Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hoàn thiện xuất nhập khẩu và các vướng mắc của doanh nghiệp - 8 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.85 KB, 8 trang )

* Nhà nước nên khuyến khích định hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong các doanh nghiệp.
Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quyết định các doanh nghiệp vào sự
nghiệp phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của đất nước. Công nghệ thông
tin giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh là một lực lượng quan
trọng hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Việt Nam
rất yếu kém. Để tháo gỡ bất cập đó cần phải có quy định và giải pháp thúc đẩy ứng
dụng công nghệ thông tin.
- Thứ nhất: cần sớm có chiến lược quy hoạch dài hạn và cụ thể từng giai đoạn về tài
lực, vật lực, nhân lực về ứng dụng công nghệ thông tin đối với từng loại hình doanh
nghiệp, từng doanh nghiệp gắn với chiến lược phát triển của mỗi ngành và đặc biệt
là gắn với chiến lược phát triển công nghệ thông tin của đất nước.
- Thứ hai: phải sớm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, cơ chế chính sách, chính
sách khuyến mãi phù hợp với đặc thù trên từng lĩnh vực công nghệ thông tin, phân
cấp một bước để thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng và triển khai các lợi thế của
công nghệ thông tin.
- Thứ ba: cần có biện pháp, các chương trình tuyên truyền, khuyến khích có hiệu
quả, nâng cao nhận thức và lợi ích thiết thực của lĩnh vực công nghệ thông tin vào
hoạt động của các doanh nghiệp.
- Thứ tư: Cần có biện pháp thu hút đầu tư trong nước và sự tham gia của Việt Kiều
ở nước ngoài cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp.
Đây là biện pháp quan trọng nhằm xây dựng nguồn vốn lớn, huy động nguồn nhân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
lực có chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm cho các dự án vốn có những đặc thù riêng
của công nghệ thông tin.
ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng cho sự phát
triển của mỗi doanh nghiệp cũng như cho sự phát triển của toàn xã hội. Công nghệ
thông tin sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến gần hơn đến trình độ
kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và khu vực và trên thế giới, nhất là
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đến gần.


* Nhà nước cần phải có biện pháp để bình ổn thị trường như xây dựng thể chế
chính sách phát triển thị trường, kết cấu hạ tầng thương mại, hình thành kênh phân
phối lưu thông, sử dụng các tổng Công ty lớn của Nhà nước làm công cụ bình ổn thị
trường. Trong đó công cụ chính là các doanh nghiệp đóng vai trò chính để bình ổn
thị trường. Các yếu tố tổ chức sản xuất, tổ chức lưu thông, kiểm soát thị trường,
thuế có tác dụng tới quan hệ cung cầu. Còn yếu tố kiểm soát tài chính tiền tệ tác
động đến quan hệ tiền - hàng rồi qua đó tác động tới quan hệ cung cầu.
Trong đó vòng tròn một là hệ thống thể chế, chính sách, định hướng phát triển của
cơ quan quản lý tác động đến hành vi doanh nghiệp. Qua đó tác động đến quan hệ
cung - cầu ở vòng trong 2, vòng liền mạch là tổng Công ty Nhà nước, ngụ ý lực
lượng này đóng vai trò nóng cốt trong bình ổn thị trường những mặt hàng trọng yếu.
Vòng trong cách quãng là doanh nghiệp được khuyến khích mở rộng mạng lưới
kinh doanh, tham gia bình ổn thị trường nói chung.
* Phải chủ động, không ngừng đổi mới phương thức xúc tiến thương mại.
Tư duy về xúc tiến thương mại là một trong những chuyển biến lớn trong nhận thức
xã hội. Việc đã có đến 51 đơn vị xúc tiến thương mại trong cả nước dù trình độ mô
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hình, tác động là khác nhau nhưng dù sao đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta
có hoạt động xúc tiến thương mại. Tuy nhiên từ thực tiễn của hoạt động xúc tiến
thương mại mấy năm qua cho thấy có một số vấn đề cần giải quyết.
Thứ nhất là vấn đề thực hiện, ba đối tượng tiến hành xúc tiến thương mại là cơ quan
Nhà nước trung ương, địa phương và doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp đóng vai
trò then chốt.
Thứ hai, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước trung ương là phải thực hiện tốt những
nhiệm vụ: quản lý Nhà nước thể hiện việc xây dựng văn bản pháp quy để quản lý
hoạt động xúc tiến thương mại, cơ quan Nhà nước trung ương còn yếu cả về khung
pháp luật lẫn kiểm tra, kiểm soát và quản lý. Bên cạnh vấn đề quản lý, cơ quan Nhà
nước trung ương cũng phải cung cấp thông tin lớn liên quan đến xúc tiến thương
mại và xác định những chiến lược trọng tâm, trọng điểm đối với những mặt hàng
cũng như địa bàn và những nơi cần xúc tiến thương mại, định ra định hướng cơ

quan Nhà nước trung ương phải chịu trách nhiệm tổ chức tiến hành những hoạt
động xúc tiến thương mại lớn và liên ngành, liên địa phương, chẳng hạn khuyến
khích kết hợp xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu ư, xúc tiến du lịch, kêté hợp với các
hoạt động văn hoá tạo nên hoạt động sôi nổi hấp dẫn để tranh thủ bạn hàng hướng
dẫn nghiệp vụ về đào tạo nguồn nhân lực cho cả hệ thống quản lý và doanh nghiệp
về phía cơ quan Nhà nước địa phương cần phải chịu trách nhiệm về những vấn đề:
- Thứ nhất phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện những quy định của Nhà nước, kiểm
tra đặc biệt là về quản lý, cung cấp thông tin và định hướng cụ thể cho từng mặt
hàng theo đặc thù của địa phương, thế mạnh của địa phương cũng như thị trường
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
quen thuộc của địa phương. Tỏo chức những hoạt động xúc tiến thương mại tầm cỡ
địa phương, đào tạo cụ thể cho các doanh nghiệp.
Trong hoạt động xúc tiến thương mại cần tăng hơn nữa tính chủ động ở từng cấp,
từng ngành và đặc biệt là từng doanh nghiệp.
Cần xác định các thị trường và mặt hàng trọng tâm, trọng điểm để tổ chức xúc tiến
thương mại một cách bài bản, về địa bàn có 4 thị trường lớn: Mỹ, EU, Nhật, Trung
Quốc. Về mặt hàng có hai cách tiếp cận hoặc lựa chọn mặt hàng có sẵn có tạo thêm
những chi tiết mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, hai là lựa chọn những mặt
hàng mới cần giới thiệu khuyến khích.
Phương pháp xúc tiến thương mại cần phong phú đa dạng hơn. Cần tìm kiếm thêm
qua kinh nghiệm thực tế những sáng kiến tạo nên nhiều hiệu quả như sáng kiến kết
hợp giữa xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch và các hoạt động
văn hoá.
Xúc tiến nước ngoài đã được quan tâm nhiều nhưng xúc tiến trong nước chưa được
quan tâm thoả đáng. Công tác xúc tiến của chúng ta trong nước chỉ mới quan tâm
đến dừng ở hội chợ mà những hội chợ này theo nhiều đánh giá thì phần chợ nhiều
hơn phần hội, chưa mang tính chuyên nghiệp. Cục xúc tiến thương cần có những
giới thiệu bài bản về khái niệm này để nâng tính chuyên nghiệp trong hoạt dộng
xúc tiến thương mại cho địa phương, doanh nghiệp nhất là những địa phương xa.
Nếu trong công tác xúc tiến thương mại cần chi một khoản cho hoạt động đây cũng

là điều nên đáng làm.
Trong cơ chế vận hành xúc tiến thương mại cần dứt khoát với cơ chế bao cấp, mạnh
dạn chuyển sang cơ chế thị trường cố gắng hạn chế dần tiến tới triệt tiêu bao cấp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đồng thời kiến nghị với Nhà nước sửa quy định các doanh nghiệp chỉ được dành
7% doanh thu cho hoạt động quảng cáo hàng hoá như hiện nay. Đây là quy định
không hợp lý, ở các nước tỷ lệ này dành cho các doanh nghiệp là rất lớn. Có thể coi
đây là một trong những khâu quyết định của cạnh tranh.
Cuối cùng quyết định nhất là nguồn nhân lực làm công tác hoạt động xúc tiến
thương mại. Đây là khâu quyết định cần thiết kể lại. Cục xúc tiến thương mại cần
dành phần đích đáng trong ngân sách Nhà nước cho đào tạo nguồn nhân lực. Trong
chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia cần dành một phần đáng kể
cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Trên đây là một số kiến nghị của Công ty đối với các cơ quan chủ quản thuộc Nhà
nước. Nhà nước cần có giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các Công ty trong nước
tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các
doanh nghiệp và môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh trước thềm hội nhập kinh tế. Các thủ tục
hành chính cần phải được tiếp tục cải thiện tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến
hành kinh doanh diễn ra thuận lợi đồng thời tiết kiệm được thời gian nắm bắt kịp
thời cơ hội kinh doanh đồng thời tiết kiệm được chi phí nhất là trong hoạt động xuất
nhập khẩu. Nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào thôi còn điều quan trọng là các Công ty
phải tự thân vận động là chính.
Kết luận
Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của Đảng và nhà nước đến
nay Công ty MESCO cơ bản đã hoàn thành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã
và đnag kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
công ty vẫn gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặc dù có đội ngũ cán bộ trẻ tài năng sáng tạo nhưng còn thiếu kinh nghiệm chưa

tinh thông nghiệp vụ là rào cản đối với hoạt động nhập khẩu. Sự yếu kém trong
nghiệp vụ nhập khẩu không chỉ đối với Công ty MESCO mà là thực trạng chung
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở phân tích những yếu kém những mặt hạn chế đó vấn đề đặt ra đối với
lãnh đạo công ty là cần phải tích cực hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá dưới
sự hỗ trợ của nhà nước để việc kinh doanh hàng hoá đạt hiệu quả cao tạo nên sự
chuyển biến để đưa công ty lên tầm cao mới có sự chuyển biến về chất để nâng cao
khả năng cạnh tranh trước thêm hội nhập với kinh tế thế giới.
Lời cam đoan
Với lòng biết ơn tôi xin chân thành gửi tới các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong
những năm qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Mai Thế
Cường và các cô chú trong Công ty MESCO những người đã nhiệt tình giúp đỡ,
cùng với sự nỗ gắng của bảng thân để tôi hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin cam đoan không có bất kỳ sự sao chép nào trong bản chuyên đề này mà bản
chuyên đề được hoàn thành trên cơ sở những kiến thức đã được tích luỹ trong
những năm qua và thông qua tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài mà tôi
chọn nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Sinh viên Hoàng Minh Toán
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tập i, II.
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường. NXB. Thống kê Hà Nội - 2004.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2. Giáo trình kinh doanh quốc tế tập i, II. NXB. Lao động Hà Nội - 2003.
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường.
3. Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. NXB giáo dục Hà Nội.
Tác giả: PGS. Vũ Hữu Tửu.
4. Giáo trình marketing quốc tế. NXB giáo dục Hà Nội - 1997.
Biên soạn: PGS. Nguyễn Cao Văn.
5. Luật thương mại. NXB. chính trị quốc gia Hà Nội - 2003
6. Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam. NXB.

Chính trị quốc gia Hà Nội - 2002
7. Báo cáo tổng kết của Công ty MESCO năm 2002; 2003; 2004.
8. Số 39/2004 thương mại: Vấn đề đặt ra từ nhập khẩu.
Tác giả: Lê Văn .
- Hoàn thiện các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng hoá đáp ứng yêu cầu chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả: PGS.TS. Đinh Văn Thành.
- Nhập khẩu song song - Giá thuốc có thực sự bình ổn.
Tác giả: Vũ Anh.
9. Số 37/2004 tạp chí thương mại.
- Sửa đổi về thi hành thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu
Tác giả: Trần Đăng Tĩnh.
- Về nhập khẩu song song
Tác giả: ThS. Nguyễn Thanh Tâm
10. Số 36/2004 Thương mại.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Phải chủ động, không ngừng đổi mới phương thức xúc tiến tiến thương mại. Lược
ghi phát triển của phó thủ tướng Vũ Khoan tại hội nghị XTTM toàn quốc.
11. Số 34/2004 Thương mại.
- Cổ phần hoá các Tổng Công ty - lợi ích và những vấn đề đặt ra
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Phong
- Nhân vật chính là doanh nghiệp
Tác giả: Quang Tùng
12. Trang Web:
Bài cổ phần hoá - thực trạng và giải pháp
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×