Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giáo án nghề làm vườn lớp 12 - KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.81 KB, 17 trang )

Giáo án nghề làm vườn lớp 12 - KỸ THUẬT
TRỒNG CÀ CHUA
1 - Giống cà chua:
Cà chua hiện đang trồng nước ta có nhiều giống,
nhưng có giá trị và được ưa chuộng hơn cả là một số
giống sau:
a - Cà chua Đại Hồng
Đây là giống cà chua nhập từ Trung Quốc, trồng
phổ biến ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hà
Nội, Hải Phòng. Cây cao trung bình 1,4m – 1,5m,
phiến lá rộng có màu xanh đậm, răng cưa mỏng. Quả
to, tròn đều, khi chín có màu đỏ. Trọng lượng quả
trung bình 50 - 65 g/quả. Phẩm chất ngon.
Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch là: 75 –
80 ngày. Năng suất trung bình 15 – 20 tấn/ha.
b - Cà chua số 7
Có nguồn gốc tù Hungari, do Viện cây lương
thực và thực phẩm chọn lọc và thuần hoá. Cây cao
trên 1m. Thân, lá có màu xanh nhạt. Quả non màu
xanh nhạt, khi chín màu đỏ tươi, trọng lượng trung
bình của quả từ 60 - 80g/quả. Vỏ quả dày nên vận
chuyển đi xa tốt. Chất lượng quả khá. Thời gian từ
khi trồng đến khi thu hoạch 65 - 70 ngày, năng suất
trung bình 20 - 25 tấn/ha.
c - Giống cà chua 214
Đây là giống lai tạo từ hạt lai F1 của tổ hợp lai
VC1 x America (nhập nội) và được xử lý bằng dung
dịch Nitrozomethuluze 0,02 %. Tiếp đó là chọn lọc
cá thể liên tục với thế hệ thứ 6. Giống cà chua 214 là
kết quả chọn tạo của các nhà khoa học thuộc Viện
cây lương thực và thực phẩm.


Giống cà chua 214 có thân hình mập, lá màu
xanh nhạt, chiều cao cây trung bình từ 75 - 100 cm.
Quả cà chua giống 214 có phẩm chất tốt, cùi dày,
hàm lượng đường và vitamin C cao, thích hợp cho
việc vận chuyển đi xa. Thời gian sinh trưởng từ 100 -
120 ngày. Năng suất quả trung bình ở vụ Đông xuân
là 40 tấn/ha, vụ xuân hè 20 tấn/ha.
d - Giống cà chua HP.5
Giống cà chua HP.5 được tạo bằng phương pháp
chọn lọc cá thể liên tục nhiều lần từ tập đoàn cà chua
Nhật bản.
Cây cao trung bình 90cm. Quả tròn hơi thuôn có
chia múi không rõ, quả chín màu đỏ tươi ít hạt. Quả
cà chua HP.5 có phẩm chất tốt, cùi dày, chắc, thích
hợp cho việc vận chuyển xa. Thời gian sinh trưởng từ
120 - 135 ngày. Năng suất trung bình 35 - 40 tấn/ha,
thâm canh tốt có thể đạt trên 50 tấn/ha. Giống cà
chua HP.5 có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi
(hạn, nóng, rét ) chống bênh mốc sương và đốm
vàng tốt.
2 - Thời vụ trồng
Có 3 vụ trồng cà chua là: Vụ sớm - vụ chính - vụ
muộn
- Vụ sớm:
Gieo hạt tháng 7 - 8
Trồng vào tháng 8 - 9
Thu hoạch vào tháng 11 - 12

- Vụ chính:
Gieo vào giữa tháng 9

Trồng giữa tháng 10
Thu hoạch vào tháng 3 năm sau
- Vụ muộn:
Gieo vào tháng 11
Trồng tháng 12
Thu hoạch tháng 3 – 4 năm sau
3 - Kỹ thuật gieo hạt và chăm sóc cây non ở
vườn ươm
- Chọn nơi đất cao, khô ráo, dễ thoát nước làm
vườn gieo ươm cho cà chua. Bón 1,5 - 2 kg phân
chống ủ mục chộn lẫn 10 – 20g supe lân/1m
2
. Lượng
hạt giống gieo là 2 - 4g/1m
2.
Hạt giống cà chua trước khi gieo cần được xử lý.
Ngâm hạt trong nước nóng 50
0
C trong thời gian
khoảng 20 - 30 phút rồi đem reo. Gieo hạt xong, dùng
trấu hoặc rơm băm nhỏ phủ một lớp mỏng trên mặt
luống. Tưới nhẹ để giữ ẩm thường xuyên. sau khi
gieo 5 - 7 ngày hạt sẽ mọc.
- Khi cây con có 1 - 2 lá thật, tỉa bỏ những cây
còi cọc, những chỗ cây mọc quá dày, giữ khoảng
cách từ 3 - 4 cm. Khi cây có 3 - 5 lá thật, tiếp tục tỉa
bỏ lần 2, giữ khoảng cách từ 8 - 10 cm, tạo điều kiện
cho cây giống mập khoẻ. Bón phân lót đầy đủ, cây
khoẻ mập không cần bón phân thúc. Chú ý theo dõi
tình hình sâu bệnh ở vườn ươm và xử lý kịp thời. Có

thể dùng dung dịch boocđô 1% để trừ bệnh (kết hợp
vào những lần tỉa cây). Ngừng tưới nước trước khi
nhổ cây để trồng 2 - 4 ngày giúp cây đanh và khi
trồng nhanh bén rễ. Nhưng trước khi nhổ cây 1- 2 giờ
cần tưới đẫm luống để dễ nhổ và không bị đứt rễ.
4 - Làm đất, bón lót và trồng cà chua
- Đất trồng cà chua tốt nhất được phơi ải, chân
đất ít chua. Làm nhỏ đất rồi lên luống rộng từ 1-1,2
m.
- Tuỳ theo từng chân đất, lượng phân bón lót có
thề thay đổi, mức bón trung bình như sau:
+ Phân chuồng: 15 - 20 tấn/ha (5 - 7 tạ/ sào Bắc
Bộ)
+ Lân supe: 350 - 400 kg/ha (13 - 14 kg/ sào Bắc
Bộ)
+ Kali: 200 - 300 kg/ha (7 - 10 kg/ sào Bắc Bộ)
+ Đạm sunphat: 100kg/ha (3,5 kg/ sào Bắc Bộ)
Phân chuồng, lân, kali trộn đều và bón lót vào
hốc trước khi trồng. Phân đạm cũng bón lót vào gốc
nhưng bón sau khi trồng.
- Tiêu chuẩn cây giống tốt để trồng
+ Có những đặc điểm, đặc trưng của giống (hình
dạng, màu sắc lá )
+ Cây đảm bảo không có sâu bệnh
+ Cây giống đủ tuổi (từ 25 - 30 ngày tuổi).
Không trồng cây đã quá già.
+ Cây giống có 6 - 8 lá thật, cây cao chừng 15 –
20 cm.
- Mật độ khoảng cách trồng.
Đối với những giống cà chua loại hình hữu hạn

không làm giàn, trồng với mật độ 28 - 32 ngàn
cây/ha. Khoảng cách trồng: 70 x 40 x 50cm. Làm
giàn cho cà chua có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong
trường hợp này mật độ trồng có thể tăng gấp rưỡi và
khoảng cách trồng là: 70 x 20 x 30 cm.
5 - Kỹ thuật chăm sóc cà chua
- Tưới nước cho cà chua
Sau khi trồng, mỗi ngày tưới 2 lần, khi cây bén
rễ hồi xanh chỉ cần tưới 1 lần giữ ẩm. Cà chua trồng
trong mùa khô hanh, trên chân đất màu, nên càng cần
phải tưới nước. Nếu thiếu nước, cây sinh trưởng
chậm, ra hoa kết quả ít, tỷ lệ rụng hoa rụng quả cao,
nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất thu hoạch. Có hai
thời kỳ cần thiết hết sức lưu ý để tưới nước cho cà
chua đó là:
+ Khi cây cà chua ra quả rộ (trên 50% số cây ra
quả)
+ Khi quả cà chua phát triển mạnh ( quả lớn
nhanh)
Ở hai thời kỳ này cần áp dụng cách tưới nước
cho nước tự chảy theo rãnh luống.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng cây cà chua kém
chịu úng. Vì vậy không để nước ứ đọng lâu trong các
rãnh khi tưới cũng như khi trời mưa.
- Bón phân thúc: Cây cà chua có thời gian sinh
trưởng tương đối dài trên đồng ruộng, nên cần bón
thúc nhiều lần cho cây.
Có thể bón vào nhữnh thời kỳ:
+ Sau khi cây bến rễ 15 - 20 ngày.
+ Khi cây ra nụ rộ

+ Khi cây ra quả rộ
+ Sau thu hoạch lứa quả đầu tiên
Hai lần đầu dùng phân chuồng pha loãng để tưới
trực tiếp vào gốc cây (4 - 6 lần). Những lần sau dùng
phân vô cơ hoặc phân bón qua lá.
Trong kỹ thuật bón phân cho cà chua cần lưu ý:
Phân lân và phân kali bón thúc sớm, phân đạm bón
thúc với số lượng tăng dần.
Lượng phân bón thúc cho cà chua trung bình là:
Supe lân: 200kg/ha
Kali: 100kg/ha
Đạm sunphat: 500kg/ha
- Làm cỏ vun xới
Xới cho đất tơi xốp, vun gốc cho cà chua là tạo
điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh và sinh nhiều rễ
phụ. Vì vậy đây là một biện pháp chăm sóc rất quan
trọng đối với cà chua. Xới đất, vun gốc vào hai thời
kỳ.
Sau khi cây bén rể 15 - 20 ngày
Sau lần vun xới lần đầu 15 - 20 ngày (trước khi
làm giàn)
Nếu gặp trời mưa to, lớp đất mặt bị đóng váng
cần xới ngay cho đất thoáng
- Làm giàn, bấm ngọn tỉa cành cho cà chua.
Làm giàn nhằm tăng số lượng cây trên đơn vị
diện tích đất, giúp cây tiếp xúc đều với ánh sáng, làm
tăng tỉ lệ đậu hoa, đậu quả, hạn chế tác hại của sâu
bệnh Nói chung làm giàn cho cà chua (cả loại hình
hữu hạn và vô hạn) đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cây cà chua cao chừng 30 - 40cm, bắt đầu cắm

cọc làm giàn. Làm giàn xong tiến hành buộc nhẹ thân
cây vào giàn.
Cây cà chua có đặc tính phân nhánh khá mạnh,
nhánh lớn nhanh. Vì vậy cần tỉa bỏ những nhánh ở
phía trên chùm hoa thứ nhất. Chỉ giữ lại thân chính là
1-2 cành ngay dưới chùm hoa thứ nhất. Muốn vậy
cần theo dõi thường xuyên, 5 - 7 ngày một lần kiểm
tra để tỉa cành. Tỉa cành ngay khi cành mới nhú hoặc
dài chừng khoảng 3 - 5cm. Công việc tỉa cành áp
dụng với cả loại hình hữu hạn và vô hạn. Còn bấm
ngọn chỉ thực hiện với cà chua thuộc loại hình vô
hạn. Bấm ngọn vào lúc trên cây có từ 4 - 6 chùm hoa
trên thân.
Song song với bấm ngọn, tỉa cành cần ngắt bỏ
những lá già, héo, lá bị bệnh ở phía gốc, tạo cho phần
gốc được thông thoáng, sâu bệnh không nơi ẩn nấp
gây hại.
6 - Sâu bệnh hại cà chua, biện pháp diệt trừ
Sâu hại cà chua chủ yếu là sâu xanh, sâu
khoang, sâu ăn lá, ăn cùi quả, sâu hồng đục quả, rầy
xanh Phòng trừ các loại sâu trên bằng thuốc chứa
lân hữu cơ như Dipterech, Bi58 pha với nồng độ 0,1 -
0,2%.
Bệnh hại chính ở cà chua là: bệnh đốm nâu, bệnh
dịch muội, bệnh chết xanh, bệnh vi rút hai lá thân
cành, các bệnh thán thư, bệnh đốm quả Nguy hại
nhất trong số này là bệnh dịch muội và đốm nâu.
Dùng boócđô 1% hoặc Diram, Dinep, Manép, pha
với nồng độ 0,1 - 0,2% (10 - 20g thuốc pha vào 10 lít
nước) rồi phun lên cây.

Để phòng trừ sâu bệnh hại cà chua nói chung nên
áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp (làm ải đất,
xử lý đất kỹ, loại bỏ những tàn dư cây bị sâu bệnh, vệ
sinh đồng ruộng, diệt trừ các môi giới truyền bệnh).

IV - THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN
Cà chua khi quả đã phát triển đầy, vỏ quả càng
láng bóng, màu quả từ xanh sang trắng xanh la lúc
bắt đầu chín xanh, có thể thu hoạch được.
Muốn vận chuyển đi xa phải thu hoạch vào thời
kỳ chín xanh, như vậy bảo quản quả sẽ tốt hơn,
không bị giập nát. Nếu không cần vận chuyển đi nơi
xa, có thể để quả bắt đầu có màu đỏ nhạt nhưng vẫn
còn cứng hãy thu hoạch.
Cà chua sau khi thu hoạch, muốn cho qủa chín
hoàn toàn cần phải ủ một thời gian. Quả càng đỏ chất
lượng cầng cao (vì hàm lượng tăng trưởng lên và hàm
lượng axit hữu cơ giảm).
Kỹ thuật bảo quản (ủ) có ảnh hưởng lớn đến
phẩm chất quả cà chua. Nếu mỗi trường ủ (còn gọi là
giấm quả) đủ ôxi (thoáng khí) quả chín đều, màu đỏ
tươi, cùi quả vẫn cứng. Thông thường dùng khí
axêtilen (C
2
H
2
) để kích thích quả chín. Kinh nghiệm
dân gian: có thể dùng lá xoan, xông hương để thay
khí axêtilen khi giấm quả. Để vận chuyển cà chua đi
xa (xuất khẩu) người ta dùng giấy xốp gói từng quả,

xếp vào xọt cứng hay thùng gỗ thông thoáng (bằng
gỗ thông), có nẹp đai bên ngoài để giữ quả không bị
xây xát, giập nát.

B. CÂY TỎI

I - GIÁ TRỊ CỦA CÂY TỎI
Tỏi là loại cây gia vị có giá trị nhiều mặt trong
đời sống cũng như kinh tế.
Trong y học, tỏi được dùng làm thuốc chữa bệnh
cảm cúm, cảm lạnh, đầy bụng, chướng hơi, mụn nhọt,
tăng thân nhiệt cho cơ thể. Đặc biệt trong thành phần
của tỏi có chất sunphua dianlyn là một loại phytonxit
thực vật có giá trị sinh học cao.
Trong đời sống hàng ngày của con người, tỏi là
một trong những loại gia vị được dùng nhiều để chế
biến các món ăn từ đơn giản đến cao cấp.
Tỏi còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế
của nước ta.Tỏi thường xuất khẩu dưới dạng củ khô,
thái lát khô, nghiền bột.
Cây tỏi thích hợp với điều kiện thời tiết vụ đông,
nên nó trở thành cây có giá trị hàng hoá trong vụ
đông ở nước ta. Năng suất củ khô có thể đạt 3 - 4
tấn/ha, giống tốt và thâm cành cao có thể đạt tới 7 – 8
tấn/ha.

II - ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY TỎI
Cây tỏi có cấu tạo thân giả, phát triển trên một
cán đế gồm nhiều lá xếp xít vào nhau, bên ngoài cán
đế có vỏ bao bọc.

Mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ, sau này
phát triển thành nhánh tỏi (tép tỏi). Các nhánh tỏi này
được bao bọc bởi các bẹ lá tạo thành một củ tỏi.
Lá tỏi dài nhưng hẹp bản, mềm, có lớp sáp phủ
ngoài để chống mất nước và bảo vệ lá.
Rễ tỏi là rễ phụ, phát triển kém nên ăn nông trên
tầng đất mặt. Rễ tập trung nhiều ở tầng đất 10 – 20
cm.
Tỏi là loại cây sinh sản vô tính bằng các nhánh
tỏi.
Cây tỏi ưa thời tiết khô hanh, khí hậu mát lạnh.
Nhiệt độ thích hợp cho tỏi phát triển là: 18
0
C

-

22
0
C.
Cây tỏi ưa đất nhẹ (cát pha, thịt nhẹ) nhiều đất
mùn, có PH = 5,5 – 7.

×