BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
LÊ MINH HỒNG
NGHIÊN CỨU
TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ
TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008
LUẬN ÁN CHUN KHOA CẤP II
Năm, 2009
BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
LÊ MINH HỒNG
NGHIÊN CỨU
TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ
TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008
LUẬN ÁN CHUN KHOA CẤP II
Chun ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 62.72.76.05
Năm, 2009
3
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………… 1
Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU.……………………………………… 3
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.……… 29
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………… 40
3.1. Tình hình, cơ cấu cán bộ Y- Dược tỉnh Hậu Giang năm 2008.….…… 40
3.1.1.Tình hình cán bộ công chức viên chức ngành y tế Hậu Giang……… 40
3.1.2. Tình hình cán bộ Y- Dược theo tuyến y tế và một số đơn vị.……… 40
3.1.3. Cơ cấu cán bộ Y-Dược theo tuyến y tế ……………… ……………41
3.1.4. Tình hình cán bộ Y- Dược bình quân theo huyện, xã.……………….42
3.1.5. Cán bộ Y- Dược trên 10.000 dân.……………………………………48
3.2. Trình độ cán bộ Y- Dược tỉnh Hậu Giang năm 2008.……………………52
3.3. Tình hình học tập nâng cao tay nghề.………………………………… 57
3.4. Tỷ lệ DS, ĐD-HS và KTVYH so với Bác sỹ.……………………………60
3.5. Nhu cầu cán bộ Y – Dược từ năm 2009 – 2013.…………………………62
Chương 4 : BÀN LUẬN………………………………………………………65
KẾT LUẬN……………………………………………………………………88
ĐỀ NGHỊ………………………………………………………………………90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
GHI CHÚ
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự đổi mới của đất nước, Y tế Việt Nam nói chung và Y tế
tỉnh Hậu Giang nói riêng cũng từng bước đổi mới và phát triển, đã và đang
đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân cũng như trong công tác xây dựng và phát triển Ngành y tế; Nghị quyết
46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ chính trị ( BCT) về công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã
khẳng định”.…Trong hơn 10 năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ
nhân dân ở nước ta tiếp tục đạt nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế,
đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh
nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng;
nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và
trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Bảo hiểm y tế được hình
thành và bước đầu phát huy tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã
được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn; Phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ
của nước ta đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người ”
[ 4],[71].
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, công tác bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Nguyên nhân chính của
những yếu kém này là do quản lý nhà nước trong lĩnh y tế còn nhiều bất cập,
một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm sửa đổi hoặc bổ
sung. Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý, chế độ đãi
ngộ chưa thỏa đáng[ 4 ],[ 77].Nguồn nhân lực y tế có kiến thức và kỹ thuật
cao tập trung chủ yếu ở các bệnh viện lớn, khu vực thành phố. Tỷ trọng giữa
Bác sĩ và Y tá - Điều dưỡng còn chưa hợp lý [ 57 ].
Để thực hiện Quyết định 243/2005/QĐ-TTG ngày 05 tháng 10 năm
2005 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
5
quyết 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, và
Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam
giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Một trong những giải
pháp chủ yếu của ngành Y tế:” Phải đào tạo, chuyển hóa đội ngũ cán bộ y tế
để có đủ nhân lực với chất lượng phù hợp, cơ cấu đồng bộ để phục vụ trong
hệ thống chăm sóc sức khỏe, thực hiện chiến lược con người trong giai đoạn
phát triển mới của đất nước” [ 48] và “ Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối
và hợp lý. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản…Phát triển nguồn nhân lực y
tế trình độ cao, cán bộ y tế trên đại học để cung cấp cho các cơ sở y tế ”[ 38].
Tỉnh Hậu Giang là một tỉnh mới được thành lập vào tháng 1 năm 2004
là một tỉnh vùng sâu, vùng xa thuộc phía Tây Nam sông Hậu, dân số
772.239 người, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, mặt bằng dân trí thấp;
Nhưng thời gian qua, dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành Y tế
Hậu Giang đã được hình thành , ổn định và có những bước phát triển, đáp ứng
phần lớn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên về phát triển nguồn
nhân lực vẫn còn nhiều khó khăn do tỉnh mới thành lập, đặc biệt là tình trạng
thiếu hụt biên chế và hạn chế về trình độ, năng lực của cán bộ y tế trở nên bức
xúc[80], [ 87], [ 92 ]. Cùng với quyết tâm củng cố xây dựng mạng lưới y tế cơ
sở ; song song với việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu y học vào chăm
sóc sức khoẻ nhân dân. Sở Y tế Hậu Giang đã tham mưu và được UBND tỉnh
đồng ý phê duyệt đề án đào tạo cán bộ từ nay đến 2010. Để góp phần thực
hiện Đề án có hiệu quả, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tình hình đội ngũ cán
bộ y tế tỉnh Hậu Giang năm 2008 “ với mục tiêu sau:
1. Đánh giá số lượng, trình độ và cơ cấu cán bộ Y tế tỉnh Hậu Giang năm
2008.
2. Xác định nhu cầu nhân lực y tế của tỉnh Hậu Giang năm 2009 – 2013.
6
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
1.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý được áp dụng từ thời kỳ sơ khai của cuộc sống cộng đồng. Từ sau
năm 30 của thế kỷ 20, quản lý mang tính khoa học. Tuy vậy cho đến nay vẫn
không có một định nghĩa thống nhất. Có rất nhiều định nghĩa về quản lý [ 74]
- Quản lý là làm cho mọi việc được thực hiện,
- Quản lý là làm việc thông qua mọi người- quản lý theo kiểu quan hệ
con người,
- Quản lý là sử dụng hiệu quả các nguồn lực,
- Quản lý là làm cho mọi người cùng làm việc hăng hái với nhau, sử
dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu,
- Quản lý là ra quyết định.
“Quản lý làm cho mọi việc được thực hiện, được quản lý và làm việc
thông qua mọi người, quản lý là sử dụng hiệu quả các nguồn lực….” đồng
thời cần phải chú ý đến các yếu tố khác như thời gian và các thông tin [ 63]
1.1.2. Quản lý nhân lực
Ngành Y tế Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ phải làm
tốt công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn,
gian khổ song cũng rất vinh quang. Nhiệm vụ chính trị của Ngành cũng chính
là nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Quản lý
là một ngành khoa học thuộc phạm trù khoa học xã hội, cung cấp cho cán bộ
phụ trách các cấp những kiến thức tối thiểu để sử dụng hiệu quả các nguồn
lực trong đó có nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra [ 73].
Quản lý nhân lực là một trong 5 quản lý của ngành y tế đó là quản lý kế
hoạch, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý nhân lực và quản lý
7
khoa học kỹ thuật[ 73]. Nội dung quản lý nào cũng rất quan trọng, phức tạp
và gặp không ít khó khăn nhưng có lẽ quản lý nhân lực là quan trọng nhất
cũng như phức tạp nhất và khó khăn nhất, vì: “ Con người là nguồn tài
nguyên quý báu nhất, quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức
khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là một trong
những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình.”[33],[68], [95]
và “ Cán bộ là nhân tố quyết định mọi thành công trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước”. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công
tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
trong các cơ quan nhà nước và coi cán bộ, công chức là lực lượng then chốt
để bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước[ 45].
1.1.3. Đặc thù riêng của lao động trong ngành y tế
Nhân lực trong ngành Y tế là những đối tượng mà các cơ sở y tế
thường phải tiếp xúc, đó là cán bộ công nhân viên trong đơn vị, học sinh các
trường chuyên nghiệp của ngành và nhân dân[ 73].
Nhân lực y tế là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định phạm vi cũng
như chất lượng dịch vụ y tế [ 54 ]
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII đã khẳng định:” Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của
toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”[1].Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ rất nặng nề
nhưng cũng rất vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao
cho ngành Y tế.
Lao động trong ngành Y tế mang những đặc thù riêng sau đây [13],[18],[41]
- Viên chức ngành Y tế làm nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con
người, vốn quí nhất của mỗi người và toàn xã hội. Trước sức khỏe con người
nói chung và tính mạng của người bệnh nói riêng, đòi hỏi lao động trong
Ngành Y tế phải có trách nhiệm cao, chuyên môn giỏi, cường độ lao động
8
lớn, để khẩn trương giành giật từng giây, từng phút trước tử thần cứu tính
mạng người bệnh.
- Đối tượng phục vụ: Những người ốm đau bệnh tật, người bệnh luôn
có tâm lý không thoải mái, hay cáu gắt bực bội. Bên cạnh đó viên chức ngành
Y tế còn phải chịu gánh nặng tâm lý rất lớn, nhất là trước đau thương, mất
mát của người bệnh và gia đình bệnh nhân…
- Môi trường làm việc: Viên chức Y tế luôn luôn phải làm việc trong
điều kiện độc hại, lây nhiễm, dịch bệnh( trong đó có những bệnh tối nguy
hiểm như tả, dịch hạch, HIV-AIDS, SARS….), thường xuyên phải tiếp xúc
với các chất thải như phân, nước tiểu… , cùng các hóa chất độc hại, các tia
phóng xạ… Trong môi trường đó cán bộ, viên chức y tế rất dễ bị lây nhiễm
bệnh.
- Thời gian làm việc: Ngoài 8 giờ làm việc bình thường, viên chức
ngành Y tế còn phải trực đêm, trực ngoài giờ, trực ngày lễ, ngày tết, ngày chủ
nhật, đảm bảo sao cho 24/24 giờ trong ngày luôn luôn có người làm việc ở
các cơ sở để kịp thời cấp cứu bệnh nhân, phòng chống dịch và đảm bảo cho
người bệnh luôn luôn được chăm sóc, điều trị. Khi dịch bệnh xảy ra thì không
kể ngày đêm, lễ tết, viên chức y tế phải đến tận ổ dịch để làm nhiệm vụ,
thường xuyên phải đi lưu động đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi cao, nơi
xa xôi hẻo lánh…để làm nhiệm vụ của mình.
- Thời gian đào tạo: Nhìn chung thời gian đào tạo thường dài hơn
nhiều ngành khác: Thời gian đào tạo bác sĩ là 6 năm, dược sĩ là 5 năm, bác sĩ
nội trú là 9 năm, trong khi đó nhiều ngành thời gian đào tạo đại học là 4 đến 5
năm.
- Tình trạng phục vụ bệnh nhân ở các bệnh viện thường là quá tải, đặc
biệt là các bệnh viện tuyến trung ương, nhưng cán bộ y tế chưa được trả lương
hoặc phụ cấp thêm.
Với những đặc thù nghề nghiệp đó, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân, đòi hỏi ngành y tế phải đào tạo một đội
9
ngũ cán bộ viên chức vừa phải có sức khỏe, vừa phải có năng lực chuyên
môn, vừa phải có đạo đức nghề nghiệp. Muốn có nguồn nhân lực như thế “
Ngành y tế kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ
cấu; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cả chuyên môn và quản lý; Cải tiến
chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu về y tế cộng đồng, chú trọng
đào tạo cán bộ quản lý ngành, cán bộ kỹ thuật có khả năng sử dụng và sửa
chữa các trang thiết bị y tế hiện đại. Tăng cường đào tạo bác sĩ theo địa chỉ và
có chính sách khuyến khích để có nhiều cán bộ y tế về công tác tại các vùng
sâu, vùng cao, vùng có nhiều khó khăn. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo
nhưng phải đảm bảo chất lượng. Quy hoạch mạng lưới đào tạo cán bộ y tế, có
kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo mới, đào tạo lại hàng năm. Xây dựng và ban hành
các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo đời sống cho cán bộ y tế, nhất là cán bộ
đi công tác tại các vùng có nhiều khó khăn [68].
1.2. CÁC HỆ THỐNG Y TẾ
1.2.1. Hệ thống y tế trên thế giới [50]
Có thể phân loại 5 mô hình hệ thống y tế trên thế giới như sau:
1.2.1.1. Hệ thống y tế dựa trên thuế
Hệ thống y tế dựa trên thuế, còn gọi là hệ thống y tế kiểu Semasko. Hệ
thống này đã được ứng dụng ở Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và các nước
xã hội chủ nghĩa khác. Chăm sóc sức khỏe dựa chủ yếu vào tài chính và cung
ứng công cộng. Người tiêu dùng không phải trả chi phí khi sử dụng. Hệ thống
này hoàn toàn đáp ứng với những tiêu chí của công bằng, nhưng có một số
vấn đề về chất lượng và hiệu quả do thiếu nguồn lực[50].
Trung Quốc, sau cải cách 1976, từ nền y tế được bao cấp hoàn toàn
chuyển sang cơ chế lấy thu bù chi bên cạnh nguồn ngân sách chính quyền
cấp. Mô hình y tế 3 cấp ở đô thị và ở nông thôn đảm bảo cung cấp các dịch vụ
khám chữa bệnh và phòng bệnh cho toàn dân[ 72 ].
1.2.1.2. Hệ thống y tế dựa trên bảo hiểm[50]
10
Hệ thống y tế dựa trên bảo hiểm, còn gọi là hệ thống y tế kiểu Bismark.
Đây là mô hình đã được ứng dụng ở Đức, Pháp, Nhật…Chính phủ điều tiết hệ
thống này bằng luật pháp. Hệ thống y tế này được phát triển trên quan niệm
chi trả trước và chia sẻ nguy cơ. Ở đây có một thị trường bảo hiểm và chăm
sóc sức khỏe. Hệ thống này bảo đảm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh,
song đòi hỏi thêm trách nhiệm y tế trong nâng cao sức khỏe và phòng bệnh.
1.2.1.3. Hệ thống y tế dựa trên thuế thu nhập[50]
Hệ thống y tế dựa trên thuế thu nhập, còn gọi là hệ thống y tế kiểu
Beverdge. Đây là mô hình đã được ứng dụng ở Anh quốc, Thụy Điển,v v.
Chăm sóc sức khỏe từ nguồn tài chính công lấy từ thuế thu nhập và được
quản lý bởi một cơ cấu chính quyền y tế. Các bác sỹ đa khoa ( tư ) được trả
tiền theo các hợp đồng với các chính quyền y tế. Song người tiêu dùng thì
không phải trả tiền khi sử dụng. Hệ thống y tế này hoàn toàn đáp ứng với các
tiêu chí của công bằng. Nhưng hiệu quả thấp do sự bao cấp của hệ thống này
đã khiến bà Thatcher phải đề xuất cải tổ. Tuy nhiên, cải tổ này không được
nhân dân Anh quốc chấp nhận hoàn toàn. Hệ thống y tế quốc gia Vương quốc
Anh là hệ thống y tế quốc gia mang tính hệ thống dịch vụ công được nhân dân
Anh đánh giá cao. Hệ thống này ra đời từ năm 1948 nhằm giải quyết những lo
lắng của người dân phải chi trả cho điều trị khi đau yếu. Các nguyên tắc là tạo
khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người dựa trên
nhu cầu chứ không phải trên khả năng chi trả [46].
1.21 4. Hệ thống Y tế tư nhân[50]
Đây là mô hình của hệ thống y tế Mỹ. Khái niệm của mô hình này là
mỗi công dân phải có trách nhiệm về sức khỏe và có quyền được chăm sóc
sức khỏe. Nhà nước chỉ có trách nhiệm chăm sóc cho người nghèo và cho
người già. Hệ thống này có thể có hiệu quả cao, nhưng gây ra nhiều vấn đề về
công bằng( sự tiếp cận, sự chấp nhận và khả năng chi trả của người nghèocho
các dịch vụ y tế có chất lượng).
11
1.2.1.5. Hệ thống y tế công tư hỗn hợp[50]
Là hệ thống y tế đã được ứng dụng ở Thái Lan, Phi-lip-pin…Tài chính
và cung ứng chăm sóc sức khỏe có phần công, phần tư và các tỷ lệ là khác
nhau. Mô hình này cũng có vấn đề như mô hình hệ thống y tế tư nhân. Thái
Lan cũng rất muốn phát triển bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Quốc gia này
phải vượt qua rất nhiều khó khăn trong việc thi hành để phát triển mục tiêu
này.
Ở Thái Lan, phần lớn người dân nông thôn được sử dụng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe công cộng của Bộ y tế. Trong nước có 3 cấp bảo hiểm y
tế: cấp 1 phục vụ người nghèo hoàn toàn, cấp 2 tầng lớp trung lưu và cấp 3
dành cho người giàu. Tuy nhiên, y tế Thái Lan vẫn còn phải đương đầu với
vấn đề chất lượng chăm sóc, tính hiệu quả và tình trạng bất bình đẳng trong
chăm sóc sức khỏe [72]
Hiện nay đang có xu thế đổi mới ngành y tế trên toàn cầu nhằm nâng
cao công bằng và hiệu quả tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển.
Xu thế phát triển bảo hiểm y tế được thấy tại các quốc gia có hệ thống
y tế tư nhân hay hệ thống y tế công tư hỗn hợp. Nga và các nước Đông Âu
đang chuyển đổi từ mô hình Samasko sang mô hình Bismark. Mỹ đang muốn
phát triển bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân trên cơ sở một hệ thống chăm sóc
sức khỏe tư nhân. Thái Lan cũng muốn chuẩn bị mở rộng bảo hiểm y tế ra
toàn dân trên cơ sở một hệ thống y tế công tư hỗn hợp[50].
1.2.1. Hệ thống y tế Việt Nam
Việt Nam đã phát triển một hệ thống y tế dựa trên thuế từ cuối những
năm 1950. Trong quá trình đổi mới kinh tế xã hội, hệ thống này phải điều
chỉnh để thích nghi với những điều kiện mới. Đổi mới ngành y tế Việt Nam
bao gồm thu phí ở bệnh viện công, phát triển y tế tư, bảo hiểm y tế. Nhà nước
bao cấp phần thiếu hụt giữa nhu cầu và cung cầu, quan tâm những vấn đề lợi
ích người tiêu dùng cũng như lợi ích nguồn cung ứng, quan tâm sự cân đối
12
giữa công bằng và hiệu quả…. Hệ thống y tế quốc gia Việt Nam dựa trên thuế
có bản sắc riêng của nó với mạng lưới y tế cơ sở gồm các trạm y tế nông thôn,
thành thị và cơ quan, cấu trúc phòng bệnh, mạng lưới bệnh viện và mạng lưới
y học cổ truyền dân tộc[ 50 ].
Trong năm 2002 và về sau, Hệ thống y tế Việt Nam phát triển với
nguyên tắc” Hệ thống y tế Việt Nam là một hệ thống kết hợp công và tư với
cơ cấu hợp lý trong đó mô hình Y tế Nhà nước sẽ giữ vai trò chủ đạo, khu vực
y tế tư nhân hoạt động trong khuôn khổ luật pháp sẽ hổ trợ cho hệ thống công.
Sự lồng ghép, phối hợp công tư được khuyến khích ở cả chăm sóc tuyến đầu
và tuyến cao hơn [69 ],[ 70].
1.3. TÌNH HÌNH CƠ CẤU CÁN BỘ Y TẾ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
VÀ THẾ GIỚI.
1.3.1. Số Bác sỹ/10.000 dân của một số nước Châu Á vào năm 2003 [ 3 ]
Nước Bác sỹ /10.000 dân Dân số ( Triệu)
Mongolia 27,8 2,6
New Zealand 21,9 3,8
Nhật Bản 20,2 126,5
Hàn Quốc 18,0 46,5
Trung Quốc 16,4 1.273,6
Singapore 14,0 3,5
Philippines 11,5 74,5
Brunei 9,9 0,3
Malaysia 6,8 21,8
Lào 6,1 5,3
Thái Lan 2,9 60,8
1.3.2. Số Dược sĩ đại học/10.000 dân ở một số nước vào năm 2003 [3]
Nước Dược sĩ/10.000 dân
Monaco 21,8
Bỉ 14,5
Phần Lan 14,5
Tây Ban Nha 11,3
Italia 10,2
Pháp 10,0
13
Ai Len 7,8
Bồ Đào Nha 7,5
Luxembourg 6,9
Hy Lạp 6,9
Thụy Điển 6,7
Thụy Sỹ 6,2
Pakistan 3,4
Sri Lanka 0,45
1.3.3. Số Điều dưỡng/ 1 bác sỹ của một số nước Châu Á vào năm 2003[3]
Nước Điều dưỡng / Bác sĩ
Indonesia 5,6
Thái Lan 4,1
Philippines 3,9
Malaysia 3,7
Singapore 2,8
Campuchia 2,3
Hàn Quốc 1,8
Myanmar 1,5
Nepal 1,0
1.4. TÌNH HÌNH CÁN BỘ Y TẾ TRONG NƯỚC
1.4.1. Khái quát tình hình tổ chức y tế qua các thời kỳ
Hệ thống y tế Việt Nam có thể được chia thành ba giai đoạn [51]:
- Giai đoạn 1945 – 1954
- Giai đoạn 1955 – 1975
- Giai đoạn 1975 cho đến nay. Giai đọan này có thể được chia thành
hai giai đọan nhỏ là giai đọan trước Đổi Mới( 1975- 1986) và giai
đọan sau Đổi Mới ( 1986 đến nay)
1.4.1.1. Giai đoạn 1945 – 1954
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước CHXHCN Việt Nam được
thành lập ngày 02 tháng 9 năm 1945 và lịch sử của ngành y tế hiện nay cũng
bắt đầu từ thời gian này.
14
Sau ngày tuyên bố độc lập, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiếp
quản một hệ thống y tế cũ kỹ và khập khiễng, phát triển chủ yếu ở đô thị,
nhân lực y tế rất thiếu. Cơ sở khám chữa bệnh cũng rất thiếu.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra quyết định thành lập Bộ Y tế
trong Chính phủ để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong kháng chiến chống
Pháp, ngành Y tế đã phát triển trên cơ sở kết hợp quân dân y. Khoa Y dược
vẫn tiếp đào tạo bác sỹ và dược sỹ trong hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh,
đồng thời ngành Y tế đã mở ra các lớp y sỹ, quân y sỹ đào tạo thầy thuốc
[51].
Từ sau Cách mạng tháng 8 thành công, nguồn lực xây dựng mạng lưới y tế
xã, thôn bản chủ yếu dựa vào dân, do hợp tác xã nông nghiệp cung cấp kinh
phí để xây dựng nhà trạm, mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc men của trạm y
tế xã cũng như túi thuốc thôn bản. Mọi hoạt động của cán bộ y tế xã và nhân
viên y tế thôn bản đều được trả bằng công điểm của hợp tác xã nông nghiệp.
Nhờ vậy mà mạng lưới y tế xã, thôn bản đã được duy trì và phát triển, đáp
ứng yêu cầu công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong suốt
một thời gian dài [49],[ 66].
1.4.1.2. Giai đoạn 1955 – 1975 [ 51 ]
Giai đoạn 1955 – 1975 là giai đoạn xây dựng Xã hội chủ nghĩa và đấu tranh
thống nhất Tổ quốc. Giai đoạn 1965- 1972 cũng là giai đoạn chống chiến
tranh phá hoại.
Vào cuối nhũng năm 50 và đầu những năm 60, ngành Y tế đã thực hiện xã
hội hóa và tập thể hóa các cơ sở y tế tư nhân, xây dựng một hệ thống y tế nhà
nước và tập thể, chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Ngành y tế đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng màng lưới y tế cơ sở.
Chính màng lưới y tế cơ sở này đã là yếu tố quyết định tham gia vào thành
công của những chương trình y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân.
15
Một định hướng quan trọng nữa của ngành Y tế là kết hợp y học hiện đại
với y học cổ truyền dân tộc. Sự kết hợp này được thể hiện từ vườn thuốc gia
đình đến viện nghiên cứu.
Hệ thống y tế đã dần dần được hình thành trên cơ sở 4 tuyến sau:
• Y tế cơ sở ( xã/ phường và cơ quan )
• Y tế quận / huyện
• Y tế tỉnh / thành phố
• Y tế tuyến trung ương.
1.4.1.3. Giai đoạn 1975 cho đến nay: chia làm 2 giai đọan nhỏ
- Giai đọan trước Đổi mới( 1975 – 1986)
Nghị quyết 15/CP ngày 14/01/1975 của Chính phủ và các văn bản kế
tiếp của Đảng và Nhà nước đã xác định “Y tế cơ sở (YTCS) có vị trí chiến
lược rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ)”
bởi vì: Y tế cơ sở là đơn vị gần dân nhất ; giải quyết 80% khối lượng phục vụ
Y tế tại chỗ, là nơi thể hiện rõ nhất sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ
nhân dân, nơi trực tiếp thực hiện và kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách
của Đảng và nhà nước về y tế và là bộ phận quan trọng nhất của ngành y tế
tham gia phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội [30],[67 ],[69],.
Ngày 6/11/1976 Bộ Y tế có Thông tư số 42/BYT-TT hướng dẫn thực hiện
Nghị quyết số 15/CP ngày 14/1/1975 của Chính phủ về việc cải tiến tổ chức y
tế địa phương, qui định tổ chức y tế địa phương có 3 tuyến là tuyến y tế cơ sở,
tuyến y tế khu vực, huyện, thị xã và tương đương, tuyến y tế tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương[30],[94]. Tổ chức y tế tuyến huyện bao gồm phòng y tế
và các đơn vị sự nghiệp là bệnh viện huyện, bệnh viện khu vực(ở các huyện
sáp nhập), phòng khám đa khoa khu vực, đội vệ sinh phòng dịch - sốt rét, đội
đặt vòng, đội y tế lưu động (huyện miền núi ), nhà hộ sinh khu vực(thành phố,
16
thị xã), lớp bồi dưỡng – đào tạo cán bộ y tế và Hiệu thuốc. Mô hình này hoạt
động có hiệu quả trong nền kinh tế kế hoạch tập trung và chế độ bao cấp[55 ].
Năm 1978, Tổng Giám đốc WHO, tiến sĩ Halfdan Mahler, người Đan
Mạch đã tập hợp được sự đồng thuận trên toàn thế giới về sự cần thiết phải
thay đổi chính sách y tế. Ông thực hiện việc này bằng cách tổ chức hội nghị
quốc tế ở khu vực châu Á của Liên bang Xô Viết. Hội nghị đã có sự tham dự
của 134 chính phủ và 67 các tổ chức quốc gia và quốc tế . Hội nghị đánh dấu
một bước ngoặt lịch sử trong việc thống nhất các quan niệm và định hướng
cho công tác chăm sóc sức khỏe trên phạm vi toàn thế giới. Hội nghị đưa ra
Chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu với khẩu hiệu “ Sức khỏe cho mọi
người vào năm 2000” gồm 8 nội dung hoạt động, ở Việt Nam bổ sung thêm 2
nội dung thành 10 nội dung hoạt động, trong đó có nội dung củng cố màng
lưới y tế cơ sở ,[ 67],[79].
Có thể thấy rõ các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu của Việt Nam được
thực hiện qua màng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu mà quan trọng nhất là
mạng lưới y tế từ thôn, bản, ấp đến làng, xã và huyện[ 69]. Sau hơn 20 triển
khai thực hiện, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam đã đạt nhiều
thành tựu quan trọng ở tất cả 10 nội dung mà đã được đánh giá trong báo cáo
tại nhiều hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế [ 67].
- Giai đọan sau đổi mới ( 1986 đến nay)
Đại hội lần thứ VI của Đảng( tháng 12/1986 ) đã khởi xướng đường lối đổi
mới, mở đầu bằng đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đã có tác động
đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân. Chủ trương “ phát triển các hoạt động y tế
bằng khả năng của Nhà nước và nhân dân” bắt đầu được triển khai thực hiện
[ 21]. Từ năm 1986, đất nước ta thực hiện chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch
tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
17
thị trường …thì mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động rất lớn tới ngành
y tế nói chung và tổ chức y tế tuyến huyện nói riêng[ 55 ].
Để khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường Bộ Y tế đã
phối hợp với các Bộ ngành liên quan, liên tục trong 5 năm từ 1989 đến 1994,
đã có một loạt thay đổi lớn trong định hướng tăng cường và củng cố nguồn
lực cho y tế Việt Nam, với sự ra đời của các chủ trương thu một phần viện
phí( 1989), cho phép hành nghề y dược tư nhân( 1989 ), thực hiện bảo hiểm Y
tế ( 1992 ) và củng cố mạng lưới y tế cơ sở ( 1994 ) quan tâm những người có
công với nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số [ 21 ] .
Về cơ chế quản lý, trước đây y tế nước ta quản lý theo địa giới hành
chính, phương thức này phù hợp và phát huy hiệu quả trong nền kinh tế tập
trung kế hoạch. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì phương
thức quản lý trên không còn hiệu quả; bộc lộ nhiều nhược điểm trong cơ chế
quản lý. Đổi mới tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý là hai khâu then chốt có
vai trò quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Thực hiện Nghị quyết
TW4 khoá VII “về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân” . Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 58/TTg ngày
3/2/1994 [ 31] và quyết định số 131/TTg ngày 4/3/1995 [32 ] quy định một số
vấn đề tổ chức và chế độ tài chính với y tế cơ sở, ngày 20/4/1995 liên Bộ Tài
Chính, Y tế, Lao động Thương binh xã hội và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ
đã có Thông tư số 08/TT-LB hướng dẫn 2 quyết định trên xác định y tế cơ sở
là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế
Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, phát hiện dịch sớm, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận động
nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh phòng bệnh,
tăng cường sức khỏe [ 31],[49]. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4( khóa
VII), Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và phát triển[2],[47].
18
Mô hình Trung tâm y tế huyện đã ra đời và phát triển gần 10 năm nhưng
đến ngày 31/12/1997 vẫn còn 5,03% số huyện chưa thành lập Trung tâm y tế ;
khó khăn lớn nhất là một số văn bản của Nhà nước chậm được đổi mới, có
nhiều điểm không còn phù hợp nữa mà chưa được thay đổi. Để khắc phục
những vấn đề nêu trên ngày 03/01/1998 Chính phủ đã ký ban hành Nghị định
số 01/CP về hệ thống tổ chức y tế địa phương, Nghị định 01/CP là một văn
bản có tính kế thừa và đổi mới của Nghị quyết 15/CP, phần đổi mới có ý
nghĩa thực tiển phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước[ 55].
Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về
hệ thống tổ chức y tế địa phương xác định: Tổ chức y tế địa phương gồm Sở
Y tế, Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế cơ sở, Ngày 27 tháng 06 năm 1998
Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP được ban hành hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 qui định các
phòng chức năng giúp việc Giám đốc Sở Y tế gồm có Phòng kế hoạch tổng
hợp, phòng nghiệp vụ y, phòng quản lý dược, phòng tài chính kế toán, phòng
tổ chức cán bộ, thanh tra y tế và phòng hành chánh quản trị; đồng thời qui
định các tổ chức chuyên môn, kỹ thuật trực thuộc Sở Y tế [28[,[ 34 ] .
Để hoàn thiện bộ máy tổ chức y tế cơ sở theo xu hướng chung về phân cấp
chính quyền, ngày 29/9/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 171/2004/NĐ-
CP[36] và 172/2004/NĐ-CP[37], ngày 12/4/2005 liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ
có Thông tư số 11/2005/TTLT – BYT-BNV[25] xác định mô hình tổ chức y
tế tuyến huyện bao gồm Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế dự phòng
huyện là 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế; Phòng y tế huyện thuộc ủy
ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm quản lý các trạm y tế xã[ 17].
Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
cũng như các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-
19
CP[ 39] và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP vào ngày 14/02/2008[40]. Nghị
định 13 và Nghị định 14 đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế cho
hai Nghị định trước đó là Nghị định 171/2004/NĐ-CP và Nghị định số
172/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29 /9/2004[75].
Thực hiện Nghị định 13 và 14 của Chính phủ về tổ chức y tế địa phương,
phối hợp với Bộ Nội vụ Ban hành thông tư liên tịch số 03/2008/TTLB-BYT-
BNV ngày 25/4/2008/ hướng dẫn chức năng nhịêm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở y tế, phòng y tế thuộc UBND cấp tỉnh, huyện đáp ứng yêu cầu
của thực tiển[24].
1.4.2. Tình hình cán bộ y tế trong nước
1.4.2.1. Trên toàn quốc
Hệ thống y tế nước ta được phân theo 4 cấp tương đương với 4 cấp quản lý
hành chính: Trung ương, tỉnh, huyện và xã; ngoài ra để phục vụ kịp thời công
tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong những năm gần đây việc phát
triển một nguồn nhân lực hết sức quan trọng là y tế thôn bản [ 15 ],[ 23],[ 64].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhân lực y tế
trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư, nhờ vậy đã có nhiều tiến bộ.
Tỷ lệ các loại hình cán bộ y tế chính như bác sĩ, điều dưỡng trên 10.000 dân
tăng lên qua các năm; số lượng cán bộ y tế công tác tại các tuyến tăng lên cả
về số lượng và chất lượng; tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học
tăng; một hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực y tế ở tất cả các bậc học đã
được hình thành và trải đều ở các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, trước nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng và đa dạng như hiện
nay, vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra về nhân lực y tế [ 21].
Số lượng nhân lực y tế thấp, cơ cấu chưa hợp lý. Định biên nhân lực y tế
được quy định từ năm 1975 ( 1,1 – 1,3 cán bộ y tế / giường bệnh) nay đã
không còn phù hợp. Khi định mức cán bộ y tế tăng lên một cách đáng kể
( khoảng 1,5 – 2 lần) do thực hiện làm việc ca kíp ở bệnh viện thì tình trạng
20
thiếu cán bộ y tế sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều (ước tính thiếu 60.000 cán
bộ y tế ). Nhân lực về dược tăng chậm, thậm chí không tăng, hoặc giảm ở một
số vùng. Số dược sỹ đại học /10.000 dân ở mức khoảng 0,8 trong các năm qua
là rất thấp . Trong khi số dược sỹ đại học ra trường hằng năm tăng đáng kể,
nhân lực dược đại học đang có xu hướng tăng trong khu vực tư nhân và không
tăng hoặc giảm trong các cơ sở y dược công lập [ 21 ].
Số bác sỹ/10.000dân vẫn ở mức thấp ( 6/10.000 dân ). Bác sỹ chiếm
khoảng 20% nhân lực y tế, nhưng có sự khác nhau ở các vùng: ở vùng Tây
Bắc là 12,6%, Bắc trung bộ là 17,6%, Đông Nam bộ là 20,5%, Đồng bằng
Bắc bộ là 22,6%. Chỉ có một số rất ít bác sỹ về phục vụ tại các tỉnh vùng sâu,
vùng xa thuộc các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu
Long, phần lớn tập trung tại các tỉnh, thành phố, khu đô thị lớn thuộc các khu
vực Đồng bằng Bắc bộ, Đông Nam bộ [ 21 ].
Nhân lực y tế năm 2005
Số lượng nguồn nhân lực y tế Việt Nam[ 15 ]
- Tổng biên chế ngành y tế: 210.027 biên chế,
- Phân chia theo cơ quan quản lý:
+ Bộ Y tế quản lý: 22.211 biên chế, bao gồm:
• Các đơn vị sự nghiệp đào tạo: 4.275 biên chế,
• Các đơn vị sự nghiệp phòng bệnh: 2.588 biên chế,
• Các đơn vị sự nghiệp chức năng khám - chữa bệnh: 15.348 biên chế
+ Ủy ban nhân tỉnh, thành phố quản lý: 187.816 biên chế
• Cấp tỉnh: 76.883 biên chế/ 64 tỉnh, thành phố; bình quân có
1.201,29 biên chế/ 1 tỉnh,
• Cấp huyện: 61.991 biên chế/659 huyện và tương đương; bình quân
có 94,068 biên chế/1 huyện,
• Cấp xã: 48.942 biên chế/10732 xã; bình quân có 4,56 biên chế / 1 xã
21
Chất lượng đội ngũ viên chức y tế:
+ Phân theo trình độ chuyên môn được đào tạo:
• Trình độ Tiến sĩ và tương đương: 1.852/210.027 chiếm 0,9%,
• Trình độ Thạc sĩ và tương đương: 12.781/210.027 chiếm 6,1%,
• Trình độ Đại học: 40.042/210.027 chiếm 19,06%,
• Còn lại trình độ Cao đẳng, trung học, sơ học và nhân viên: 73,94%
Tỷ lệ cán bộ y tế trên 10.000 dân năm 2005[ 21]
- Số cán bộ y tế/10.000 dân 31,2
- Số bác sỹ/10.000 dân 6
- Số dược sỹ đại học/10.000 dân 0,8
- Số y sỹ/10.000 dân 6,27
- Số điều dưỡng/10.000 dân 1,8
- Số hộ sinh trung học/10.000 dân 3,8
- Tỷ lệ cán bộ y tế trong hệ điều trị/ tổng số cán bộ y tế( %) 72,9
- Tỷ lệ cán bộ y tế trong hệ dự phòng/tổng số cán bộ y tế ( %) 12,9
- Tỷ lệ cán bộ y tế trong hệ quản lý / tổng số cán bộ y tế ( %) 4,2
Nguồn: Bộ y tế 2006
Tương quan cán bộ trong ngành y tế [ 21]
Tỷ lệ / bác sỹ Tương quan
Y tá- điều dưỡng / bác sỹ 1,70
Kỹ thuật viên y / bác sỹ 0,37
Nữ hộ sinh / bác sỹ 0,25
Tỷ lệ chung 2,32
Nguồn: Bộ y tế - Niên giám thống kê y tế 2005
Cán bộ y tế phân bổ không đều. Tỷ lệ cán bộ y tế/ 10.000 dân tăng ở một số
vùng như Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nhưng
22
giảm ở Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Bình quân số cán bộ y tế /
10.000 dân khu vực Đông Bắc, Tây Bắc cao hơn Đồng bằng sông Hồng [21]
ĐBSH Đông Bắc Tây Bắc Bắc
Trung Bộ
Nam
Trung Bộ
Tây
Nguyên
Đông
Nam Bộ
ĐBSCL
21,8 28,8 32,7 22,8 23,0 23,8 26,5 19,3
Niên giám thống kê y tế năm 2007 [11]
Phân loại cán bộ y tế
Bác sỹ ( kể cả TS, PTS, Ths) chiếm 19,57%, Dược sỹ( kể cả TS, PTS)
chiếm 3,66%, Y sỹ chiếm 17,37%, Y tá đại học chiếm 0,47%, KTV Y chiếm
4,0%, Dược sỹ trung học chiếm 4,3%, KTV dược chiếm 0,45%, Y tá trung
học chiếm 17,83%, Nữ hộ sinh ĐH và TH chiếm 6,76%, y tá SH chiếm 3,5%,
Nữ hộ sinh SH chiếm 0,69%, xét nghiệm viên( kể cả xét nghiệm trung câp
0,25%), lương y chiếm 0,24% và dược tá chiếm 3,34%
Y bác sỹ phục vụ dân
- Bác sỹ/ 10.000 dân 6,45
- Y bác sỹ/ 10.000 dân 12,17
- Y tá / 10.000 dân 7,18
- Dược sỹ đại học 1,21
1.4.2.2. Tình hình cán bộ y tế ở một số tỉnh thành phố
- Số lượng, trình độ và cơ cấu cán bộ y tế
Tình hình cán bộ y tế ở các tỉnh miền Trung Tây Nguyên (vào thời
điểm 30/10/2006) [ 60].
Số lượng cán bộ Y tế : Thanh Hóa dân số 3.684.786 người, tổng số cán
bộ 3.599: Bs 1.452( 40,34%), Ds các loại 258(7,17%), ĐD 1.669( 46,38%),
KTVYH 220(6,11%); Ninh Thuận dân số 582.000 người, tổng số cán bộ 702:
Bs 266( 37,89%), Ds các loại 92(13,11), ĐD 283( 40,31%), KTVYH 61
( 8,69%).
Trình độ cán bộ y tế
- Cán bộ Y : Thanh Hóa: Bs 1.038(71,49%), BsCKI 329(22,66%),
23
BsCKII 17(1,17%),ThS 66(4,55%), và TS 2(0,14%); Ninh Thuận: Bs
207(77,82%), BsCKI 50(18,80%), BsCKII 3(1,13%) và ThS 6(2,26%).
- Dược các loại: Thanh Hóa: sơ học 60(23,26%), trung học 137(53,1%),
đại học 34(13,18%) và sau đại học 27(10,47%); Ninh Thuận: sơ học
39(42,39%), trung học 37(40,22%), đại học 13 (14,13%) và sau đại học
3(3,26%).
- Điều dưỡng: Thanh Hóa: sơ học 173(10,37%), trung học
1.395(83,58%), cao đẳng 93 (5,57%) và cử nhân 8(0,48%); Ninh Thuận: sơ
học 165(58,30%), trung học 110(38,87%), cao đẳng 3(1,06%) và cử nhân
5(1,77%).
- Kỹ thuật viên Y học: Thanh Hóa: sơ học 18(8,18%), trung học
189(85,91%), cao đẳng 11(5,oo%) và cử nhân 2(0,91%); Ninh Thuận: sơ học
5(8,20%), trung học 35(57,38%) và cử nhân 21(34,43%).
Tỷ lệ Dược sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên y học so với Bác sỹ
- Dược sỹ: Thanh Hóa: đại học 0,04, trung học 0,09; Thừa Thiên Huế:
đại học 0,04, trung học 0,16; Ninh Thuận: đại học 0,06, trung học 0,14.
- Điều dưỡng: Thanh Hóa: đại học – cao đẳng 0,07, trung học 0,96;
Thừa Thiên Huế: đại học – cao đẳng 0,01, trung học 0,92; Ninh Thuận: đại
học – cao đẳng 0,03, trung học 0,41.
- Kỹ thuật viên y học: Thanh Hóa: đại học – cao đẳng 0,01, trung học
0,13; Thừa Thiên Huế: đại học – cao đẳng 0,02, trung học 0,16; Ninh Thuận:
đại học – cao đẳng 0,08, trung học 0,13.
Tình hình cán bộ y tế một số tỉnh và Thành Phố ở miền Bắc [ 11]
- Vùng đồng bằng Sông Hồng : Hà Nội dân số 3.289.300 người: 18
TS, 264 Ths, 1.424 Bs, 78 DsĐH, 624 YS; 2.138 YTCĐ-TH; 198 KTVCĐ-
TH Y, 467 NHSCĐ-TH, 101 YTSH, 15 NHSSH và 84 DT; Hải Phòng dân số
1.827.700 ngưới: 19 TS, 111 ThS, 1.236 BS, 50 DSĐH, 807 YS, 1.763
YTCĐ-TH , 514 NHSCĐ-TH, 36 YTSH, 3 NHSSH.
24
- Vùng Đông Bắc : Hà Giang dân số 694.000 người: 6 ThS, 332 BS,
26 SDĐH, 978 YS, 173 KTVCĐ-TH Y, 216 YTCĐ-TH, 266 NHSCĐ-TH,
211 YTSH, 37 NHSSH và 35 DT
- Vùng Tây Bắc: Lai Châu dân số 330.500 người: 105 BS, 4 DSĐH,
542 YS, 58 KTVCĐ-TH Y, 249 YTCĐ-TH, 138 NHSCĐ-TH, 123 YTSH, 03
NHSSH; Hoà Bình với số dân 829.500 ngưới có: 19 ThS, 409 BS, 21 DSĐH,
925 YS, 66 KTVCĐ-TH Y, 279 YTCĐ-TH, 158 NHSCĐ-TH, 130 YTSH,
70 NHSSH và 70 DT
Tình hình cán bộ y tế của 4 tỉnh miền Đông Nam Bộ ( Bình Dương,
Bình Thuận, Tây Ninh và Đồng Nai) vào thời điểm tháng 10/2008)[ 62]
Số lượng cán bộ y tế : Bình Dương dân số 1.181.189 người, tổng số cán
bộ 1.512: Bs 461( 30,49%), Ds các loại 521(34,46%), ĐD 431(28,50%) và
KTVYH 99(6,55%); Tây Ninh dân số 1.064.000 người, tổng số cán bộ 1.193:
Bs 435(36,46%), Ds các loại 173(14,50%), ĐD 506(42,42%) và KTVYH
79(6,62%).
Trình độ cán bộ y tế:
- Cán bộ Y: Bình Dương: BS 309(67,03%), BSCKI 133(28,85%),
BSCKII 5(1,08%) và ThS 14(3,04%); Tây Ninh: BS 291(66,90%), BSCKI
125(28,74%), BSCKII 4(0,92%) và ThS 15 (3,45%).
- Dựơc các loại: Bình Dương: sơ học 115(22,07%), trung học
353(67,75%), đại học 39( 7,49%) và sau đại học 14(2,69%); Tây Ninh: sơ học
36(20,81%), trung học 113(65,32%), đại học 20(11,56%), sau đại học
4(2,31%).
- Điều dưỡng: Bình Dương: sơ học 73(16,94%), trung học 345(80,05%),
cao đẳng 12(2,78%) và cử nhân 13(3,02%); Tây Ninh: sơ học 109(21,54%),
trung học 388( 76,68%) và cử nhân 9(1,78%).
- Kỹ thuật viên Y học: Bình Dương: sơ học 7(7,07%), trung học
64(64,65%), cao đẳng 4(4,04%) và 24 cử nhân 24(24,24%); Tây Ninh: sơ học
25