Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.68 KB, 15 trang )

LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH CÓ SỰ
THAM GIA TẠI HUYỆN BÁC ÁI
TỈNH NINH THUẬN
Trần Quang Trưởng
Cán bộ chương trình địa phương Oxfam Anh
Tháng 3/2010
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Giới thiệu sơ lược về dự án
2. Kết quả đạt được tại Bác Ái:
-
Các hoạt động nâng cao năng lực LKH có sự tham gia
-
Việc triển khai quy trình LKH có sự tham gia các cấp tại
Bác Ái
3. Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện
4. Bài học kinh nghiệm
5. Kết luận và khuyến nghị

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN

Tên dự án: “Hỗ trợ công tác LKH hướng tới người nghèo tỉnh Ninh Thuận”

Mục đích DA: Chất lượng công tác kế hoạch được nâng cao dẫn đến các
chiến lược, ưu tiên phát triển cũng như sự phân bổ nguồn lực phản ánh tốt
hơn các điều kiện thực tế và nhu cầu của người dân, đặc biệt là người nghèo.

Các hợp phần chính – Đối tác của dự án:

HP1: Nâng cao chất lượng kế hoạch PTKT-XH tỉnh Ninh Thuận – Sở KHĐT

HP2: Nâng cao chất lượng kế hoạch ngành nông nghiệp – Sở NN&PTNT



HP3: Xây dựng kế hoạch PTKT-XH theo phương pháp mới tại các xã và huyện Bác
Ái – UBND huyện Bác Ái

HP4: Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê mang tính đặc thù địa phương đáp ứng yêu
cầu lập, theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế hoạch – Cục Thống kê

HP5: Tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách được xây dựng một cách khoa học,
đảm bảo tính hợp lý, minh bạch, dễ dự đoán trong phân bổ NS – Sở Tài chính
ĐỐI VỚI HỢP PHẦN BÁC ÁI
Là huyện thí điểm thực hiện lập kế hoạch theo phương pháp mới có sự
tham gia của cộng đồng trong khuôn khổ dự án
Áp dụng các nguyên tắc chính trong Chiến lược toàn diện về tăng
trưởng và giảm nghèo:

Có sự tham gia rộng rãi

Căn cứ vào bằng chứng cụ thể và dựa vào tình hình cụ thể của địa phương

Hướng tới kết quả

Có xác định ưu tiên rõ ràng

Toàn diện: hài hòa giữa phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, BĐG

Sở hữu của địa phương
Qui trình lập kế hoạch: 1/Phân tích và đánh giá tình hình KH-XH của
huyện; 2/ Xác định các mục tiêu ưu tiên và giải pháp; 3/ Soạn thảo kế
hoạch; 4/ Tham vấn cộng đồng; 5/ Hoàn chỉnh kế hoạch; 6/ Triển khai
KH và theo dõi-đánh giá KH

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TẠI BÁC ÁI (1)
1. Về Nâng cao năng lực LKH theo phương pháp mới:
50 cán bộ các phòng ban và 9 xã huyện BA được trang bị các kiến
thức và kỹ năng LKH mới: Thu thập số liệu, đánh giá thực trạng
KT-XH tại các xã có sự tham gia của cộng đồng; Xây dựng cây vấn
đề, cây mục tiêu, xác định mục tiêu ưu tiên có sự tham gia của cộng
đồng; Lập kế hoạch theo khung logic; Theo dõi – đánh giá KH
28 thành viên của các nhóm cộng đồng (Ban phát triển thôn) được
tập huấn về các kỹ năng LKH theo phương pháp mới
Khoảng 3.000 người dân được nâng cao nhận thức và năng lực để
tham gia trong quá trình lập kế hoạch thông qua: các lớp tập huấn,
các hoạt động truyền thông, các hoạt động tổ nhóm; giải quyết một
số vấn đề nổi cộm tại cộng đồng bằng các hoạt động phối hợp giữa
chính quyền – cộng đồng – các bên liên quan.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TẠI BÁC ÁI
(2)
2. Về Áp dụng quy trình LKH có sự tham gia tại các cấp:
Lập kế hoạch năm 2009 - nhóm nòng cốt LKH của huyện:

Đánh giá nhu cầu cộng đồng trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, cơ sở
hạ tầng, giáo dục, y tế tại 4 thôn của 2 xã Phước Tân, Phước Tiến

Hội thảo lập KH có sự tham gia tại 2 xã Phước Tân, Phước Tiến và huyện

Bản kế hoạch PTKT-XH của 2 xã Phước Tân, Phước Tiến và huyện được
xây dựng dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu cộng đồng và hội thảo LKH, sử
dụng khung logic
Lập KH 2010 – nhóm nòng cốt thôn, xã với sự hỗ trợ từ nhóm nòng
cốt huyện:


Đánh giá nhu cầu cộng đồng tại 14 thôn của 4 xã Phước Tân, Phước Tiến,
Phước Chính và Phước Thắng

Hội thảo lập KH có sự tham gia tại 4 xã và huyện

Bản kế hoạch PTKT – XH của 4 xã và huyện được xây dựng dựa trên kết
quả đánh giá nhu cầu cộng đồng và hội thảo LKH, sử dụng khung logic

×