Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở ở tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 108 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ DUNG





NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ
TUYẾN CƠ SỞ Ở TỈNH VĨNH PHÚC





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ










THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ DUNG




NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ
TUYẾN CƠ SỞ Ở TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS HỒ VĂN VĨNH







THÁI NGUYÊN - 2014
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ y tế tuyến cơ sở ở tỉnh Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Số liệu sử dụng, kết quả nghiên cứu đã nêu trong luận văn dựa trên các số liệu
thực tế đƣợc phản ánh trung thực, chính xác, rõ ràng.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Dung
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
Khoa sau đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại học kinh tế và

Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Trƣớc hết tôi xin chân thành đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
GS.TS. Hồ Văn Vĩnh - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Cho phép tác giả đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cùng toàn thể
cán bộ Sở Y tế, trƣờng Trung cấp Y tế của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện
cung cấp số liệu, kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu và động viên tác giả trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên,
chia sẻ, giúp đỡ, tạo động lực cho tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Dung

iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới về lý luận 4
5. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1: NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ Y TẾ Ở TUYẾN CƠ SỞ 6
1.1. Tổng quan về cán bộ y tế tuyến cơ sở 6
1.1.1. Cán bộ y tế (CBYT) 6
1.1.2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế 6
1.1.3. Hệ thống y tế tuyến cơ sở 7
1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở 7
1.2. Đặc điểm của ngành y tế ảnh hƣởng tới việc nâng cao chất lƣợng
của CBYT 7
1.2.1. Thời gian đào tạo cán bộ y tế dài hơn các ngành khác 7
1.2.2. Đào tạo kỹ năng liên tục và kéo dài, có nhiều nguy cơ 8
1.2.3. Môi trƣờng làm việc áp lực cao, độc hại, lao động căng thẳng 8
1.3. Nội dung đánh giá chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở 9
1.3.1. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ 10
1.3.2. Kỹ năng của cán bộ y tế tuyến cơ sở 11
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.3.3. Nhận thức và y đức của cán bộ y tế tuyến cơ sở 13
1.3.4. Tình trạng thể chất của cán bộ y tế tuyến cơ sở 14
1.3.5. Động lực thúc đẩy CBYT làm việc 14
1.3.6. Số lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở 16
1.3.7. Cơ cấu cán bộ y tế tuyến cơ sở 17
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở 18
1.4.1. Những nhân tố chủ quan 18
1.4.2. Những nhân tố khách quan 19

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 23
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 24
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin 25
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin 25
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 27
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá số lƣợng và cơ cấu đội ngũ cán bộ y tế
tuyến cơ sở 27
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực đội ngũ CB y tế tuyến cơ sở 27
2.4. Mô hình phân tích 30
Chƣơng 3:
CƠ SỞ 32
3.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 32
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 32
3.1.2. Đặc điểm kinh tế 34
3.1.3. Đặc điểm xã hội 35
3.2. Thực trạng chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở tỉnh Vĩnh Phúc
trong thời gian qua 35
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3.2.1. Tình hình phát triển số lƣợng cán bộ y tế ở tuyến cơ sở 35
3.2.2. Thực trạng cơ cấu cán bộ ngành y tế 38
3.2.3. Thực trạng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của CBYT 51
3.2.4. Thực trạng nâng cao kỹ năng của cán bộ y tế 53
3.2.5. Thực trạng nâng cao y đức của cán bộ y tế 54
3.2.6. Thực trạng nâng cao thể chất của cán bộ y tế 57
3.2.7. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy đối với cán bộ y tế 59

3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển cán bộ y tế tuyến cơ sở ở tỉnh
Vĩnh Phúc và nguyên nhân 61
3.3.1. Đánh giá chung 61
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế 62
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở ở tỉnh
Vĩnh Phúc 68
3.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan 68
3.4.2. Nhóm nhân tố khách quan 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 77
Chƣơng 4:
THỜI GIAN TỚI 78
4.1. Các căn cứ của việc xây dựng giải pháp 78
4.1.1. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh
của nhân dân 78
4.1.2. Xuất phát từ yêu cầu của tính chất kỹ thuật trong nghề nghiệp 78
4.2. Dự báo nhu cầu nhân lực y tế cơ sở đến năm 2020 78
4.2.1. Các căn cứ dự báo 78
4.2.2. Dự báo nhu cầu bổ sung nhân lực y tế chủ yếu theo ngành đào tạo
đến năm 2015 79
4.3. Một số giải pháp 81
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4.3.1. Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực ngành y tế 81
4.3.2. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực của ngành y tế 81
4.3.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành y tế 83
4.3.4. Hoàn thiện chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ y tế và đầu tƣ cho y
tế cơ sở 86
4.3.5. Nâng cao y đức cho cán bộ, nhân viên y tế, đặc biệt là CBYT

tuyến cơ sở 88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC



vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nội dung
BS
Bác sỹ
BSCKI
Bác sỹ chuyên khoa I
BSCKII
Bác sỹ chuyên khoa II
CBYT
Cán bộ y tế
CSSKBĐ
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
DSĐH
Dƣợc sỹ đại học
ĐD
Điều dƣỡng
KTV
Kỹ thuật viên

ĐH
Đại học
NHS
Nữ hộ sinh
NVYT
Nhân viên y tế
TH
Trung học
TTYT
Trung tâm y tế
TYT
Trạm y tế
YTCS
Y tế cơ sở
YTCC
Y tế công cộng
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Chỉ tiêu bác sỹ, dƣợc sỹ đại học qua các năm 36
Bảng 3.2: Biến động số lƣợng CBYT tuyến cơ sở từ năm 2008 - 2013 38
Bảng 3.3: Biến động số lƣợng CBYT tuyến cơ sở theo ngành đào tạo từ
năm 2008 - 2013 40
Bảng 3.4: Cơ cấu tỷ lệ CBYT tuyến cơ sở theo ngành đào tạo 41
Bảng 3.5: Cơ cấu cán bộ y tế theo tuyến 45
Bảng 3.6 : Sự hài lòng của ngƣời bệnh với cán bộ y tế cơ sở 54
Bảng 3.7: Nhân lực tuyến y tế cơ sở theo giới tính năm 2013 57
Bảng 3.8: Nhân lực tuyến y tế cơ sở theo nhóm tuổi năm 2013 58



ix
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
1. Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Biến động tỷ lệ bác sỹ/vạn dân qua các năm từ 2008 - 2013
của tỉnh Vĩnh Phúc 37
Biểu đồ 3.2: Biến động tỷ lệ dƣợc sỹ đại học/vạn dân qua các năm từ
2008 - 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc 37
Biểu đồ 3.3: Biến động số lƣợng CBYT tuyến cơ sở năm 2008 - 2013 39
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ % y sĩ theo tuyến từ năm 2008 - 2013 47
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ % KTV theo tuyến từ năm 2008 - 2013 48
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ % ĐD theo tuyến từ năm 2008 - 2013 49
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ % NHS theo tuyến từ năm 2008 - 2013 50
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ % DSDDH theo tuyến từ năm 2008 - 2013 50
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ % DSTH theo tuyến từ năm 2008 - 2013 51
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ % Dƣợc tá theo tuyến từ năm 2008 - 2013 51
Biểu đồ 3.11. Phân bố nhân lực theo giới năm 2013 58

2. Đồ thị
Đồ thị 3.1. Biến động về tỷ lệ % CBYT tuyến cơ sở năm 2008 - 2013 39
Đồ thị 3.2. Tỷ lệ Dƣợc sỹ đại học/1BS 42
Đồ thị 3.3. Tỷ lệ ĐD - NHS - KTV/1BS 43
Đồ thị 3.4. Tỷ lệ DS ĐH/1 DS trung cấp 43
Đồ thị 3.5. Tỷ lệ BS tuyến cơ sở/1BS tuyến chuyên sâu 46
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con ngƣời, có sức khỏe thì con ngƣời mới
có thể tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Mỗi con ngƣời khỏe mạnh tạo
nên một xã hội khỏe mạnh, một xã hội khỏe mạnh mới có thể phát triển thành
một xã hội hùng mạnh. Bảo vệ và tăng cƣờng sức khỏe nhân dân là mối quan
tâm thƣờng xuyên của Đảng và Nhà nƣớc ta, là trách nhiệm cao quý của tất cả
các ngành, các đoàn thể, mà trƣớc hết là của ngành Y tế. Đảng ta đã khẳng
định: "Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu
phấn đấu cao nhất, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn
lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con người đóng vai trò vừa là
trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển" (Nghị
quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005). Trong giai đoạn hiện
nay, đất nƣớc ta đang bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới và từng bƣớc
tiếp cận nền kinh tế tri thức, vấn đề phát triển con ngƣời và nguồn nhân lực
ngày càng trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng, cần đƣợc quan tâm giải quyết.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đội ngũ thầy thuốc, nhất là
những ngƣời có trình độ cao đóng vai trò rất quan trọng.
, sau 15 năm tái lập, tốc
độ phát triển kinh tế liên tục ở mức cao và ổn định, cao hơn nhiều so với mức
chung của cả nƣớc và cũng cao hơn các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số cũng khá nhanh,
cao hơn các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc. Hiểu rõ vai trò của việc
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân
lực, trong thời gian qua, các thế hệ lãnh đạo ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã
quan tâm tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực y tế. Tuy vậy, hiệu quả của các giải pháp này vẫn chƣa đáp
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ứng kịp nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Nhân lực y tế trong những
năm qua đã tăng cả về số lƣợng và trình độ chuyên môn, số dƣợc sĩ trung cấp
đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức
ở tất cả các tuyến, đó là: Tỷ lệ bác sĩ, dƣợc sĩ đại học (DSĐH)/10.000 dân còn
thấp so với trung bình của cả nƣớc; Mất cân đối giữa nhân lực y và dƣợc. Sở
Y tế quản lý 37 DSĐH, số này chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh. Bình quân
mỗi huyện mới có 1 DSĐH. Các trạm y tế (TYT) xã vẫn thiếu nhiều cán bộ
dƣợc. Thiếu DSĐH làm công tác thanh tra và dƣợc lâm sàng; Nhân lực có
trình độ cao còn ít và phần lớn tập trung ở tuyến tỉnh. Tỷ lệ cán bộ có trình độ
sơ cấp khá cao ở tuyến xã. Rất thiếu lƣơng y trong hệ thống công lập, thiếu
cán bộ về y tế công cộng (YTCC); Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuy đã
đƣợc đầu tƣ và nâng cấp, song so với quy định của Bộ Y tế vẫn còn nhiều hạn
chế ở tất cả các tuyến, bao gồm cả những trang thiết bị kỹ thuật cao và trang
thiết bị cơ bản cho tuyến y tế cơ sở;
chƣa đ (CBYT), nhất
, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc sức khỏe
ban đầu (CSSKBĐ) của nhân dân tỉnh nhà. Vấn đề này đang là đề tài nóng
bỏng mà xã hội quan tâm.
Nghiên cứu , đặc biệt
là y tế tuyến cơ sở là một bài toán cần thiết đƣợc đặt ra với xã hội, với Đảng
bộ và chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là đối với các nhà quản lý ngành y tế.
Trƣớc thực trạng đó, việc nghi
, đặc biệt là cán bộ y tế
tuyến
. Vì vậy, tôi đã chọ :
đội ngũ làm đề tài
luận văn thạc sĩ.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
-
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ y tế
tuyến cơ sở ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về chất lƣợng cán bộ y tế tuyến
cơ sở.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở ở
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ
sở ở tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở tại
tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về lý luận và thực tiễn liên
quan đến việc nâng cao chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu chất lƣợng cán bộ y tế ở
tuyến cơ sở tập trung ở các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, các trung tâm y tế
và các trạm y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng chất lƣợng cán bộ y tế tuyến
cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013 và giải pháp nâng cao chất
lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở đến năm 2020.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3.2.3 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề ảnh hƣởng đến chất lƣợng của cán bộ y tế, đặc
biệt là vấn đề đạo đức trong ngành y để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao
chất lƣợng cán bộ y tế ở tuyến cơ sở.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới về lý luận
Luận văn tổng quan những vấn đề cơ sở lý luận về chất lƣợng cán bộ y
tế ở tuyến y tế cơ sở, vai trò của chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở trong công
tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Sự ảnh hƣởng của các yếu tố khách
quan tới chất lƣợng của cán bộ y tế tuyến cơ sở và kết quả làm việc của cán
bộ y tế tuyến cơ sở.
Xuất phát từ thực trạng về những mặt đã đạt đƣợc và những bất cập,
khó khăn trong công tác nâng cao chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở, luận
văn đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng cán bộ y tế ở
tuyến cơ sở làm căn cứ đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cán bộ
y tế tuyến cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
Những đóng góp của luận văn:
- Qua nghiên cứu, tổng quan luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận về chất
lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan và xác thực hơn thực trạng
và những yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng cán
bộ y tế tuyến cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị với
lãnh đạo tỉnh và các Sở, Ban, Ngành liên quan.
5. Kết cấu của luận văn
Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế tuyến
Vĩnh Phúc".
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng:
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng cán bộ y tế
ở tuyến cơ sở.
Chương 2: Phƣơng pháp và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng chất lƣợng cán bộ y tế và các yếu tố ảnh hƣởng
tới chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 4
.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Chƣơng 1

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ Y TẾ Ở TUYẾN CƠ SỞ
1.1. Tổng quan về cán bộ y tế tuyến cơ sở



1.1.1. Cán bộ y tế (CBYT)
Cán bộ trong tiếng Việt là thuật ngữ chỉ những ngƣời đƣợc bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà
nƣớc (cơ quan dân cử, cơ quan hành chính) và thuộc biên chế của một cơ
quan, đơn vị và đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc [2].
Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì
cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nƣớc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ƣơng cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Và
cán bộ, công chức, viên chức đều là những ngƣời đang thi hành công vụ hay

dịch vụ công [2].
CBYT là những ngƣời đƣợc các cơ quan nhà nƣớc tuyển dụng và bổ
nhiệm làm việc trong các cơ quan y tế hoặc các vị trí trực tiếp hay gián tiếp
liên quan tới sức khỏe của ngƣời dân.
1.1.2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế
CBYT có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho
những ngƣời đang có vấn đề về sức khỏe.
Ngày nay, khi kinh tế phát triển thì song song với việc khám chữa
bệnh, cán bộ y tế còn có nhiệm vụ quan trọng nữa là phòng bệnh cho nhân
dân. Đó chính là công việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) cho nhân
dân. Mỗi CBYT nhƣ là một tuyên truyền viên, họ cần cung cấp các kiến thức
cơ bản cho ngƣời dân để tự họ có thể chăm sóc sức khỏe của mình.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.1.3. Hệ thống y tế tuyến cơ sở
Y tế cơ sở (YTCS) bao gồm: y tế tuyến huyện và y tế tuyến xã. YTCS
chịu trách nhiệm thực hiện trực tiếp các nội dung y tế cơ bản bao gồm: Giáo
dục y tế; Tiêm chủng, tiêm phòng dịch; Chăm sóc bà mẹ trƣớc và sau khi
sinh; Chăm sóc trẻ em sau khi sinh; Chế độ dinh dƣỡng; Nƣớc sạch; Cung cấp
thuốc chữa trị các bệnh đơn giản.
YTCS có vị trí quan trọng trong công tác CSSKBĐ cho nhân dân vì:
- YTCS là đơn vị y tế gần dân nhất nên phát hiện ra những vấn đề sức
khỏe sớm nhất.
- YTCS là nơi trực tiếp thực hiện và kiểm nghiệm các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về y tế.
- YTCS là nơi thể hiện rõ nhất sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
- YTCS là bộ phận quan trọng nhất của ngành y tế tham gia phát triển
kinh tế và ổn định chính trị, xã hội.
1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở

Vai trò của YTCS là cơ quan y tế thay mặt Nhà nƣớc để tuyên truyền
cho nhân dân các vấn đề liên quan đến sức khỏe. YTCS là cơ quan bảo trợ
cho ngƣời dân về vấn đề sức khỏe.
Nhiệm vụ của YTCS là khám, chữa bệnh thông thƣờng cho ngƣời dân,
phát hiện sớm các trƣờng hợp bệnh nặng để chuyển tuyến đúng thời điểm,
phát hiện các ổ dịch trong cộng đồng để bao vây và dập tắt dịch, thực hiện các
chƣơng trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
1.2. Đặc điểm của ngành y tế ảnh hƣởng tới việc nâng cao chất lƣợng của
CBYT
1.2.1. Thời gian đào tạo cán bộ y tế dài hơn các ngành khác
Thời gian đào tạo nhân viên y tế (NVYT) thƣờng dài hơn nhiều so với
các ngành khác. Thời gian đào tạo bác sỹ là 6 năm, dƣợc sỹ là 5 năm, đặc biệt
bác sỹ nội trú là 9 năm trong khi đó các ngành khác chỉ từ 4 đến 5 năm. Đảng
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

và Nhà nƣớc ta cũng đã xác định: "nghề y là một nghề đặc biệt, vì vậy cần
được đào tạo và sử dụng một cách đặc biệt" (Nghị quyết số 46-NQ/TW của
Bộ Chính trị ban hành ngày 23/2/2005).
Tính chất đặc biệt trong đào tạo nhân viên y tế còn biểu hiện qua quá
trình đào tạo lý thuyết phải gắn liền với kỹ năng thực hành trên ngƣời bệnh.
Do đó, trong quá trình học thì học sinh, sinh viên ngành y phải học cả sáng,
chiều và đi trực tối, trong khi các ngành khác chỉ học sáng hoặc chiều. Có nhƣ
thế nhân viên y tế sau khi ra trƣờng mới nhanh chóng phát huy đƣợc năng lực
trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
1.2.2. Đào tạo kỹ năng liên tục và kéo dài, có nhiều nguy cơ
Ngƣời CBYT ngoài việc áp dụng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
đã đƣợc đào tạo vào thực hiện nhiệm vụ, còn phải đƣợc đào tạo kỹ năng ứng
xử với ngƣời bệnh tại bệnh viện, sử dụng các máy móc, thiết bị y tế ngày càng
hiện đại. Cùng với sự phát triển và không ngừng đổi mới, hiện đại hơn nên

ngƣời CBYT cũng cần phải liên tục cập nhật kiến thức để áp dụng các tiến bộ
đó vào chăm sóc và điều trị sức khỏe cho con ngƣời. Trong thời đại khoa học
phát triển nhƣ vũ bão hiện nay đòi hỏi ngƣời CBYT phải nâng cao mình
thông qua việc rèn luyện thƣờng xuyên qua thực tế và thực nghiệm.
Ngay từ khi còn đang học, sinh viên các trƣờng y đã phải học tập trong
môi trƣờng bệnh viện, phải đi trực đêm. Trong môi trƣờng học tập đó các
CBYT tƣơng lai đã phải tiếp xúc với các nguy cơ bệnh tật mà họ cũng có thể
mắc phải. Đó cũng là một trong nguyên nhân mà Đảng và Nhà nƣớc đã quyết
định ngành y, dƣợc là một nghề độc hại.
1.2.3. Môi trường làm việc áp lực cao, độc hại, lao động căng thẳng
Theo bộ luật Lao động của Việt Nam, ngƣời lao động chỉ phải làm 8
giờ hành chính, ngoài thời gian đó ngƣời lao động có thể làm thêm và nhận
đƣợc đồng lƣơng cao gấp rƣỡi hoặc gấp đôi trong giờ hành chính nhƣng cũng
không đƣợc làm quá 12 giờ một ngày. Còn CBYT thì sao? Ngoài giờ làm việc
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

hành chính, những ngƣời đến ca trực phải trực đêm (16 giờ), trực lễ, ngay cả
dịp tết Nguyên đán khi tất cả ngƣời lao động đƣợc nghỉ về sum họp với gia
đình thì CBYT vẫn phải làm mệt mài. Họ phải đảm bảo 24/24 giờ trong ngày
đều có ngƣời trực để chăm sóc, cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân. Ngay cả khi
gia đình họ có ngƣời bị ốm CBYT cũng vẫn phải đi chăm sóc ngƣời khác chứ
không phải là ngƣời thân của mình.
CBYT thƣờng xuyên làm việc trong môi trƣờng độc hại nhƣ bệnh
phẩm, tia X, các tác nhân lây nhiễm bệnh dịch… Khi có vấn đề sức khỏe xảy
ra họ lại đƣơng đầu với bệnh dịch mặc dù biết mình có nhiều nguy cơ bị mắc
bệnh. Cƣờng độ lao động, tính khẩn trƣơng và ý thức trách nhiệm trƣớc mạng
sống của ngƣời bệnh, dƣ luận xã hội, các đòi hỏi của con ngƣời và đặc biệt là
thu nhập thấp đã ảnh hƣởng tới tâm lý và sức khỏe của ngƣời CBYT.
Bên cạnh đó, đối tƣợng phục vụ của CBYT là những ngƣời bệnh đang

bị bệnh tật chi phối nên thƣờng có những thái độ tiêu cực, không thoải mái, vì
điều đó mà đôi khi CBYT phải chịu áp lực rất lớn từ phía ngƣời bệnh.
Ngƣời CBYT phải chịu trách nhiệm rất lớn trƣớc xã hội nhƣng mức
lƣơng họ nhận đƣợc còn thấp so với các ngành nghề khác. Chính vì vậy, để
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đòi hỏi
phải có một chế độ đãi ngộ đặc biệt hơn các ngành khác, phù hợp với công
sức mà họ bỏ ra.
1.3. Nội dung đánh giá chất lƣợng cán bộ y tế tuyến cơ sở
Nâng cao chất lƣợng CBYT là làm cho những ngƣời làm việc trong
lĩnh vực y tế có trình độ và đạo đức cao hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh cho nhân dân.
Việc nâng cao chất lƣợng CBYT trƣớc hết phải nâng cao chất lƣợng
của bản thân ngƣời CBYT, biểu hiện ở năng lực cần có của CBYT về kiến
thức, kỹ năng, nhận thức, thể chất của ngƣời CBYT và động lực thúc đẩy
ngƣời CBYT làm việc. Sau cùng, cần phải có đủ số lƣợng cán bộ và cơ cấu
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

hợp lý để đảm bảo nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế bởi chất lƣợng CBYT sẽ
quyết định chất lƣợng dịch vụ y tế và chất lƣợng dịch vụ y tế phản ánh năng
lực của CBYT. Nội dung đánh giá chất lƣợng CBYT tuyến cơ sở gồm:
1.3.1. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
Kiến thức là những hiểu biết chung và những hiểu biết chuyên ngành về
một lĩnh vực cụ thể của ngƣời CBYT. Kiến thức có đƣợc thông qua các quá
trình nhận thức phức tạp của con ngƣời nhờ: quá trình tri giác, học tập, tiếp thu,
giao tiếp, làm việc Ngoài kiến thức chuyên môn, học vấn nghiệp vụ, ngƣời
CBYT cần có các kiến thức về văn hóa, xã hội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Kiến thức bao gồm: kiến thức học vấn và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
- Kiến thức học vấn: Là sự hiểu biết của con ngƣời đối với kiến thức
phổ thông về tự nhiên và xã hội. Kiến thức học vấn là cơ sở quan trọng để

nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc của ngƣời CBYT.
Trong chừng mực nào đó, kiến thức học vấn còn là cơ sở để thay đổi hành vi,
thái độ của ngƣời lao động.
- Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: Là trình độ chuyên môn đƣợc đào
tạo để ngƣời lao động có thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do tổ chức phân
công. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là một trong những yếu tố hình thành
nên năng lực làm việc của mỗi cá nhân, nó là kết quả của quá trình đào tạo,
phát triển và kinh nghiệm đƣợc tích lũy theo thời gian.
Ngoài ra, ngƣời ta có thể phân chia kiến thức thành kiến thức tổng hợp,
kiến thức chuyên ngành.
- Kiến thức tổng hợp: là sự hiểu biết chung của CBYT về nhiều loại,
nhiều kiến thức khác nhau của nhiều chuyên ngành khác nhau, thể hiện khả
năng am hiểu nhiều lĩnh vực chuyên môn và xã hội khác nhau của con ngƣời.
Kiến thức tổng hợp giúp CBYT sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và
khéo léo hơn trong quá trình giao tiếp với ngƣời bệnh.
- Kiến thức chuyên ngành: Là sự hiểu biết về lĩnh vực y khoa của ngƣời
CBYT. Nó thể hiện sự am hiểu sâu sắc của ngƣời CBYT về các vấn về liên
quan đến sức khỏe của con ngƣời.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Kiến thức đóng vai trò hết sức quan trọng đối với ngƣời lao động nói
chung và CBYT nói riêng. Muốn nâng cao chất lƣợng của CBYT thì trƣớc hết
phải nâng cao kiến thức. Nâng cao kiến thức của CBYT là nâng cao trình độ
học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBYT.
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công
nghệ đã giúp cho ngành Y làm đƣợc nhiều điều mà trƣớc đây chúng ta không
làm đƣợc nhƣ: mổ nội soi, phẫu thuật ung thƣ bằng tia gama, tim nhân tạo Do
đó, ngƣời CBYT cần phải nâng cao kiến thức của mình để làm chủ công nghệ
và làm chủ các phƣơng pháp đó, mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Nâng cao kiến thức của CBYT có ý nghĩa cao trong việc nâng cao
sức khỏe toàn dân. Một khi kiến thức đƣợc nâng cao, tức là trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc nâng lên thì CBYT sẽ phát huy
đƣợc hết những kiến thức mới với trình độ cao hơn vào trong công việc
nhằm tạo ra giá trị lao động cao hơn, làm tăng hiệu quả trong việc khám,
chữa bệnh cho nhân dân.
Nâng cao kiến thức học vấn và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ là nội
dung quan trọng của nâng cao chất lƣợng CBYT. Để làm đƣợc điều đó, cần
có đề án để tổ chức đào tạo nâng cao trình độ CBYT bằng các chƣơng trình
đào tạo dài hạn, ngắn hạn và đặc biệt cần đào tạo tốt cho CBYT những kỹ
năng áp dụng trong thực tiễn.
Các tiêu chí để đánh giá về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của cán
bộ y tế là:
- Số lƣợng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế đã đạt đƣợc
nhƣ: trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp
- Tỷ lệ của từng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong tổng số CBYT.
- Số lƣợng CBYT đƣợc cử đi đào tạo các chƣơng trình dài hạn, ngắn
hạn hàng năm.
1.3.2. Kỹ năng của cán bộ y tế tuyến cơ sở
Kỹ năng làm việc của một ngƣời lao động thể hiện sự hiểu biết về
trình độ nghề nghiệp, mức độ khéo léo, sự thuần thục của họ. Nếu nói kiến
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thức là lý thuyết thì kỹ năng chính là thực hành. Kỹ năng của ngƣời lao động
là khả năng làm chủ kỹ thuật, phƣơng pháp, công cụ để giải quyết công việc.
Ngƣời lao động khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào đều phải
đáp ứng những kỹ năng mà công việc đòi hỏi. Ngƣời CBYT khi tham gia
làm bất cứ kỹ thuật hay thủ thuật nào trên ngƣời bệnh đều cần có những kỹ
năng nhất định, phù hợp để mang lại hiệu quả cao và hạn chế những tai biến

không đáng có.
Muốn nâng cao chất lƣợng CBYT cần phải nâng cao kỹ năng của
CBYT bởi vì:
- Nâng cao kỹ năng của CBYT là làm cho ngƣời CBYT có khả năng
thực hiện thuần thục, hiệu quả các kỹ thuật tốt nhất, hạn chế nguy cơ không
đáng có cho ngƣời bệnh, từ đó giúp cho việc chăm sóc sức khỏe ngƣời bệnh
tốt hơn.
- Để nâng cao kỹ năng của ngƣời cán bộ y tế cần phải tổ chức tập huấn,
đào tạo cho ngƣời CBYT thích nghi với môi trƣờng làm việc, sử dụng thành
thạo các máy móc, trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình điều trị và chăm sóc
ngƣời bệnh. Thƣờng xuyên có những buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo để
cập nhật những thông tin và kiến thức mới. Mặt khác, bản thân ngƣời CBYT
cũng cần phải thƣờng xuyên tự rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.
- Kỹ năng chỉ có thể đƣợc hình thành thông qua thực hành các trƣờng
hợp cụ thể. Do vậy, để đánh giá kỹ năng của CBYT ta dựa vào các tiêu chí
đánh giá mức độ thành thạo công việc đƣợc thực hiện và thƣờng sử dụng các
công cụ đo lƣờng định tính xác định mức độ đáp ứng kỹ năng nhƣ:
+ Khả năng hoàn thành công việc của ngƣời lao động.
+ Khả năng vận dụng kiến thức vào các thao tác của công việc, sự
thành thạo về chuyên môn và kỹ thuật.
+ Khả năng xử lý tình huống, khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý,
khả năng ứng xử trong giao tiếp của CBYT.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.3.3. Nhận thức và y đức của cán bộ y tế tuyến cơ sở
Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng tích cực, tự giác và sáng
tạo thế giới khách quan vào trí óc của con ngƣời trên cơ sở thực tiễn. Quá
trình lao động đòi hỏi ngƣời lao động hàng loạt phẩm chất nhƣ tính kỷ luật, sự
tự giác, tinh thần trách nhiệm Trình độ nhận thức của CBYT phản ánh mức

độ hiểu biết về xã hội, về thái độ nhận thức của họ với cộng đồng. Trình độ
nhận thức của ngƣời lao động đƣợc xem nhƣ là một trong những tiêu chí đánh
giá trình độ phát triển của ngƣời lao động.
Mỗi hành động chăm sóc hoặc điều trị bệnh cho ngƣời bệnh đòi hỏi
ngƣời CBYT cần có trình độ phù hợp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Mỗi ngƣời có nhận thức khác nhau và trình độ khác nhau nên
cần nâng cao nhận thức của CBYT để tất cả CBYT đều hoàn thành tốt nhiệm
vụ đƣợc giao.
Nâng cao trình độ nhận thức của CBYT có thể hiểu là một quá trình đi
từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ
nhận thức thông tin đến trình độ nhận thức khoa học.
Vì vậy, việc nâng cao trình độ nhận thức cho CBYT là nhiệm vụ quan
trọng mà công tác nâng cao chất lƣợng CBYT cần quan tâm, vì trình độ của
ngƣời CBYT ảnh hƣởng trực tiếp đến công việc chăm sóc sức khỏe và khám
chữa bệnh cho nhân dân.
Để đánh giá trình độ nhận thức của CBYT có thể dựa vào:
- Ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác và tinh thần hợp tác.
- Trách nhiệm và niềm say mê công việc, yêu nghề, năng động trong
công việc.
- Thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, thái độ trong giao tiếp, ứng xử
trong công việc và cuộc sống.
- Mức độ hài lòng của ngƣời bệnh và nhân dân - những ngƣời đang sử
dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của cơ quan y tế.
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Đối tƣợng phục vụ của CBYT là con ngƣời, sản phẩm của ngành y tế
là sức khỏe con ngƣời. Sức khỏe là vốn quý nhất của con ngƣời nói riêng và
xã hội nói chung. Một xã hội bao gồm những ngƣời khỏe mạnh thì xã hội đó
mới phát triển. Con ngƣời không phải là vật vô tri, vô giác nên khi khám,

chữa bệnh cho ngƣời bệnh thì CBYT luôn phải đƣa y đức lên hàng đầu. Do
đó, ngƣời CBYT cần phải có đức, lao động ngành y tế phải có tinh thần
trách nhiệm cao, chuyên môn giỏi. Mỗi ngƣời cán bộ y tế phải không ngừng
nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự
tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "
".
1.3.4. Tình trạng thể chất của cán bộ y tế tuyến cơ sở
Thể chất của ngƣời CBYT cơ sở là một trong các tiêu chí phản ánh chất
lƣợng của CBYT ở tuyến cơ sở. Nó đƣợc biểu hiện ra bên ngoài thông qua
tình trạng sức khỏe của ngƣời CBYT.
Theo định nghĩa của WHO:
mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương
tật". Sức khỏe về thể chất là ngƣời đó đang không bị mắc bất cứ bệnh tật nào,
còn sức khỏe về tinh thần là thể hiện sự minh mẫn của thần kinh, hoạt động trí
tuệ tốt. Một ngƣời CBYT thực sự khỏe mạnh thì mới có thể thực hiện tốt công
việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời khác. Nếu họ không khỏe mạnh
thì bản thân họ cũng sẽ là ngƣời bệnh chứ không thể làm việc đƣợc. Vì vậy,
nâng cao tình trạng sức khỏe của ngƣời CBYT là rất quan trọng.
Sức khỏe của con ngƣời còn đƣợc biểu hiện qua độ tuổi và cơ cấu giới
tính của CBYT. Mỗi độ tuổi con ngƣời có những thuận lợi và hạn chế riêng.
Sức khoẻ của CBYT cũng có ảnh hƣởng tới chất lƣợng nguồn nhân lực. Tình
trạng sức khoẻ của CBYT đƣợc đánh giá thông qua trung bình độ tuổi và giới.
1.3.5. Động lực thúc đẩy CBYT làm việc
Mỗi ngƣời lao động có động cơ làm việc nhất định. Động cơ làm việc
khiến con ngƣời làm việc theo một mục tiêu và phƣơng hƣớng nhất định.

×