TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC
PHAN ĐìNH HòA
TìM HIểU Tỷ Lệ Và ĐộNG CƠ CủA
VIệC HúT THUốC Lá ở SINH VIÊN NAM
BáC Sỹ ĐA KHOA Hệ TậP TRUNG 4 NĂM
HUế, 2009
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC LÁ
1.1.1. Đôi nét về lịch sử thuốc lá
1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc lá
1.2. THÀNH PHẦN VÀ TÁC HẠI ĐẾN SỨC KHỎE CỦA THUỐC LÁ
1.2.1. Thành phần
1.2.2. Các chất gây ung thƣ
1.3. CÁC NGUY CƠ GÂY BỆNH CỦA THUỐC LÁ
1.3.1. Hút thuốc lá và các bệnh ung thƣ
1.3.2. Thuốc lá và các bệnh hô hấp
1.3.3. Hút thuốc là và bệnh tim mạch
1.3.4. Hút thuốc lá và bệnh loãng xƣơng
1.4. HÚT THUỐC LÁ THỤ ĐỘNG
1.3. LÝ DO, ĐỘNG CƠ HÚT VÀ NGHIỆN THUỐC LÁ
1.1.4. Đặc tính gây nghiện của thuốc lá
1.3.2. Lý do, động cơ hút thuốc lá
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng
2.1.2. Tiêu chuẩn
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
2.2.3. Các bƣớc tiến hành
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THÔNG TIN CHUNG
3.1.1. Sĩ số sinh viên khối lớp Y
4
3.1.2. Tuổi của các khối lớp
3.2. TỶ LỆ HÚT THUỐC LÁ
3.2.1. Tỷ lệ hút thuốc lá chung
3.2.2. Tỷ lệ hút thuốc lá theo từng khối
3.3. TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ
3.3.1. Thời gian hút thuốc lá chung
3.3.2. Thời gian hút thuốc lá theo từng khối lớp
3.3.3. Số điếu thuốc hút trong ngày chung
3.3.4. Số điếu thuốc hút trong ngày theo từng khối lớp
3.3.5. Thời gian hút điếu thuốc đầu tiên sau khi thức dậy
3.3.6. Thời gian hút điếu đầu tiên sau khi thức dậy theo từng khối lớp
3.3.7. Tình huống hút thuốc
3.4. ĐỘNG CƠ HÚT THUỐC LÁ
3.4.1. Lý do bắt đầu hút thuốc lá
3.4.2. Lý do bắt đầu hút thuốc lá theo từng khối lớp
3.4.3. Lý do hiện nay vẫn hút thuốc lá
3.4.4. Lý do hiện nay hút thuốc lá theo từng khối lớp
3.4. NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
3.4.1. Ảnh hƣởng của hút thuốc lá
3.4.2. Nguồn thu nhận thông tin về tác hại của thuốc lá
3.4.3. Đồng tình với hút thuốc lá
3.4.4. Hiệu quả của biện pháp cấm hút thuốc lá tại trƣờng và bệnh viện
3.4.5. Ý định bỏ thuốc lá
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.1. THÔNG TIN CHUNG
4.1.1. Tỷ lệ sinh viên các lớp Y
4
4.1.2. Phân bố theo tuổi
4.2. TỶ LỆ HÚT THUỐC LÁ
4.2.1. Tỷ lệ hút thuốc lá chung và từng khối
4.3. TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ
4.3.1. Thời gian hút thuốc lá chung
4.3.2. Thời gian hút thuốc lá theo từng khối lớp
4.3.3. Số điếu thuốc hút trong ngày chung
4.3.4. Số điếu thuốc hút trong ngày theo khối lớp
4.3.5.Thời gian hút điếu thuốc đầu tiên sau khi thức dậy
4.3.6. Tình huống hút thuốc
4.4. ĐỘNG CƠ HÚT THUỐC LÁ
4.4.1. Lý do bắt đầu hút thuốc lá
4.4.2. Lý do hiện nay hút thuốc lá theo từng khối lớp
4.5. NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
4.5.1. Ảnh hƣởng của hút thuốc lá
4.5.2. Nguồn thu nhận thông tin về tác hại của thuốc lá
4.5.3. Đồng tình với hút thuốc lá
4.5.4. Hiệu quả của biện pháp cấm hút thuốc lá tại trƣờng và bệnh viện
4.5.5. Ý định bỏ thuốc lá
KẾT LUẬN
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông điệp của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009: “Cảnh báo về tác hại
của thuốc lá đối với sức khoẻ”. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
có thể ngăn ngừa được. Mỗi năm có hơn 5 triệu người chết do sử dụng thuốc lá
- nhiều hơn cả số người chết do HIV/AIDS, sốt rét và bênh lao cộng lại. Thuốc
lá là sản phẩm tiêu dùng hợp pháp duy nhất gây chết người khi nó được sử dụng
đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có tới một nửa số người hút thuốc sẽ
chết vì những bệnh liên quan đến thuốc lá. Khói thuốc thụ động cũng gây tác hại
cho tất cả những người hít phải khói thuốc thụ động.[ 12 ]
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam khoảng
40.000 người tử vong mỗi năm vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá, gần gấp 4
lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ. Đồng thời, Việt Nam là một
trong những nước có tỉ lệ hút thuốc lá cao trên thế giới (56,1% ở nam giới và
1,8% ở nữ giới), 2/3 số phụ nữ và ½ số trẻ em bị ảnh hưởng thụ động của khói
thuốc lá. Hiện nay, tổng chi phí xã hội do 3 loại bệnh phổ biến có nguyên nhân
từ hút thuốc gồm ung thư phổi, nhồi máu cơ tim hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính gây ra là trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm.
Dự báo vào năm 2030, tại Việt Nam sẽ có tới 70.000 ca tử vong mỗi năm
liên quan đến hút thuốc lá. [ 28]
Những cảnh báo độc hại của thuốc lá, nguyên nhân chủ yếu tăng nguy cơ
mắc bệnh ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ…Nhưng số người hút thuốc lá vẫn
không ngừng gia tăng, trong đó số người hút không những là nhân dân lao động,
CBCNV… mà sinh viên, học sinh nói chung và sinh viên nam BSĐK hệ TT 4
năm trường Đại học Y Dược Huế nói riêng vẫn không tránh khỏi. Phải chăng
người hút thuốc lá có một “động cơ” nào đó để biện minh cho việc hút thuốc lá
của mình !
2
Hiện nay, có nhiều công trình trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công
trình nghiên cứu về sự tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, nghiên
cứu về tình hình sử dụng thuốc lá và các chi phí của nó. Tuy nhiên để tìm hiểu
tình hình hút thuốc lá cũng như động cơ hút thuốc của giới thanh niên nói chung
và học sinh sinh viên nói riêng vẫn còn hạn chế.
Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Tìm hiểu tỷ lệ và động cơ của việc hút thuốc lá ở sinh viên nam Bác sỹ đa
khoa, hệ tập trung 4 năm trường Đại học Y Dược Huế”
Mục tiêu
1. Tìm hiểu tỷ lệ hút thuốc lá của sinh viên nam, bác sỹ đa khoa , hệ tập
trung 4 năm.
2. Tìm hiểu động cơ hút thuốc lá của sinh viên nam, bác sỹ đa khoa , hệ
tập trung 4 năm.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC LÁ
1.1.1. Đôi nét về lịch sử thuốc lá
Theo các nghiên cứu khảo cổ học thì thuốc lá là loại cây mọc hoang ở
châu Mỹ từ khoảng 8.000 năm trước. Cách đây khoảng 2.000 năm thuốc lá được
bắt đầu nhai và hút bởi các thổ dân châu Mỹ thường là trong các buổi lễ tôn giáo.
Người châu Âu đầu tiên khám phá ra thuốc lá chính là Christopher Columbus,
người đã tìm ra châu Mỹ vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI.[ 29]
Vào năm 1531, thuốc lá được đem về châu Âu và lần đầu tiên được trồng
tại Santo Domingo (nay thuộc Cộng hoà Dominique) và sau đó lan ra khắp châu
Âu. Vào thế kỷ XVII-XIX thuốc lá cũng đã theo chân những người tây phương
để đến châu Á trong đó có VN.
Nếu như trong thời gian đầu việc sử dụng thuốc lá tương đối đa dạng từ
hút bằng tẩu quấn thành điếu hút, nhai, hít thì vào nửa sau thế kỷ XIX, khi các
máy sản xuất thuốc lá tự động được chế tạo khiến cho việc sản xuất thuốc lá
điếu trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn (những chiếc máy đầu tiên này sản
xuất ra trung bình 200 điếu thuốc lá trong 1 phút còn ngày nay là khoảng 9.000
điếu/phút) thì việc sử dụng thuốc lá dưới dạng điếu bắt đầu trở nên thông dụng.
Cũng từ đó xuất hiện các công ty thuốc lá lớn với những hoạt động quảng
cáo ngày càng rầm rộ và việc tiêu thụ thuốc lá cũng từ đó tăng dần lên từ cuối
thế kỷ XIX qua đến thế kỷ XX. Đặc biệt tỷ lệ người hút thuốc lá tăng đáng kể
trong thời gian các cuộc chiến tranh thế giới do việc cung cấp miễn phí thuốc lá
cho binh lính như là một biện pháp củng cố tinh thần.
4
1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc lá
1.1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới:
Việc hút thuốc lá của các nước có thu nhập trung bình và thấp tăng lên từ
năm 1970. Tiêu dùng bình quân đầu người tại những nước này gia tăng có hơi
giảm đi từ những năm đầu thập kỉ 90 [79].
Trong khi hút thuốc lá khá phổ biến trong nam giới tại các nước có thu
nhập trung bình và thấp, khuynh hướng hút thuốc lá giảm đi trong nam giới ở
các nước có thu nhập cao. Vào giữa thế kỉ 20, hơn 55% nam giới Mỹ hút thuốc
nhưng đến những năm 90 chỉ còn 28%. Tiêu dùng bình quân một người trong
các nước có thu nhập cao như Mỹ, Nhật, Thụy Sĩ cũng giảm đi. Tuy nhiên với
một số nhóm cụ thể tại các nước này, như thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ tỉ lệ hút
thuốc lá tăng lên trong những năm 90. Nhìn chung nạn hút thuốc lá mở rộng từ
nhóm đối tượng ban đầu là nam giới sang nữ giới tại các nữ tại các nước có thu
nhập thấp [ 27 ]
Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990)
Người hút thuốc lá
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Nam 30 – 40% 40 – 70%
Nữ 20 – 40% 2 – 10%
Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở
lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do
sử dụng thuốc lá. [15]
Số liệu về số người hút thuốc tại mỗi vùng đã được tổ chức Y tế thế giới
thu nhập qua hơn 80 nghiên cứu độc lập trong bảng nhóm nước theo phân loại
của Ngân hàng Thế giới:
5
82%
18%
Nước có thu nhập TB và thấp Nước có thu nhập cao
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ số người hút thuốc lá trên thế giới [27]
Nước có thu nhập TB và thấp
Đông Á và Thái Bình Dương Đông Âu và Trung Á
Caribê và Mĩ La Tinh Trung Đông và Bắc Phi
Nam Á Khu vực Sahara
Nước có thu nhập cao
Châu Âu, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ
Có sự khác nhau lớn giữa các vùng và đặc biệt về tỉ lệ hút thuốc trong nữ
giới của các khu vực rất khác nhau. Tại Đông Âu và Trung Á (chủ yếu là các
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây), trong năm 1995 có 59% nam giới và
26% nữ giới hút thuốc, cao hơn tất cả các nước khu vực khác. Tuy vậy, tại Đông
Á và Thái Bình Dương tỉ lệ hút thuốc lá trong nam giới khá cao ở mức 59%
trong khi tỉ lệ hút thuốc lá ở phụ nữ chỉ có 4% [ 27].
Một nghiên cứu về mức tiêu thụ thuốc lá tại các vùng của Tổ chức y tế thế
giới theo dõi cho thấy năm 1990, 1992 tại hai khu vực mức tiêu thụ thuốc lá
bình quân đầu người (trên 15 tuổi) cao nhất là Châu Âu (2290 điếu
thuốc/người/năm) và Tây Thái Bình Dương (2000 điếu/người/năm). Còn ở Châu
Phi mức tiêu thụ thuốc lá lại thấp (540 điếu)
Năm 1994, Hội nghị toàn thế giới lần thứ 9 họp tại Paris về kiểm soát
thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lấy ngày 31 tháng 5 hàng năm làm
ngày chống thuốc lá.
6
Thuốc lá: Vũ khí huỷ diệt hàng lọat - 5
triệu người chết mỗi năm do thuốc lá
Ảnh: Baccotargetsblacks)
Năm 2009, 31/5/2009, để đối phó sự đe dọa của thuốc lá với sức khỏe và
đáp ứng yêu cầu phải hành động của các nước, chiến dịch truyền thông Ngày
Thế giới không thuốc lá 2009 lấy trọng tâm là thông điệp sau: “Cảnh báo sức
khỏe trên bao bì thuốc lá bằng chữ phối hợp với hình ảnh là một trong những
biện pháp ít tốn kém và hiệu quả nhất để nâng cao nhận thức của công chúng về
những nguy cơ nghiêm trọng do hút hút thuốc gây ra đối với sức khỏe, và để
giảm tiêu thụ thuốc lá”.
1.1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam
Việt nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 1700 triệu bao thuốc lá trung bình
mỗi người hút từ 24 – 25 bao/năm (chưa tính thuốc lá lậu không kiểm soát
được)[ 12].
Bộ Y tế Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu vào năm 1989 cho biết có
72,1% công nhân ở nhà máy ô tô Hà Nội hiện đang hút thuốc. Cũng vào năm
này cuộc nghiên cứu cá nhân ở đồng bằng sông Hồng cho biết rằng 99% nam ở
đây đã hút thuốc [ 12].
Theo một điều tra năm 1995 thì kết quả cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá là
35,7% trong đó 73,5% nam giới hút thuốc lá và 4% là nữ hút thuốc lá [ ]. Năm
1994, tiêu dùng trong toàn quốc là 42,39 tỉ điếu thuốc lá, tính bình quân là 85
7
điếu/người/năm. Nếu cứ duy trì mức tiêu thụ như hiện nay thì trên 7 triệu người
Việt Nam đang sống hiện nay sẽ chết trước tuổi vì hút thuốc lá. Một nữa trong
số đó sẽ chết ở độ tuổi 35-69 và 5,5 triệu trẻ em ở độ tuổi 15 sẽ bị chết sớm vào
những năm tiếp theo do hút thuốc lá [ 12].
Theo kết quả điều tra năm 1997, tỉ lệ nam giới hút thuốc lá là 50% và nữ
giới là 3,4%. Số điếu thuốc hút trung bình một năm của nam là 2700 – 3720 [ ].
Trong nghiên cứu của Lê Ngọc Trọng năm 1997 thì tỉ lệ những người hút
thuốc trong quân đội là cao nhất 60,8%, tỉ lệ hút thuốc của công nhân và công an
là 50%, học sinh sinh viên là 21%. Tỉ lệ hút thuốc ở nông thôn 41% cao hơn ở
thành thị 31% [4 ].
Phạm Hồng Duy Anh (2004), Sinh viên Khoa Y Đại học Y Thành phố Hồ
Chi Minh có tỷ lệ hút thuốc lá 7,35%. [1]
Ngô Quý Châu, Nguyễn Mạnh Tường (2001), sinh viên Đại học Y Hà Nội
có tỷ lệ hút thuốc lá chung 14,10%. [10]
Nguyễn Hữu Cát và nhóm sinh viên Phan Hùng, Trần Thị Xuân (2001),
giáo viên 2 trường THPT Quốc học và Gia hội có tỷ lệ hút thuốc lá chủ động là
16%, trong đó nam giới có tỷ lệ hút (48,48%) [8]
Lê Văn Bàng và nhóm sinh viên Phan Khanh, Trương Quang Tá (2002),
trong cán bộ làm công tác hành chính tại Đại học Huế tỷ lệ hút thuốc lá 43,37%.
[ 3]
Nguyễn Hữu Cát và nhóm sinh viên Đoàn Văn Trúc, Huỳnh Thị Thu
Thủy (2002), tỷ lệ hút thuốc lá chủ động của SV chuyên tu 3 (34%) [ 9]
Lê Văn Bàng và nhóm sinh viên Nguyễn Đằng, Nguyễn Thái Hòa (2005),
tỷ lệ hút thuốc lá trong sinh viên khối Y5 và Y6 (nam sinh viên 33,75%). [2]
1.2. THÀNH PHẦN VÀ TÁC HẠI ĐẾN SỨC KHỎE CỦA THUỐC LÁ
1.2.1. Thành phần
Trong khói thuốc lá có nhiều chất độc, chúng tồn tại dưới hai thể:
- Thể hơi (92%) gồm N
2
O
2
,H
2
,CO,
acrolein, formaldehyt
8
- Thể hạt (hắt ín thô 8%) trong đó có nhiều chất gây ung thư như: 3,4
benzopyren, anthracin, phenantharacen, các chất hỗ trợ gây ung thư như
cathecol, pyren
- Nicotin là một alkaloid rất độc vừa kích thích vừa ức chế hạch, là hoạt
chất chính chứa trong khói thuốc lá. Nicotin được hấp thu từ khói thuốc lá qua
đường hô hấp, tiêu hóa và tập trung cao nhất ở não, thận, niêm mạc dạ dày, niêm
mạc mũi, tuyến nước bọt, tim mạch, nicotin làm tăng nồng độ glucoza, corticoid,
acid béo, vasopresin và endophin trong huyết thanh.
Ngộ độc nicotin liều thấp có triệu chứng gây nôn mửa, chảy nước dãi,
tăng nhịp thở, nhịp tim, tăng huyết áp, chóng mặt, phụ nữ có thai nghiện thuốc lá
sẽ sinh con nhẹ cân, trẻ con có nhiều nguy cơ chết đột tử.
- Carbon monoxid:
Có tác dụng làm giảm khả năng lao động tăng nguy cơ đau mạch vành hay
viêm động mạch, chất CO kết hợp với Hb làm giảm khả năng vận chuyển oxy
của máu, hậu quả là không đủ oxy để nuôi các tế bào và tổ chức, khi mẹ hít phải
khói thuốc lá trong thời gian mang thai thì lượng CO trong bào thai tăng cao làm
tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ gây tử vong chu sinh.
1.2.2. Các chất gây ung thƣ:
Trong khói thuốc lá các nhà khoa học đã phân lập rất nhiều chất gây ung
thư, sau đây là một số chất đặc trưng:
- Aminonaphralen: chất gây ung thư phổi, gan , thận hấp thu khi hít qua
phổi hoặc qua da.
- Aminobiphenyl: là chất gây ung thư ở người, người ta biết được tính chất
gây ung thư của nó từ năm 1974 gây ung thư bàng quang mạnh nhất.
- Butadien: là chất gây ung thư ở người nhất là khi kết hợp với styrene là
một chất cũng hiện diện trong thuốc lá.
- Acrylonitrile: chất gây ung thư rất độc, độc như Cyanide hấp thu qua
đường hô hấp, tiêu hóa, da.
9
- Formaldehyde: nghi là gây ung thư ở người có trong tự nhiên ở mức:
0,12 – 0,27 phần tỉ. Trong khói thuốc lá là: 0,23 – 0,27 phần triệu, nhiễm lâu dài
ở mức trên một phần triệu có nguy cơ gây ung thư phổi, yết hầu, xoang miệng…
- Các nitrosamin: đặc hiệu của thuốc lá. Là các chất gây ung thư đặc hiệu
chỉ tìm thấy trong khói thuốc lá được hình thành từ Nicotin, chất gây ung thư
đặc hiệu của thuốc lá, gây ung thư phổi mạnh nhất.
1.3. CÁC NGUY CƠ GÂY BỆNH CỦA THUỐC LÁ [12]
1.3.1. Hút thuốc lá và các bệnh ung thƣ
Ở Mỹ có nhiều nghiên cứ về sự liên quan giữa sử dụng thuốc là và ung
thư đã được tiến hành, các nghiên cứu này ước tính rằng khoảng một phần ba
trong tổng số người chết vì ung thu liên quan tới sử dụng thuốc lá. Thuốc lá gây
ra gần 90% tổng số người chết vì ung thu phổi và hút thuốc là còn gây ra ung
thư ở nhiều nơi các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tụy, tủ
cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng.
* Ung thƣ phổi
Cách đây gần 50 năm, Doll và hill đã chỉ ra rằng hút thuốc là gây ung thư
phổi và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc hút. Trên thế giới
tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so
với các loại ung thư chính khác.
Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87% trong số
177,000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại do các nguyên khác
như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di
truyền. 90% trong số 660,000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên
thế giới là người hút thuốc lá. Giả dịnh nguy cơ của những người không hút
thuốc lá bị ung thư phổi là 1 thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút
thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng
nguy cơ khác nhau thùy theo loại tế bào ung thư, nguy cơ bị ung thư biểu mô tế
bào váy và ưng thư biểu mo tế bào nhỏ ở những người hút thuốc tăng 5 đến 20
10
lần trong khi nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mo tế bào lớn
tăng 2 đến 5 lần so với những người không hút thuốc.
Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc
lá tiêu thụ hàng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc là càng sớm càng nguye
hiểm. Hút bao nhiêu thuốc là thì tăng nguy cơ bị ung thư phổi? Người ta thấy
rằng với bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Nói cách khác không có giới hạn dưới của lượng thuốc hút cần thiết để gây ung
thư phổi. Thời gian hút thuốc lá cũng rất quan trọng, thời gian hút càng dài thì
tác hại càng lớn.
Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết
do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không
hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. Trong khi rất nhiều phụ nữ tin rằng
ung thư vú là nguyên chính gây tử vong ở nữ thì đến năm 1998 ung thư phổi lại
cao hơn nhiều so với ung thư vú trong các trường họp tử vong ở phụ nữ.
Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số
nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5. Khi đồng thời hút thuốc và có tiếp xúc
với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Các loại ung thư ở các bộ phần thuộc đầu và cổ.
Các loại ung thư các bộ phận thuộc đầu và cổ bao gồm ung thư thực quản,
thanh quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và họng. Những nguy cơ của các
bệnh ung thư này sẽ tăng dần cùng với số lượng và thời gian hút thuốc.
* Ung thƣ thực quản
Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới
10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm 25 tới 50
phần trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu.
* Ung thƣ thanh quản:
Hút thuốc gây nên 80% trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút
thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người
không hút thuốc.
11
* Ung thư miệng
Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước
bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ gấp 27
lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc
Ung thư mũi: Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần
hơn người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi.
* Ưng thư thận và bàng quang
Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong
tổng số ca tử vọng do ung thư bàng quan, thì ước tính khoảng 40 đến 70% là vì
sử dụng thuốc lá
* Ung thư tuyến tụy
Tuyến tụy là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thế tới tuyến tụy
qua máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc là là nguyên nhân của 30% của tổng số
ung thư tuyến tụy.
* Ung thư bộ phận sinh dục
- Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ
thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc
ung thư âm hộ.
- Ung thư tử cung: Sự liên quan giũa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới
được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có
tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng vói số lượng và thời gian
sử dụng thuốc.
- Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở
nam giới hút thuốc hơn là những người nam không hút thuốc.
- Ung thư hậu môn và đại trực tràng: Ung thư hậu môn. Bằng chứng mới
đây đã phát hiện ra hút thuốc là đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và
đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rọng được tiến hành ở Mỹ, đối
12
với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75
đến 100% so với những người cũng lứa tuổi không hút thuốc.
1.3.2. Thuốc lá và các bệnh hô hấp [20]
Hút thuốc lá là nguyên nhân được biết đến nhiều không những gây ung thư
phổi mà nó còn gây ra những bệnh phổi khác nữa.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
( BPTNMT: Chronic obstructive pulmonary disease-COPD ) là một bệnh có đặc
điểm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường
xuyên bị hạn chế không hồi phục hoặc chỉ
hồi phục một phần, tiến triển, thường có
tăng phản ứng đường thở, do viêm phế quản
mạn tính và khí phế thũng gây ra. Mối liên
quan giữa BPTNMT và hút thuốc cũng
mạnh như với ung thư phổi.
- Bệnh hen: Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng
nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc lá sẽ có
tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với
nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các
đường dẫn khí nhỏ. Tỷ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc lá
thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng
đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn, những
người hút thuốc không chỉ hay vị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn.
Những người hút thuốc lá cùng hay bị cúm.
1.3.3. Hút thuốc là và bệnh tim mạch
Từ năm 1940 người ta đã thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ
bị bệnh tim mạch, dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ
mắc bệnh này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không
Phổi bình thƣờng
BPTNMT (COPD)
13
chỉ thấy ở cả 2 giới trong lớp trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó tương tác với các
yếu tố khác làm tăng nguy cơ gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc lá
có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn
nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong số đó bệnh mạch
vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nữa trường hợp tử
vong vì bệnh tim do hút thuốc lá.
1.3.4. Hút thuốc lá và bệnh loãng xƣơng [16]
Năm 1976, lần đầu tiên người ta bắt đầu đề cập tới mối liên quan giữa hút
thuốc lá và loãng xương. Một nghiên cứu tổng hợp đầu tiên vào năm 1993 cho
thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gãy đầu trên xương đùi. Law (Anh) đã thực
sự chứng minh được rằng thuốc lá có tác dụng rõ rệt lên mật độ xuơng và nguy
cơ gãy đầu trên xương đùi. Theo Seeman, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ gãy
cột xương sống lên 2,3 lần.
1.4. HÚT THUỐC LÁ THỤ ĐỘNG [12]
Hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc của người hút thuốc lá, xì gà
hay ống điếu. Khói thở ra từ người hút được gọi là dòng khói chính thở ra. Khói
lan tỏa từ đầu điếu thuốc lá đang cháy được gọi là dòng khói tỏa phụ. Môi
Trường Có Khói Thuốc bao gồm dòng khói chính và dòng khói tỏa phụ.
Khói thuốc lá có chứa khoảng 4000 hóa chất mà trong đó có khoảng 60
chất được nhận biết hoặc nghi ngờ là những chất carcinogens (chất gây ra ung
thư). Dòng khói tỏa phụ có khuynh hướng vất vưởng trong phòng lâu hơn và có
nồng độ của những chất gây ung thư cao hơn so với dòng khói thuốc chính thở
ra từ người hút. Vì dân cư Úc ở trong nhà hàng ngày nhiều hơn ra ngoài nên Môi
trường Có Khói Thuốc tại nhà là một mối nguy hại sức khoẻ nghiêm trọng. Đặc
biệt là trẻ em chịu nhiều nguy hiểm do ảnh hưởng nguy hại của việc bị hít khói
thuốc lá.
14
Trong công trình nghiên cứu của Trédanil J. Năm 1997 trên khắp 12 nước
thành viên của EU cho thấy trong số 1146 người không hút thuốc lá bao gồm
839 nữ 3075 bị tử vong do ung thư phổi thì người ta nhận thấy có nguyên nhân
do lấy chồng hoặc vợ hút thuốc lá. Năm 1992 cơ quan bảo vệ môi trường Hoa
Kì (EPA) cũng phát hiện thấy mối nguy hiểm do khói thuốc lá từ môi trường, nó
gây ra 3.000 trường hợp ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá hằng
năm, đồng thời là thủ phạm của 26.000 trường hợp hen phế quản ở trẻ em
300.000 trường hợp viêm phế quản và viêm phổi ở nhũ nhi tại Mỹ. Ngày nay
người ta còn nhận thấy khói thuốc lá còn là thủ phạm của bệnh tim mạch, sinh
con nhẹ cân, hội chứng đột tử của trẻ em, viêm tai giữa, ung thư xoang mũi.
Người ta ước tính khói thuốc lá làm tử vong 62.000 người Mỹ hằng năm, còn số
người chết do ung thư phổi thì cao gấp 20 lần. Hít phải khói thuốc lá còn gây
sẩy thai, thay đổi hành vi và nhận thức, giảm chức năng hô hấp, ung thư cổ tử
cung.
- Các hóa chất trong khói thuốc lá không chỉ làm hại đến sức khỏe người
hút mà còn tác hại đến người hít, nhất là những người bị bệnh hen, suy tim,
thiếu máu…Thì các bệnh lí này sẽ trầm trọng thêm. Ngoài ra khói thuốc lá còn
gây ra các tác hại sau: Kích thích mắt mũi, bệnh động mạch vành, và các bệnh
thiếu máu cơ tim, ung thư phổi, tai biến mạch máu não. Ở trẻ em hít phải khói
thuốc lá sẽ gây ra: Nhiễm trùng hô hấp, làm nặng các cơn đau hen, giảm lưu
lượng oxy qua mô. Người ta nhận thấy những người hút thuốc lá thụ động thì
nguy cơ bị ung thư cao hơn 35% so với người không bị nhiễm khói thuốc lá.
1.3. LÝ DO, ĐỘNG CƠ HÚT VÀ NGHIỆN THUỐC LÁ
1.1.4. Đặc tính gây nghiện của thuốc lá [
Thuốc lá có chứa nicotin, một chất được các Tổ chức Y khoa Quốc tế xác
định là chất gây nghiện. Sự phụ thuốc vào thuốc lá đã được liệt kê trong xếp loại
bệnh tật của quốc tế. Nicotin là yếu tố quyết định mấu chốt gây nghiện và lệ
thuộc, bao gồm sử dụng có tính ép buộc, không chấp nhận sự thèm muốn và lặp
15
lại các cố gắng bỏ thuốc ; các tác động đến trí tuệ do hoạt động của bản thân bộ
não tạo ra; và thái độ khuyến khích do các tác động củng cố của tố chất tinh thần.
Thuốc lá, không giống như thuốc nhai, có khả năng làm cho nicotin chuyển tới
não nhanh chóng trong vòng vài giây sau khi hút thuốc, và người hút thuốc có
thể điều chỉnh liều lượng bằng những hơi hít ngắn [ 15 ]
Việc gây nghiện Nicotin có thể tạo nên nhanh chóng.
Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm
nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và
lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não, cho nên
khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả
hoặc trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm
thấy thư giãn và bình tĩnh hơn. Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn
truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào
chức năng kháng lại các stress của cơ thể như cathecolamine (epinephrine,
norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại cortisol. Những chất
này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tỉnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để
làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể
bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt,
lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập
trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng. Tiếc rằng phần lớn
những người nghiện thuốc lá lại không ý thức được vấn đề này, khi họ hút thuốc
mà không thấy sảng khoái thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên càng lúc càng
nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ. Sự thèm muốn hút
thuốc còn xuất hiện khi người nghiện tiếp xúc với điếu thuốc lá, tẩu thuốc (pipe),
hộp quẹt, cùng với hương vị của các loại thuốc lá lúc đốt lên, hoặc khi nhìn
những người khác đang hút thuốc. Mùi vị của thuốc lá được hút vào cơ thể cũng
là một yếu tố gây nghiện.
16
1.3.2. Lý do, động cơ hút thuốc lá [15]
Một số cảm xúc xuất hiện khi hút thuốc lá như cảm giác êm dịu hoặc
hưng phấn sau khi hút đối với một số người. Cảm giác tự tin khi tiếp xúc, nói
chuyện và giao tiếp với người xung quanh. Hút thuốc lá còn giúp cho sự tập
trung tư tưởng dễ dàng hơn và tăng khả năng sáng tạo (các nghệ sĩ thường hay
hút thuốc lá). Thanh niên mới lớn, hút thuốc lá do bắt chước người lớn và như
một cách khẳng định mình không còn ở độ tuổi trẻ con nữa, và nhất là những
“cảnh” hút thuốc lá của những nhân vật anh hùng, phản diện trên truyền hình,
điện ảnh đã thu hút một số thanh thiếu niên đến với thuốc lá. Sống, học tập và
làm việc với một nhóm bạn bè nghiện hút thuốc lá, không sớm thì muộn chúng
ta cũng sẽ bị nghiện hút theo họ. Trong gia đình nếu cha mẹ nghiện hút thuốc lá
thì con cái cũng không tránh khỏi hút thuốc lá.
17
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tƣợng
Sinh viên nam hệ tập trung hệ 4 năm các lớp Y
4
1
, Y
4
2
, Y
4
3
, Y
4
4
năm học
2008 – 2009 Trường Đại Học Y Dược Huế:
Chúng tôi tiến hành điều tra 371 nam sinh viên ở các lớp sau:
Lớp Y
4
1
A,B,C 86 sinh viên
Lớp Y
4
2
A,B,C 95 sinh viên
Lớp Y
4
3
A,B,C 99 sinh viên
Lớp Y
4
4
A,B,C 91 sinh viên
2.1.2 Tiêu chuẩn
Là sinh viên nam hệ tập trung 4 năm các lớp Y
4
1
, Y
4
2
, Y
4
3
, Y
4
4
Tìm hiểu động cơ hút thuốc lá, có hút thuốc lá hay không. Hiểu biết đặc
điểm về tác hại do thuốc lá gây ra.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ /2008 đến /2009
2.2.3. Các bƣớc tiến hành:
Soạn thảo câu hỏi phù hợp với điều kiện thực tế, đối tượng nghiên cứu sát
với yêu cầu và mục tiêu của đề tài. Lập phiếu điều tra, phân phối và hướng dẫn
cho các lớp sinh viên Y
4
để ghi nhận các câu trả lời.
Trên phiếu điều tra gồm một số thông tin cá nhân và 15 câu hỏi :
* Tình hình sử dụng thuốc lá và nhận thức về tác hại của thuốc lá
- Ảnh hưởng của hút thuốc lá
- Những thông tin tác hại của thuốc lá
18
- Đồng tình và không với việc hút thuốc lá
- Hiệu quả về các biện pháp cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh
viện. Nêu rõ lý do có hiệu quả và không
- Tỷ lệ các sinh viên Y4 được điều tra có hút thuốc lá hay không ?
* Tình hình hút thuốc lá của các đối tƣợng có hút
- Khoảng thời gian hút thuốc lá
- Số điếu các đối tượng hút thuốc lá
- Thời gian đầu tiên trong ngày đối tượng hút thuốc
- Khó khăn hạn chế hút thuốc lá nơi cấm hút thuốc
- Bạn cảm thấy thích thú điếu thuốc nào trong ngày
- Khi ốm đối tượng có hút thuốc lá không ?
* Lý do động cơ hút thuốc lá
- Lý do bắt đầu hút thuốc lá
Do tò mò Do bắt chước
Do bạn bè mời Do công việc
Để đỡ buồn Lý do khác
- Lý do hiện nay hút thuốc lá
Do tò mò Do công việc
Để đỡ buồn Do thói quen
Lý do khác
- Ý định bỏ thuốc lá của các đối tượng
Từ các thông tin trên, chúng tôi xử lý với các nội dung chính sau
* Thông tin chung
- Thống kê số lượng các lớp BSĐK hệ TT 4 năm
- Tuổi, chiều cao, cân nặng trung bình của các đối tượng điều tra
* Tình hình sử dụng hút thuốc lá và nhận thức tác hại của thuốc lá
* Kết quả điều tra tình hình hút thuốc lá của các đối tượng có hút thuốc lá
* Liên quan giữa các lớp BSĐK hệ TT 4 năm với đọng cơ hút thuốc lá
19
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y
học thông thường bằng phần mềm Excell 2007 và SPSS 15.0
Để tính trung bình cộng tuổi, chiều cao, cân nặng trung bình các đối
tượng được điều tra chúng tôi tính theo công thức
- Độ lệch chuẩn tuổi tính theo công thức
- So sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ % của 2 mẫu nghiên cứu:
Dựa vào công thức
PA tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nA
PB tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nB
Trong đó p và q là 2 tỷ lệ của mẫu nghiên cứu được ước lượng dựa trên 2
mẫu như sau:
* p > 0,05 : Khác biệt không có ý nghĩa thống kê
* 0,01 < p < 0,05 : Khác biệt có ý nghĩa thống kê
* p < 0,01 : Khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
xi
nn
XXX
X
n
i
n
1
21
1
2
1
1
)(
1
xx
n
S
n
i
nB
pq
nA
pq
PP
t
BA
BA
BA
nn
XX
p
20
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THÔNG TIN CHUNG
3.1.1. Sĩ số sinh viên khối lớp Y
4
Bảng 3.1. Tỷ lệ các sinh viên khối lớp Y
4
Lớp BSĐK
4
1
Y
4
2
Y
4
3
Y
4
4
Y
Chung
n
86
95
99
91
371
%
23,18
25,61
26,68
24,53
100,00
p
> 0,05
23,18
25,61
26,68
24,53
0
5
10
15
20
25
30
Y4_1 Y4_2 Y4_3 Y4_4
Lớp
Y4
Tỷ lệ
%
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các lớp Y
4
Với 371 sinh viên nam hệ tập trung 4 năm (Y
4
), lớp Y
4
3
có 99 sinh viên
chiếm tỷ lệ cao nhất 26,68%, lớp Y
4
1
có 86 sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất
(23,18%). Sự khác biệt số sinh viên các lớp không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05).
21
3.1.2. Tuổi của các khối lớp
Bảng 3.2. Tuổi của các khối lớp
Lớp
Nhóm
tuổi
4
1
Y
4
2
Y
4
3
Y
4
4
Y
Chung
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
24-30
45
52,3
36
37,9
8
8,1
5
5,5
94
25,3
31-40
31
36,1
48
50,5
67
67,7
72
79,1
218
58,8
41-50
10
11,6
11
11,6
24
24,2
14
15,4
59
15,9
Tổng
86
100,0
95
100,0
99
100,0
91
24,5
371
100,0
Tuổi trung bình
32,92±5,82
34,33±5,74
36,90±5,23
37,53±5,82
32,92±5,82
52,3
36,1
11,6
37,9
50,5
11,6
8,1
67,7
24,2
5,5
79,1
15,4
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Y4_1 Y4_2 Y4_3 Y4_4
24-30
31-40
41-50
Tỷ lệ
%
Biểu đồ 3.2. Tuổi của các khối lớp
Trong 371 sinh viên khối Y
4
có 218 sinh viên ở nhóm 31-40 tuổi chiếm
tỷ lệ cao nhất (58,8%)
Bảng 3.3. Chiều cao, cân nặng trung bình các lớp
Lớp BSĐK
4
1
Y
4
2
Y
4
3
Y
4
4
Y
Chung
Chiều cao TB
SDX
(cm)
164,58
± 5,61
162,34
±12,18
164,27
± 4,93
165,62
± 4,06
164,18
± 7,54
p
> 0,05
Cân nặng TB
SDX
( kg)
57,68
± 7,36
57,68
± 7,37
59,66
± 6,50
59,45
± 5,68
58,63
± 6,48
p
> 0,05
Chiều cao trung bình của 3 lớp Y
4
1
,Y
4
3
,
Y
4
4
tương đương nhau, lớp Y
4
2
thấp hơn; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chiều cao và cân nặng
của các lớp Y
4
.
22
3.2. TỶ LỆ HÚT THUỐC LÁ
3.2.1. Tỷ lệ hút thuốc lá chung
Bảng 3.4. Tỷ lệ hút thuốc lá chung
Tỷ lệ hút thuốc lá
n
%
p
Có hút thuốc lá
119
32,1
p < 0,01
Không hút thuốc lá
252
67,9
Chung
371
100,0
Trong 371 sinh viên Y
4
, có 119 sinh viên hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 32,1%.
Sự khác biệt thống kê có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01)
3.2.2. Tỷ lệ hút thuốc lá theo từng khối
Bảng 3.5. Tỷ lệ hút thuốc lá theo từng khối
Hút thuốc lá
Lớp
Có
Không
p
n
%
n
%
4
1
Y
(n=86)
26
30,2
60
69,8
< 0,01
4
2
Y
(n=95)
20
21,1
75
78,9
< 0,01
4
3
Y
(n= 99)
37
37,4
62
62,6
< 0,01
4
4
Y
(n=91)
36
39,6
55
60,4
< 0,01
30,2
69,8
21,1
78,9
37,4
62,6
39,6
60,4
0
20
40
60
80
100
Y4_1 Y4_2 Y4_3 Y4_4
Không hút thuốc lá
Có hút thuốc lá
Tỷ lệ
%
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hút thuốc lá của Khối Y4
Có 119 SV khối Y
4
hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 32,1%. Trong đó lớp Y
4
4
chiếm tỷ lệ cao nhất 39,6%.