Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 6 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.25 KB, 15 trang )


74
Tiêu chuẩn:
- 0: Không ra được quyết định.
- l: Ra quyết định chưa chính xác, thiếu.
- 2: Quyết định đúng, đủ yêu cầu.
Đánh giá kết quả:
Tổng số điểm: 42
<24 điểm: Kém 24 - 30 điểm: Trung bình
31 - 36 điểm: Khá 37 - 42: Giỏi
3. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá
Sinh viên đọc bài lý thuyết trước khi học lâm sàng bài này. Sau khi nghe giảng
lâm sàng trên bệnh nhân hoặc bình bệnh án thiếu máu, sinh viên sử dụng bảng kiểm
lượ
ng giá để tự lượng giá quá trình học bằng cách đối chiếu những điểm đã làm được
với yêu cầu phải đạt của từng phần và cho điểm theo hướng dẫn.
Tương tự, sinh viên có thể sử dụng để lượng giá kỹ năng của sinh viên khác.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học
- Đọc trước tài li
ệu, trả lời câu hỏi trong khi thảo luận nhóm, đặt câu hỏi thắc
mắc với giảng viên.
- Áp dụng những kiến thức đã tích luỹ được về bệnh vào thực tế lâm sàng trong
việc khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh tật và tiền sử gia đình. Cần khai thác thêm:
+ Điều kiện kinh tế, mức thu nhập của gia đình.
+ Nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình.
+ Tình trạ
ng ốm đau.
+ Tập quán ăn uống của gia đình và bản thân người bệnh trước đây và hiện nay
(ăn thức ăn không cung cấp đủ sắt, ăn ít thịt, nhiều cơm, ít rau xanh )
+ Am hiểu nhà ở, môi trường xung quanh, điều kiện vệ sinh, điều kiện làm việc.


- Trên cơ sở các thông tin thu được từ thực tế để đưa ra cách điều trị, biện pháp
quả
n lý, theo dõi và phòng bệnh cho bệnh nhân ở bệnh viện và cộng đồng.
- Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về thực hiện chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và
lao động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
2. Vận dụng thực tế
Bệnh nhân thiếu máu có thể vào viện vì nhiều lý do khác nhau, có thể vào vì biến
chứng của thiếu máu hoặc vào vì các bệnh khác mà thiếu máu chỉ là bệ
nh kèm theo.

75
Khi gặp bệnh nhân thiếu máu phải cố gắng phát hiện được nguyên nhân thiếu máu,
trong điều trị phải chú ý điều trị nguyên nhân và các biến chứng của thiếu máu cũng
như các biến chứng của điều trị như tăng gánh tuần hoàn (với bệnh nhân thiếu máu
mạn tính), nhiễm sắt do truyền máu nhiều lần.
3. Tài liệu tham khảo
1. Hóa nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Phạm Tử D
ương (2004), Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
2. Những nguyên lý y học nội khoa, tập 2, Harison’s (2000), Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
3. Bài giảng nhi khoa (2000), tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Bài giảng triệu chứng nội cơ sở, Đại học Y Hà Nội.
6. Cẩm nang điều trị nội khoa (1995), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Bệnh học nội khoa (2003), tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Huyết họ
c lâm sàng (2003), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

76
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP


MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Chẩn đoán được viêm khớp dạng thấp
2. Điều trị, tư vấn cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Để thực hành lâm sàng viêm khớp dạng thấp với 2 mục tiêu trên, yêu cầu sinh
viên nắm vững bài học lý thuyết viêm khớp dạng thấp, cách khám cơ quan vận động.
Phải biết cách tổng hợp, phân tích, lập luận, đề xuất các thăm dò cận lâm sàng phù hợp
với tuyến tỉnh giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và cuối cùng biết điều trị, tư vấn
được cho bệnh nhân cụ thể bị
viêm khớp dạng thấp.
1. Khai thác bệnh sử, tiền sử
Bảng kiểm kỹ năng khai thác bệnh sử, tiền sử

STT Nội dung Mục đích Yêu cầu phải đạt
Kỹ năng giao tiếp
1 Tác phong Giúp người bệnh có lòng
tin, thiện cảm ngay từ đầu
SV mặc áo, mũ blu gọn gàng, đi,
đứng nói chững chạc
2 Chào bệnh nhân Phép lịch sự khi giao tiếp Đúng, phù hợp với độ tuổi bệnh
nhân
3 Tự giới thiệu và giải
thích lý do thăm khám
Bệnh nhân biết được đối
tượng, mục đích của
người đến khám họ
Giới thiệu đầy đủ, nói lý do rõ ràng
4 Động viên khuyến

khích bệnh nhân
Người bệnh phối hợp tốt
trong quá trình thăm
khám
Bệnh nhân yên tâm phối hợp
5 Đặt câu hỏi phù hợp
với bài học
Thể hiện sinh viên có
kiến thức
Các câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu
6 Lắng nghe khi người
bệnh nói
Bệnh nhân cảm thấy
được tôn trọng
Lắng nghe nhưng có thể sử dụng
ánh mắt cử chỉ đe thể hiện đang
nghe
7 Ghi chú thông tin Lưu lại thông tin Ghi đầy đủ thông tin cần thiết
8 Thái độ đồng cảm Bệnh nhân bày tỏ hết các
vấn đề liên quan đến sức
khoẻ bản thân
Thể hiện sự gần gũi đồng thời tôn
trọng người bệnh
Kỹ năng hỏi bệnh sử
9 Vị trí khớp đau Xác định vị trí, số lượng
khớp đau
Có hỏi được vị trí
10 Thời gian, hoàn cảnh
thuận lợi
Giúp tìm yếu tố đặc trưng

về thời gian đau (Buổi
sáng) Tìm yếu tố nguy cơ
Hỏi đầy đủ bằng câu hỏi mở (Đau
nhiều nhất khi nào trong ngày)
11 Cứng khớp buổi sáng Tìm triệu chứng điển
hình của VKDT
Dùng câu hỏi đóng: Buổi sáng có
bị cứng khớp không?
12 Khả năng vận động Đánh giá mức độ bệnh Xác định mức độ hạn chế vận động

77
13 Diễn biến Khi bệnh nhân đã được
điều trị để đánh giá hiệu
quả điều trị
Đánh giá được diễn biến
14 Các dấu hiệu toàn thân
khác (Sốt, ăn, mệt)
Tìm các triệu chứng khác
của bệnh
Phát hiện các dấu hiệu kèm theo
15 Hỏi tính chất di
chuyển của đau khớp,
viêm họng
Phân biệt với thấp khớp Cần hỏi ở bệnh nhân trẻ
16 Đau ở khớp đốt ngón
xa
Phân biệt với thoái hoá
khớp
Cần hỏi ở bệnh nhân nhiều tuổi
17 Hỏi sốt kéo dài, mất

kinh. đau cơ
Phân biệt với đau khớp
do bệnh Lupus
Cần hỏi ở bệnh nhân nữ, trẻ
18 Hỏi có cơn đau dữ dội
ở khớp nhỡ hay
không?
Phân biệt với bệnh Goưte Cần hỏi ở bệnh nhân nam giới,
trung niên
19 Sự hiểu biết của bệnh
nhân về bệnh
Giúp cho việc tư vấn sau
này
Đánh giá được nhận thức bệnh của
bệnh nhân
Khai thác tiền sử
20 Tiền sử bệnh VKDT,
cách điều trị
Giúp chẩn đoán dễ hơn
21 Tiền sử các bệnh khác Giúp chẩn đoán và điều
trị phù hợp
Cần hỏi tiền sử bệnh tật và đánh
giá ảnh hưởng của tiền sử và bệnh.

22 Điều kiện sinh hoạt vật
chất, nhà ở?
Giúp điều trị phù hợp Cần hỏi về tình trạng nhà ở, ẩm
thấp
23 Gia đình có người bị
VKDT?

Tìm yếu tố di truyền Cần hỏi tiền sử gia tỉnh


2. Kỹ năng khám bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Bảng kiểm kỹ năng khám bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

STT Nội dung Mục đích Yêu cầu phải đạt
Khám khớp
1 Tính chất đối
xứng
So sánh với bên không đau, đánh giá
triệu chứng bên đau
Tất cả các động tác thăm khám
khớp đều phải đối xứng
2 Làm động tác
của khớp
Đánh giá khách quan khả năng thực
hiện các động tác của khớp, đau khi
thăm khám
Giữ cố định gốc của khớp định
khám, di động phần ngọn khớp
3 Sờ Đánh giá khớp nóng Sờ bằng mu bàn tay
4 Nhìn - Đánh giá khớp sưng
- Biến dạng (Ngón tay hình thoi, cổ
tay có hình lưng lạc đà)
- Lệch trục (Bàn tay gió thổi)
- Teo cơ lân cận (Cơ liên đốt)
- Để tay bệnh nhân ở tư thế dễ
quan sát, đánh giá
- Có ghi chép nhận xét đủ khi

khám khớp
5 Đo - Đánh giá khớp sưng to, biến dạng
Phân biệt teo cơ trong các bệnh lý thần
kinh
Đo ở cùng vị trí thăm khám đối
xứng khi có teo cơ cẳng chân
6 Khám các cơ
quan khác
Theo nguyên tắc khám bệnh Khám đủ
7 Tóm tắt các
triệu chứng đã
khám được
- Thể hiện kết quả thăm khám.
Nhận được các phản hồi từ người khác
Ngắn gọn, đầy đủ

78
3. Kỹ năng tư vấn bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Bảng kiểm kỹ năng tư vấn bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
STT Nội dung Mục đích Yêu cầu phải đạt
Giao tiếp khi tư vấn
1 Thái độ thông cảm với
bệnh nhân
Tạo sự tin cậy của bệnh
nhân
Bệnh nhân tin cậy, có thể hỏi thêm
ý kiến
2 Cách dùng ngôn từ Bệnh nhân dễ hiểu Dễ hiểu, không dùng từ chuyên
môn
3 Nghe Biết được các khó khăn

của BN, để có tư vấn
phù hợp
Lắng nghe bệnh nhân nói, có cử chỉ
đe BN nhận thấy là SV có nghe
4 Động viên, khuyến
khích bệnh nhân
BN cho phản hồi, tư vấn
phù hợp cho BN Bệnh
nhân thực hiện nội dung
tư vấn
Có động viên BN, có được phản hồi
của BN
5 Hỏi lại bệnh nhân
những vấn đề đã tư vấn
Xác định lại sự hiểu biết
của bệnh nhân sau khi
được tư vấn
Có hỏi lại (Câu hỏi đóng)
Nội dung tư vấn
6 Cho bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân
biết đặc điểm bệnh
BN hiểu được tình trạng
bệnh
Nói rõ chẩn đoán bệnh, diễn biến,
biến chứng có thể, yếu tố nguy cơ
tái phát.
7 Hường dẫn bệnh nhân
cách phòng đợt cấp tính
xảy ra

Hạn chế xuất hiện đợt
cấp tính của bệnh
Nói rõ cần tránh ẩm thấp, tránh vận
động quá mạnh.
8 Tư vấn cách phát hiện
tai biến do dùng thuốc,
đặc biệt khi dùng thuốc
chống viêm.
Hạn chế tai biến do dùng
thuốc
BN đau thượng vị hoặc nôn ra máu,
đi ngoài phân đen là biểu hiện tai
biến do thuốc chống viêm
9 Tư vấn cách tập luyện
tại nhà
Tránh tàn phế Đi lại tập vận động khi ổn định
10 Tư vấn chế độ ăn: kiêng
rượu, thuốc lá
Đủ dinh dưỡng, tránh
yếu tố làm nặng thêm
bệnh
Ăn tăng cường dinh dưỡng, tránh
rượu, thuốc lá


TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Bài tập tình huống
Tình huống 1:
Bệnh nhân nữ 52 tuổi, thể trạng béo phì, đến trạm y tế khám vì đau ở khớp gối 2
bên, đau 1 bên cổ chân, thường đau sau khi bệnh nhân chơi cầu lông, tình trạng bệnh

đã diễn biến 3 tháng, thỉnh thoảng đau nhưng mức độ vừa phải, lần này đau nhiều nên
bệnh nhân đến khám. Tại trạm y tế phường
được cán bộ y tế khám thấy các khớp bệnh
nhân đau, không sưng, không teo cơ, không cứng khớp, đau tăng lên khi vận động,
được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và được cho thuốc: Ampicilin, Paracetamol,

79
Aspinn. Sau 5 ngày bệnh không có biến chuyển tốt nên bệnh nhân đến viện khám.
Câu hỏi:
1. Theo bạn bệnh nhân này được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp có phù hợp
không? Tại sao?
2. Khi bệnh nhân có chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thì việc cho thuốc có gì
chưa phù hợp? Tại sao?
Tình huống 2:
Bệnh nhân nữ 46 tuổi, có triệu chứng đau các khớp đốt gần ở các ngón 1, ngón 2
của 2 tay. Có cứng khớp buổi sáng, không sưng nóng, không đỏ
. Có tiền sử đau dạ
dày.
Chẩn đoán phù hợp nhất là gì?
Cần cho xét nghiệm gì tại tuyến tỉnh?
Thuốc phù hợp?
Tình huống 3:
Bệnh nhân nữ 48 tuổi đến khám ở trạm y tế xã vì đau khớp bàn ngón tay, được
bác sĩ khám thấy có sưng nóng ở cổ tay 2 bên.
Câu hỏi:
Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu 1 và 2 bằng cách đánh dấu X vào ô
có chữ cái tương đương vớ
i chữ cái đầu câu trả lời mà bạn chọn:

Câu hỏi A B C D

1. Cần hỏi vấn đề đầu tiên khi có hướng nghĩ tới VKDT là:
A. Sốt
B. Cứng khớp buổi sáng
C. Hạn chế vận động.
D. Tê bì

2. Khi khám ngón tay, nếu có dấu hiệu sau thì hướng tới chẩn đoán
VKDT:
A. Khớp đốt gần sưng to phía lòng bàn tay
B. Khớp đốt ngón xa sưng to
C. Ngón tay hình dùi trống
D. Ngón tay hình thoi

3. Bệnh nhân này sau khi hỏi thấy có cứng khớp buổi sáng, các triệu chứng này
đã diễn biến được 2 tháng.
Theo bạn bệnh nhân được chẩn đoán bệnh gì? Tại sao?
Chọn một câu trả lời đúng nhất cho câu 4 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ
cái tương đương với chữ cái đầu câu trả lời mà bạn chọn:

80


Câu hỏi A B C D
4. Bệnh nhân chụp X quang thấy có hình ảnh mất vôi đầu xương, khe
khớp hẹp, theo bạn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giai đoạn:
A. Giai đoạn 1
B. Giai đoạn 2
C. Giai đoạn 3
D. Giai đoạn 4









Tình huống 4:
Giai đoạn 1 : Bệnh nhân nữ 32 tuổi, đến khám bệnh vì đã đau 2 tuần nay ở khớp
gối bên phải, kèm theo đau ở khớp bàn ngón chân bên phải làm bệnh nhân đi lại tập
tễnh, không có hiện tượng cứng khớp buổi sáng. Khám thấy khớp gối sưng đỏ ít,
không teo cơ.
Câu hỏi:
Chọn một câu trả lời đúng nhất cho câu 5 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ
cái t
ương đương với chữ cái đầu câu trả lời mà bạn chọn:

Câu hỏi A B C D
5. Triệu chứng cơ năng nào cần khai thác:
A. Nóng khớp
B. Đỡ đau sau khi xoa bóp
C. Có tính di chuyển
D. Mỏi hay đau là chính









Giai đoạn 2: Bệnh nhân nữ 32 tuổi, đến khám bệnh vì đã 2 tuần nay tự nhiên thấy
đau ở khớp gối bên phải, kèm theo đau ở khớp bàn ngón chân bên phải làm bệnh nhân
đi lại tập tễnh, không có hiện tượng cứng khớp buổi sáng. Khám thấy khớp gối sưng
đỏ ít, không teo cơ.
Sau khi hỏi thêm thấy bệnh nhân trước khi đau khớp gối bên phải có đau khớp
bên trái nhưng đã t
ự đỡ
Câu hỏi:
Chọn một câu trả lời đúng nhất cho câu 6 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ
cái tương đương với chữ cái đầu câu trả lời mà bạn chọn:

Câu hỏi A B C D
6. Chẩn đoán phù hợp nhất là:
A. Viêm khớp dạng thấp
B. Thấp tim
C. Thấp khớp nhiễm khuẩn
D. Bệnh gút








Tình huống 5.
Giai đoạn 1: Bệnh nhân nam 52 tuổi, béo phì, đến khám vì có đau khớp gối và

81

khớp cổ chân 2 bên, đau làm đi lại khó khăn.
Câu hỏi:
7. Cần hỏi thêm 2 vấn đề gì trước tiên nếu nghĩ đến VKDT
A………………
B………………
Giai đoạn 2: Sau khi hỏi thêm thấy bệnh nhân mới xuất hiện đau khớp 3 ngày,
không có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng, khám thấy khớp sưng nóng đỏ, có rải rác cục
tròn ở quanh khớp gối.
Câu hỏi :
Chọn một câu trả lời đúng nh
ất cho câu 8 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ
cái tương đương với chữ cái đầu câu trả lời mà bạn chọn:

Câu hỏi A B C D
8. Chẩn đoán phù hợp nhất là:
A. Viêm khớp dạng thấp
B. Thấp tim
C. Viêm cột sống dính khớp
D. Bệnh gút








Tình huống 6.
Bệnh nhân nữ, 56 tuổi có tiền sử viêm khớp dạng thấp đã 5 năm nay, đợt này vào
viện vì đau khớp gối, cổ chân và bàn ngón chân 2 bên, không đi lại được. Khi vào viện

được chụp X quang thấy có hình ảnh dính một phần khớp gối, diện khớp có chỗ bị
khuyết xương.
Câu hỏi:
9. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giai đoạn nào?
2. Công cụ l
ượng giá
Thang điểm đánh giá kỹ năng khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh viêm khớp dạng thấp


Điểm
STT Nội dung
Hệ số 2 1 0
Kỹ năng giao tiếp
1 Tác phong 1
2 Chào hỏi bệnh nhân 1
3 Tự giới thiệu và giải thích lý do thăm khám 1
4 Động viên khuyến khích bệnh nhân phối hợp 1
5 Đặt câu hỏi phù hợp với bài học 2
6 Lắng nghe khi bệnh nhân nói 1
7 Ghi chú thông tin 2
8 Thái độ đồng cảm 1

82
Kỹ năng hỏi bệnh sử
9 Vị trí khớp đau 2
10 Thời gian, hoàn cảnh thuận lợi 1
11 cứng khớp buổi sáng 3
12 Khả năng vận động 1
13 Diễn biến 1
14 Các dấu hiệu toàn thân khác (Sốt, ăn, mệt) 1

15 Các triệu trứng để phân biệt chẩn đoán 1
16 Sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh 1
17 Sự đáp ứng với điều trị hiện tại 1
Khai thác tiền sử
18 Tiền sử bệnh viêm khớp dạng thấp 1
19 Tiền sử các bệnh khác 1
20 Điều kiện sinh hoạt vật chất, nhà ở? 1
21 Gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp? 1


Cách cho điểm:
Tổng số điểm tối đa: 52
Thực hiện các nội dung theo yêu cầu: 2 điểm
Có thực hiện các nội dung nhưng không đạt được theo yêu cầu: 1 điểm
Không thực hiện được: 0
Đánh giá:
Đạt > 80% tổng số điểm tối đa: Tốt
> 50%: Đạt
< 50% : Không đạt
Bảng kiểm lượng giá kỹ năng tư vấn bệnh nhân viêm khớp d
ạng thấp

Bảng kiểm
STT Nội dung
Có Không
Giao tiếp khi tư vấn
1 Thái độ thông cảm với bệnh nhân
2 Ngôn ngữ dễ hiểu
3 Lắng nghe bệnh nhân nói
4 Động viên, khuyến khích bệnh nhân thực hiện nội dung được tư vấn

5 Hỏi lại bệnh nhân những vấn đề đã tư vấn
Nội dung tư vấn
6 Cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân biết về chẩn đoán bệnh
7 cho BN biết diễn biến của bệnh
8 Hường dẫn bệnh nhân cách phòng đợt cấp tính xảy ra: Tránh ẩm
thấp, tránh vận động quá mạnh

9 Tư vấn cách phát hiện tai biến do dùng thuốc, đặc biệt khi dùng
thuốc chống viêm.

10 Tư vấn cách tập luyện tại nhà để tránh tàn phế

83
Cách lượng giá:
Có thực hiện theo đúng yêu cầu cần đạt: Đạt
Không thực hiện đúng: Không đạt
Thang điểm đánh giá thăm khám bệnh nhân viêm khớp dạng thấp


Điểm
STT Nội dung
Hệ số 2 1 0

Khám khớp

1 Đối xứng 3
2 Làm động tác của khớp 1
3 Sờ 1
4 Nhìn. 1
5 Đo 1

6 Khám các cơ quan khác 1
7 Tóm tắt các triệu chứng đã khám được 1
Cách cho điểm:
Tổng số điểm tối đa: 18
Thực hiện các nội dung theo yêu cầu: 2 điểm
Có thực hiện các nội dung nhưng không đạt được theo yêu cầu: 1 điểm
Không thực hiện được: 0
Đánh giá:
Đạt >80% tổng số điểm tối đa: Tốt
> 50%: Đạt
< 50% hoặc không có bước 1 : Không đạt
3. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá
Sinh viên đọc bài lý thuyết trướ
c khi học lâm sàng bài này. Sau khi nghe giảng
lâm sàng trên bệnh nhân hoặc bình bệnh án viêm khớp dạng thấp, sinh viên sử dụng
bảng kiểm lượng giá để tự lượng giá quá trình học bằng cách đối chiếu những điểm đã
làm được với yêu cầu phải đạt của từng phần và cho điểm theo hướng dẫn. Trả lời các
câu hỏi tình huống đã cho. Tương tự, sinh viên có thể sử dụng để lượ
ng giá kỹ năng
của sinh viên khác.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học
- Đọc trước tài liệu, trả lời câu hỏi trong khi thảo luận nhóm, đặt câu hỏi thắc
mắc với giảng viên.
- Áp dụng những kiến thức đã tích luỹ được về bệnh vào thực tế lâm sàng trong
việc khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh t
ật và tiền sử gia đình. Cần khai thác thêm:

84
+ Nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình.

+ Tình trạng ốm đau.
+ Am hiểu nhà ở, môi trường xung quanh, điều kiện vệ sinh, điều kiện làm việc.
- Trên cơ sở các thông tin thu được từ thực tế để đưa ra cách điều trị. biện pháp
quản lý, theo dõi và phòng bệnh cho bệnh nhân ở bệnh viện và cộng đồng.
2. Vận dụng thực tế
Có nhiều bệnh khớp trong thự
c tế lâm sàng, các bệnh khớp nhìn qua có nhiều nét
giống nhau, nếu không nắm vững tiêu chuẩn chẩn đoán rất dễ chẩn đoán nhầm. Chẩn
đoán VKDT phải dựa vào các tiêu chuẩn chặt chẽ của ARA, trong đó cần tìm cho
được ít nhất 4/7 tiêu chuẩn.
Điều trị bệnh VKDT ngày nay có hiệu quả, chú ý sử dụng các thuốc không
steroid trong điều trị. Khi dùng methotrexat cần lưu ý các tác dụng phụ, chống chỉ
định. Tư v
ấn điều trị lâu dài là vấn đề quan trọng nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt.
3. Tài liệu tham khảo
1. Nội khoa cơ sở (1997), tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bách khoa thư bệnh học (1994), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
3. Nội khoa bệnh học, tập 1, Bộ môn Nội (2004), Trường Đại học Y Thái
Nguyên.
4. Những nguyên lý y học nội khoa, tập 2, Harison’s (2000), Nhà xuất b
ản Y học,
Hà Nội.

85
LIỆU PHÁP OXY

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Chỉ định đúng việc cho bệnh nhân thở oxy.

2. Thực hiện được kỹ thuật cho thở oxy bằng kính oxy mũi.
NỘI DUNG
1. Đại cương
Thiếu oxy máu là tình trạng mà áp lực riêng phần trong máu động mạch giảm
hơn mức bình thường. Dù thiếu oxy máu do nguyên nhân gì thì đều biểu hiện bằng
tình trạng suy hô hấp, đó là những biến đổi về chức phận hô hấp, cũng như sự rối loạn
quá trình oxy hóa của tổ chức. Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp là triệu chứng khó
thở và tím tái, còn biểu hiện về cậ
n lâm sàng là những biến đổi về giảm nồng độ O
2

tăng nồng độ CO
2
trong máu. Những biến đổi đó đòi hỏi bệnh nhân phải được cho thở
oxy.
Liệu pháp oxy là biện pháp cung cấp khí thở có nồng độ oxy lớn hơn nồng độ
oxy có trong không khí (> 21%).
2. Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định
+ Giảm oxy máu hoặc nghi ngờ thiếu oxy máu
+ Tăng công hô hấp.
+ Tăng công cơ tim.
+ Tình huống cấp cứu có nghi ngờ thiếu oxy
+ Chấn thương nặ
ng.
+ Nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Chống chỉ định
+ Không có chống chỉ định tuyệt đối cho điều trị oxy liệu pháp khi đã có chỉ
định thở oxy.
+ Oxy liệu pháp không thay thế được thông khí nhân tạo trong trường hợp có chỉ

định thông khí nhân tạo.
3. Nguyên tắc
Khi tiến hành liệu pháp oxy cẩn lưu ý:
- Liệu pháp oxy cần được tiến hành theo đúng chỉ định về: phương pháp cho thở

86
oxy, thời gian thở oxy, thể tích khí oxy cung cấp cho người bệnh trong 1 phút, nồng độ
oxy trong khí thở, độ ẩm.
- Đảm bảo vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn.
- Phòng tránh khô niêm mạc đường hô hấp.
- Phòng chống cháy nổ.
4. Quy trình kỹ thuật
Bảng kiểm kỹ năng thở oxy bằng kính oxy mũi

STT Nội dung Mục đích Yêu cầu phải đạt

Chuẩn bị về phía bệnh nhân:

1 Giải thích cho bệnh nhân và người
nhà.
Chuẩn bị về mặt tâm

Bệnh nhân an tâm, hợp tác.
2 Để bệnh nhân ở tư thế thích hợp
thoải mái.
Giúp thủ thuật được
thuận lợi.
Đảm bảo thông thoát
đường hô hấp
Chuẩn bị về phía thầy thuốc:


3 Mặc trang phục, đeo khẩu trang Phòng biến chứng
nhiễm trùng.
Đầy đủ
4 Rửa tay. vô trùng. Đúng quy trình, kỹ thuật.
5 Kiểm tra lại dụng cụ, kiến thức. Giúp thủ thuật được
thực hiện tốt.
có kiểm tra và nhận định
được là đã đủ

Kiểm tra dụng cụ được chuẩn bị:

6 Dụng cụ vô khuẩn:
- Kính oxy mũi
- Hệ thống cung cấp oxy:
+ Oxy trung tâm
+ Hoặc bình đựng oxy
- Áp lực kế, lưu lượng kế
- Bình làm ẩm
- Cốc nước chín
Giúp thủ thuật được
thực hiện tốt, vô trùng.
Đầy đủ đúng và các dụng
cụ sau có tiêu chuẩn:
- Kính oxy mui phải đảm
bảo vô khuẩn
- Áp lực kế và lưu lượng
kế hoạt động chính xác
7 Dụng cụ sạch:
- Kẻo, khay chữ nhật, khay quả đậu.

Giúp thủ thuật được
thực hiện tốt.
Có đầy đủ

Tiến hành thủ thuật:

8 Hút đờm dãi nếu cần Tránh ứ đọng đờm dãi Làm thông thoáng đường
thở
9 Lắp ráp hệ thống oxy và kiểm tra
hoạt động của toàn bộ hệ thống
Giúp thủ thuật thực
hiện thành công
Lắp ráp đúng
10 Mở van điều chỉnh lưu lượng lên 3
l/phút, nhúng đầu kính oxy vào cốc
nước nếu thấy có bóng nước nổi lên
thì có sự thông suốt hoàn toàn.
Giúp thủ thuật thực
hiện thành công
Làm được và kiểm tra thấy
hệ thống hoạt động tốt
11 Đóng van lại Giúp thủ thuật được
thực hiện tốt.
Không có khí thoát ra
12 Lắp kính oxy vào mũi Đảm bảo đúng kỹ
thuật
Đúng, không gây đau
13 Điều chỉnh lưu lượng oxy cho đúng
chỉ định
Cung cấp oxy cho

bệnh nhân
Đảm bảo theo đúng chỉ
định
14 Kết thúc thủ thuật, dặn dò bệnh
nhân
Kết thúc thủ thuật Nhận định sơ bộ tình trạng
bệnh nhân

87
15 Treo bảng "cấm lửa" vào vị trí dễ
quan sát nhất và kiểm tra lại các quy
tắc an toàn
Đảm bảo an toàn Đúng chỗ
16 Ghi chép hồ sơ bệnh án Giúp theo dõi tiếp Ghi đầy đủ chính xác


TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Công cụ lượng giá
Thang điểm đánh giá quy trình cho bệnh nhân thở oxy bằng kính mũi

Điểm
TT Các bước thực hiện
Hệ số 1 2 0
1 Rửa tay 1
2 Chuẩn bị dụng cụ 1
3 Chuẩn bị bệnh nhân 2
4 Chuẩn về phía thầy thuốc 2
5 Hút đốm dãi nếu cần 1
6 Lắp ráp hệ thống oxy 2
7 Kiểm tra hệ thống oxy đảm bảo thông thoáng 1

8 Lắp kính oxy vào mũi 3
9 Điều chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ đ nít 3
10 Dặn dò bệnh nhân 2
11 Thu dọn dụng cụ 1
12 Ghi chép vào hồ sơ bệnh án 1
Tiêu chuẩn Đánh giá
Điểm chuẩn tối đa: 40 36-40 điểm: Loại giỏi
Không làm, làm sai: 0 điểm 28-35 điểm: Loại khá
Làm chưa thuần thục: 1 điểm 20-27 điểm: Loại trung bình
Làm đạt yêu cầu: 2 điểm Dưới 20 điểm: Loại kém
2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá
- Để tự lượng giá kỹ năng cho bệnh nhân thở oxy cần đọc bài: Liệu pháp oxy -
Đi
ều dưỡng nội khoa. Bảng kiểm dạy học và bảng kiểm lượng giá.
- Sau khi đọc, thực hiện xong kỹ thuật, sinh viên sẽ tự lượng giá kiến thức bằng
cách chấm điểm dựa theo bảng kiểm trên.
- Sinh viên có thể đọc lại những phần liên quan đã được học trong chương trình
"Giải phẫu học", những kiến thức đã học sẽ giúp cho sinh viên có thể hiểu và kiến tậ
p
được tốt.
- Kết quả lượng giá sẽ cho thấy những vấn đề còn thiếu hụt, sinh viên cần có kế
hoạch học tập để hoàn thiện thêm.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học thực hành

88
- Đọc trước bài giảng
- Quan sát giảng viên tiến hành quy trình cho bệnh nhân thở oxy.
- Thực hành than tác trên bệnh nhân đới sự quan sát của thầy và các sinh viên
khác

2. Vận dụng thực tế
Thở oxy là một thủ thuật đơn giản thường được thực hiện tại nhiều cơ sở điều trị.
Kỹ thuật thở oxy không khó, tuy nhiên sinh viên cần rèn luyện thái độ xử trí khẩn
trương và thành thạo kỹ năng.
Tất cả các bệnh nhân khó thở, mất máu cấp tính, quan sát được hoặc không quan
sát được mức độ khó thở nhưng thấy bệnh nhân có tím da và niêm mạc kể cả khi tím
rất nhẹ ở đầu chi, gốc mũi thì việc cho thở oxy là cần thiết, không nguy hại gì chỉ
mang lại lợi ích cho bệnh nhân.
Nghe phổi để đánh giá tình trạng bệnh lý tại phổi là cần thiết nhưng trong lâm
sàng nếu thấy bệnh nhân khó thở, có tím thì phả
i cho thở oxy trước sau đó mới thăm
khám kỹ lưỡng phổi và cơ quan hô hấp.
3. Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng triệu chứng nội cơ sở, Đại học Y Hà Nội.
2. Bài giảng điều dưỡng, Bộ môn Điều dưỡng (2004), Trường Đại học Y Thái
Nguyên.
3. Điều dưỡng cơ bản, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2002), Nhà xuất bản y
học, Hà N
ội.

×