; các trục quốc
lộ giao thông liên vùng như quốc lộ 31, quốc lộ 37 nối Bắc Giang với
Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh), với Hải Dương, Hải Phòng, ra
cảng Cái Lân (Quảng Ninh), đường sắt Kép – Quảng Ninh, đường
thủy theo song Thương, sông Cầu và Sông Lục Nam.

Bắc Giang nằm không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh.
Thị xã Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km.

Vị trí địa lí đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
liên vùng, giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng,
các tỉnh Đông Bắc và với các tỉnh thành khác trong cả nước. Nhờ vị


trí địa lí như vậy, Bắc Giang có thể phát huy lợi thế sẵn có của một
tỉnh nhiều tiềm năng, đưa lãnh thổ này thành một đầu mối kinh tế
quan trọng nối khu vực kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn với các tỉnh đồng
bằng sông Hồng.


2. Sự phân chia hành chính

Tỉnh Bắc Giang được thành lập vào năm 1895 với 2 phủ: Lạng Giang,
Đa Phúc và 6 huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Kinh Anh, Yên Thế, Hiệp
Hòa, Phượng Nhỡn. Từ năm 1921 – 1945, Bắc Giang gồm 3 phủ, 4
huyện với 13 tổng, 453 xã.

Ngày 27/10/1962, Bắc Giang cùng Bắc Ninh sáp nhập thành một
tỉnh lấy tên là Hà Bắc.
Ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX, kì họp thứ 10 đã phê chuẩn việc
tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắc Giang
đước tái lập với 10 huyện, thị là thị xã Bắc Giang, các huyện Yên Thế,
Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Việt
Yên, Yên Dũng với 205 xã, 5 phường, 14 thị trấn.
Các đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Giang

Tên huyện, thị xã
Diện tích(km2)
Số phường xã, thị trấn
Toàn tỉnh

1. Thị xã Bắc Giang
2. Huyện Yến Thế
3. Huyện Lục Ngạn

4. Huyện Sơn Động
5. Huyện Lục Nam
6. Huyện Tân Yên
7. Huyện Hiệp Hòa
8. Huyện Lạng Giang
9. Huyện Việt Yên
10. Huyện Yên Dũng

3822
31
299
1011
846
598
203
201
245
170
212
205 xã, 5 phường, 14 thị trấn
5 phường, 4 xã
20 xã
30-
22-
27-
23-
26-
24-
17-
24-



II – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Địa hình, khoáng sản

a)Địa hình

Về mặt kinh tế, có thể chia Bắc Giang thành một số khu vực sau đây:

- Khu vực miền núi xâm thực được nâng lên mạnh thuộc lưu vực
Sông Lục Nam. Khu vực này có những đỉnh núi cao và hiểm trở của
tỉnh Bắc Giang. Các dãy núi Bảo Đài – Cấm Sơn và Huyền Đinh – Yên
Tử là đường phân giới của tỉnh với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Hải Dương. Trên đường đỉnh của dãy núi Huyền Đinh – Yên Tử có
đỉnh cao nhất là Yên Tử ở Sơn Động – Lục Ngạn cao 1063m; trên
đường đỉnh của các dãy núi Bảo Đài – Cấm Sơn có đỉnh Ba Vòi ở Lục
Ngạn cao 975m. Khu vực miền núi này có khả năng phát triển nghề
rừng (chủ yếu là bảo vệ và trồng rừng phòng hộ), chăn nuôi và trồng
cây công nghiệp.

- Khu vực miền đồi trung du được nâng lên yếu, thấp dần từ bắc
xuống nam và từ đông sang tây. Trong phạm vi của tỉnh, đường phân
giới của khu vực này với khu vực miền núi nói trên là đường dọc
theo chân núi Huyền Đinh lên Biển Đông, men theo chân núi Bảo Đài
lên Bến Lường ở bắc thị trấn Kép. Ranh giới phía nam rồi đến đường
phân giới với huyện Thái Nguyên. Đây là miền đồi trung du được cấu
tạo bằng trầm tích đá gốc. Các ngọn đồi ở đây thường có độ cao 30 –
50m.


- Khu vực này có nhiền vùng đất đai còn tốt (nơi còn rừng tự nhiên).
Ở những nơi đồi núi thấp, có thể trồng cây ăn quả (vải thiếu, cam,
chanh, na, hồng…), trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.

- Khu thêm phù sa cổ bị chia cắt yếu. Địa hình chủ yếu là các đồi
thoải lượn sóng, có độ cao dưới 30m, trên nền phù sa của sông Cầu,
sông Thương. Địa hình này thấy rất rõ ở các huyện Hiệp Hòa, Tân
Yên và thị xã Bắc Giang. Các đồi không có lớp phủ thực vật nên nhiều
nơi đất bị xói mòn trơ sỏi, đá. Đây là địa bàn có thể phủ xanh đất
trồng, đồi núi trọc bằng việc trồng cây công nghiệp dài ngày.

- Khu vực thềm mài mòn cũ bị chia cắt yếu có những núi sót. Địa
hình chủ yếu là những đồi núi thấp khá bằng phẳng và những miền
núi trũng với những khối núi sót như núi Neo ở Yên Dũng (cao
260m). Ngày nay nhiều đồi núi thấp và máng trũng ở Yên Dũng, Việt
Yên đã được nhân dân cải tạo thành những ruộng cao, thấp khác
nhau để trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Địa hình đa dạng là điều kiên để tỉnh Bắc Giang có thể phát triển
nông – lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng,
vật nuôi có giá trị sản phẩm cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

b) Khoáng sản

Khoáng sản ở Bắc Giang chủ yếu là mỏ nhỏ. Đây được coi là cơ sở
nguyên liệu để phát triển nông nghiệp địa phương, các khoáng sản
chính là than, quặng sắt, đồng, sét làm gạch chịu lửa…

Một số khoáng sản chủ yếu của tỉnh Bắc Giang


Tên khoáng sản
Đơn vị
Trữ lượng
Địa điểm phân bố
Than các loại
Quặng sắt
Quặng đồng
Cao lanh
Sét làm gạch chịu lửa
Sỏi, cuội kết
Triệu tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Triệu tấn
Triệu m3
105,6
500
84
3000
100
200
Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động
Yên Thế
Lục Ngạn, Sơn Động
Yên Dũng
Tân Yên, Việt Yên
Hiệp Hòa, Lục Nam



2. Khí hậu, thuỷ văn

a) Khí hậu

Do nằm ở vị trí đệm giữa khu vực núi đông bắc và đồng bằng song
Hồng nên khí hậu Bắc Giang có tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió
mùa nhiệt đới. Mùa đông ít mưa, sương muối xuất hiện trên nhiều
đồi núi. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa phân bố không đều
do ảnh hưởng của địa hình. Mưa giảm dần từ phía Quảng Ninh về các
huyện Lục Ngạn, Sơn Động và từ phía Hải Dương về huyện Yên
Dũng. Lượng mưa trung bình cả năm là 1300 – 1800mm. Vùng núi bị
chi phối bởi vĩ độ và địa thể bình phong nên ít mưa và khô hanh.
Thêm vào đó, gió biển có nhiều hơi nước theo thung lũng sông
Thương đưa lên phía Bắc đem về gió lạnh, mùa đông đến sớm.

Nhiệt độ thấp dần từ trung du lên miền núi. Mùa nóng từ tháng 5
đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 27 – 280C. Mùa lạnh từ tháng 12
đến tháng 2, nhiệt độ trung bình là 16 – 170C. Số tháng có nhiệt độ
không khí dưới 150C chỉ 1 – 2 tháng, trên 270C có 3 tháng. Sự biến
động về số giờ nắng trong các năm cũng không nhiều (từ 1530 –
1776 giờ).

Khí hậu Bắc Giang với chế độ nhiệt ẩm như trên thích hợp với các
nhu cầu sinh trưởng của các cây trồng nhiệt đới. Vùng đồi trung du
lạnh vừa và ẩm là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả
và công công nghiệp. Vùng núi lạnh và ẩm, thuận lợi cho việc trồng
cây gây rừng, trồng chè, các loại rau ôn đới, chăn nuôi gia súc.

b) Thuỷ văn


Bắc Giang có 3 con song lớn sông Cầu, sông Thương, Sông Lục Nam
chảy qua, với chiều dài qua tỉnh là 347km. Các sông này đều chảy về
sông Phả Lại.

Sông Lục Nam bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn) dài 178km. từ
thượng nguồn đến Chũ lòng hẹp , uốn khúc, gồ ghề, lắm thác nghềnh,
độ dốc lớn. Từ Chũ đến Lục Nam, lòng sông rộng trung bình 80-
100m, độ sâu trung bình 4-5m. Từ Lục Nam đến ngã ba Nhãn (cửa
ra), lòng sông rộng và sâu hơn. Sông Lục Nam có 33 nhánh, trong đó
có 4 nhánh lớn là sông Ràng, sông Thanh Luân, sông Cẩm Đàn và
sông Bò. Sông Thương có tên là sông Nhật Đức. Theo truyền thuyết,
sở dĩ có tên là sông Thương là xưa kia các sứ thần của ta đi sang
Trung Quốc, gia đình và bạn bè đều tiễn đến bờ sông này, khi binh
lính lên trấn ải biên giới gia đình cũng chỉ đưa tiễn đến đây. Họ hàng
thân thích từ biệt nhau và tỏ tình quyến luyến. Sông Thương phát
nguyên từ từ dãy Na Pa Phước (Lạng Sơn). Đoạn qua Bắc Giang dài
khoảng 42Km. Đoạn sông từ đặp Cấm Sơn trở lên hẹp, uốn khúc từ
hạ lưu đập Cấm Sơn đến Bố Hạ lòng sông rộng 40-50m, từ Bố Hạ đến
thị xã Bắc Giang lòng sông rộng 70-120m, thuyền bè có thể đi lại
thuận lợi. Sông Thương có 32 nhánh, trong đó có 3 nhánh lớn là
sông Hoá, sông Tung, và sông Sỏi.

Sông Cầu có tên Nguyệt Đức nhân dân gọi là sông Phú Lương. Sông
có 2 nguồn: một nguồn từ phía nam sông Ngọc Long của tỉnh Thái
Nguyên chảy vào huyện Hiệp Hoà, chạy quanh co đón nhận các sông
Hà Châu, sông Gia Cát, sông Trà Lâm rồi chảy Về Yên Phong (Bắc
Ninh). Đoạn này gọi là sông Hương La có bến Vọng Nguyệt và Như
Nguyệt. Một nguồn nữa từ sông Bạch Hạc (Phú Thọ) chảy qua tỉnh.
Đoạn này gọi là sông Cà Lồ. Sông cầu cò 69 nhánh, trong đó hai
nhánh lớn là sông Cà Lồ và sông Công.


Chế độ thuỷ văn gồm hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Mua lũ từ tháng
5-9, chiếm trên 70% lượng nước cả năm trong khi nhu cầu dung
nước tưới không lớn. Ngược lại mùa cạn từ tháng 10-4 chiếm có
30% lượng nước cả năm thì nhu cầu dung nước lại nhiều. Sự chênh
lệch về modun dòng chảy nằm ở Sông Lục Nam tới 4 lần, sông
thương 3,5 lần, sông cầu 2 lần.

Hệ thống ao hồ, đầm của tỉnh có diện tích 16,3 nghìn ha, chưa kể gần
1 vạn ha ruộng trũng. Hệ thống này là những bể chứa nước quan
trọng, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Bắc
Giang có hai hồ lớn là hồ Cấm Sơn và hồ Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn có
diện tích là 2600ha, chứa được hàng triệu m3 nước. Hồ Khuôn Thần
có diện tích 240ha chứa 18 triệu m3 nước. Cả hai hồ này đều thuộc
huyện Lục Ngạn.
Sông ngòi, ao hồ ở Bắc Giang có giá trị không chỉ về cung cấp nước
mà còn cả về việc phát triển thuỷ sản nước ngọt, du lịch. Trên các
sông còn có trữ lượng lớn về cát, sỏi, để làm vật liệu xây dựng.


3. Đất đai

a) Các loại đất

- Xét về nguồn gốc phát sinh, đất ở Bắc Giang có hai nhóm chính là:
nhóm đất phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá mà hình thành và
nhóm đất bồi tích do quá trình bồi tụ phù sa mà hình thành.

- Xét về mặt nông hoá thổ nhưỡng, Bắc Giang có các loại đất chính
sau đây:


+ Đất feralit thuộc vùng núi ơ các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục
Ngạn và Yên Thế. Trên loại đất này còn rừng tự nhiên che phủ nên
đất tương đối tốt.

+ Đất feralit màu vàng, đỏ vàng thuộc vùng gò đồi, phát triển trên đá
phiến sét, phiến sa và biến chất, phân bố ở các huyện Sơn Động, Lục
Nam, Lục Ngạn, Yên Thế. Loại đất này thường chua, khả năng giữ
nước kém, tỉ lệ sắt trong đất cao, nhưng giàu canxi…Đất gò đồi thấp
thích hợp với cây công nghiệp ,cây ăn quả.

+ Đất ferlít đỏ vàng biến đổi quá trình canh tác, đã bạc màu nhưng có
khả năng trồng được cây công nghiệp. Loại đất này phân bố không
thành vùng, mà rải rác xen kẽ với các ngọn đồi phiến thạch sét ở các
huyện Tân Yên, Lục Nam, Sơn Động, Văn Yên.

+ Đất phù sa cổ phân bố ở phù sa Sơn Động Yên Thế.

+ Đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm và đất phù sa ngoài
đê được bồi hàng năm phân bố ở các huyện Hiệp Hoà, ViệtYên…

Chỉ có 1/3 diện tích đất trên là tương đối màu mỡ hàm lượng các
chất dinh dưỡng tương đối cao, còn 2/3 là từ trung bình đến xấu
nghèo chất dinh dưỡng. Do vậy trong khai thác, sử dụng đất cần đầu
tư cải tảo và có chế độ canh tác hợp lí để giữ vững và nâng cao độ
phì.

b) Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bắc Giang


Loại đất
Diện tích (nghìn ha)
Tỉ trọng(%)
Tổng số
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dung
Đất thổ cư
Đất chưa sử dụng
382,2
101,7
124,7
51,6
11,3
92,9
100,0
26,6
32,6
13,5
3,0
24,3

Đất đai là nguồn lực quan trọng hàng đầu là tài nguyên quí giá để
phát triển kinh tế - xã hội. Đất sử dụng vào nông nghiệp của Bắc
Giang là 101,7 nghìn ha, bằng 26% diện tích tự nhiên; trong đó có
10,3 nghìn ha vườn gia đình, đất lâm nghiệp có khoảng 124,7 nghìn
ha, đất chuyên dung, giao thông, thuỷ lợi 51,6 nghìn ha (32,6%), đất
chuyên dung, giao thông, thuỷ lợi 51,6 nghìn ha (13,5%), đất quần
cư ở thành thị và nông thôn 11,3 nghìn ha (3,0%). Đất chưa sử dụng

còn 92,9 nghìn ha. Trong số này đất có khả năng nông nghiệp là 4,2
nghìn ha, đất có khả năng lâm nghiệp là 70,5 nghìn ha; phần còn lại
là đất cho các mục đích khác (công nghiệp, du lịch, xây dựng…)

4. Tài nguyên rừng

Bắc Giang có rừng gỗ với nhiều loại cây (lim, lát, sến, dẻ) và các dải
rừng tre nứa ở Sơn Động. Yên Thế. Đến nay trên địa bàn Bắc Giang
có 83,5 nghìn ha rừng tự nhiên (rừng sản xuất 58,9 nghìn ha, rừng
phòng hộ 19,1 nghìn ha, rừng đặc dụng 5,5 nghìn ha) và 41,2 nghìn
ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ cây đứng khoảng 2,9 – 3,5 triệu m3 và
458 triệu cây tre nứa. Trong rừng còn có các loại cây đặc sản, thảo
dược như thong, trầm, ba kích, sa nhân, đẳng sâm…Để bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng, cần hoàn thành công tác giao đất, khoán
rừng và khai thác hợp lí theo quan điểm bền vững.

5. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn Băc Giang không nhiều,
gồm hồ Cấm Sơn và một vài khu như Khuôn Thần (Lục Ngạn), rừng
nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động)…

- Thắng cảnh hồ Cấm Sơn ở huyện Lục Ngạn. Hồ này rộng 2600 ha.
Đến mùa mưa, lũ nhiều, mặt hồ có thể rộng đến 3000ha.

- Khu du lịch Khuôn Thần có diện tích hồ 240 ha, lòng hồ có 5 đảo
nhỏ được trồng thông xanh có tuổi từ 15 – 20 năm. Ở đây còn có
khoảng 700 ha rừng.

- Rừng nguyên sinh Khe Rỗ ở xã An Lạc huyện Sơn Động, có diện tích

7153 ha với hệ thực vật gồm 236 loài cây lấy gỗ, 225 loài dược liệu
quý, 37 loài thú, 73 loài chim, 18 loài bò sát. Khu rừng càng thêm
sinh động với tiếng róc rách chảy suốt năm của hang loạt suối lớn,
nhỏ khác nhau.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh không thật phong
phú và chưa được khai thác đầy đủ.

III – DÂN CƯ

1. Động lực dân số

Dân số trung bình năm 1990 của Bắc Giang (nằm trong tỉnh Hà Bắc
cũ) là 1303 nghìn người, đến năm 1999 tăng lên 1492,2 nghìn
người. Sau tám năm, dân số đã tăng 189,2 nghìn người, trung bình
mỗi năm thêm 23,7 nghìn người.

Tỉ suất tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua
có xu hướng giảm dần, từ 1,83% năm 1990 xuống 1,29% năm 1999.
Mức này tương đương với mức gia tăng trung bình của các tỉnh
Đông Bắc và thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Một số chỉ tiêu về dân số của tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị tính
1990
1995
1999
1. Diện tích tự nhiên

- Tỉ trọng so với cả nước
2. Dân số trung bình
- Tỉ suất tăng tự nhiên
Trong đó
a. Dân số thành thị
- Tỉ lệ so với dân số chung
b. Dân số nông thong
- Tỉ lệ so với dân số chung
Trong đó: Dân số nông nghiệp
- Tỉ lệ so với dân số chung
Km2
%
Nghìn người
%

Nghìn người
%
Nghìn người
%
Nghìn người
%
3822
0,012
1303
1,83

70
5,4
1233
94,6

1172
90
3822
0,012
1430
1,65

82
5,7
1348
94,3
1246
87
3822
0,012
1492,2
1,29

110,9
7,4
1381,3
92,6
1284
86

2. Kết cấu dân số

a) Kết cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính

- Bắc Giang có kết cấu dân số trẻ. Theo kết quả điều tra dân số

1/4/1999 thì nhóm từ 0 – 14 tuổi chiếm 44% tổng số dân, nhóm từ
15 – 59 tuổi là 48,4% và nhóm trên 60 tuổi là 7,6%. Kết cấu dân số
theo nhóm tuổi ở thành thị và nông thôn có sự khác nhau. Ở thành
thị nhóm 0 – 14 tuổi 35,8% số dân đô thị, trong khi đó ở nông thôn
là 44,6% dân số nông thôn của cả tỉnh. Nhóm tuổi từ 15 – 59 tương
ứng là 56,8% và 47,8%.
Kết cấu dân số theo nhóm tuổi ở Bắc Giang năm 1999.

Nhóm tuổi
Tổng số
Riêng nữ
Thành thị
Nông thôn
Tổng số (nghìn người)
Tỉ lệ %
Chí ra
0 – 14
15 – 59
Trên 60 tuổi
1492,2
100,0

44,0
48,4
7,6
754,8
100,0

42,1
49,1

8,8
110,9
100,0

35,8
56,8
7,4
1381,3
100,0

44,6
47,6
7,6
Năm 1999, tỉ lệ nữ trong dân số Bắc Giang là 50,6% xấp xỉ mức trung
bình cả nước (50,8%) và vùng Đông Bắc (50,5%); tỉ lệ này có sự
khác nhau giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm 42,1% nhóm
15 – 59 tuổi là 49,1% và nhóm trên 60 tuổi là 8,8% tổng số nữ của
tỉnh.

b) Kết cấu dân tộc

Trên địa bàn Bắc Giang có tám dân tộc cúng sinh sống. Trong số này
đông nhất là người Kinh (86%), tiếp đến là người Tày (1,9%), người
Hoa (1,1%), người Nùng (3,5%), người Sán Chay (1,2%), người Sán
D ìu (1,1%), người Dao (0,4%), người Mường (0,1%) còn lại là các
dân tộc khác.

Bắc Giang là một tỉnh vừa có truyền thống lễ hội văn hoá của đất
Kinh Bắc, vừa có hội sân của các dân tộc ít người. Mảnh đất này có
truyền thống vẻ vang. Nhân dân Bắc Giang góp phần sương máu xây

đắp chiến tuyến sông Cầu cùng hướng quân Lý Thường Kiệt làm nên
chiến thắng chống quân xâm lược Tống. Những địa danh lịch sử với
các chiến tích Nội Bàn, Xa Lý, Bình Than…vẫn còn lưu truyền đến
nay. Đây là nơi Hoàng Hoa Thám xây dựng căn cứ địa Yên Thế chống
Pháp, với lời thề vang dội núi sông:
“Đất này là đất cụ Đề
Tây lên bỏ xác, Tây về tan xương”
c) Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá

Dân cư Bắc Giang có trình độ văn hoá cao, với 98,6% số người từ 15
tuổi trở lên biết đọc, biết viết. Số người chưa biết chữ chỉ chiếm
1,4%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của các tỉnh vùng
Đông Bắc.

3. Phân bố dân cư và đô thị hoá

Mât độ dân số của tỉnh Bắc Giang năm 1990 là 31 người/km2. Đến
năm 1999 mật độ đã tăng lên 391 người/km2 dân cư phân bố không
đều tập trung đông ở thị xã Bắc Giang với 3080 người/km2 thưa
thớt ở các huyện miền núi. Ở Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế với mật
độ dân cư khoảng 80 – 290 người/km2, có huyện Lưu Sơn Động chỉ
có 76 người/km2.

Bắc Giang có mức đô thị hoá thấp. Tỉ lệ dân thành thị trong tổng số
dân năm 1999 chỉ có 7,4%. Dân số đô thị sống chủ yếu ở thị xã Bắc
Giang và 14 thị trấn của tỉnh. Một số thị trấn có tên gắn với những
sản vật cũng như chiến tích lịch sử: Bố Hạ (Yên Thế), Chũ (Lục Nam),
Kép (Lạng Giang), Thắng (Hiệp Hoà)…

Dân số và mật độ dân số phân theo huyện thị của tỉnh Bắc Giang của

năm 1999

Tên huyện, thị xã
Dân số (nghìn người)
Mật độ dân số(người/km2)
Toàn tỉnh
1. Thị xã Bắc Giang
2. Huyện Yên Thế
3. Huyện Lục Ngạn
4. Huyện Sơn Động
5. Huyện Lục Nam
6. Huyện Tân Yên
7. Huyện Hiệp Hoà
8. Huyện Lạng Giang
9. Huyện Việt Yên
10. Huyện Yên Dũng
1492,2
95,5
86,5
173,1
64,2
191
161,1
205,9
192,5
155,2
167,2
390
3080

×