Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phụ nữ có hy vọng mới trong đấu tranh chống bạo lực giới ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.73 KB, 2 trang )

Chấm dứt bạo lực giới là một ưu tiên của LHQ tại
Việt Nam. Do đây là một vấn đề phức tạp liên
quan đến nhiều ngành khác nhau, nhiều cơ quan
LHQ hiện đang cùng làm việc với Chính phủ và
các bên tham gia khác nhằm giải quyết vấn đề bạo
lực giới thông qua một cách tiếp cận chiến lược,
nhạy cảm và toàn diện, bao gồm từ các biện pháp
can thiệp tại cộ
ng đồng cho đến những hỗ trợ
chính sách ở cấp cao.
Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ –

Năm đầu
tiên sau khi lấy nhau, chúng tôi sống rất hạnh
phúc” – Hoa mỉm cười nhớ lại. Mọi thứ đều giống
như cô mong đợi. Cô còn trẻ, lấy được người đàn
ông cô yêu và cửa hàng mỹ phẩm của cô kinh
doanh khá thành công. Tiếc thay, hạnh phúc
không ở lại lâu với cô. Giờ đây khi đã 30 tuổi và có
một con gái 4 tuổi, cô nhớ lại: “Mọi việc thay đổi kể
từ khi tôi mang bầu. Chồng tôi bắt
đầu ghen khủng
khiếp. Anh ấy thường xuyên say rượu và bắt đầu
đánh đập tôi.” Quá sợ hãi và ít hiểu biết về quyền
của mình cũng như về những dịch vụ dành cho
phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, cô đã
tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình mình. “Bố mẹ tôi
đến nhà nói chuyện với chồng tôi và thuyết phục
anh ta đừng đánh tôi nữa. Được một th
ời gian anh
ta không đánh, nhưng sau đó thì anh ta lại bắt đầu


đánh tôi. Càng lúc tình hình càng tồi tệ. Có lần anh
ta đã nhốt tôi 10 ngày trong nhà. Sau khi được thả
ra, tôi đã bỏ trốn” – Hoa nhớ lại.

Cô đến Hội phụ nữ xã xin giúp đỡ và ngay sau khi
tìm hiểu trường hợp của cô, Hội phụ nữ xã đã
quyết định chuyển cô đến bệnh viện huyện Đoan
Hùng, nơi cô được điều trị và tư
vấn tại phòng tư
vấn của bệnh viện dành cho nạn nhân của bạo lực
giới. Bác sỹ Nguyễn Ngọc Quang quản lý phòng
tư vấn này. Phòng tư vấn được khởi xướng và là
một phần của dự án thí điểm do LHQ và Cơ quan
Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ tài trợ nhằm thực hiện
sàng lọc, thu thập thông tin và chuyển tuyến cho
nạn nhân của bạo lực. Bác sỹ
Quang nói: “Trước
hết chúng tôi lắng nghe họ, sau đó chúng tôi thu
thập thông tin về từng trường hợp và phân tích
thông tin. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng,
chúng tôi đưa ra những tham vấn và cung cấp
thông tin về bạo lực giới và kỹ năng sống, hoặc
chúng tôi chuyển trường hợp đó đến các cấp
khác, có thể là các cơ sở y tế, công an, văn phòng
pháp lý hay Hội phụ nữ, v.v… Đối với những
trường hợp nghiêm trọ
ng, chúng tôi báo cho công
an huyện và xã để họ tiến hành bảo vệ nạn nhân.
Khi cần thiết, chúng tôi sẽ đưa họ đến một “địa chỉ
tin cậy” (nơi an toàn) ở Phú Thọ để họ ở đó trong

thời gian ngắn, hoặc ở một nơi trú ngụ ở địa
phương khác nếu đó là một trường hợp nghiêm
trọng, cần phải tìm chỗ ở dài ngày.”
Sau khi được giúp đỡ trong bệ
nh viện, Hoa đã
được đưa đến một nơi an toàn để ở. Cô giãi bày:
“Tôi và con gái tôi đã ở tại nơi tạm lánh trong vòng
6 tháng. Lúc đầu tôi cảm thấy rất sợ hãi, nhưng
PHỤ NỮ CÓ HY VỌNG MỚI TRONG ĐẤU TRANH
CHỐNG BẠO LỰC GIỚI Ở VIỆT NAM
Chúng tôi kể chuyện!
Câu chuyện này là một phần của chùm câu chuyện thể hiện các cơ quan LHQ tại Việt Nam đang cùng làm việc với Chính phủ, xã hội
dân sự và các đối tác khác như thế nào để đạt được những kết quả tốt nhất cho người dân Việt Nam. Các ví dụ này cho thấy các cá
nhân, cộng đồng và cơ quan đang được hưởng lợi ích như thế nào từ công tác chung của các cơ quan LHQ trong khuôn khổ Kế hoạch
Một LHQ giai đoạ
n 2006-2011, và LHQ đang đóng góp như thế nào vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và mục tiêu
phát triển quốc gia của Việt Nam.

LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM – Cùng làm nên sự khác biệt

giờ đây tôi không còn thấy sợ nữa. Nhờ được tập
huấn về các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống và
sức khỏe phụ nữ, tôi đã học được rất nhiều và biết
cách bảo vệ bản thân trước bạo lực. Tôi cũng đã
được biết về Luật phòng chống và kiểm soát bạo
lực gia đình, và cũng đã nhận ra rằng có các cơ
chế bảo vệ nạn nhân của bạo lực”. Nhận thấy kinh
nghiệm của mình có thể giúp những người khác
có cùng hoàn cảnh, Hoa đã và đang hỗ trợ cho
các nạn nhân khác của bạo lực giới kể từ khi cô

rời nơi tạm lánh. “Tôi biết có hai trường hợp ở làng
tôi. Bởi vì bản thân tôi đã trải qua những điều
tương tự như vậy nên tôi cung cấp cho họ những
tham vấn và thông tin về bác sỹ Quang cũng như
các dịch vụ tại phòng tư vấn của bệnh viện.”
Là một phần trong dự án của LHQ, Ban Chỉ đạo
phòng chống bạo lực gia đình – bao gồm cán bộ
Ủy ban nhân dân địa phương, các tổ chức, đoàn
thể có liên quan, các trung tâm y tế và công an,
v.v… – thường xuyên họp mặt để trao đổi về các
vụ việc xảy ra trong cộng đồng và đảm bảo nạn
nhân của bạo lực gia đình được trợ giúp. Giờ đây
khi Hoa đã quay trở lại quê hương mình sinh
sống, Ban Chỉ đạo ở địa phương vẫn giám sát
chặt chẽ trường hợp của cô để đảm bảo rằng cô
tiếp tục được sống một cuộc sống không bạo lực
và có thể theo đuổi ước mơ mở lại cửa hàng bán
đồ mỹ phẩ
m mà cô đã từng làm hồi mới lấy
chồng – cửa hàng mà chồng cô đã phá hủy sau
khi họ ly hôn.
Phòng chống bạo lực giới ở cấp độ chính sách
Song song với các công tác ở cấp cộng đồng,
Nhóm Công tác LHQ tại Việt Nam cũng đang làm
việc ở cấp trung ương thông qua Nhóm Điều phối
Chương trình về giới của LHQ và Chính phủ Việt
Nam nhằm hỗ trợ việc xây dựng và thự
c hiện một
khung pháp lý có tính bảo vệ cho các nạn nhân
của bạo lực giới. Điều này sẽ cho phép đảm bảo

sự bền vững lâu dài của các nỗ lực tại cộng đồng
nhằm phòng chống bạo lực giới và hỗ trợ nạn
nhân.
Bằng cách làm việc “như một thể chế thống nhất”
để giải quyết thách thức đặt ra về bạo lực gi
ới,
LHQ đã có thể phân tích vấn đề từ những góc độ
khác nhau và đảm bảo một cách tiếp cận đa
ngành. Bên cạnh đó, cùng phối hợp làm việc giúp
cho LHQ đạt được những mục tiêu chung, tránh
chồng chéo, đồng thời phát huy thế mạnh và kinh
nghiệm của mỗi tổ chức. Ông John Hendra, Điều
phối viên Thường trú của LHQ tại Việt Nam, giải
thích: “Bằng việc phối hợp các cơ quan LHQ và
các B
ộ Ngành khác nhau, chúng tôi đang đảm bảo
đáp ứng tốt hơn và phối hợp hơn các nhu cầu của
nạn nhân bạo lực giới”.
Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Luật bình đẳng
giới và Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên
khắp cả nước, LHQ đã có những đóng góp kỹ
thuật cho các dự thảo nghị định hướng dẫn thực
hiện các luậ
t này, trong đó nêu rõ trách nhiệm của
Nhà nước và các biện pháp cần tiến hành nhằm
thực hiện 2 văn bản luật nói trên, cũng như các
biện pháp xử lý liên quan. Năm 2008, LHQ cũng
đã hỗ trợ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – cơ
quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về luật
phòng, chống bạo lực gia đình – xây dựng một Kế

hoạch Hành động của Bộ, và hiện cũng đang giúp
Bộ xây dựng một cơ chế điều phối để nâng cao
tinh thần trách nhiệm trong thực hiện luật và tăng
cường công tác điều phối, phối hợp trong phòng,
chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, thông qua
Nhóm Điều phối Chương trình về Giới, LHQ đã
phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế nhằm hỗ trợ việc
xây dựng một thông t
ư hướng dẫn cán bộ, nhân
viên y tế xử lý các trường hợp nạn nhân của bạo
lực gia đình tại các cơ sở y tế, cung cấp chăm sóc
y tế và báo cáo về bệnh nhân.
Ông John Hendra kết luận: “Giờ đây các nghị định
đã được xây dựng, LHQ lại tiếp tục hỗ trợ xây
dựng các khung giám sát và đánh giá cho các luật
về bạo lực gia đình và bình đẳng giới, cũng như tổ

chức tập huấn cho những người có trách nhiệm”.
LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM
Đc: Số 25 - 29, Phan Bội Châu, Hoàn Kiếm, Hà Nội | Đt: +84 4 39421495 | Fax: +84 4 3942 2267
Email: | Web:
Hoa đang xem một bích họa vận động chồng bạo lực giới
tại Bệnh viện huyện Đoan Hùng

×