Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2011 Môn thi: HOÁ HỌC THI THỬ LẦN 6 TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.16 KB, 21 trang )

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM
2011
Môn thi: HOÁ HỌC- KHỐI A, B
(Thi thử lần thứ 6)
Thời gian làm bài:90 phút

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ
câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Trong số các chất sau: FeCl3, HCl, Cl2, H2SO4 đặc
nóng, H2S, Na2SO4, HF.Có bao nhiêu chất có khả năng phản
ứng với dung dịch KI ?
A. 5

B. 3

C. 6

D. 4

Câu 2: Hidrocacbon X có cơng thức đơn giản CH (số C  7).
Khi X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được
kết tủa màu vàng Y, có MY – MX = 214. Số công thức cấu tạo
của X thỏa mãn điều kiện đầu bài là
A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.


Câu 3: Dung dịch X chứa các ion Fe3+, NO , NH , Cl . Chia

3


4



dung dịch X thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với
dung dịch NaOH dư đun nóng được 6,72 lít khí( đktc) và


21,4 gam kết tủa. Phần 2 cô cạn thu được 56,5 gam muối
khan. Cho vào phần 3 dung dịch H2SO4 dư có thể hịa tan tối
đa m gam Cu tạo ra khí NO. Giá trị của m là
A. 35,2

B. 28,8

C. 25,6

D. Đáp án khác

Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2,
AgNO3 được 18,8 gam chất rắn và hỗn hợp khí X có tỉ khối
so với H2 là 21,25. Dẫn từ từ hỗn hợp khí X vào nước được 3
lít dung dịch Y có pH là. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 35,8 và 0,88
1,00


B. 38,5 và 0,88

C. 38,5 và

D. 35,8 và 1,00

Câu 5: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân
chặt chẽ nhất?
A. Lớp M.

B. Lớp O

C. Lớp L.

D. Lớp K.

Câu 6: Cho 6,825 gam hỗn hợp A gồm hai este no, đơn chức
tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 7,70 gam hỗn
hợp hai muối của 2 axit kế tiếp và 4,025 gam một ancol.
Khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ có trong hỗn
hợp A là
A. 4,625 gam. B. 5,55 gam. C. 1,275 gam. D. 2,20 gam.
Câu 7: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch
CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung


dịch Y vẫn cịn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so với
dung dịch ban đầu. Cho 56 gam bột Fe vào Y, sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 57,2 gam kim loại. Giá

trị của x là
A. 4,75

B. 3,25

C. 2,25

D. 1,25

Câu 8: Hỗn hợp E gồm một ancol đơn chức X, một axit
cacboxylic Y và một este Z tạo bởi X & Y. Lấy 0,13 mol hỗn
hợp E cho phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch KOH 1M
đun nóng được p gam ancol X. Hóa hơi p gam X rồi dẫn vào
ống đựng CuO dư nung nóng, thu được anđehit F. cho tồn
bộ F tác dụng hết với lượng dư AgNO3/NH3 dư, đun nóng,
thu được 43,2 gam Ag. CTCT của X và khối lượng p là
A. C2H5OH, p = 4,6
CH3OH , p = 3,2

B. C2H5OH, p = 3,68 C.
D. CH3OH , p = 2,56

Câu 9: Thủy phân khơng hồn tồn pentapeptit mạch hở X
thu được các đipeptit là Ala-Gly; Glu-Ala; Gly-Ala, Ala-Val.
Vậy công thức cấu tạo của X là
A. Ala-Glu-Ala-Gly-Val

B. Gly-Ala-Val-Glu-Ala

C. Glu-Ala-Ala-Gly-Val.


D. Glu-Ala-Gly-Ala-Val.

Câu 10: Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức,
mạch hở tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 20%,


thu được hai muối cacboxylat và một ancol R. Cho toàn bộ
ancol tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai
chất hữu cơ đó là:
A. hai este.

B. một este và một axit.

một ancol.

C. một este và

D. hai axit

Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai axit
cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
tác dụng hết với Na giải phóng ra 4,48 lít H2 (đktc). Nếu đun
nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc xt) thì các chất trong hỗn hợp
phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 13,08 gam este (giả thiết
các phản ứng este hoá xảy ra như nhau và đạt hiệu suất 60%).
Hai axit cacboxylic trong hỗn hợp là
A. HCOOH & CH3COOH. B. C2H5COOH &
C3H7COOH.
C. C3H7COOH & C4H9COOH.


D. CH3COOH &

C2H5COOH
Câu 12: Cho các dung dịch: dd Ba(OH)2; dd Ba(NO3)2; nước
brom; dd KMnO4; dd NaOH; dd HNO3 đặc. Số dung dịch có
thể dùng để nhận biết được ngay SO2 và SO3 (coi cả 2 ở thể
hơi) là
A. 4

B. 6

C. 3

D. 5


Câu 13: Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn
NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm
trong dung dịch NaCl từ 10 - 15 phút. Khả năng diệt khuẩn
của dung dịch NaCl là do:
A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử.
B. dung dịch NaCl độc.
C. vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu.
D. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ có tính oxi hóa.
Câu 14: Cho các chất sau: phenol, axit axetic, phenylamoni
clorua, natri phenolat, NaOH. Cho các chất đó tác dụng với
nhau từng đơi một, số cặp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4.


B. 6.

C. 5.

D. 3.

Câu 15: Dung dịch Z có chứa 1,8g hỗn hợp 2 muối NaX và
NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen thuộc 2 chu kì liên tiếp).
Cho dung dịch Z tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch AgNO3
0,15 M, sau phản ứng có 3,731 gam kết tủa. V là:
A. 1,7333

.B. 203,725

.C. 173,333

D. 2,0373

Câu 16: Cho a gam Sn vào dung dịch HCl (dư) thu được V1
lít H2 (ở 0oC; 0,5 atm). Cũng cho a gam Sn vào dung dịch
HNO3 đặc, nóng (dư) thu được V2 lít NO2 (là sản phẩm khử
duy nhất, ở đktc). Sự liên hệ giữa V1 với V2 là


A. V1 = 4V2 B. V2 = 2V1

C. V2 = 4V1 D. V2 = 8V1

Câu 17: Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm
axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác

dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2
(ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là
A. 1,15 gam. B. 5,75 gam. C. 2,30 gam. D. 4,60 gam.
Câu 18: Monome nào dưới đây đã dùng để tạo ra polime sau
CH2

CH
C O
OCH3

n

A. etyl axetat. B. metyl axetat.

C. etyl acrylat.

D. metyl acrylat.
Câu 19: Từ tinh bột người ta có thể thu được ancol etylic
bằng q trình hai giai đoạn, với hiệu suất của mỗi giai đoạn
đạt 75%. Vậy, từ 27 kg tinh bột loại có chứa 20% tạp chất
người ta có thể thu được V lít ancol 25o. Giá trị của V là (cho
khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 34,5 lít.

B. 38,5 lít.

C. 35,5 lít.

D. 39,5 lít.


Câu 20: Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố H(Z = 1),
B(Z = 5); C(Z = 6), N(Z = 7, O(Z = 8), Al(Z = 13), P(Z =
15), S(Z = 16). Nhóm hợp chất nào không tuân theo quy tắc
bát tử?


A. H2O2, CS2, P2O5

B. CO2, CH4, HNO3

C.

BH3, NO, PCl5 D. C2H4, CO2, PCl3
Câu 21: Một nguyên tố R có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử
là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị thứ nhất
có 44 hạt nơtron, đồng vị thứ hai có số khối nhiều hơn đồng
vị thứ nhất là 2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R
là bao nhiêu?
A. 81.

B. 80,5.

C. 79,92.

Câu 22: Cho sơ đồ biến hoá: CH4

D. 80,08.
A

B


D

CH3COOH. Để thoả mãn với sơ đồ biến hố trên thì nên
chọn B là (các điều kiện phản ứng có đủ)
A. CH3COOCH=CH2.

B. C2H3Cl.

C. C2H4Cl2. D.

C2H4.
Câu 23: Iot có thể tan tốt trong dung dịch KI, do có phản
ứng hóa học thuận nghịch tạo ra sản phẩm KI3. Lấy khoảng
1ml dung dịch KI3 khơng màu vào ống nghiệm rồi thêm vào
đó 1ml benzen (C6H6) cũng khơng màu, lắc đều sau đó để lên
giá ống nghiệm. Sau vài phút, hiện tượng quan sát được là:
A. Các chất lỏng bị tách thành hai lớp, lớp trên khơng màu,
lớp phía dưới có màu tím đen.


B. Các chất lỏng bị tách thành hai lớp, cả hai lớp đều khơng
màu.
C. Các chất lỏng hịa tan vào nhau thành một hỗn hợp đồng
nhất.
D. Các chất lỏng bị tách thành hai lớp, lớp trên có màu tím
đen, lớp phía dưới khơng màu.
Câu 24: Cho hỗn hợp chứa đồng thời các chất khí: CO2,
C2H4, xiclopropan, propan. Thuốc thử nào sau đây cho biết
sự có mặt của etilen?

A. dung dịch Br2.
KMnO4.

B. khí H2.

C. dung dịch

D. khí O2.

Câu 25: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng
3,6 đun nóng với xúc tác bột sắt một thời gian thu được hỗn
hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng
tổng hợp amoniac là
A. 18,75%

B. 20,0%

C. 25,0%

D. 22,25%

Câu 26: Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là
A. Amoniac có tính bazơ yếu hơn metylamin, nhưng tính
bazơ của amoniac lại mạnh hơn phenylamin.


B. Glyxin cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, lấy
sản phẩm cho tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được
glyxin.
C. Ở điều kiện thường, amino axit là chất rắn kết tinh, dễ

tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao.
D. Anilin tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, lấy sản phẩm
cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
Câu 27: Ứng dụng nào sau đây không phải của muối natri
cacbonat?
A. Là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh
B. Dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước
khi sơn, tráng kim loại.
C. Dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.
D. Dùng trong công nghiệp thuộc da.
Câu 28: Phản ứng nào sau đây không chứng tỏ được
glucozơ có cấu trúc dạng mạch hở?
A. glucozơ + (CH3CO)2O → B. glucozơ + [Ag(NH3)2]OH

C. glucozơ + dung dịch Br2. D. glucozơ + H2(Ni,t0) →


Câu 29: Hợp chất X (chứa C, H, O) có khối lượng phân tử
bằng 60. X tác dụng được với Na sinh khí H2. Số chất thỏa
mãn X là
A. 3 chất.

B. 4 chất.

C. 5 chất.

D. 6 chất.

Câu 30: Chia a gam hỗn hợp X gồm Al và Zn thành 2 phần
bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch HNO3 lỗng dư thu được
4,032 lít khí N2 và dung dịch A trong đó chứa 2 muối.
- Phần 2 được hịa tan bởi dung dịch chứa NaOH và NaNO3
thu được m gam hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 6. Các
khí đo ở đktc.
Giá trị của m là
A. 4,25

B. 12,18

C. 9,16

D. 3,6

Câu 31: Để đơn giản ta xem một loại xăng chỉ chứa hỗn hợp
pentan và hexan có tỉ khối (hơi) so với hiđro bằng 38,8. Tỉ lệ
thể tích hơi xăng và khơng khí (20% thể tích O2) vừa đủ đốt
cháy hết xăng là
A. 1:26.

B. 1:43.

C. 1:32.

D. 1:52.

Câu 32: Cho NH3 dư lần lượt vào các dung dịch: CuSO4,
AgNO3, Zn(NO3)2, AlCl3, FeSO4, NaBr, MgCl2. Có bao
nhiêu dung dịch tạo phức với NH3 có số phối trí bền là 4?



A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 33: Hoà tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào
dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 được dung dịch X. Thêm 1,3
mol Ba(OH)2 nguyên chất vào dung dịch X thấy xuất hiện kết
tủa Y. Khối lượng tủa Y là
A. 246,32 g.

B. 41,28 g.

C. 344,18 g.

D. 0,64 g.

Câu 34: Hợp chất C3H4Cl2 có số đồng phân mạch hở là
A. 4 chất.

B. 7 chất.

C. 3 chất.

D. 6 chất.


Câu 35: Cho các cân bằng sau:


(1) H 2 (k) + I2 (k)  2HI (k)


1
1


(2) H 2 (k) + I2 (k)  HI (k)

2
2

 1 H 2 (k) + 1 I2 (k)

(3) HI (k) 

2
2


(5) H 2 (k) + I2 (r)  2HI (k)




(4) 2HI (k)  H 2 (k) + I2 (k)



Ở nhiệt độ xác định, nếu KC của cân bằng (1) bằng 64 thì
KC bằng 0,125 là của cân bằng
A. (3).

B. (4).

C. (2).

D. (5).

Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng:
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4
+ H2O
Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất điện li
mạnh là
A. 26.

B. 27.

C. 28.

D. 36.


Câu 37: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CHCOOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với
dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04
mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối
lượng của CH2=CH-COOH trong X là
A. 0,56 gam. B. 1,44 gam. C. 2,88 gam. D. 0,72 gam.

Câu 38: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ cứng của các kim
loại sau: Na, Rb, Mg, Ca, Fe?
A. Fe, Mg, Ca, Na, Rb

B. Rb, Na, Ca, Mg, Fe.

C. Fe, Ca, Mg, Rb, Na

D. Na, Rb, Mg, Ca, Fe

Câu 39: Trong công nghiệp người ta điều chế PVC từ etilen
tho sơ đồ sau
Etilen

Cl

2



1,2-đicloetan

0

500
 C

vinyl clorua → PVC

Với hiệu suất các phản ứng tương ứng là 80%; 70% và

62,5%. Thể tích khí etilen (ở đktc) cần lấy để có thể điều chế
được 1 tấn PVC là
A. 1008 m3.

B. 1064 m3.

C. 1046 m3.

D. 1024 m3.

Câu 40: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào
400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3
0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung


dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là
lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 120.

B. 240.

C. 360.

D. 400.
II. PHẦN RIÊNG (10 câu)
Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai phần (Phần A
hoặc B)
A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến
câu 50)

Câu 41: Gọi X là nhóm kim loại tác dụng được với dung
dịch HCl và Y là nhóm kim loại tác dụng được với dung dịch
Fe(NO3)2. Hãy cho biết nhóm kim loại X và Y nào dưới đây
phù hợp với quy ước trên ?
A. Mg, Zn và Sn, Ni.
Pb và Mg, Zn.

B. Mg, Ag và Zn, Cu.

C. Fe,

D. Sn, Ni và Al, Mg.

Câu 42: Axit axetic tác dụng với ancol isopropylic theo phản
ứng thuận nghịch:
CH3COOH + C3H7OH

CH3COOC3H7

+

H2O
Nếu ban đầu người ta cho 1 mol axit axetic tác dụng với
1 mol ancol isopropylic thì cân bằng sẽ đạt được khi có 0,6


mol isopropyl axetat được tạo thành.Lúc đó người ta cho
thêm 1 mol axit axetic vào hỗn hợp phản ứng, cân bằng sẽ bị
phá vỡ và chuyển dịch đến trạng thái cân bằng mới. Ở trạng
thái cân bằng mới, số mol ancol isopropylic là

A. 0,18 mol. B. 1,22 mol. C. 0,78 mol. D. 0,22 mol.
Câu 43: Kim loại nào tan được trong tất cả các dung dịch
sau: HCl, HNO3 đặc nguội, NaOH, FeCl3, dung dịch hỗn hợp
KNO3 và KHSO4.
A. Zn

B. Mg

C. Al

D. Cu

Câu 44: Một dung dịch có tính chất sau :
- Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2
khi đun nóng.
- Hịa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.
- Bị thủy phân nhờ axit hoặc enzim.
Dung dịch đó là
A. Glucozơ

B. Mantozơ

C. Saccarozơ D. Xenlulozơ

Câu 45: Hỗn hợp gồm axit fomic và fomanđehit có khối
lượng 10,6 gam tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thu
được 108 gam Ag. Thành phần % khối lượng hai chất trong
hỗn hợp lần lượt là



A. 56,4% và 43,6%.
43,0% và 57%.---

B. 43,4% và 56,6%.

C.

D. 56,6% và 43,4%.

Câu 46: Cho 1,1 gam hỗn hợp bột nhôm và bột sắt trong đó
số mol nhơm gấp 2 lần số mol sắt vào 100 ml dung dịch
AgNO3 0,825M rồi khuấy đều cho đến khi phản ứng hoàn
toàn. Nồng độ các chất có trong dung dịch sau phản ứng là
A. Al(NO3)3 0,2M ; Fe(NO3)3 0,075M ; Fe(NO3)2 0,025M.
B. Al(NO3)3 0,2M ; Fe(NO3)2 0,1M.
C. Al(NO3)3 0,2M ; Fe(NO3)2 0,075M ; Fe(NO3)3 0,025M.
D. Al(NO3)3 0,2M ; Fe(NO3)2 0,05M ; Fe(NO3)3 0,05M.
Câu 47: Cho 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 4 dung dịch
trong suốt, khơng màu chứa một trong các hóa chất riêng
biệt: NaOH, H2SO4, HCl và NaCl. Để nhận biết từng chất có
trong từng lọ dung dịch cần ít nhất số hóa chất là
A. 0

B. 1

C. 3.

D. 2

Câu 48: Dung dịch A gồm phenol và xiclohexanol trong

hexan (làm dung môi). Chia dung dịch A làm hai phần bằng
nhau:
- Phần một cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,808 lít
khí H2 (đktc).


- Phần hai phản ứng với nước brom (dư) thu được 59,58
gam kết tủa trắng.
Khối lượng của phenol và xiclohexanol trong dung
dịch A lần lượt là:
A. 25,38g và 15g
và 32g

B. 16g và 16,92g. C. 33,84g

D. 16,92g và 16g

Câu 49: Phản ứng giữa các dung dịch nào sau đây không xảy
ra ?
A. phenylamoni clorua + metylamin →

B. phenol +

natri cacbonat →
C. axit malonic + natri etylat → D. etylamoni clorua +
amoniac →
Câu 50: X và Y là 2 axit hữu cơ no, đơn chức kế tiếp nhau
trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 2,3 gam X và 3 gam
Y tác dụng hết với kim loại K thu được 1,12 lít H2 (đktc).
Công thức của X, Y lần lượt là:

A. HCOOH và CH3COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C3H7COOH và C4H9COOH.

D. C2H5COOH và

C3H7COOH.
B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu
60)


Câu 51. Hoạt động của các núi lửa thường kéo theo hiện
tượng ô nhiễm môi trường nào sau đây ?
A. ô nhiễm nguồn nước

B. hiệu ứng nhà kính C.

ô nhiễm đất trồng D. mưa axit
Câu 52. Cho sơ đồ sau: propen

 HBr



X1

0

 NaOH , t




X2

0

 CuO , t



X3. Với X1 là sản phẩm chính của phản ứng (1). Vậy X3 là:
A. propanal

B. propan-2-ol C. ancol anlylic

D.

axeton
Câu 53. Hợp chất X có cơng thức phân tử là C9H12O. X tác
dụng với NaOH. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch
Br2 (vừa đủ) thì thu được 37,3 gam kết tủa trắng. Vậy X có
bao nhiêu cơng thức cấu tạo?
A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 54. Trong pin điện hóa Zn-Cu, hãy cho biết phát biểu

nào sau đây đúng?
A. Tại anot xảy ra q trình oxi hóa Zn và catot xảy ra quá
trình khử Cu
B. Tại anot xảy ra quá trình oxi hóa Zn và catot xảy ra q
trình khử Cu2+
C. Tại anot xảy ra q trình oxi hóa Cu và catot xảy ra quá
trình khử Zn2+


D. Tại anot xảy ra q trình oxi hóa Cu và catot xảy ra quá
trình khử Zn
Câu 55. Cho phản ứng sau: N2(k) + 3H2(k)

2NH3(k).

Hãy cho biết khi tăng áp suất khí trong bình lên gấp đơi thì
tốc độ phản ứng:
A. tăng 8 lần

B. tăng 16 lần

C. tăng 4 lần

D.

giảm

16 lần
Câu 56. Có các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+,
Ag+, Sn2+, Au3+, Pb2+. Ion có tính oxi hố mạnh nhất và ion

có tính oxi hố yếu nhất lần lượt là:
A. Pb2+ và Ni2+
và Sn2+

B. Au3+ và Zn2+

C. Ni2+

D. Ag+ và Zn2+

Câu 57. Cho 8,55 gam saccarozơ (C12H22O11) vào dung dịch
H2SO4 đặc nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được hỗn hợp khi X gồm các khí CO2 và SO2. Tính thể
tích hỗn hợp khí X (đktc).
A. 20,16 lít

B. 13,44 lít

C. 26,88 lít

D.

10,08

lít
Câu 58. Cho 1 mol axit axetic tác dụng với 1mol etanol (xt
H2SO4 đặc) người ta thu được 0,5 mol etyl axetat. Hãy cho
biết nếu lấy 1 mol axit axetic tác dụng với 3 mol etanol (các



điều kiện khác được giữ khơng đổi) thì số mol este thu được
là:
A. 0,50 mol

B. 0,60 mol

C. 0,80 mol

D.

0,75

mol
Câu 59. Hòa tan m gam Sn vào dung dịch NaOH đặc, dư
thốt ra V1 lít khí (đktc). Hịa tan m gam Sn vào dung dịch
HNO3 đặc, nóng dư thốt ra V2 lít khí (đktc. So sánh V1 với
V2.
A. V2 = 2V1

B. V2 = 4V1

C. V2 = V1

D. V2 =

3V1
Câu 60. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử có thành phần
chính là các chuỗi polipeptit.
B. Protein rất ít tan trong nước lạnh và tan nhiều trong

nước nóng.
C. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lịng trắng trứng thấy có kết
tủa màu vàng
D. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lịng trắng trứng xuất
hiện màu tím đặc trưng.
----------- HẾT ----------


1b; 2d; 3a; 4d; 5d; 6a; 7a; 8c; 9d; 10a; 11b; 12b; 13c; 14c;
15c; 16b; 17A; 18D; 19A; 20C; 21C; 22D; 23D; 24C; 25C;
26B; 27D; 28A; 29B; 30D; 31B; 32A; 33A; 34B; 35A;
36C; 37B; 38B; 39D; 40C; 41D; 42D; 43A; 44B; 45B;


46C; 47B; 48C; 49D; 50A; 51D, 52D, 53D, 54B, 55B, 56B,
57A, 58D, 59B, 60B.



×