Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Ý tưởng "virus" (Phần 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.31 KB, 14 trang )

Ý tưởng "virus"
(Phần 2)


Bản dịch tiếng Việt “Ý tưởng virus” mà Business World Portal khởi đăng là hình
thức tóm tắt những ý chính trong cuốn sách nổi tiếng của Seth Godin
“Unleashing the Idevirus”. Theo bình luận của tờ USA Today, The New York
Times, The Industry
Standard và Wired Online thì cuốn sách này đã và đang “mở ra một cuộc cách
mạng về phương thức truyền bá ý tưởng” trên thế giới. Xin trân trọng giới thiệu
cùng bạn đọc.
Lời khuyên thứ nhất
Thật may mắn là ta có những phương pháp đã qua thẩm định cho phép chúng ta
đưa ra những ý tưởng tiềm năng đồng thời tạo ra virus. Hãy cố gắng, ngay từ
những bước đầu tiên, chọn lựa ra cách đi đúng đắn cho mình. Cũng chẳng kém
phần quan trọng nếu ta đảm bảo được sự hỗ trợ cho virus hoạt động bình thường
trong tương lai. Khả năng truyền tải lây lan của virus sẽ được trực tiếp xác định
bằng chính điều này.
Một trong những vấn đề mấu chốt của việc tạo dựng ý tưởng virus chính là khả
năng dự đoán được điều ta định thông báo. Nếu như ý tưởng của Bạn chỉ thu hút
được chừng 1% lượng khách hàng, điều đó có nghĩa là giữa Bạn và khách hàng
còn tồn tại một khoảng cách xa vời. Thậm chí nếu đó có là 15% đi chăng nũa cũng
chẳng nhằm nhò gì. Ý tưởng phải là những gì tuyệt diệu khiến người ta phải kinh
ngạc và có thể thu hút lôi cuốn được phần lớn công chúng. Vì vậy, một trong
những điều quan trọng nhất là phải chia nhóm đối tượng công chúng theo các
nguyên tắc về địa lý, nguyên tắc nhân khẩu và nguyên tắc “ tâm lý đồ thị”.
Tại sao các công ty Internet lại quan tâm đến việc thu hút người sử dụng truy cập
vào site của mình? Làm thế nào mà các ông chủ của GeoCities có thể bán được
công ty của mình- một công ty hầu như chẳng có chút giá trị tài chính nào cả với
giá hơn 2 tỷ Mỹ kim? Câu trả lời thật đơn giản. Ý tưởng của những ông chủ này
đã lây truyền sang nhiều người khác, và đó chính là bước khởi đầu quan trọng đối


với sự thành công trong việc kinh doanh Internet.
Dưới đây là 6 bước cơ bản để tạo ý tưởng virus dành cho các công ty kinh doanh
qua mạng Internet:
1. Hãy đề nghị khách hàng của Bạn mua một thứ gì đó còn lạ lẫm mới mẻ, những
thứ mà đại loại họ có thể mua được qua mạng Internet. Có thể sử dụng các dịch vụ
truyền thống, nhưng các dịch vụ này phải thật sự nhanh, tiện lợi với giá cả phải
chăng để làm sao khách hàng của Bạn khi đến với Bạn là họ cảm thấy hoàn toàn
tin cậy.
2. Biến ý tưởng mà Bạn đang định ấp ủ cho sự nghiệp kinh doanh thành virus.
Virus này sẽ thu hút về cho Bạn một lượng lớn công chúng. Trong trường hợp
này, Bạn đã không phải chi một đồng xu nào cho việc quảng cáo.
3. Dùng quy tắc “ chân không” của thị trường cho ý tưởng của mình - lúc đó các
đối thủ cạnh tranh buộc phải tìm cách chữa trị các con bệnh “ lành” hẳn để có thể
kháng lại virus chết người của Bạn trước khi học cách để tạo ra virus của riêng họ.
4. Hãy học cách kìm giữ khách hàng của Bạn trước các ngón quyến rũ khác của
đối thủ.
5. Hãy tìm cách tranh thủ ý kiến của khách hàng. Điều này chỉ mang lại điều tốt
cho Bạn mà thôi: khách hàng nhận được sự quan tâm của Bạn, còn Bạn thì có thể
đảm bảo cho mình nguồn lợi thường xuyên.
6. Tiếp tục đào sâu suy nghĩ các giải pháp mạng mà trong tương lai có thể trở
thành nền tảng của những virus mới. Trước hết hãy ưu tiên các vật thể trung gian
lây truyền virus của Bạn - vật thể đó chính là thanh nam châm để hút công chúng
đến với Bạn.
Người đi trước đối thủ là người có cơ hội hứng trận mưa vàng
Không cần phải suy nghĩ, Bạn hãy gọi tên một bức tranh nổi tiếng nhất. Có phải là
Bạn đang nói đến bức “ Nàng Mona Lisa” không?
Có lẽ Luvr thuộc vào hàng top ten trong các viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới,
nơi trưng bày một lượng lớn những bức tranh nghệ thuật vô giá. Tuy nhiên, sau
khi quan sát các gian trưng bày tranh, tôi nhận thấy rằng hầu hết chúng đều rất
vắng khách. Rồi bỗng nhiên, đập vào mắt tôi, cạnh hốc tường là một cảnh hỗn

loạn bát nháo chi khươn. Người ta sẵn sàng trèo lên cả đầu nhau cốt để nhìn tận
mắt bức tranh đang được kháo rằng nó thuộc vào hàng kinh điển thế giới và được
treo ngay ngắn cẩn thận trong tủ trưng bày bằng loại kính chống đạn. Vì sao vậy?
Vì sao một bức tranh như “ Nàng Mona Lisa” lại có thể là bức tranh nghệ thuật
được xếp vào bậc nhất thế gian này?
Đơn giản là trên thế gian này phải có một bức tranh nào đó đắt giá nhất - và tại sao
đó lại không thể là “ Nàng Mona Lisa” nhỉ?
Những người bận bịu chắc chắn sẽ chẳng đủ thời gian để ngắm hết bức tranh này
đến bức tranh khác. Bộ não đã quá tải vì công việc của họ chỉ có thể tiếp nhận
được một số ít mà thôi. Và họ chỉ muốn được tận mắt xem những kiệt tác nghệ
thuật bất hủ. Chỉ có duy nhất một nữ diễn viên được sủng ái nhất ( Julia Roberts)
và cũng chỉ có duy nhất một website trở nên thông dụng nhất, nổi tiếng nhất (
Yahoo!). Tương tự như vậy cũng chỉ có một bức tranh vô giá nhất. Và kiệt tác ấy
chỉ có thể là bức “ Nàng Mona Lisa”.
Hiệu ứng tương tự được mô tả rõ nét trong học thuyết của Georege Zipt. Zipt
nguyên là một giáo sư triết học của Đại học Harvard. Ông đã thống kê ra rằng,
trong tiếng Anh, từ phổ biến nhất (the) được lặp đi lặp lại nhiều gấp 10 lần so với
từ xếp ở vị trí thứ 10, 100 lần so với từ ở vị trí thứ 100, và 1000 lần so với từ ở vị
trí thứ 1000.
Trong một giới hạn nào đó thì hiệu ứng này cũng được áp dụng đối với thị trường
xe hơi, kẹo chocolate, nước giải khát hay thị trường cung cấp phần mềm máy tính.
Hiệu ứng này cũng được gắn với tần suất truy cập các website Internet. Trong bất
cứ lĩnh vực nào thì khoảng cách giữa ngôi vị vô địch so với các ngôi thứ sau đó
cũng là cả một sự khác biệt ghê gớm. Lợi nhuận phân bổ không đồng đều, đặc biệt
là trong thời buổi mà nền kinh tế mạng đang giữ vai trò nòng cốt thống soái.
Chừng nào hiệu ứng này còn rõ nét trong lĩnh vực Internet, chừng đó thang bảng
ngôi vị còn có sự cách biệt. Tổng giá trị thị trường của riêng ba đại gia Internet là
Amazon.com, eBay.com và Priceline.com đã ăn đứt toàn bộ những portal
Internet còn lại. Người đi trước đối thủ chính là những kẻ có cơ hội hứng trận mưa
vàng một cách dễ dàng.

Cùng với ý tưởng hay sản phẩm của Bạn, ý tưởng virus giúp Bạn vươn tới nấc
thang của sự thành đạt, cho dù Bạn định làm ăn lớn hay chỉ với một mức độ vừa
phải nào đó. Eric Raymond nguyên là một chuyên viên lập trình vô danh, chẳng
mấy ai biết đến. Năm 1997, anh viết bài luận văn với tựa đề “ Chathedral and
the bazaar” sau đó đã biến bản tuyên ngôn này thành ý tưởng virus. Trong bài
luận này, anh đã chỉ ra một loạt các dữ kiện dành cho việc truy cập vào các mã cài
sẵn chương trình(dựa trên nguyên tắc này người ta đã xây dựng thành công hệ
thống Linus). Tuy nhiên, để truyền tải ý tưởng của mình tới các nhà báo, các nhà
xuất bản, Raymond đã cho phát hành bài luận của mình lên mạng Internet, đồng
thời cho phép tất cả mọi người truy cập miễn phí. Chỉ trong vòng mấy tháng mà đã
có tới hàng chục nghìn người truy cập Internet để được đọc tác phẩm này.
Một thời gian sau, Raymond cho in tuyển tập khác với tựa đề “ The Chathedral
and the Bazaar: Musings on Linus and Open Source by an Accidential
Revolutionary” ( O’Reilly & Associates, 1999). Tuyển tập này bao gồm các bài
luận đã được in trước đó. Và cuốn sách này đã nhanh chóng trở nên ăn khách nhất.
Dĩ nhiên không thể nói rằng sự thành công này chỉ là sự may mắn ngẫu nhiên
được. Nền tảng của sự thành công đó chính là ý tưởng virus mà Raymond đã dày
công tạo nên.
Vậy ý tưởng virus đã mang lại cho Raymond những gì? Dĩ nhiên, chí ít anh ta
cũng nhận được một khoản lợi nhuận kha khá. Virus đã biến anh ta từ một kỹ sư
lập trình vô danh tiểu tốt thành một chuyên viên lập trình cao cấp, một chuyên gia
tư vấn ngoại hạng và thậm chí là một giáo sư thuyết trình có tiếng. Vào tháng
Chạp 1999, công ty VA Linus System Inc. đã bắt đầu phát hành cổ phiếu của
mình trên thị trường chứng khoán. Và Raymond, thành viên HDQT của công ty
này đã trở nên giàu có một cách đáng kinh ngạc.
Trước hết là ý tưởng, sau đó mới là kinh doanh
Dưới đây là một số dẫn chứng hết sức thú vị mà trên đường từ nhà đến công sở
Bạn nên động não suy nghĩ một chút.
Vài thập kỷ trước, trong top 100 các đại gia làm ăn thành đạt nhất theo bình chọn
của tạp chí Fortune, hầu như chỉ có mặt các công ty khai thác tài nguyên hoặc kinh

doanh kim loại hay dầu khí. Ngày nay, những công ty dạng này chỉ còn chiếm một
nửa danh sách, nửa còn lại đã thuộc về các công ty chuyên kinh doanh ý tưởng -
và với ý tưởng, người ta đã có thể phất nhanh như diều gặp gió.
Năm ngoái đây đã có tới 30 000 đĩa CD mới được phát hành tại Hoa Kỳ. Một
trong những CD nổi tiếng đó có tựa đề Abba Pater mà bản thân tôi rất thích giai
điệu tuyệt vời của nó.
99% giá thị trường của Yahoo! có lẽ được xác định bởi tên tuổi cùng sự nổi tiếng
của nó cũng như sự trung thành và ái mộ của người sử dụng đối với website huyền
thoại này. Và 1% còn lại là các dịch vụ của Yahoo! mà có lẽ Bạn sẽ chẳng tìm
thấy ở đâu tốt hơn được nữa.
Natan Mirvold, cựu CTO ( Chief Technology Officer) của Microsoft đã từng nói
rằng, một nhân viên cừ khôi đáng giá gấp ngàn lần một nhân viên hạng thường. Vì
sao vậy?
Đơn giản là chất lượng ý tưởng của anh ta bao giờ cũng cao.
Từ đây ta có thể đi đến kết luận rằng, ý tưởng không phải là một cái gì đó có thể
giúp ta kinh doanh tốt hơn mà ngược lại, kinh doanh sẽ giúp ý tưởng của ta hoàn
thiện hơn.
Nhấp phím chuột?
Hãy nhớ lại đầu những năm 90 xa xưa. Có bao nhiêu người giữ mối liên hệ thường
xuyên với Bạn? Mười, hai mươi, và tối đa cũng chắc chỉ có thể là ba mươi người
thường xuyên giữ mối liên hệ cá nhân với Bạn. Và tối đa cũng chỉ khoảng 100
người có mối quan hệ công việc làm ăn. Còn bây giờ thì sao, thử ngó vào hộp thư
điện tử của Bạn để thử kiểm tra xem hàng ngày có bao nhiêu bức thư gửi cho Bạn?
Và có bao nhiêu người giữ liên hệ với Bạn trong vòng một tuần lễ?
Giờ đây, chúng ta có rất nhiều bạn bè, đó là chưa kể đến những người quen khác
của bạn bè chúng ta. Việc liên lạc với họ bây giờ cũng trở nên dễ dàng hơn so với
trước đây. Chúng ta còn có những người quen vòng hai, vòng ba hoặc thậm chí là
vòng thứ tư nữa. Hai chục năm về trước, tôi có quen một người trong một kỳ nghỉ
tại trại hè. Và cách đây không lâu, một người đàn bà nào đó đã gửi cho tôi một lá
thư điện tử. Người đó chính là vợ của anh bạn đã cùng tôi đi nghỉ hè hai mươi năm

trước đây. Cô ta có được địa chỉ của tôi chính là qua một người bạn của bạn gái cô
ấy. Chắc chắn rằng, nếu như phải chạy đôn đáo khắp thành phố để gõ đúng cửa
nhà tôi, hay tiện hơn nữa là một cú điện thoại, cô ta sẽ phải khó khăn chật vật lắm.
Qua Internet, chúng ta đã có thể liên lạc với nhau một cách dễ dàng. Và điều đó
cho phép chúng ta truyền tải ý tưởng một cách nhanh chóng.
Giữa ý tưởng virus và việc chuyển tải thông tin theo kiểu truyền khẩu có hai điểm
khác biệt. Thứ nhất, việc truyền khẩu thường diễn ra chậm chạp hơn. Ví thử như
Bạn rất thích một cuốn sách nào đó. Bạn có thể kể cho vài ba người bạn thân của
mình nghe về cuốn sách đó. Nhưng chắc gì những người bạn này đã đi kể lại cho
một ai khác về cuốn sách đó khi họ chưa từng đọc.
Thứ hai, việc truyền khẩu thường không hiệu quả lắm. Lượng người mà bạn có
mối liên hệ trực tiếp thường không nhiều. Cứ giả dụ rằng chỉ một vài người trong
số họ tự dưng ngừng truyền tải thông tin, vậy là lượng người nhận thông tin tiếp
theo sẽ giảm đi. Vân vân và vân vân. Hãy thử nhớ xem những cổ động viên bóng
đá đã làm nên những làn sóng trên khán đài ra sao, rồi đột nhiên làn sóng ủng hộ
ấy chững lại ở khán đài VIP. Cũng tương tự như vậy, đừng bao giờ tốn sức lực, thì
giờ và tiền của để tiếp thị một mặt hàng nào đó dựa trên cơ sở của việc truyền
khẩu.
Marketing sẽ chỉ hiệu quả khi nó được truyền tải qua mạng máy tính. Ý tưởng
virus có thể cho phép nó tự lây truyền với một tốc độ kinh ngạc không phải tới
hàng trăm mà là hàng nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu con người. Lúc đó virus
đã trở thành một thứ dịch bệnh.
Sự kỳ diệu của những điều mới mẻ
Có lẽ chúng ta đang sống theo quy luật sinh tồn và chẳng ai muốn tụt hậu trong
vòng quay cuộc đời để ngắm nhìn một cách thèm thuồng những thành công của kẻ
khác. Trong một bài hát đồng dao của trẻ con đâu đó có nói rằng, nếu trong khu
vườn của Bạn có dầu mỏ, Bạn đã có cơ may đặt chân lên tấm thảm của sự viên
mãn giàu sang. Ngày hôm nay, mọi sự đã khác xưa rồi. Ngày nay, người giàu có là
người hiểu biết thế giới xung quanh, là người hiểu và nắm bắt được sự vận động
của xã hội, là người hiểu được ý tưởng nào đang là ý tưởng mới nhất, tiên tiến

nhất, mốt nhất. Và họ rất dễ thành công trên thị trường chứng khoán, trong khoa
học, nghệ thuật hay trên chính trường…
Năm 1998, ở Mỹ có khoảng 3800 cuốn sách về quản trị kinh doanh, và có thể
trung bình có một người đọc ít nhất một cuốn trong số đó, và cũng rất nhiều người
đọc nhiều hơn con số đó. Vì sao vậy? Vì trong thế giới không ngừng biến đổi của
chúng ta, nạp kiến thức cũng là một công việc không kém phần quan trọng so với
việc tiếp nhận và xử lý kiến thức. Và như vậy, chúng ta đang và sẽ trở thành
những người sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng virus.
Thời nào cũng tồn tại những người luôn khát khao tìm kiếm và khám phá cái mới.
Và ngày nay, những người như thế đang có xu hướng tăng lên mà chính Bạn là
một trong những số đó, bởi một điều đơn giản là Bạn đang có tập tài liệu này, và
Bạn đang đọc nó.
Có thể điều này được giải tích bằng sự phát triển với tốc độ chóng mặt của Internet
mà trong đó mọi thứ đều biến đổi không ngừng. Alta Vista một thời vang bóng đã
phải nhường chỗ cho Google, Palm đã phải đổi ngôi cho Handspring. Và chúng
ta là những thực thể chứng kiến bao nhiêu sự kiện quan trọng xoay quanh quy luật
đào thải của cuộc đời. Điều này có thể giúp chúng ta tự tạo ra ý tưởng virus đồng
thời làm chúng lây lan tới những người xung quanh.
Lời khuyên thứ hai
Sức mạnh của ý tưởng chính là vật trung gian lây truyền virus, nghĩa là những
người làm lây lan ý tưởng sang hàng chục hoặc thậm chí là hàng trăm người xung
quanh cũng như việc họ tìm ai để “chọn mặt, gửi vàng”. Có hai típ vật thể trung
gian lây truyền virus: những người sẵn sàng làm bất cứ việc gì bạn cần, miễn là để
được nhận thù lao, và những người có ảnh hưởng, uy tín nhất định đối với công
chúng.
Ví dụ điển hình của loại vật thể trung gian thứ nhất – đó chính là dịch vụ bảo hiểm
của ông già Fred mà khi cần, người ta vẫn có thể tin dùng. Ông già Fred này có thể
phân tán và truyền bá ý tưởng của bạn cho mọi người xung quanh. Chỉ cần kể cho
ông ta thật cặn kẽ chi tiết về điều mà bạn muốn, ông ta sẽ biết mình phải làm
những gì. Đổi lại, bạn sẽ phải trả một khoản thù lao cho ông già Fred. Và cũng

chính vì chuyện “tiền trao cháo múc” này mà người ta trở nên thận trọng với
những gì ông già này phát ngôn ra. Chính vì thế mà loại vật thể trung gian lây
truyền virus này ít khi nhận được sự tôn trọng của cộng đồng, cho dù, trong một số
trường hợp, việc sử dụng vật thể này trong việc làm lây truyền ý tưởng vẫn có thể
mang lại những hiệu ứng nhất định.
Nhiều công ty kinh doanh qua mạng vẫn thích sử dụng sự trợ giúp của công cụ
truyền bá ý tưởng này mà www.sellyourfriends.com là một ví dụ. Ý tưởng virus
càng được truyền bá hiệu quả bao nhiêu thì càng xuất hiện nhiều công ty dạng này
bấy nhiêu, và đương nhiên là càng có nhiều người phất lên nhanh chóng nhờ vào
dịch vụ bán nước bọt của mình. Họ chính là những vật thể trung gian làm lây
truyền ý tưởng của bạn tới nhiều người xung quanh, và mức độ hiệu quả của công
việc này được đo bằng sức nặng của đồng tiền mà bạn bỏ ra thuê họ.
Hãy thử so sánh với típ vật thể lây truyền virus thứ hai – típ người có uy tín và gây
tác động tốt đẹp đối với cộng đồng mà trong đó họ là một thành viên. Thử nhớ lại
những năm đầu tiên của thập kỷ 80 - thời kỳ của sự khủng hoảng triền miên trong
nhiều ngành sản xuất, kinh doanh tại Mỹ. Hàng loạt các công ty, doanh nghiệp
trong nhiều lĩnh vực đã từng phải đối mặt với cảnh "giật gấu vá vai", lao đao, lận
đận vì nguy cơ phá sản.
Rồi bỗng nhiên, có một nhân vật lạ lùng xuất hiện - đó là người anh hùng
Harrison Ford trong trang phục của một gã cao bồi miền Tây với chiếc roi dài.
Và ấn tượng nhất có lẽ là chiếc mũ phớt.
Hình ảnh của tay cao bồi phong trần sương gió trong bộ phim ăn khách Indiana
Jones đã tác động mạnh đến việc tiêu thụ sản phẩm mũ phớt hiệu Stetson. Vì sao
ư? Đơn giản là Harrison Ford đã trở thành hình tượng tiêu biểu của việc mô phỏng
mốt. Hàng triệu triệu người sau khi xem bộ phim đã lập tức muốn được trở thành
nhân vật chính trên màn bạc.
Và như vậy, những vật thể trung gian lây truyền virus kiểu này rất hữu hiệu trong
vai trò của người kinh doanh ý tưởng mà một khi đã trở thành biểu tượng của cộng
đồng, họ ý thức được giá trị của mình. Thanh danh của họ, cũng giống như tờ giấy
trắng, nếu không có ý thức bảo vệ, chỉ cần một lần vuơng mực là xôi hỏng bỏng

không. Và đương nhiên, họ phải rất cẩn thận khi làm người phát ngôn, quảng cáo
cho một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nếu như vì một nguyên nhân khách quan
hay chủ quan mà cộng đồng không chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ, người phát
ngôn sẽ rất có thể đánh mất đi hình ảnh của mình trong lòng công chúng. Bởi vậy,
thật khó mà thuyết phục được “người của công chúng” để họ ủng hộ ý tưởng virus
của bạn.
Một trăm năm trở về trước, hầu như chẳng mấy ai thấy các diễn viên gạo cội, các
nhà đạo diễn lừng danh hoặc các ông trùm kinh doanh đi quảng cáo, phát ngôn cho
sản phẩm hay dịch vụ mới. Ngày hôm nay, mọi việc đã khác. Người ta đã thấy
một Vupi Holdberrg độc quyền quảng cáo cho Flooz.com, một William Setner
làm phát ngôn viên cho Priceline.com. Sự nổi tiếng, thanh danh, uy tín của các
ngôi sao giờ đây đã được định giá bằng uy quyền và sức mạnh của tiền bạc. Và đó
cũng là quy luật của cuộc đời – khi mà những biểu tượng của sự thanh liêm, danh
giá, không vụ lợi dần chuyển thành biểu tượng của quyền lực và vật chất.
Sự phát triển của Internet đã kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt các tác nhân trung
gian truyền virus kiểu “tiền trao cháo múc”. Tuy nhiên, vai trò của những nhân vật
có uy tín, có ảnh hưởng với cộng đồng và xã hội vẫn không ngừng tăng mạnh.

×