Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hoạt động nhập khẩu thép tại Cty CP Tổng Bách hóa - Bộ Thương mại - 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.11 KB, 11 trang )

1.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Giai đoạn này bao gồm các công việc như sau: thuê phương tiện vận tải,
mua bảo hiểm hàng hoá, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng hoá
nhập khẩu, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu có.
Một là, thuê phương tiện vận tải: tuỳ theo đặc điểm hàng hoá kinh doanh,
doanh nghiệp lựa chọn phương thức thuê phương tiện vận tải cho phù hợp như:
thuê tàu chợ, tàu chuyến hay tàu bao. Nếu nhập khẩu thường xuyên với khối
lượng lớn thì nên thuê tàu bao, nếu nhập khẩu không thường xuyên nhưng với
khối lượng lớn thì nên thuê tàu chuyến, nếu nhập khẩu với khối lượng nhỏ thì
nên thuê tàu chợ.
Hai là, mua bảo hiểm hàng hoá: Bảo hiểm là một sự cam kết của người
bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt
hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện
người mua bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm.
Ba là, hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao hoặc hợp đồng
bảo hiểm chuyến. Khi mua bảo hiểm bao, doanh nghiệp ký kết hợp đồng từ đầu
năm còn đến khi giao hàng xuống tàu xong doanh nghiệp chỉ gửi đến công ty bảo
hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là “ Giấy báo bắt đầu vận chuyển”.
Bốn là, làm thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan gồm có 3 nội dung chủ
yếu:
Khai báo hải quan: Chủ hàng phải khai báo chi tiết về hàng hoá vào tờ
khai hải quan một cách trung thực và chính xác, đồng thời chủ hàng phải tự xác
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
định mã số hàng hoá, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu, tự
tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hải quan
Xuất trình hàng hoá: hải quan được phép kiểm tra hàng hoá nếu thấy cần
thiết
Thực hiện các quyết định của hải quan: sau khi kiểm tra các giấy tờ và
hàng hoá, hải quan đưa ra quyết định cho hàng được phép qua biên giới (thông
quan) hoặc cho hàng đi qua với một số điều kiện kèm theo hay hàng không được


chấp nhận cho nhập khẩu….chủ hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
của hải quan.
Năm là, nhận hàng: doanh nghiệp nhập khẩu cần phải thực hiện các công
việc như: Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc nhận hàng; xác
nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá về lịch tàu, cơ cấu hàng
hoá, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận; cung cấp tài liệu cần
thiết cho việc nhận hàng như vận đơn, lệnh giao hàng … nếu tàu biển không giao
những tài liệu đó cho cơ quan vận tải; theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan
vận tải lập biên bản (nếu cần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình
những vấn đề phát sinh trong việc giao nhận; thanh toán cho cơ quan vận tải các
khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hoá nhập
khẩu;thông báo cho các đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng; chuyển hàng
hoá về kho của doanh nghiệp hoặc trực tiếp giao cho các đơn vị đặt hàng.
Sáu là, kiểm tra hàng hoá nhập khẩu: Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa
khẩu dược kiểm tra. Mỗi cơ quan tiến hành kiểm tra theo chức năng, quyền hạn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
của mình. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu không bình thường thì mời bên giám định
đến lập biên bản giám định.
Bảy là, làm thủ tục thanh toán: Có nhiều phương thức thanh toán như:
thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, thanh toán
bằng phương thức nhờ thu, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C),…Việc thanh toán
theo phương thức nào cần phải được qui định rõ cụ thể trong hợp đồng mua bán
hàng hoá. Doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán theo đúng qui định trong hợp
đồng mua bán hàng hoá đã ký.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu
chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng hoá bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát
không đúng như trong hợp đồng đã ký thì doanh nghiệp cần lập hồ sơ khiếu nại.
Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cách
giải quyết khác nhau. Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn gửi đến trọng tài
kinh tế hoặc toà án kinh tế theo quy định trong hợp đồng.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
1.4.1 Các nhân tố bên trong Công ty
1.4.1.1 Nhân tố Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính
Hoạt động nhập khẩu đòi hỏi cần phải có một bộ máy lãnh đạo hoàn
chỉnh, có tổ chức phần cấp quản lý, phân công lao động trong doanh nghiệp sao
cho phù hợp với đặc trưng của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nếu bộ máy quản lý cồng kềnh không cần thiết sẽ làm cho việc kinh doanh của
doanh nghiệp không có hiệu quả và ngược lại.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

1.4.1.2 Nhân tố con người
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập
khẩu nói riêng, tất cả các công đoạn từ khâu nghiên cứu tìm hiểu thị trường đến
khâu kí kết và thực hiện hợp đồng đòi hỏi cán bộ nhập khẩu cần phải nắm vững
các chuyên môn nghiệp vụ, năng động, đặc biệt khi kinh doanh với các đối tác
nước ngoài.
Nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, đến sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp.
1.4.1.3 Nhân tố vốn và công nghệ
Vốn và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của Công ty nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Vốn
và công nghệ quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động
kinh doanh của Công ty, vốn và công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh nhập
khẩu được của Công ty được thực hiện có hiệu quả cao.
Vốn và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu công ty có
nguồn lực tài chính lớn (nhiều vốn), đặc biệt là vốn lưu động thì sẽ mua được (có
được) công nghệ hiên đại nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài công ty

1.4.2.1 Nhân tố chính trị, luật pháp
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập
khẩu nói riêng là hoạt động giao dịch buôn bán trao đổi thương mại mang tính
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chất quốc tế cho nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật
pháp của mỗi quốc gia cũng như của quốc tế. Các công ty kinh doanh nhập khẩu
đòi hỏi phải tuân thủ các qui định của các quốc gia có liên quan, các tập quán và
luật pháp quốc tế.
Môi trường chính trị ổn định, luật pháp thông thoáng chặt chẽ không thay
đổi thường xuyên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung
và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Môi trường ổn định thúc đẩy hoạt động
thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể kinh tế ở các
quốc gia với nhau.
Ngược lại, khi môi trường chính trị, luật pháp không ổn định nó sẽ hạn
chế rất lớn tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nói chung và hoạt
động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng.
1.4.2.2 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng nhập khẩu
Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động
nhập khẩu nói riêng, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán. Tỷ
giá hối đoái nhiều khi không cố định, nó sẽ thay đổi lên xuống. Chính vì vậy các
doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ
giá hối đoái để đưa ra các quyết định phù hợp cho việc nhập khẩu như lựa chọn
bạn hàng, lựa chọn đồng tiền tính toán, lựa chọn đồng tiền thanh toán,….
Cũng như vậy, tỷ suất ngoại tệ có thể làm thay đổi chuyển hướng giữa các
mặt hàng, giữa các phương án kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.4.2.3 Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước
Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như sự thay

đổi của giá cả, khả năng cung cấp hàng hoá, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến
động dung lượng của thị trường …. Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng đến
hoạt động nhập khẩu.
Sự thay đổi lên xuống của giá cả sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ
hàng nhập khẩu. Khi giá cả hàng nhập khẩu mà tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ hàng
nhập khẩu sẽ có xu hướng giảm xuống, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang
tiêu dùng các loại hàng hoá cùng loại hay tương tự trong nước khi đó nó sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, chỉ trừ những hàng
hoá nhập khẩu mà thị trường trong nước không có khả năng cung cấp thì khi đó
giá cả sẽ biến động theo thị trường.
Sự biến động của nguồn cung và dung lượng thị trường có ảnh hưởng đến
sự biến động của giá cả hàng nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng
và hoạt động nhập khẩu của công ty.
1.4.2.4 Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng
hoá quốc tế
Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế
có ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu như:
Hệ thống giao thông, cảng biển: nếu hệ thống này được trang bị hiện đại
sẽ cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an
toàn cho hàng hoá được mua bán.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hệ thống Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì các dịch vụ
của nó cang thuận tiện cho việc thanh toán quốc tế cúng như trong huy động vốn.
Ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bang các dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng.
Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: Cho phép các hoạt động mua bán
hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được
rủi ro cũng như mức độ thiệt hại có thể xảy ra cho các nhà kinh doanh trong buôn
bán thương mại quốc tế.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU

THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HOÁ
2.1 Tình hình sản xuất và chính sách nhập khẩu thép của Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất thép của Việt Nam
* Tổng giá trị - sản lượng
Theo báo cáo của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC), mỗi năm các
doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu tấn
thép xây dựng.
Ngành thép Việt Nam đã tự sản xuất được khoảng 20% lượng phôi thép,
nhưng nguyên liệu để sản xuất ra lượng phôi trên chủ yếu phải nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện tại năng lực cán thép của tất cả các
doanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế đạt khoảng 5,8 triệu tấn.
* Các Nhà máy sản xuất thép và công suất sản xuất
Hiện nay cả nước có 20 nhà máy sản xuất thép lớn thuộc Hiệp hội thép
Việt Nam với công suất trên 5 triệu tấn một năm. Công ty gang thép Thái
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nguyên 300.000 tấn/ năm, Công ty Thép Miền Nam 400.000 tấn/năm, Công ty
Pomina 300.000 tấn/ năm, Công ty Vinakasai tại Hải Phòng 300.000 tấn
phôi/năm.
Hiện nay cả nước có 3 Công ty sản xuất được phôi thép đó là Công ty gang thép
Thái Nguyên, Công ty thép Miền Nam, Công ty thép Đà Nẵng.
Sản lượng phôi thép đạt 700.000 tấn/ năm, thép cán VSC đạt 1.030.000
tấn, cả nước đạt 3,2 – 3,3 triệu tấn.
* Về chủng loại sản xuất
Hiện nay ngành thép mới chỉ sản xuất được một số loại thép như thép
cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội và phôi thép( mới chỉ sản xuất được khoảng
20% nhu cầu phôi thép trong nước). Riêng đối với loại thép tấm và thép lá hiện
nay Việt Nam phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.
* Về nhu cầu trong nước
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2005 nhu cầu phôi thép cho
sản xuất thép xây dựng từ khoảng 3,4 triệu tấn đến 3,55 triệu tấn.

* Về nhu cầu nhập khẩu
Hiện nay nhu cầu nhập khẩu phôi thép của Việt Nam là tương đôía lớn,
theo kết quả tổng kết hàng năm của Tổng Công ty Thép Việt Nam thì hàng năm
Việt Nam nhập khẩu khoảng 80% lượng phôi thép phục vụ cho sản xuất trong
nước.
Các loại thép phục vụ các ngành công nghiệp như: thép tấm, thép lá, hiện
nay vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn với khối lượng khoảng 3 triệu tấn/ năm.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện tại năng lực cán thép của tất cả các
doanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế đạt khoảng 5,8 triệu tấn,
trong đó nhu cầu tiêu thụ vào khoảng 3,2 đến 3,4 triệu tấn. Do vậy hàng năm nhu
cầu nhập khẩu khoảng 2,4 đến 2,6 triệu tấn.
Theo sự đánh giá của các chuyên gia, năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp thép trong nước ở mức thấp, do không chủ động được nguồn nguyên liệu,
giá thành cao, nhiều loại thép vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Theo
Hiệp hội Thép Việt Nam nguyên nhân chính dẫn đến những yếu kém về năng lực
cạnh tranh của ngành thép là do các doanh nghiệp trong nước không chú trọng
đầu tư sản xuất phôi mà chỉ tập chung đầu tư vào các dây chuyền cán thép nhằm
thu hồi vồn và lợi nhuận nhanh chóng. Trong khi đó công tác giám sát việc thực
hiện phát triển ngành thép theo đúng quy hoạch của các cơ quan chức năng chưa
được quan tâm đúng mức.
Để từng bước chủ động trong sản xuất nguồn phôi và tăng năng lực cạnh
tranh sản phẩm, vừa qua Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC) đã tập trung đầu
tư vào một số dự án trọng điểm như cải tạo mở rộng nhà máy Gang thép Thái
Nguyên, Nhà máy thép Phú Mỹ. Việc đưa vào sản xuất các nhà máy này sẽ nâng
công suất của Tổng Công ty lên 1,6 triệu tấn thép một năm và đưa năng lực sản
xuất phôi lên 1,2 triệu tấn một năm.
Trong thời gian tới ngành thép tập chung phát triển công nghệ sản xuất
thép từ khai thác quặng, đặc biệt là triển khai hai dự án khai thác mỏ Quý Xa (
Thép Lào Cai) liên doanh với Trung Quốc, và dự án khai thác mỏ quặng sắt

Thạch Khê – Hà Tĩnh với công suất 5 triệu tấn một năm.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.1.2 Chính sách nhập khẩu thép của Việt Nam
Chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng thép nói chung Nhà Nước không
quy định hạn ngạch nhập khẩu, hầu hết các loại phôi và thép thành phẩm nhập
khẩu từ các nước trong khu vực Đông Nam Á có thuế suất 0% hoặc thuế suất
thấp dưới 5% theo chương trình cắt giảm thuế quan chung (CEPT), trừ một số
loại sắt, thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã
phủ mạ, hoặc tráng hiện đang có mức thuế suất từ 5% đến 20%.
Việc quản lý nhập khẩu, Nhà nước quản lý các đơn vị nhập khẩu thép
thông qua Tổng Công ty Thép Việt Nam. Các đơn vị nhập khẩu trực thuộc Tổng
Công ty khi nhập khẩu đều phải xin phép, khai báo lên Tổng Công ty.
Tổng Công ty căn cứ vào tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước để
lập kế hoạch và quản lý nhập khẩu.
2.1.2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng thép
Hiện nay đa số các loại thép nhập khẩu đều có thuế suất thấp 0%, một số
loại có thuế suất dưới 5% và một số loại có thuế suất từ 5% đến 20%. Mức thuế
suất của một số mặt hàng sắt thép được thể hiện qua biểu thuế nhập khẩu dưới
đây.
Bảng 2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng sắt thép
M· HS Mô tả hàng hoá
Thuế
suất
ưu
đãi (%)


hiệu
Thuế suất CEPT (%)


02 03 04 05 06

72 Chương 72 Sắt và thép


I- Nguyên liệu chưa qua chế biến
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
7201 Gang thỏi và gang kính d
ạng thỏi,
dạng khối hoặc dạng thô khác.

7201.10.0
0
- Gang th
ỏi không hợp kim có chứa
hàm lượng phốt pho bằng hoặc dư
ới
0,5 %
0 I 0 0 0 0 0
7201.20.0
0
- Gang th
ỏi không hợp kim có chứa
hàm lượng phốt pho trên 0,5%
0 I 0 0 0 0 0
7201.50.0
0
- Gang thỏi hợp kim, gang kính 0 I 0 0 0 0 0
7202 Hợp kim sắt



- Sắt măng gan
7202.11.0
0
- - có chứa hàm lượng các bon trên 2% 0 I 0 0 0 0 0
7202.19.0
0
- - Loại khác 0 I 0 0 0 0 0

- Sắt si – líc
7202.21.0
0
- - Có chứa hàm lượng si – líc trên 55%

0 I 0 0 0 0 0
7202.29.0
0
- - Loại khác 0 I 0 0 0 0 0
7202.30.0
0
- Sắt si – líc măng gan 0 I 0 0 0 0 0

- Sắt Crôm
7202.41.0
0
- - Có chứa hàm lượng các bon trên 4%

10 I 5 5 5 5 5
7202.49.0
0

- - Các loại khác 0 I 0 0 0 0 0
7202.50.0
0
- Sắt si – líc crôm 0 I 0 0 0 0 0
II- Sắt và thép không hợp kim
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×