Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH KON TUM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.65 KB, 11 trang )

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH KON TUM

Vị trí địa lý: Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới của
cao nguyên Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp
tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp tỉnh A Tô
Pơ (nước CHDCND Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia).


Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 9.614,5 km2 (theo số liệu năm
2003).

Dân số năm 2005 của tỉnh Kon Tum là 375 nghìn người, bao gồm
nhiều dân tộc: Xê Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơmâm,
Kinh và 1 bộ phận nhỏ các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào sinh
sống tại tỉnh.

Đơn vị hành chính bao gồm thị xã Kon Tum, các huyện: Đăk Hà,
Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Rẩy, Kon Plong, và Tu
Mrông

Địa hình: Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường
Sơn, địa hình đa dạng, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang
Tây, bao gồm: đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất
phức tạp. Phía bắc đồi núi cao, độ dốc lớn, có đỉnh Ngọc Linh cao
2.598m. Độ cao trung bình ở phía Bắc từ 800 – 1.200m phía Nam độ
cao từ 500 – 550m.

Khí hậu: Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
nguyên. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến các nơi đạt 22 – 23 độ C.
Độ ẩm bình quân hàng năm 78 – 87%. Lượng mưa trung bình 1.730
– 1.880 mm, có sự phân hóa theo thời gian và không gian. Khí hậu


chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chủ yếu bắt đầu
từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11, tập trung đến 85 – 90% lượng mưa cả
năm.

Thủy văn: Kon Tum là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy xuống
vùng duyên hải miền Trung, nơi có diện tích rừng đầu nguồn quan
trọng của thủy điện Yaly. Có 3 con sông lớn chảy qua Kon Tum là
sông Đăk Bla, sông Krông Pôkô và sông Sa Thầy.

Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 961.450 ha, gồm 7
nhóm đất, trong đó có 2 nhóm chiếm diện tích lớn nhất là: nhóm đất
xám (93,44%) và nhóm đất đỏ (3,36%). Ngoài ra còn có nhóm đất
phù sa, nhóm đất mùn alit núi cao.

Tài nguyên nước: mạng lưới thủy văn phát triển trên địa bàn tỉnh
Kon Tum chủ yếu của lưu vực sông Sê San, bao gồm 3 con sông lớn:
Đăk Bla, Krông Pôkô và Sa Thầy. Các sông này có mạng lưới suối, khe
nhỏ dày đặc và phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh. Tổng
lượng dòng chảy của tỉnh là khá lớn, khoảng 10 – 11 tỷ m3/năm.
Tiềm năng thủy điện và thủy lợi là rất lớn.

Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn tỉnh có khoảng 214 mỏ, điểm
quặng và khoáng hóa, 40 loại khoáng sản. Khoáng sản có trữ lượng
tương đối lớn là đá vôi, bô xít, đa đolomit, felpat, sét,cát, sỏi

Tài nguyên rừng: tổng diện tích rừng toàn tỉnh là 629.942 ha. Trong
đó rừng tự nhiên chiếm 597.328 ha.

Động vật rừng: Động vật rừng tỉnh Kon Tum rất phong phú, đa

dạng có nhiều loài quí hiếm như: bò tót(Bos Gaurus), bò xám(Bos
sauveli), hổ(Panthera tigris), trâu rừng(Bubalus bubalis), Voọc, nai,
vượn, khỉ, các loài chim Hồng hoàng,Vệt mỏ vằn,

Thực Vật rừng: Theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon tum có
hơn 1.610 loài thuộc hơn 734 chi và 175 họ thực vật. Đặc biệt trong
đó có nhiều loài quí hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ và
phát triển như: Sâm Ngọc Linh, vàng đắng, Pơmu, cây Gió bầu (trầm
hương),v.v
Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam.
Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ và Kon Tum có nghĩa
là Làng Hồ, bởi xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn.

Địa lý

Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độ trong giới hạn
13°55’-15°27’ vĩ độ bắc và 107°20’ -108°32’ kinh độ đông, phía bắc
giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh
Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia.
Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.614,5 km² (tức 961.450 ha), trong
đó:
 Đất ở: 3.332 ha
 Đất nông nghiệp: 92.352 ha
 Đất lâm nghiệp: 606.669 ha
 Đất chuyên dùng: 12.253 ha
 Đất chưa sử dụng: 246.844 ha.
Do phần lớn diện tích tự nhiên nằm ở phía đông dãy Trường Sơn
nên địa hình Kon Tum nghiêng dần từ đông sang tây và thấp dần từ
bắc xuống nam.

Phía bắc tỉnh là khối núi Ngọc Linh có độ cao trong khoảng 800-
1.200 m, trong đó có đỉnh Ngọc Linh 2.596 m, Ngọc Phan 2.251 m,
Ngọc Krinh 2.066 m, Ngọc Bôn Sơn 1.939 m, Kon Bo Ria 1.500 m,
Kon Krông 1.330 m.
Vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy
sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Cămpuchia và sông Ba chảy
sang Phú Yên.

Phía nam tỉnh có độ cao trên dưới 500m với độ dốc 2-5%. Từ phía
tây Ngọc Linh có một dải thung lũng hẹp chạy đến giữa tỉnh thì mở
rộng ra tạo nên cánh đồng bằng phẳng trải dài 50 km tới tận thị xã
Kon Tum. Đây là khu vực đồng bằng nằm ở độ cao 252m so với mặt
biển và được phù sa hai nhánh sông Se San là sông Đắk Pôkô và Đắk
Bla bồi đắp.
Cực nam tỉnh có thác Yaly cao 60m đổ sang địa phận Gia Lai. Từ
nguồn nước của thác này đã xây dựng trên đất Gia Lai nhà máy thuỷ
điện Yaly công suất 720 MW.

Hành chính

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, với 96 xã, phường và thị
trấn, bao gồm:
 Thị xã Kon Tum
 Huyện Đắk Glei
 Huyện Đắk Hà
 Huyện Đắk Tô
 Huyện Kon Plông
 Huyện Kon Rẫy
 Huyện Ngọc Hồi
 Huyện Sa Thầy

 Huyện Tu Mơ Rông
Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thị xã Kon Tum cách Quy Nhơn 215
km về phía tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 600 km về phía bắc.

Dân cư

Dân số: 375.000 người, trong đó số nam: 157.863 người; số nữ:
156.353 người.
Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong 64 tỉnh, thành
phố. Trên địa bàn Kon Tum có 35 dân tộc, trong đó người Kinh
chiếm 46,4% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xơ Đăng chiếm
25,1% ; người Ba Na 12,0% ; người Giẻ Triêng 8,1% ; người Gia Rai
5,1%
Người Ba Na là một trong những dân tộc bản địa của Kon Tum. Họ
không những giỏi săn bắn mà còn là dân tộc đầu tiên của Tây
Nguyên biết dùng trâu, bò cày kéo và chữ viết. Người Ba Na can đảm
và trọng nghĩa tình, thể hiện trong tập tục cà răng, căng tai làm đẹp
của trai gái và những vết sẹo trên ngực đàn ông do tự lấy than lửa
hoặc dao rạch ngực mình để tỏ lòng thương tiếc người quá cố.
Đến nay những tập tục này đã và đang bị loại bỏ vì không còn thích
hợp với một xã hội văn minh, nhưng ý nghĩa của nó thì còn mãi
trong dân gian. Đến với buôn làng người Ba Na cũng như buôn làng
của các dân tộc ít người khác ở Kon Tum người ta còn được chứng
kiến nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo tiến hành trong nhà
rông có mái nhọn cao vút.

Nhà Rông người Ba Na
Diện tích và dân số qua các thời kỳ
 1971: 10.181 km², 117.046 người
 1975: 10.839 km², 117.000 người

 1991: 10.519 km², 258.138 người
 1996: 9.934 km², 265.300 người
 1998 9.934 km², 280.200 người
 1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 9.615 km², 314.042 người
 2004: 9.614,5 km², 366.100 người.
Lịch sử

Tuy vùng đất cao nguyên này được coi là thuộc lãnh thổ Đại Việt từ
năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Trà Bàn, lập phủ Quy
Nhơn, nhưng trải qua các triều đại, ở đây chưa hề có hệ thống hành
chính, mà chế độ "già làng" vẫn tiếp tục tồn tại.

Năm 1893, sau khi thôn tính Đông Dương, người Pháp đã cho lập
một tòa Đại lý hành chính tại Kon Tum, ban đầu trực thuộc Tòa Công
sứ Attôpư (Attopeu) ở Lào, đến năm 1905 mới trực thuộc Tòa Công
sứ Quy Nhơn. Viên Đại lý là một linh mục người Pháp, tên là P.
Vialleton, vốn là cha xứ ở đây từ trước.

Năm 1904, tỉnh tự trị Plâycu Đe (Pleikou Derr) được thành lập, tách
từ tỉnh Bình Định. Năm 1907, tỉnh Plâycu Đe bị bãi bỏ, và Đại lý hành
chính Kon Tum tách ra từ tỉnh này, được đặt dưới sự cai trị của Công
sứ Bình Định.

Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Kon Tum được thành lập, gồm toàm
bộ tỉnh Plâycu Đe trước kia. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ bao gồm Đại
lý Kon Tum tách ra từ tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách ra từ tỉnh
Phú Yên và Đại lý Đắc Lắc do tỉnh Đắc Lắc được chuyển thành.

Năm 1917, tổng Tân Phong và tổng An Khê thuộc tỉnh Bình Định
được nhập vào tỉnh Kon Tum rồi Đại lý An Khê được thành lập, dưới

quyền Công sứ Kon Tum.

Đến năm 1923, tỉnh Đắc Lắc mới được tái lập, tách ra khỏi tỉnh Kon
Tum.

Năm 1925, thành lập Đại lý Plâycu dưới quyền Công sứ Kon Tum và
đến năm 1932 Đại lý này mới tách ra để trở thành tỉnh Plâycu. Đến
năm 1943 thì Đại lý An Khê tách tỉnh Kon Tum để nhập vào tỉnh
Plâycu.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Kon Tum được chia thành 4 quận
theo Nghị định số 348-BNV/HC/NĐ ngày 27 tháng 6 năm 1958:
quận Kon Plong gồm 3 tổng 11 xã, quận Đak Tô gồm 9 tổng 29 xã,
quận Đak Sut gồm 6 tổng 23 xã, quận Kon Tum gồm 10 tổng 57 xã,
trong đó có 10 xã người Kinh. Chưa đầy một tháng sau, quận Đak Tô
lại bị chia thành 2 quận Đak Tô và Tou Mrong.

Quận Chương Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi được thành lập theo Sắc
lệnh số 234-NV ngày 9 tháng 9 năm 1959 trên cơ sở tách ra một
phần đất của quận Kon Plong, rồi đến ngày 19 tháng 12 năm 1964
được sáp nhập vào tỉnh Kon Tum.
Quận Kon Plong bị bãi bỏ năm 1960.

Từ năm 1976 đến năm 1991, tỉnh Kon Tum sáp nhập với Gia Lai
thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 8 ngày 12 tháng 8 năm 1991
đã chia lại tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

×