Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chính sách tiền tệ và phương thức vận hành các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - 6 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.74 KB, 7 trang )

Trên cơ sở duy trì các giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHN là "hàng
hoá" cho các phiên giao dịch tại nghiệp vụ thị trường mở, từng bước mở rộng và đa
dạng hoá các loại hàng hoá khác như: tín phiếu, kỳ phiếu của các NHTM nhà nước.
Từng bước nâng cao chất lượng dự báo, điều hành thị trường trên cơ sở nâng cao
chất lượng dự báo, cải tiến hình thức cung cấp thông tin trong và ngoài ngành. Điều
hành các công cụ khác của Chính sách tiền tệ để hoạt động NVTTM thể hiện tính
nổi trội hơn hẳn về mặt hiệu quả kinh tế trên thị trường.
Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường tiền tệ, các thị trường tài chính
khác, hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý của thị trường, tăng số thành viên tham
gia thị trường.
Một số giải pháp khác
Cần tổ chức tuyên truyền tập huấn chi tiết, đi vào từng nghiệp vụ cụ thể để từ đó
giúp các thành viên thấy rõ được vai trò, tác dụng và sự linh hoạt của nghiệp vụ thị
trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, cũng như hiệu quả
đạt được của TCTD trong việc điều hành vốn của mình.
Cần nâng cao chất lượng dự báo, điều hành theo thị trường trên cơ sở nâng cao dự
báo, cải tiến chế độ thông tin giữa các Bộ, Nghành, Vụ, Cục của NHNN liên quan
đến nghiệp vụ thị trường mở.
5. Phối hợp các Công cụ gián tiếp của Chính sách tiền tệ trong quản lý Vốn khả
dụng của các TCTD
Vốn khả dụng (VKD) là số tiền gửi của các TCTD (bao gồm tiền gửi DTBB, tiền
gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác) tại NHNN. Trong nội dung quản lý Nhà
nước về tiền tệ, NHNN có trách nhiệm quản lý VKD của các TCTD. Các TCTD
phải duy trì một tỷ lệ dự trữ nhất định để đảm bảo hoạt động bình thường của mình,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
phục vụ nhu cầu thanh toán phát sinh trong ngày và những ngày tiếp theo. Việc xác
định chính xác lượng dự trữ cần thiết là hết sức quan trọng đối với các TCTD. Nếu
dự trữ quá cao, kinh doanh kém hiệu quả, nếu dự trữ quá thấp thì sẽ không đảm bảo
được khả năng thanh toán của các TCTD, hiệu quả kinh doanh cũng sẽ không cao.
Trong chức năng quản lý VKD của các TCTD, NHNN kiểm soát thông qua các
công cụ Chính sách tiền tệ, chủ yếu là công cụ gián tiếp như Nghiệp vụ Thị Trường


Mở, Tái cấp vốn và DTBB để tác động vào khả năng thanh toán của các TCTD
nhằm đạt mục tiêu của Chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
DTBB là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải duy trì trên tài khoản tiền gửi không
kỳ hạn tại NHNN để thực hiện các Chính sách tiền tệ quốc gia. Công cụ này có tính
chất thể chế nên dễ phát huy tác động một cách nhanh chóng, rộng khắp đến nhu
cầu VKD của các TCTD.
TCV là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN đối với từng TCTD riêng lẻ
nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các TCTD. Qua
TCV, NHNN tác động đến VKD của từng TCTD riêng lẻ và điều tiết khối lượng
TCV qua việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu.
Công cụ gián tiếp có tính linh hoạt hiệu quả và có vai trò quan trọng nhất trong việc
thực thi CSTT là NVTTM nhờ có những ưu điểm vượt trội như có thể điều chỉnh
VKD ở các quy mô và thời hạn khác nhau một cách linh hoạt tuỳ theo khối lượng
và thời hạn quyết định mua bán; nhờ vào khả năng có thể tác động 2 chiều 'bơm,
hút” nên thông qua công cụ NVTTM, NHNN điều tiết linh hoạt VKD của các
TCTD cũng như có thể đảo ngược những quyết định sai lầm, điều chỉnh những biến
động không dự đoán trước hoặc quá mức dự báo có ảnh hưởng đến dự trữ của các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
TCTD thông qua các giao dịch có kỳ hạn, thực hiện chính xác nhanh chóng, không
gây chậm trễ về mặt hành chính, không mang tính áp đặt.
Nghiệp vụ TTM sẽ phát huy vai trò chủ yếu giúp NHNN trong việc quản lý VKD
của các TCTD và điều hành CSTT kết hợp với việc vận dụng linh hoạt các công cụ
TCV và DTBB nhằm góp phần hạn chế các biến động ngắn hạn về lãi suất trên thị
trường, tác động đến nhu cầu VKD của các TCTD và ở một mức độ nhất định cũng
tác động đến cung cầu hàng hoá trên TTM.
Chính sự linh hoạt của nghiệp vụ TTM nên góp phần khắc phục hạn chế của công
cụ TCV. Công cụ TCV thực hiện hiệu quả khi NHNN kiểm soát được nhu cầu
VKD của các TCTD thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Ngược lại, công cụ TCV
cũng có vai trò quan trọng trong việc tác động đến VKD của các TCTD góp phần
hổ trợ nghiệp vụ TTM hoạt động hiệu quả, chính xác, khắc phục những hạn chế của

nghiệp vụ thị trường mở khi đáp ứng không đầy đủ đúng mức nhu cầu VKD của các
TCTD qua các phiên giao dịch. Khi đó những TCTD này có thể phải đến xin vay
TCV tại NHNN hoặc đi vay trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn
khả dụng còn thiếu. Và một khi NHTM còn chưa phát triển đến mức hoàn thiện như
ở nước ta, hàng hoá cho các phiên giao dịch còn hạn chế về số lượng và chủng loại
thì việc một số TCTD có tiềm lực hạn chế, không đủ sức cạnh tranh trong các phiên
đấu thầu trên nghiệp vụ thị trường mở cả trên thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp, do đó
không thể đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng qua nghiệp vụ thị trường mở là chuyện
bình thường thì đi vay TCV tại NHNN là giải pháp khả dĩ giúp họ có thể giải quyết
nhu cầu VKD của mình. Bên cạnh đó TCV là các giấy tờ có giá nên ở một chừng
mực nào đó có thể xem đây là nguồn cung ứng hàng hoá của NHNN để giao dịch
trên thị trường mở.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Như vậy chúng ta không thể hạn chế một cách cứng nhắc, duy ý chí đối với công cụ
TCV để khuyến khích NVTTM phát triển mà điều cần thiết phải có sự linh động,
trong việc vận dụng các công cụ gián tiếp này. Hay nói cách khác, NHNN cần phải
linh hoạt trong việc thực hiện NVTTM như tăng cường hiệu quả của công tác dự
báo nhu cầu vốn khả dụng của từng TCTD cũng như của cả hệ thống các TCTD,
phân tích đánh giá những diễn biến của thị trường nhằm xác định chính xác hiệu
quả khối lượng, chủng loại hàng hoa,ï cách thức giao dịch thích hợp đồng thời có sự
điều chỉnh lãi suất chiết khấu hợp lý, nhằm khuyến khích hay hạn chế các TCTD đi
vay TCV theo những mục tiêu NHNN đặt ra.
DTBB là công cụ gián tiếp mang tính thể chế, tác động làm tăng hoặc giảm nhu cầu
VKD của các TCTD, dẫn đến nhu cầu mua hay bán giấy tờ có giá của các TCTD
với NHNN qua NVTTM. Hiện nay ở nước ta áp dụng DTBB duy trì theo nguyên
tắc bình quân trong kỳ mà không khống chế theo ngày nên ở một mức độ nhất định
cũng có tác động ổn định cung cầu vốn liên ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến nhu
cầu vay TCV và mua bán giấy tờ có giá trên TTM. Và ngược lại qua kết quả giao
dịch trên TTM và khối lượng TCV sẽ là cơ sở đánh giá hiệu quả tác động của công
cụ DTBB.

Hiện nay, ngoài dự trữ sơ cấp bằng tiền mặt gửi tại NHNN, các TCTD còn có dự trữ
thứ cấp bằng các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao, song do nhiều yếu tố nên
lượng dự trữ thứ cấp này còn hạn chế so với dự trữ sơ cấp. Để thực hiện tinh thần
khuyến khích các TCTD quản lý vốn khả dụng một cách chủ động, hiệu quả thì từ
phía NHNN cần có sự nới lỏng trong quy định về DTBB như cho phép các TCTD
được duy trì một phần DTBB bằng các giấy tờ có giá có uy tín và tính thanh khoản
cao. Như vậy sẽ góp phần giảm tính thể chế, áp đặt của công cụ DTBB, từng bước
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đổi mới phương thức quản lý của NHNN trong việc điều hoà VKD của các TCTD
và điều hành CSTT theo hướng tạo điều kiện cho các TCTD được chủ động trong
hoạch định kinh doanh và quản lý VKD, cân đối lượng tiền mặt và giấy tờ có giá
phục vụ cho các nhu cầu thanh toán, kinh doanh một cách có hiệu quả tránh lãng
phí do dự trữ thưa tiền mặt hay thiệt hại do thiếu tiền mặt. Đồng thời với việc
NHNN cho TCTD duy trì một phần DTBB bằng giấy tờ có giá sẽ có tác động tăng
cầu giấy tờ có giá trên thị trường mơ ívà ở một chừng mực nào đó cũng tạo thêm
nguồn cung cấp giấy tờ có giá cho NHNN trong việc thực hiện nghiệp vụ TTM, do
đó sẽ có tác động làm cho thị trường mở nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung
năng động hơn.
Trên cơ sở đó chúng ta cần phát huy tác dụng tổng hợp của cả ba công cụ gián tiếp
này một cách đồng bộ, hợp lý, tuỳ vào tình hình và mục tiêu điều hành chính sách
tiền tệ của NHNN trong mỗi thời kỳ. Trong đó nghiệp vụ thị trường mở luôn là
công cụ linh hoạt, quan trọng có vai trò then chốt giúp NHNN có thể linh động điều
tiết VKD của hệ thống các TCTD, mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường tiền tệ
thông qua việc gia tăng khối lượng giao dich mỗi phiên, số phiên giao dịch trong
tuần, khối lượng hàng hoá bên cạnh đó chúng ta cần duy trì tác động của hai công
cụ DTBB và TCV nhằm đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của cả hệ thống và góp
phần đáp ứng nhu cầu VKD của những TCTD không đủ khả năng cạnh tranh,
không đáp ứng đủ nhu cầu VKD qua các giao dịch trên thị trường mở.
Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề này sẽ có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy thị trường tiền
tệ vận động một cách năng động hiệu quả hơn, từ đó NHNN sẽ gia tăng quản lý,

kiểm soát tình hình diễn biến thị trường, phát huy tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các
lĩnh vực trong nền kinh tế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiền và hoạt động Ngân hàng - NXB Chính trị Quốc gia
Các nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại - Chủ biên : GS - TS Lê Văn Tư
Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của NHTW ở các nước Tư bản phát triển -
NXB Chính trị Quốc gia
Hệ thống công cụ Chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường - Nguyễn
Võ Ngoạn
Tạp chí Ngân hàng các số 5–2002, 9–2002, 10–2002,12–2002, xuân 2003, 4–2003,
7–2003, 8–2003.
Thị trường Tài chính Tiền tệ các số 5–2002, 6–2002, 8–2002, 9–2002, 13–2002,
14–2002, 15–2002, 17–2002, 18–2002, 22–2002, 23–2002, xuân 2003, 9–2003, 10–
2003.
Các Website :


Lời kết !
Trong hơn 10 năm qua, cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đổi mới hệ
thống Ngân hàng Việt nam, cơ chế điều hành Chính sách tiền tệ của NHNN đã
không ngừng đổi mới, góp phần đáng kể trong việc ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm
phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân cũng
như ổn định hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện Thị trường tiền tệ còn kém phát
triển, để kiểm soát và điều tiết tiền tệ, NHNN đã lựa chọn sử dụng các công trực
tiếp, từng bước kết hợp với các công cụ gián tiếp. Đặc biệt, bên cạnh việc sử dụng
các công cụ CSTT theo thông lệ các nước như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn lãi suất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
và tỷ giá đã được sử dụng khá hiệu quả, góp phần đắt lực trong việc thực hiện các
mục tiêu Chính sách tiền tệ.

Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, Chính sách tiền tệ càng trở nên quan
trọng đối với hoạt động của NHTW, vì vậy vấn đề nâng cao vai trò của NHTW
trong việc xây dựng và thực thi CSTT có ý nghĩa quan trọng để góp phần đổi mới,
hoàn thiện điều hành CSTT của NHTW trong thời gian tới
Đề án được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên,
do kiến thức về lý luận cũng như khả năng tìm hiểu còn hạn chế nên đề án không
thể tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự góp ý, phê bình của các Thầy cô, các bạn để
những chuyên đề lần sau được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo của giáo viên hướng
dẫn, ThS. TRỊNH THỊ TRINH đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời
gian hoàn thành đề án môn học này.
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 08 năm 2003
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thế Anh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×