Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

tình hình mắc bệnh lao ở độ tuổi sinh đẻ (1845) và các yếu tố liên quan ở huyện thăng bình, tỉnh quảng nam, năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.82 KB, 60 trang )


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lao là bệnh xã hội, thuộc bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, do trực
khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis ). Ngoài ra, người ta còn phân lập
được một số Mycobacterium khác như trực khuẩn lao bò ( Mycobacterium
Bovis ) và các trực khuẩn không điển hình ( Mycobacterium atypique ) cũng
là nguyên nhân gây bệnh nhưng hiếm gặp [10].
Bệnh lao đã có từ lâu trước Công nguyên, nhưng sự hiểu biết về bệnh
lao trong một khoảng thời gian rất dài là hoàn toàn sai lầm. Người ta quan
niệm bệnh lao là một bệnh di truyền, do đó không có thuốc điều trị. Cho đến
năm 1882, Robert Koch mới tìm ra trực khuẩn lao, từ đó mở ra một kỷ
nguyên mới về chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh lao [18], [19].
Hiện nay, bệnh lao vẫn là một bệnh có tỉ lệ mắc và tử vong cao hàng
đầu trong các bệnh nhiễm trùng. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới
(WHO) trên thế giới đã có khoảng 1/3 dân số nhiễm lao với số lượng xấp xỉ
trên 2 tỷ người. Trên thế giới hiện nay có 16 triệu người mắc lao, mỗi năm có
thêm 9 triệu người mắc lao mới và khoảng 2 triệu người chết vì lao. Bệnh lao
là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng chỉ do một loại
vi trùng lao gây nên [3], [5], [16], [19]. Trong đó 99% số người chết do lao
thuộc các nước nghèo và đang phát triển. Hơn 70% số bệnh nhân lao trên thế
giới thuộc các nước Châu Á.
Ở nước ta, theo số liệu điều tra năm 1986-1995 thì chỉ số nguy cơ
nhiễm lao hằng năm được ước tính trong cả nước là 1,5% dân số. Số bệnh
nhân mới mắc các thể lao là 130.000 người, số lao phổi có vi trùng mới mắc
bệnh 60.000. Tổng số các trường hợp lao 260.000, trong đó lao phổi có vi

2
trùng 120.000. Việt nam là quốc gia đứng thứ 13 trong 22 nước có số người


mắc lao cao trên thế giới [2], [3].
Những nghiên cứu gần đây đã nhắc nhở về tầm quan trọng của tình
hình bệnh lao. Lao vẫn còn là tác nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nó
tấn công mạnh vào cả trẻ em và người già, tệ hại nhất là vào lớp người độ tuổi
từ 15-49.
Bệnh lao làm suy kiệt cơ thể và mất khả năng lao động. Đặc biệt ở phụ
nữ, nó làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự phát triển của thai nhi.
Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân và
chỉ số phát triển con người của các quốc gia. Mỗi bệnh nhân lao phải mất
trung bình 3 đến 4 tháng lao động trong năm, làm giảm 20% đến 30% thu
nhập của gia đình. Chính vì sự quan trọng đó nên tôi thực hiện đề tài “ Tình
hình mắc bệnh lao ở độ tuổi sinh đẻ (18-45) và các yếu tố liên quan ở
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, năm 2008” nhằm các mục tiêu:
1. Đánh giá tình hình mắc bệnh lao các thể ở phụ nữ độ tuổi 18-45 tại
huyện Thăng bình, tỉnh Quảng nam, năm 2008.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc các thể lao ở
phụ nữ độ tuổi 18-45.











3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.DỊCH TỄ HỌC
1.1.1. Vi khuẩn lao
Vi khuẩn lao được được xếp vào họ Mycobacteriaceae .Họ này
bao gồm các trực khuẩn kháng cồn kháng toan, chúng có thể tồn tại trong môi
trường có nồng độ cồn và axít nhất định, chúng không bị mất màu khi tẩy
bằng cồn và axít loãng ở tiêu bản nhuộn ziehl- neelsen. Vi khuẩn lao là những
trực khuẩn hình que, mảnh, dài từ 2-4 m, thuộc loài vi sinh vật trung gian giữa
nấm và vi khuẩn. Chúng không có vỏ, không có lông và không có nha bào. Vi
khuẩn lao cấu tạo giàu Lipid ở thành tế bào, vì vậy chúng không bắt màu
thuốc nhuộn anilin thông thường và việc nhuộn Gram là không có hiệu quả.
Nhuộn Ziehl-Neelsen vi khuẩn có màu đỏ. Trực khuẩn lao thuộc loại hiếu khí,
chúng phát triển rất chậm, thông thường từ 1-2 tháng mới tạo được khuẩn lạc
trên môi trường .
Mặc dù trong điều kiện bình thường vi khuẩn lao phân chia 20-24 giờ
/lần, nhưng có nhiều chủng phát triển rất chậm chu kỳ hằng tháng, thậm chí
có những vi khuẩn trong một số loại tổn thương tồn tại rất lâu, không phát
triển cũng như không chết. Người ta gọi trường hợp này “BK nghủ “ gặp điều
kiện thuận lợi chúng phát triển trở lại .
Cấu trúc sinh hoá của trực khuấn lao rất đa dạng và phức tạp, có lớp vỏ
ngoài với những thành phần mycozyt, sulfatít, muramyl, dipeptit các axít . . .
Đây là một nguồn kháng nguyên rất phong phú, khiến cho trực khuẩn khi xâm
nhập vào cơ thể gây nên những đáp ứng miễn dịch rất khác nhau. Trực khuẩn
lao cũng có khả năng tổng hợp một hệ thống men rất phức tạp, có khả năng

4
sống trong đại thực bào gây tổn thương đặc hiệu gọi là bã đậu. Độc tính của
trực khuẩn lao cũng thay đổi khá nhiều theo từng vùng trên thế giới [23].

Một bệnh nhân lao phổi trong thời kỳ lây nhiễm có thể có ít nhất 5.000
vi khuẩn/ 1ml đờm. Sau khi xâm nhập vào phế nang, vi khuẩn lao bị đại thực
bào nuốt nhưng vẩn có khá năng nhân lên trong đại thực bào tạo nên phản
ứng viêm lúc đầu không đặc hiệu, sau đó là đặc hiệu, dẩn đến các hoại tử bã
đậu và hình thành các nốt u lao. Như vậy ở một bệnh nhân thể lao hang có 3
mật độ vi khuẩn tồn tại trong tổn thương lao: Quần thể thứ nhất có số lượng vi
khuẩn rất lớn ( trung bình 10
8
vi khuẩn ) do vi khuẩn nhân lên mạnh mẽ trong
điều kiện pH trung tính có trong hang lao. Quần thể thứ hai gồm các vi khuẩn
lao trong các đại thực bào, do môi trường a xit nên kém phát triển hơn, số
lượng vi khuẩn không quá 10
8
. Quần thể thứ ba là những vi khuẩn thoát ra
khỏi đại thực bào, nhưng vẫn bị giữ trong các đám hoại tử bã đậu, khả năng
nhân lên chậm do thiếu ôxy, số lượng vi khuẩn không quá 10
5
, theo nhiều tác
giả, số lượng vi khuẩn lao có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bệnh tật, đến
xác suất đột biến hình thành tính kháng thuốc của vi khuẩn [18].
1.1.2.Đƣờng lây truyền bệnh lao
Khả năng lây truyền bệnh lao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sau nhiều
nghiên cứu ở Hà Lan cũng như ở Lesotho và Uganda trong những môi trường
khác nhau. Các tác giả Styblo, Sutherlard, Fayer ( 1975 ) đã kết luận: Một
bệnh nhân lao dương tính có thể làm lây cho khoảng 10 người trong một năm.
Khi không được phát hiện và điều trị chu đáo, bệnh nhân lao có thể là nguồn
lây trong vòng 2 năm trước khi chết. Nếu bệnh nhân có thể tự hết thì khả năng
làm lây cho xã hội còn kéo dài hơn vì thời gian để bệnh tự khỏi lâu hơn. Theo
Styblo ước tính ở một nước có hoạt động chống lao kém, tỷ lệ phát hiện thấp,
mổi bệnh nhân lao có vi khuẩn lao sẻ làm lây nhiễm cho khoảng 20-24 người

lành.

5
Hầu hết ( 90% ) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu
chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẻ tiến triển thành bệnh lao
có triệu chứng, nếu không điều trị thì có đến 50% người mắc lao tử vong [19].
1.1.3 Các chỉ số và yếu tố liên quan đến bệnh lao
Để nghiên cứu các yếu tố liên quan đến bệnh lao người ta thường xác
định các chỉ số chính của dịch tể học bệnh lao:
- Chỉ số mới mắc lao: Số bệnh nhân mới xuất hiện trong một năm, tính
trên một trăm ngàn dân ( 100.000 ). Bao gồm lao phổi AFB( + ), lao phổi
AFB ( - ), lao ngoài phổi. Chỉ số mới mắc lao phổi AFB( + ) là chỉ số dịch tể
chính để lương giá mức độ trầm trọng của bệnh lao.
- Chỉ số tổng số bệnh nhân lao (số hiện mắc ): Số bệnh nhân lao đang
được quản lý ở một thời điểm, tính trên 100.000 dân .
- Chỉ số tử vong lao: Số bệnh nhân lao chết tại cộng đồng, tính trên
100.000 dân. Chỉ số nhiễm lao: Tỷ lệ số người có phản ứng Tuberculin dương
tính trong một quần thể cùng một lứa tuổi ở một thời điểm điều tra .
- Chỉ số nguy cơ nhiễm lao hằng năm: Tỷ lệ số người mới bị nhiễm lao
hoặc tái nhiễm trong một năm [3], [8], [9].
Ngày nay, người ta nhận thấy một số nguyên nhân làm gia tăng bệnh lao:
- Do ảnh hưởng của đại dịch HIV.
- Đối với các nước công nghiệp phát triển có nguyên nhân của sự di dân
từ những nơi có độ lưu hành lao cao đến.
- Tình hình bùng nổ dân số thế giới khiến số bệnh nhân gia tăng.
- Các chính sách xã hội thiếu cụ thể và nền kinh tế kém phát triển kèm
theo hệ thống y tế chưa hoàn thiện là nguyên nhân làm gia tăng số bệnh nhân
và nguy cơ xuất hiện sự kháng thuốc [2], [15]. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng

6

đến sức đề kháng của cơ thể con người chống lại trực khuẩn lao. Những yếu
tố này bao gồm:
Tuổi và giới: Cho đến tuổi dậy thì, hầu như không có sự khác nhau
giữa nam và nữ. Sức đề kháng ở trẻ em dưới một tuổi thuộc cả hai giới đều
yếu. Cho tới hai tuổi, nhiễm lao có thể gây ra những thể nặng nhất như lao
kê và lao màng não do lan tràn theo đương máu, sau một tuổi và trước tuổi
dậy thì, nhiễm lao có thể đưa đến lao kê, lao màng não, hoặc một trong
những thể lao lan tỏa mãn tính. Đặt biệt là lao bạch huyết, lao xương khớp.
Trước tuổi dậy thì, ở phổi thường lao sơ nhiễm và bệnh cũng thường khu trú
ở phổi, tuy nhiên lao ở trẻ em châu phi, châu Á bị suy dinh dưỡng nặng, nhất
là trẻ gái từ 10 – 14 tuổi cũng có thể lây những loại tổn thương nặng như
hang lao giống của người lớn. Hạch viêm của phức hợp sơ nhiễm cũng có
thể gây xẹp phổi … Khi bệnh lao còn phổ biến ở châu Âu và bắc Mỹ, số mới
mắc lao phổi gặp nhiều nhất trong lớp người trẻ tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam
tương đối cao hơn ở mọi tuổi, nhưng ở nữ giới tỷ lệ có khuynh hướng giảm
nhanh sau tuổi sinh nở. Ở các nước châu phi và Ấn độ qua một số thống kê
còn hạn chế, tình hình có khác đôi chút. Số mắc lao phổi hình như tăng theo
tuổi ở cả hai giới. Phụ nữ mắc lao ít hơn và mức tăng theo tuổi cũng thấp
hơn so với nam giới. Phụ nữ mắc bệnh cao nhất ở 40-50 tuổi rồi giảm. Ở
nam giới tỷ lệ tiếp tục tăng ít nhất đến 60 tuổi.







7
Bảng 1.1. Tuổi và giới
Tuổi và giới

Mức độ bị bệnh lao
Dưới một tuổi
- Lao kê +
- Lao màng não + +
Từ 1 tuổi đến tuổi dậy thì
- Sơ nhiễm ở phổi +
- Lao lan tràn mãn tính
Ví dụ :
- Lao xương khớp +
- Lao kê +
- Lao màng não +

Thanh niên / người ít tuổi
Trung niên : - Nam
- Nữ
Tuổi già : - Nam
- Nữ
- Lao phổi + + +
- Lao phổi + +
+
- Lao phổi + +
- Lao phổi +














8
Bảng 1.2. Các yếu tố khác
Yếu tố
Mức độ ảnh hưởng
Suy dinh dưỡng
+ + +
Các chất độc:
Thuốc lá
rượu
Corticosteroid
Thuốc giảm miễn dịch

+
+
+
+
Bệnh khác:
Nhiễm HIV
Đái đường
Phong
Bụi phổi Silic
Ho gà/ trẻ em
Sởi/ trẻ em

+ + +

+
+
+
+ + +
+ + +
Môi trường xấu
+
Chủng tộc
+
Miễn dịch:
AIDS
Rượu
Thuốc lá
Các chất độc khác

+ + +
+
+
+

+ Dinh dưỡng: Người ta thấy rỏ ràng đói hoặc suy dinh dưỡng làm giảm
sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh lao. Đây là một yếu tố rất quan trọng
đối với trẻ em cũng như người lớn ở những nước nghèo.
+ Yếu tố độc hại: Hút thuốc và uống rượu nhiều là những yếu tố quan
trọng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Corticosteroid và những thuốc ức
chế miễn dịch khác cũng có thể ảnh hưởng tương tự.

9
+ Nghèo đói: Nghèo đói dẫn tới nhà ở chật chội tối tăm và điều kiện làm
việc vất vả, những yếu tố này có thể làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể,

cũng như dể gây nhiễm trùng hơn. Những người sống trong điều kiện như vậy
cũng thường ăn uống thiếu thốn. Toàn bộ bối cảnh nghèo đói này làm cho vi
khuẩn lao dể dàng gây bệnh.
+ Chủng tộc: Khó có thể tách bạch khả năng ảnh hưởng của chủng tộc với
những yếu tố khác nhau như nghèo đói. Tuy nhiên người ta đã tìm thấy những
dân tộc sông biệt lập, ví dụ: Người Ékimo, người da đỏ, khi tiếp xúc lần đầu
tiên với bệnh sức bảo vệ rất kém. Do đó lao lan rất nhanh và gây tử vong cao.
Ở Châu Âu và Trung Quốc bệnh lao đã tồn tại nhiều thế kỷ thì có khả năng đề
kháng “ Tự nhiên “ đối với bệnh mạnh hơn. Đối với những dân tộc mà lao
còn là một loại bệnh mới, bệnh nhân thường chết chỉ sau vài tháng, bởi vậy
bệnh lao được gọi là “suy mòn ngựa phi “ [18].
Để kiểm soát bệnh lao trên toàn cầu, các nổ lực trên thế giới đưa ra
kế hoạch có hai hướng tiếp cận. Đó là áp dụng một cách tối đa hiệu suất của
các phương tiện chống lao hiện có, phát triển các phương tiện mới về chẩn
đoán, các thuốc chống lao và vacxin. Đồng thời các tổ chức chính phủ tiếp tục
cam kết mạnh mẻ hơn nửa, để nâng cao hiểu biết, tham gia ủng hộ của cộng
đồng vào công cuộc phòng chống lao. Để thực hiện “ Hành động vì cuộc
sống: Tiến tới một thế giới không còn bệnh lao.
Tóm lại các đối tượng dễ mắc bệnh lao là:
- Những người sống chung với bệnh nhân lao phổi có vi trùng lao trong
đờm, đặc biệt ở trẻ em và thanh niên.
- Những người nhiểm HIV/ AIDS.
- Những người có hình ảnh bất thương nghi lao trên X-Quang phổi.
- Người suy dinh dưởng, mắc các bệnh mãn tính, loét dạ dày, đái tháo
đường.

10
- Những người nhiện ma túy, nghiện rượu, tiếp xúc với các chất độc.
- Người dùng các thuốc miễn dịch kéo dài như cortcosteroid
- Người vô gia cư.

- Người quản giáo, tội phạm sống trong trại giam [3], [16], [19].
1.2. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI LAO
1.2.1. Lao phổi có AFB dƣơng tính (AFB(+))
+ Triệu chứng lâm sàng: Ho, khạc đàm, ho ra máu, khó thở, sốt, sút cân,
đổ mồ hôi, mệt mỏi, rét run
+ Cận lâm sàng: - Xét nghiệm đàm tìm thấy trực khuẩn lao (AFB(+))
- XQuang có hình ảnh tổn thương dạng lao
1.2.2. Lao phổi có AFB âm tính (AFB(-))
+ Triệu chứng lâm sàng: Tương tự như lao phổi có AFB dương tính
+ Cận lâm sàng: - Xét nghiệm đờm không tìm thấy trưc khuẩn lao
(AFB(+))
- XQuang có hình ảnh tổn thương dạng lao
1.2.3. Lao ngoài phổi
Gồm có:
- Lao đường hô hấp trên: Nắp thanh quản, thanh quản, hầu họng
- Lao miệng, amidan và lưỡi
- Lao màng não
- Lao màng ngoài tim
- Lao hạch
- Lao xương khớp
- Lao thận, tiết niệu
- Lao ruột, lao màng bụng
- Lao mắt
- Lao da và dưới da

11
+ Triệu chứng lâm sàng: Tùy lao tại cơ quan nào mà có các triệu chứng
lâm sàng khác nhau
+ Chủ yếu sinh thiết các cơ quan bị lao để chẩn đoán
1.3. TÌNH HÌNH BỆNH LAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm
nay, trên thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia nào, một khu vực
nào, một dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và chết do lao.
Lao là một trong những bệnh xuất hiện rất sớm trong lịch sử y học. Tài
liệu y học Ấn độ, Trung quốc, Cận đông, La mã thời thượng cổ đã đề cập đến
khái niệm bệnh lao. Hypocrate ( Thế kỷ thứ 5 trước công nguyên ) là người đã
nghiên cứu nhiều về bệnh lao. Khoảng 250 năm trước công nguyên Thôi vỷ (
Trung Quốc ) đã dùng châm cứu để chửa bệnh lao cổ. Trong suốt thời gian
dài, bệnh lao được xem như không chửa khỏi được [4].
Do sự phát minh các thuốc hoá học chông lao, khiến việc chữa lao đơn
giản hơn và hiệu quả hơn. Đặc biệt các thuốc chống lao mạnh như Rifamicin (
1966 ), Pyrazinamide “ một phát hiện lại “ ( 1978 ), thì căn bệnh này được
xem như chữa khỏi hoàn toàn. Đồng thời đã phát sinh tâm lý lạc quan của y
giới, đã làm lãng quên căn bệnh nguy hiểm này. Với khẩu hiệu “ Chiến thắng
bệnh lao bây giờ và vĩnh viễn “ đã nêu lên trong các hội nghị quốc tế chống
lao. Chính vì thế mà bệnh lao trong một thời gian dài bị buông lỏng và xem
nhẹ.
Năm 1986 một số nước phát triển như Hoa Kỳ, Hà Lan, Nhật Bản, Anh
đã đặt vấn đề về thời điểm gần nhất mà họ có thể thanh toán được bệnh
lao. Nhưng đến năm 1990 tại hội nghị quốc tế chống lao lần thứ 23 ở Boston
Hoa Kỳ, người ta nhận thấy bức tranh về căn bệnh này hoàn toàn không phải
như các quốc gia trên đây đã vẽ, bệnh lao không những không giảm mà có xu

12
hướng quay trở lại, với sự gia tăng trên toàn cầu, kể cả các quốc gia trước đó
tưởng như có thể khống chế và thanh toán được. Năm 1993 tổ chức y tế thế
giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của bệnh lao và mối
hiểm hoạ của nó trong tương lai là bệnh lao kháng thuốc.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người đã nhiễm lao (Chiếm 1/3

dân số thế giới ). Theo số liệu công bố của tổ chức y tế thế giới (WHO 2004).
Ước tính trong năm 2003 có thêm khoảng 9 triệu người mắc lao mới và 2
triệu người chết do lao. Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết
do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và
nữ ở độ tuổi lao động. Trong đó có khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu
thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao [2], [3], [18].
Hiện tại, tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt 82%, nhưng tỷ lệ
phát hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Như vậy còn rất nhiều bệnh
nhân lao không được điều trị, đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng và theo
ước tính của WHO, mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (66
triệu người ). Hơn 33% số bệnh nhân lao toàn cầu ở tại khu vực Đông nam
Châu Á.
Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập của quốc gia
và chỉ số phát triển con người của các quốc gia. Các nghiên cứu về kinh tế y
tế cho thấy, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động trong
năm, làm giảm 20%-30% thu nhập bình quân của gia đình. Những gia đình có
người chết sớm vì bệnh lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập. Bệnh lao đã tác
động mạnh tới 70% đối tượng lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản
xuất bị giảm sút, năng suất lao động bị giảm và mùa màng, chợ búa sẻ không
tham gia được.
Diễn đàn các đối tác chống lao lần thứ nhất diển ra năm 2001 tại trụ sở của
ngân hàng thế giới ở Washington DC với sự có mặt của đại diện cấp Bộ

13
Trưởng từ các quốc gia có tình hình bệnh lao nặng nề đã nhận định: Bệnh lao
là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng và là sự trở ngại đối với phát
triển kinh tế xã hội [28].
Theo WHO đến cuối năm 2002, trên thế giới có 42 triệu người nhiễm
HIV, trong đó 50% đồng nhiễm lao. Ngày nay đại dịch HIV bùng phát lại
càng làm cho bệnh lao lại phát triển mạnh hơn nửa.

Bảng 1.3. Tình hình bệnh lao lưu hành trên thế giới năm 2004 (WHO)[27].
1.Tổng số người nhiễm lao
2.000.000.000
2. Số người mắc lao mới /năm
. Số người bệnh mắc lao mới /100.000 dân
. Số người lao phổi AFB(+) mới
. Số người bệnh lao phổi AFB(+) mới /100.000 dân
. Số người đồng nhiễm lao-HIV mới xuất hiện
8.900.000
140
3.900.000
62
741.000
3. Tổng số người mắc lao các thể
. Tổng số người bệnh lao các thể /100.000 dân
. Tổng số người bệnh lao phổi AFB(+)
. Tổng số người bệnh lao phổi AFB(+) /100.000 dân
14.600.000
229
6.100.000
95
4. Số người bệnh lao tử vong (có cả lao-HIV)
. Số người bệnh lao-HIV tử vong
1.700.000
248.000

1.3.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
1.3.2.1. Tại Việt Nam
Bệnh lao hiện nay là vấn đề y tế xã hội quan trọng và là bệnh truyền
nhiễm gây chết nhiều người ở Việt Nam và trên Thế giới.

Bệnh lao là bệnh xã hội quan trọng vì có nhiều người mắc phải và chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế xã hội. Viện lao và bệnh phổi đánh giá lao
ở Việt Nam thuộc loại trung bình cao, trong số 36 nước ở khu vực Tây Thái

14
Bình Dương. Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực, sau Trung Quốc và
Philipines về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh lao mới xuất
hiện hằng năm.Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao
trên toàn cầu.
Năm 1995, trước những biến động xấu đi của tình hình dịch tể bệnh lao
toàn cầu. Công tác chống lao thực sự bắt đầu phải đối mặt với những thách
thức mới là bệnh lao kháng thuốc và lao-HIV. Chính phủ và bộ y tế Việt Nam
đã quyết định đưa chương trình chống lao thành một trong những chương
trình y tế Quốc gia quan trọng. Bộ y tế và chính phủ ưu tiên đầu tư đồng bộ số
lượng rất lớn cán bộ, kinh phí và trang thiết bị cho chương trình chống lao.
Ban chỉ đạo chương trình chống lao và chính quyền địa phương các cấp đã
tham gia tích cực triển khai công tác này, cùng với sự hợp tác và giúp đỡ có
hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức Quốc tế. Năm 1996 chương
trình chống lao quốc gia (CTCLQG) với sự hổ trợ về kỷ thuật và tài chính của
chính phủ Hà Lan, hiệp hội chống lao hoàng gia Hà Lan, uỷ ban hợp tác y tế
Hà Lan -Việt Nam, CTCLQG đã hình thành và xây dựng kế hoạch phòng
chống lao giai đoạn 1996-2002. Đến năm 1999, chiến lược DOTS (điều trị
bằng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp) đã được bao phủ 100% số
huyện trên cả nước. Trong giai đoạn 1997-2002 CTCLQG đã phát hiện được
532.703 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện đạt 82% số bệnh nhân ước tính
(so với mục tiêu của WHO là 70%), CTCLQG đã điều trị 260.698 bệnh nhân
lao phổi AFB(+), với tỷ lệ khỏi là 92%. Năm 2002, khu vực Tây Thái Bình
Dương phát hiện 806.460 bệnh nhân lao các thể, 372.220 bệnh nhân lao phổi
AFB(+) mới.
Ngày thế giới chống lao 24/3/2004 tại diển đàn các đối tác chống lao

lần thứ 2 do WHO tổ chức tại NewDehli, CTCLQG Việt Nam là một trong 6
nước trên Thế giới (Bao gồm: Việt Nam, Pêru, Maldives, Tunisia và Moroco)

15
và là nước duy nhất trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao được nhận giải
thưởng của WHO về thành tích đã đạt được mục tiêu của WHO và kết quả có
tính bền vững trên 4 năm [26], [27].
Hiện nay, nguy cơ nhiễm lao hằng năm ở nước ta ước tính là 1,5% (ở
các tỉnh phía nam là 2%, ở các tỉnh phía bắc là 1%). Trên thực tế chỉ số nguy
cơ nhiễm lao hằng năm có thể cao hơn 1,5%. Như vậy các con số nêu trên còn
có thể cao hơn, điều đó sẻ tăng thêm sự khó khăn đối với công tác chống lao,
không những trong những năm tới mà có thể trong thời gian kéo dài [2], [28].
Bảng 1.4. Ước tính tỷ lệ và số lượng bệnh nhân lao năm 2004 [29]
Các chỉ số
Ước tính số lượng bệnh nhân
hằng năm
Tỷ lệ
Số lượng
Bệnh nhân lao mới mắc (I)
+ Các thể lao
+ Người lây lao phổi AFB(+)

192/100.000 dân
85/100.000 dân

154.000
69.000
Bệnh nhân hiện mắc (P)
+ Các thể lao
+ Nguồn lây lao phổi AFB(+)


289/100.000 dân
102/100.000 dân


232.000
81.000
Tử vong do lao hằng năm
25,1/100.000 dân
20.800

Như vậy, hằng năm trong cả nước xuất hiện khoảng 154.000 người mắc
bệnh nhân lao các thể, trong đó có chừng 69.000 người bị lao phổi khạc ra vi
khuẩn lao. Ở nước ta 70% bệnh nhân lao trong độ tuổi lao động (14-55 tuổi),
số người chết do lao ước chừng 20.800 người một năm. Tỷ lệ mắc lao của trẻ
em nước ta là khoảng 60-61/100.000 trẻ, ước tính có khoảng 20.000 trẻ em
mắc lao mỗi năm, nhưng hiện nay chỉ điều trị khoảng 250-300 trẻ.

16
Bảng 1.5. Tình hình mắc lao ở Việt Nam (2000-2004), [26], [27], [28].

Năm

Tổng số
BN
Lao phổi
Lao ngoài
phổi

AFB(+)

Tái phát
AFB(+)
AFB(-)
2000
90.754
53.169
5.493
17.993
13.137
2001
92.841
54.784
5.442
17.806
14.068
2002
95.912
56.735
5.454
18.441
14.584
2003
92.654
55.447
5.398
16.672
14.463
2004
99.162
58.389

6.676
17.106
16.218

Như vậy chương trình chống lao đã tổ chức được mạng lưới chống lao
rộng khắp, từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã. Đảm bảo tốt việc triển khai thực
hiện công tác phát hiện lao và tổ chức quản lý điều trị lao theo chiến lược
DOTS của WHO cho hơn 99% dân số trong toàn quốc hiện nay. Bệnh nhân
lao và gia đình phải tích cực hợp tác với chương trình chống lao, tuân thủ
đúng những nguyên tắc cơ bản về quản lý điều trị lao, để đạt tỷ lệ lành bệnh
cao, âm hoá nguồn lây lan trên 85% và tránh đừng để xãy ra bệnh lao đa
kháng thuốc. Thực hiện thành công chiến lược chống lao DOTS với phác đồ
hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát, là biện pháp duy nhất và tốt nhất chúng ta
có được hiện nay đế ngăn chặn đại dịch lao cho nước ta nói riêng và cho toàn
thế giới nói chung đạt được kết quả mà WHO đã đề ra [10], [26], [27].
1.3.2.2. Tại tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh còn nghèo, dân trí thấp với 18 huyện, thị thành,
trong đó có 8 huyện miền núi. Tổng dân số khoảng 1,5 triệu người, địa bàn
rộng nên công tác chống lao trong những năm qua gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên mạng lưới chống lao đã được trải rộng khắp toàn tỉnh. Ở Tỉnh có
bệnh viện lao và bệnh phổi, ở huyện có tổ chống lao, ở xã có chuyên trách

17
lao. Dân số được bảo vệ hoá ngắn ngày là 100%. Hằng năm số bệnh nhân
mới phát hiện là trên dưới 1.800 người, trong đó lao phổi AFB(+) khoảng
1.000 người, AFB(-) khoảng 400 người, lao ngoài phổi 400 người.
Bảng 1.6. Tình hình bệnh nhân lao phát hiện và điều trị tại Tỉnh Quảng Nam
qua các năm[1].
Năm
2006

2007
2008
Lao phổi AFB(+) mới
964
1.032
900
Lao phổi AFB(-) mới
210
281
357
Lao ngoài phổi mới
359
283
293
Tổng cộng
1.533
1.596
1.550

Bảng 1.7. Tổng hợp bệnh nhân đăng ký điếu trị lao Tỉnh Quảng Nam năm
2008[1].
số
TT
Tên
Đơn vị
AFB(+)
AFB
( - )
Ngoài
phổi

Tổng
cộng
Mới
Tái
phát
Thất
bại
Đ.Trị
lại
1
Tam Kỳ
78
5
2
1
34
24
144
2
Hội An
36
4


18
16
74
3
Điện bàn
149

10


23
40
222
4
Duy Xuyên
79
8


34
31
152
5
Thăng Bình
145
17

3
80
46
271
6
Núi Thành
69
4

2

50
15
140
7
Phú Ninh
42
1
1
3
30
13
90
8
Đại lộc
76
5

1
31
33
146
9
Quế Sơn
62
1


18
21
102

10
Tiên Phước
28
6


15
14
63

18
11
Hiệp Đức
14
1
1

5
5
26
12
B.Trà My
13




9
22
13

N.Trà My
6



3
4
13
14
Nam Giang
8
1


2
2
13
15
Đông Giang
6



2

8
16
Tây Giang
3





1
4
17
Phước Sơn
16
1


4
4
25
18
Nông Sơn





1
1
19
pk:BVLBP
11


1
12

16
40
Toàn tỉnh
801
64
4
11
355
293
1.550

1.3.2.3. Tại huyện Thăng Bình
Huyện Thăng Bình là một huyện đông dân, trên dưới khoảng 200.000
dân, với 22 xã, Thị trấn. Trong đó có 7 xã ven biển, 12 xã đồng bằng và trung
du, 3 xã miền núi. Điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên huyện Thăng Bình
trong những năm qua là một trong những huyện có số bệnh nhân lao cao nhất
nhì tỉnh Quảng Nam. Công tác khám phát hiện thụ động là chính. Để khám
phát hiện có hiệu quả, huyện đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe, nâng cao sự hiểu biết về bệnh lao trong nhân dân qua đài truyền thanh
huyện, xã, phát tờ rơi treo băng rôn biểu ngữ, xe cổ động tuyên truyền về
bệnh lao nhân ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 hằng năm.
Công việc khám phát hiện bệnh lao được thực hiện từ huyện đến xã,
trạm y tế khi khám phát hiện bệnh nhân có triệu chứng về bệnh lao, sẽ chuyển
bệnh nhân về trung tâm y tế huyện khám phát hiện bệnh. Thông thường bệnh
nhân lao được phát hiện ở huyện khi AFB(+), còn các thể lao khác được phát
hiện ở tuyến trên lá chủ yếu. khi bệnh nhân phát hiện được bệnh lao, hoàn
chỉnh hồ sơ thu nhận điều trị và cấp phát thuốc về trạm y tế để điều trị ngoại

19
trú. hằng tháng bệnh nhân phải đến Tổ lao huyện để khám lại, xét nghiệm lại

đàm. Hằng tháng tổ chống lao huyện thường xuyên đi giám sát bệnh nhân tại
nhà cùng với chuyên trách xã. Trạm y tế và Tổ chống lao cùng quản lý giám
sát bệnh nhân điều trị 6-8 tháng. Trong giai đoạn tấn công, thuốc để tại trạm y
tế, chích và uống hằng ngày dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Trong giai
đoạn cũng cố, thuốc được bệnh nhân mang về nhà uống. Hằng tháng có nhân
viên y tế đến thăm hỏi sức khoẻ, kiểm tra thuốc uống tác dụng phụ của thuốc
và uống có đúng đủ liều lượng không.
Bảng 1.8. Tình hình bệnh nhân lao phát hiện và điều trịtại huyện Thăng Bình
qua các năm[1].
NĂM
2006
2007
2008
Lao phổi mới
AFB(+)

149

161

145
Lao phổi mới
AFB(-)

42

61

80
Lao ngoài

phổi

64

54

46
Tổng số bệnh
nhân Lao/năm

255

276

271
Tổng số BN lao
phụ nữ(18-45)

72/255

79/276

76/271








20

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Số lƣợng bệnh nhân
Bao gồm 76 nữ bệnh nhân lao phổi mới, độ tuổi 18-45, được phát hiện tại
trung tâm y tế huyện Thăng Bình và các bệnh viện khác chuyển về, được tổ
chống lao Trung tâm y tế huyện quản lý, giám sát và điều trị từ ngày 1/12008
– 30/12/2008.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Những bệnh nhân là phụ nữ độ tuổi 18-45, mắc bệnh lao trong năm 2008
tại huyện Thăng Bình, mà tổ chống lao huyện quản lý, điều trị và theo dỏi.
Trong những bệnh lao đó bao gồm các thể:
- Lao phổi có AFB(+): Tức là bệnh nhân xét nghiệm đờm bằng phương
pháp nhuộn Zieh-Neelsen tìm thấy trực khuẩn lao. Thể lao phổi này có thể
phát hiện tại huyện hoặc các bệnh viện khác chuyển về.
- Lao phổi có AFB(-): Tức là bệnh nhân xét nghiệm đờm bằng phương
pháp nhuộn Zieh-Neesen không tìm thấy trực khuẩn lao. Thể lao này chỉ được
phát hiện tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi chuyển về.
- Lao ngoài phổi: Bao gồm lao màng phổi, lao màng não, lao hạch, lao
xương, lao tinh hoàn, lao thận được phát hiện chủ yếu nhờ sinh thiết tại cơ
quan tổn thương và tìm thấy trực khuẩn lao. Thể lao này do các bệnh viện
khác chuyển về tổ chống lao huyện.


21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 1/1/2008 -30/12/2008

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tá cắt ngang có phân tích [6], [7].
Tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Từ ngày 1/1/2008- 30/1/2008, thu thập số liệu như: tên, tuổi, địa
chỉ bệnh nhân mắc lao mới là phụ nữ độ tuổi 18-45 mà tổ chống lao huyện
quản lý.
- Bước 2: Từ 1/2/2008-30/5/2008 thiết kế bảng phỏng vấn bệnh nhân. Sau
đó đến các xã, phối hợp với chuyên trách lao tại xã đó, tiến hành thu thập số
liệu.
- Bước 3: Từ 1/6/2008-1/8/2008 tổng hợp số liệu, viết và hoàn thành luận văn.
2.2.2. Phƣơng pháp phát hiện chẩn đoán
Đa số bệnh nhân lao, khi thấy ốm yếu và ho khạc sẽ đến một cơ sở y tế:
Trạm y tế xã, Bệnh viện, Phòng khám tư để khám bệnh. Tuy nhiên họ sẽ
“Chỉ được chẩn đoán nếu được xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn”. Như vậy gọi
là phát hiện thụ động. Phát hiện chủ động là khi người cán bộ y tế đến tận gia
đình yêu cầu người bệnh khạc đờm để xét nghiệm. Cách làm đó rất tốn kém
mà cho tỷ lệ dương tính ít hơn nhiều. Phát hiện thụ động kinh tế hơn, đó là
phương pháp phổ cập đối với đại đa số các chương trình chống lao quốc gia.
Quá trình phát hiện chẩn đoán lao phổi, được thực hiện theo sơ đồ sau:



22

























Sơ đồ 2.1. Quy trình phát hiện, chẩn đoán lao phổi[2]


xét nghiệm đờm trực tiếp
(3 mẫu)
Có 2 tiêu bản dương
tính trở lên
Một tiêu bản
dương tính
Cả 3 tiêu bản
âm tính
XQ và hội chẩn

chuyên khoa
Dùng kháng sinh phổ rộng
(không dùng thuốc lao)
Tình trạng
bệnh không
được cải
thiện
Tình trạng
bệnh được
cải thiện
(loại trừ lao)
Có bệnh lao
xét nghiệm đờm trực tiếp
(3 mẫu)
Điều trị lao phổi
dương tính
Điều trị lao phổi
âm tính
Có từ một tiêu bản
dương tính trở lên
Có 3 tiêu bản âm
tính
XQ và hội chẩn
chuyên khoa
Có bệnh lao
Không bệnh lao
Tìm hướng chẩn
đoán khác
Người có triệu chứng nghi lao


23
2.2.2.1. Triệu chứng của bệnh lao
Vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, do dính phải
các hạt nước bọt li ti có chứa vi khuẩn lao. Từ ổ khu trú ban đầu ở phổi vi
khuẩn lao theo đường máu, đường bạch huyết, đường phế quản, hoặc do tiếp
cận với bộ phận khác của cơ thể. Lao phổi là lao phổ biến nhất, gặp trên 85%
các trường hợp và lao phổi là thể bệnh duy nhất gây lây cho người xung
quanh. Lao ngoài phổi ít gặp hơn, thường biểu hiện ở màng phổi, hạch, cột
sống, khớp, đường tiết niệu, hệ thống thần kinh hoặc ổ bụng. Bất kỳ bộ phận
nào trong cơ thể cũng có thể bị mắc lao.
+ Triệu chứng toàn thân: Cho dù bệnh lao có khu trú ở một bộ phận nào
đó của cơ thể, gây ra những thể lao khác nhau và mổi thể lao đều có triệu
chứng riêng điển hình.Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện riêng của từng thể
lao, độc tố của vi trùng lao có thể gây nên các triệu chứng toàn thân như: sốt
nhẹ về chiều, mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu [2], [18].
+ Triệu chứng tại chổ: Tùy theo vị trí hay cơ quan bị lao mà biểu hiện
các triệu chứng tại chổ khác nhau, ví dụ:
- Lao phổi: Thường có các biểu hiện ho khan thường kéo dài trên hai
tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đàm.
- Lao màng phổi: Ho khan từng cơn, ho xuất hiện đột ngột khi thay đổi
tư thế, đau tức ngực, đau tăng lên khi hít sâu hoặc khi ho, khó thở. Khám: Sờ
rung thanh giảm, gõ đục, nghe rì rào phế nang giảm hoặc mất hẳn, có thể
nghe tiếng cọ màng phổi.
- Lao hạch: Thường gặp ở hạch cổ, ít gặp ở hạch bẹn, hạch nách. Hạch
sưng to dần, không đau, tập hợp thành từng chùm. Triệu chứng này khiến
người bệnh chủ quan, không nghỉ đến nguy cơ bị lao hạch. Khám giai đoạn
sau hạch dính vào với nhau thành từng đám hoặc dính vào tổ chức xung

24
quanh làm hạn chế di động, giai đoạn hạch nhuyễn hóa, hạch mềm dần rồi rò

mủ [29].
- Lao xương khớp: Triệu chứng điển hình là đau tại chổ bị bệnh, hạn chế
vận động, nếu bệnh diển biến lâu ngày không điều trị có thể gây rò mủ tại
chổ, nếu bị lao cột sống có thể gây gù vẹo cột sống, liệt vận động Khám vị
trí tổn thương thấy cứng đờ, không mềm mại gõ vùng tổn thương thấy đau .
- Lao màng não: Có các dấu hiệu thần kinh, như đau đầu, nôn, táo bón,
nặng có thể hôn mê co giật.
2.2.2.2. Chẩn đoán bệnh lao
Có các phương pháp sau:
- Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao: Phương pháp chẩn đoán lao phổi
bằng xét nghiện đờm tìm vi khuẩn lao thích hợp nhất với các nước nghèo và
nước có thu nhập thấp. Khi bệnh nhân có các triệu chứng nghi lao đến khám,
cần lấy đờm đủ 3 lần để xét nghiệm tìm vi khuẩn.
+ Mẫu 1: Mẫu đờm tại chỗ lần 1. Khi bệnh nhân đến khám, cán bộ y tế
hướng dẫn bệnh nhân khạc đờm vào vào cốc đựng đờm sau khi đã súc miệng.
+ Mẫu 2: Sau khi kiểm tra chất lượng của mẫu đờm tại chỗ lấn 1, cán
bộ y tế giao cho bệnh nhân một cốc đờm đã ghi sẵn họ tên ở thành bên của
cốc, hướng dẫn bệnh nhân lấy đờm vào buổi sáng sớm hôm sau, trước khi đến
phòng khám lần 2.
+ Mẫu 3: Mẫu đờm tại chổ lần 2. Sau khi bệnh nhân mang mẫu đờm 2
tới phòng khám, bệnh nhân lấy thêm mẫu 3 dưới sự giám sát của cán bộ y tế.
Các mẫu đờm được chuyển càng sớm càng tốt tới phòng xét nghiệm và nhuộn
bằng phương pháp Ziehl-Neelsen. Nếu kết quả mẫu đờm 1 dương tính nhưng
bệnh nhân không đến trở lại phòng khám, cần bố trí cán bộ y tế tìm bệnh nhân
trở lại và điều trị dự phòng, chống lây lan trong cộng đồng và cải thiện tình
trạng bệnh.

25
Cần điều trị càng sớm càng tốt nếu kết quả xét nghiệm đờm dương tính
và cần chụp XQuang.

- Nuôi cấy và kháng sinh đồ:
Phương pháp nuôi cấy sử dụng phổ biến trong bệnh lao những nước
phát triển, tỷ lệ lao thấp, số lượng bệnh nhân lao ít, nhu cầu phát hiện và điều
trị lao phổi AFB(-) và lao ngoài phổi tăng.
Phương pháp nuôi cấy có độ đặc hiệu cao, có thể định danh loại vi
khuẩn lao gây bệnh và độc lực của nó, đồng thời có thể làm kháng sinh đồ để
có thể xem mức độ kháng thuốc của vi khuẩn. Tuy nhiên lại đòi hỏi trang bị
tốn kém và thời gian trả lời kết quả chạm sau 2 đến 3 tháng.
- XQuang:
Chẩn đoán bệnh lao bằng XQuang độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu rất
thấp. Nhiều bệnh có hình ảnh giống như bệnh lao và ngược lại. XQuang có
giá trị cao khi triệu chứng lâm sàng nghi lao phổi nhưng xét nghiệm đờm âm
tính.
- Phản ứng Tuberculin (Mantoux):
Có giá trị hạn chế trong việc chẩn đoán bệnh lao
2.2.3. Phân loại bệnh lao
2.2.3.1.Theo vị trí tổn thương
- Lao phổi:
+ Lao phổi có vi khuẩn AFB(+) : là những người mắc bệnh lao phổi. xét
nghiệm đờm có vi trùng lao [18], [22].
+ Lao phổi có AFB(-): là những người mắc bệnh lao phổi, xét nghiệm
đờm không có vi trùng lao [18], [22].
- Lao ngoài phổi: Là lao tổn thương các cơ quan khác ngoài phổi. Những
người bị bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây truyền cho người khác
[18], [22].

×