PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG
CỦA TRẺ Ở HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
NGOÀI TRỜI
(Thuộc lĩnh vực chuyên môn)
SAO MAI
Người viết: DƯƠNG THÚY HUỆ
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sao Mai
Số điện thoại: 09494.95095
1
Năm học: 2015 - 2016
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Châu, ngày 2/12/2015
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA TRẺ
Ở HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Dương Thúy Huệ, nữ
- Ngày tháng năm sinh: 02/05/1986
- Nơi thường trú: Khóm Long Thạnh B, Phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh
An Giang
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sao Mai
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Trung học sư phạm mầm non.
- Lĩnh vực công tác: chuyên môn
II. Tên sang kiến:
- Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động vui chơi ngoài trời.
III. Lĩnh vực: Chuyên môn.
IV. Mục đích yêu cầu của sang kiến:
1. Thực trạng ban đầu khi áp dụng sáng kiến:
Trường Mầm non Sao Mai thuộc địa bàn Phường Long Thạnh, thị xã Tân
Châu. Trường có vị trí thuận lợi nằm ngay ngã tư trung tâm, có diện tích sân rộng,
được Ban giám hiệu đầu tư chỉnh trang cảnh quan sư phạm đẹp mắt, trồng cây xanh
tạo bóng mát ở sân chơi cho trẻ, đồ chơi ngoài trời khá phong phú. Tuy nhiên vị trí
sân thấp so với mặt đường nên khi mưa sân hay động nước, diện tích rộng nhưng do
trường xuống cấp và đang trong thời gian chời khởi công xây dựng mới nên chưa xây
dựng hố cát, bể bơi và các công trình phụ khác.
Vào cuối năm học 2014-2015 trường di dời về chung với điểm trường tiểu học
B Long Thạnh. Ở điểm trường hiện tại diện tích hẹp, mặc dù có xây dựng được góc
vận động và khu trò chơi dân gian ngoài trời cho trẻ nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời của cô và trẻ. Khoảng sân chơi không có
cây xanh, nắng nóng, khoảng sân hẹp. Chính vì vậy nên hoạt động ngoài trời chưa
được hứng thú, chưa phát huy được khả năng tìm tòi khám phá của cô và trẻ, chưa tạo
2
được sự linh hoạt trong việc tổ chức => hoạt động ngoài trời chưa đạt kết quả cao như
mong muốn.
Từ những lý do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc
“Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động vui chơi ngoài trời” nhằm góp
phần vào việc cải tạo môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ đạt kết quả tốt hơn.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi thông
qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành,
đồng thời được khám phá và trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống,
thoả mãn trí tò mò của trẻ, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ xung.
Hoạt động ngoài trời của trẻ ở trường mầm non là những hoạt động có chủ đích
nhằm rèn luyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục
tiêu của chương trình giáo dục mầm non. Các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm
quen với môi trường và cuộc sống xung quanh… Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt
động ngoài trời: vui chơi, cười nói, chạy nhảy… thực chất là trẻ đang khám phá, học
hỏi, rèn luyện kỹ năng và có điều kiện phát triển tốt những cảm xúc tích cực của mình.
Các hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp bé
tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở
không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các
hoạt động học một cách dễ dàng hơn.
Hoạt động ngoài trời giúp tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ: Trẻ sẽ tiếp xúc,
chơi cùng các bạn trong lớp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ
dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định
rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể
chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ.
Việc tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non hiện nay có thực hiện
nhưng cách tổ chức chưa sâu về đổi mới hình thức và nội dung. Hoạt động ngoài trời
nhằm phát triển thể lực cho trẻ thì đối tượng được quan tâm nhất là các tố chất thể lực,
các tố chất này được hình thành và phát triển thông qua các trò chơi vận động, các
hoạt động đa dạng của trẻ với thiên nhiên, xã hội….
Nếu giáo viên mầm non chú trọng tổ chức thay đổi các biện pháp và hình thức
tổ chức thì việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ sẽ được nâng cao và có hiệu quả.
3. Nội dung sáng kiến:
3
Tạo môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ là một hoạt động hết sức cần thiết
trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Nó tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, tập thể, nhóm hay cá nhân.
Nhằm giúp trẻ hoàn thiện và phát triển một số kỹ năng, kỹ xảo, của các hoạt động tìm
hiểu, khám phá môi trường.
Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn
trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên
nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ
trong các tình huống.
Trên cơ sở thực tế hoạt động ngoài trời của trẻ ở đơn vị, tôi đưa ra một số kinh
nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp, biện pháp và các hình thức tổ chức
môi trường. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.
3.1. Tiến trình thực hiện:
Tham khảo các tài liệu liên quan làm cơ sở định hướng cho sáng kiến:
- Các trò chơi phát triển giác quan, các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ,
các hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ.
- Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngoài trời phù hợp với từng chủ đề.
- Cách tổ chức trong các hoạt động liên ý để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể
trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp.
- Sưu tầm, sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố … ứng dụng vào trò chơi nhằm
phát triển 5 mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ.
3.2. Thời gian thực hiện:
- Thực hiện ở trẻ 3-4 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non mới năm học
2014-2015 và tiếp tục áp dụng cho năm học 2015-2016.
3.3. Các biện pháp tổ chức:
* Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Trong từng kế hoạch thực hiện chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch giảng dạy
hằng ngày đều có sự xuất hiện của hoạt động ngoài trời. Trên thực tế trường có diện
tích sân hẹp, sĩ số trẻ đông nên việc tổ chức hoạt động ngoài trời đòi hỏi giáo viên
phải lập kế hoạch tổ chức một cách hợp lý, và tìm tòi những nội dung truyền thụ kiến
thức phù hợp, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với từng chủ đề, thời
gian phù hợp để tạo cho trẻ những giờ hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả nhất.
Ban giám hiệu đã bố trí thời gian hoạt động ngoài trời theo lịch sinh hoạt
chung theo chương trình Giáo dục mầm non mới, tuy nhiên với điều kiện thực tế, các
4
lớp không thể đồng loạt ra sân thực hiện hoạt động ngoài trời được. Vì vậy Ban giám
hiệu và giáo viên các lớp đã có sự uyển chuyển bố trí thời gian hoạt động ngoài trời
giữa các lớp so le nhau để trẻ được hoạt động thoải mái. Mặc dù vậy, trong điều kiện
cơ sở vật chất chật chội hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho các cháu
ở trường mầm non Sao Mai phải luôn linh động, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện
thực tế của trường.
Lập kế hoạch tổ chức các bước trong giờ hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động1: Hoạt động quan sát có chủ định.
Cô cho trẻ dạo chơi, tham quan, đàm thoại về đối tượng cần quan sát.
+ Hoạt động 2: Trò chơi vận động.
Cho trẻ chơi một trò chơi phù hợp với độ tuổi.
+ Hoạt động 3: Trẻ chơi theo ý thích.
Cô hướng dẫn trẻ chơi với những đồ dùng đồ chơi cô đã chuẩn bị.
Chú ý lựa chọn nội dung hoạt động hấp dẫn phù hợp đối với từng độ tuổi của
trẻ.
* Biện pháp 2: Tạo môi trường tích cực cho trẻ hoạt động sáng tạo.
Tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều
mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và bổ sung. Tạo môi
trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho cả cô và trẻ, nâng cao mối
quan hệ thân thiện, tự tin giữa cô với trẻ, giữa trẻ với nhau.
a) Cho trẻ quan sát và trò chuyện về môi trường xung quanh:
Đây là một phương pháp cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xung
quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ.
- Trẻ được quan sát, ghi nhớ và được chia sẽ với cô và các bạn về những điều
trẻ vừa được biết. Cần chon những nội dung quan sát dựa vào khả năng tiếp thu của
trẻ để trẻ có thể tự tin thể hiện sự hiểu biết của mình.
- Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, cô nên hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi
quan sát.
VD: chủ đề thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu về
một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, vận động sự hỗ trợ
của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan, động viên phụ huynh
mang hoa cây cảnh đến lớp cho trẻ quan sát, đồng thời đặt các câu hỏi gợi ý nhằm
phát triển tư duy của trẻ.
5
b/ Sưu tầm, vận dụng đa dạng các trò chơi đưa vào hoạt động ngoài trời.
* Các trò chơi phát triển nhận thức:
Những trò chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá trẻ biết được tính chất của
chúng. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng
tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm.
Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát
triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và
phân loại chúng: nhóm hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả...
Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh,
cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với
mọi người.
+ Chơi với cát:
- Trường chưa có hố cát, tôi dùng một cái hộp gỗ hình chữ nhật và đổ một bao
cát để ở góc sân vườn cổ tích. Để bộ đồ chơi với cát vào bên trong thế là trẻ có thể
thỏa sức khám phá.
- Chơi với cát giúp bé thực hành vận động thô và vận động tinh. Trẻ có thể
dùng xẻng xúc cát đổ vào xe ben, chở đi xây nhà. Trẻ có thể xách xô cát. Trẻ có thể
vốc cát. Múc cát bằng vỏ sò... dù thế nào thì cháu cũng được vận động có mục đích
và rèn luyện khả năng điều khiển cơ thể mình qua một hoạt động bé thực sự thích thú
chứ không phải chơi giả vờ.
- Chơi với cát cũng giúp trẻ viết tốt hơn vì trẻ có các ngón tay khéo léo và
khớp tay linh hoạt. Tất cả những việc tưởng như chơi vô bổ đó giúp chuẩn bị đôi tay
khỏe mạnh để cầm bút viết sau này. Khi biết chữ, trẻ có thể tập viết chữ trên cát.
6
- Chơi với cát, nhất là khi cùng với các bạn khác có những nguyên tắc cần
phải theo như không được hất, ném cát vào người khác vì như thế là nguy hiểm. Rót
cát, đổ cát thấp tay để không làm bay vào người khác.
+ Chơi với nước:
Trẻ ứng dụng các hiểu biết và kinh nghiệm về nước vào các trò chơi ngoài
trời. Tìm tòi khám phá qua phần khảo sát cá nhân và tập thể, rút ra kết luận chung.
Rèn kỹ năng chơi với các vật liệu thiên nhiên ngoài trời kết hợp với hoạt động thử
nghiệm. Phát triển tri giác có chủ định, trí nhớ, tư duy ngôn ngữ, óc phán đoán chính
xác.
* Ví dụ:
. Trò chơi “ Thi tiếp sức”: tổ chức cho trẻ thi đổ nước vào chai …
- Cách chơi: chia trẻ thành 2 nhóm có số lượng đều nhau, lần lượt từng trẻ
chạy lên múc nước đổ vào chai. Nhắc trẻ đổ nước vào chai cho khéo, làm sao cho
không đổ ra ngoài …
- Luật chơi: mỗi trẻ chỉ được múc một ca nước để vào chai.
- Kiểm tra kết quả: đo mực nước ở 2 chai, mực nước nào cao hơn là nhóm ấy
thắng cuộc.
. Trò chơi “Chìm, nổi”: gợi ý cho trẻ tự khám phá xem những vật nào chìm,
những vật nào nổi trong nước.
- Cách chơi: chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một số đồ chơi
giống nhau … cho trẻ lần lượt thả từng vật vào nước để quan sát xem những vật nào
chìm xuống, những vật nào nổi lên trên mặt nước (phân loại ra 2 bên : bỏ vào 2 rổ
khác nhau).
- Kết luận chung qua phần khảo sát của trẻ: Những đồ vật bằng nhựa, nhẹ,
không thấm nước thì nổi trên mặt nước (kể tên ra …). Những đồ vật nặng (bằng kim
loại), thấm nước (vải) thì chìm trong nước (kể ra …).
. Trò chơi “Thả thuyền”: thả lá cây, đồ chơi bằng nhựa trên nước và cho các
vật di chuyển trong nước.
. Trò chơi “tạo sóng biển”: làm cho nước chuyển động …
. Trò chơi “Câu cá ”: thả các con vật bằng nhựa và dùng cần câu để câu lên …
. Trò chơi “Đong nước” : múc nước đổ vào chai, vào bình theo các mức cho
sẵn …
+ Chơi với các viên sỏi, đá, đất nặn:
- Trẻ biết sỏi, đá và đất là những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên và rất cần
thiết với đời sống chúng ta.Từ những viên sỏi ra một số yêu cầu hoặc các bài tập nhỏ
cho trẻ thực hiện. Ví dụ: Các con hãy xếp các viên sỏi thành những hình khác nhau
7
theo ý thích của trẻ như ngôi nhà, bông hoa…, ngoài ra cũng có thể hướng dẫn cho
trẻ cách chơi trò chơi gắp cua từ những viên sỏi….. Qua đó trẻ được trái nghiệm,
được tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp cho trẻ phát tiển trí tưởng tượng khi xếp những viên
sỏi, ngoài ra còn rèn luyện cơ tay và phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ.
* Các trò chơi phát triển giác quan
Tổ chức các trò chơi chuyển tiếp nhẹ nhàng như; cho trẻ lắng nghe tiếng động,
tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của
lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán
vật bằng tay, ai thính tai, đoán xem tiếng động gì...
* Tổ chức các hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ:
+ Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường
Với tư duy phát triển vận động không chỉ trên tiết học, trò chơi vận động…
mà phát triển vận động phải được tiến hành lồng ghép trong mọi hoạt động khác
trong trường. Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài
trời: cầu tuột, các vận động bò trườn trèo, tung ném, chuyền bắt, leo qua thang dây,
gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn chân, bàn tay,
giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm. Hơn nữa, chơi ngoài trời các bé có
điều kiện được tiếp xúc với môi trường ánh nắng, không khí tự nhiên giúp bé thoải
mái hơn, sức khỏe và sức đề kháng cũng tốt hơn so với các trẻ vui chơi ở các không
gian hạn hẹp, ít đối tượng tương tác.
8
Ngoài các đồ chơi có sẵn, tôi tận dụng những lốp xe hơi bị bể để cho trẻ chơi
nhảy bật hoặc bò, chui, đi thăng bằng trên lốp xe, làm xích đu,…
* Sưu tầm, vận dụng đa dạng các trò chơi đưa vào hoạt động ngoài trời.
9
10
- Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngoài trời phù hợp với từng chủ đề: Nhảy sạp, đập lon, ném lon, câu cá, nhảy dây,
boling, mèo đuổi chuột... Nhằm tạo ra một ngân hàng trò chơi, bài tập phong phú
giúp cho việc rèn luyện các kỹ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực.
Ví dụ: Trò chơi gấp cua:
- Mục đích: Luyện tập sự khéo léo của các ngón tay, tập đếm.
- Lời ca: Cắp cua / Bỏ giỏ / Mang về / Nấu canh
- Cách chơi: Chơi ngoài trời hoặc trong lớp. Khoảng 3 – 4 trẻ một nhóm chơi.
Một trẻ có khoảng 5 viên sỏi nhỏ. Cùng “oẳn tù tì” để xác định thứ tự chơi, ai thắng
được đi trước. Trẻ bốc hết số sỏi vào hai lòng bàn tay, trải đều ra sàn. Sau đó đặt úp
hai bàn tay vào nhau làm giỏ đựng cua. Vừa đọc lời ca vừa đưa hai ngón tay trỏ ra
cắp từng hạt sỏi vào giỏ. Mỗi câu ca cắp một hạt sỏi. Khi nào sỏi đầy tay thì đổ sang
bên cạnh. Nếu khi nhặt sỏi bị chạm vào viên sỏi bên cạnh là mất lượt. Trẻ khác được
đi. Chơi cho tới khi hết sỏi trên sàn thì đếm xem ai nhiều hơn là thắng cuộc.
- Sưu tầm sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố ứng dụng vào hoạt động ngoài
trời.
VD: một số bài đồng dao:
. Vuốt hột nổ:
Vuốt hột nổ
Đổ bánh bèo
Xao xác vạc kêu
Nồi đồng, vung méo.
Cái kéo thợ may,
Cái cày làm ruộng
Cái phảng phát bờ
11
Cái lờ bắt cá
Cái ná bắn chim
Cây kim may áo
Cái giáo đi săn
Cái khăn bịt trốc
Cái nốc đi buôn
Cái khuôn đúc bánh
Cái sánh nấu chè
Cái ve rót rượu....Vuốt tay vỗ đập tay nhau nhịp hai theo bài đồng dao Vuốt hột nổ
nói đến những vật dụng hàng ngày.
. Bắc Kim thang
Trẻ làm thành vòng tròn, chân trái xỏ rế ngoéo vào chân trái bạn, vừa vỗ tay
vừa nhảy lò cò bằng chân phải và giữ không bị té. Trẻ nào không vững thăng bằng bị
té là thua, bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò.
cùng hát:
Bắc kim thang, cà lang bí rợ
Cột qua kèo là kèo qua cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi?
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi tò te tí te ......
. Dung giăng dung dẻ
Dung giăng dung dẻ/ dắt trẻ đi chơi
đi tới cổng trời/ gặp cậu gặp mợ
Cho cháu về quê/ cho dê đi học
Cho cóc ở nhà/ cho gà bới bếp
Ngồi xệp xuống đây!
Bài đồng dao trò Dung giăng dung dẻ đọc khi đi quanh nhiều vòng tròn,
những vòng này luôn thiếu một để đến cuối khi ngồi xệp xuống sẽ có một em chậm
chạp bị loại.
* Biện pháp 3: Lấy trẻ làm trung tâm hoạt động.
* Tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực:
- Tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân thiết, môi trường giao tiếp
hòa đồng, cởi mở với trẻ:
+ Nói năng nhẹ nhàng.
+ Tạo sự tin cậy, mong muốn chia sẻ: lắng nghe trẻ, gọi tên trẻ, khi nói chuyện
thì ngồi ngang tầm với trẻ và nhìn vào mắt trẻ.
+ Đáp ứng những nhu cầu và câu hỏi của trẻ, biết an ủi trẻ và giúp trẻ giải
quyết vấn đề một cách xây dựng. Tôn trọng tình cảm và ý kiến của trẻ: Không gò bó,
áp đặt, định kiến với trẻ.
+ Chấp nhận sự khác biệt của trẻ. Đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân.
12
+ Kiên nhẫn với trẻ. Chờ đợi trẻ. Tránh thúc ép trẻ. Khuyến khích trẻ bộc lộ
cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời nói.
+ Tìm hiểu những gì xảy ra chứ không chỉ ngăn cấm.
+ Đưa ra những lời khuyến khích, những gợi ý để giúp trẻ có thể tự tìm ra
cách giải quyết được vấn đề của bản thân.
+ Tổ chức các hoạt động tập thể. Khuyến khích tinh thần cộng tác, trẻ cùng
nhau hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau. Cho trẻ cơ hội tự phục vụ và giúp đỡ người khác
tùy theo khả năng. Gợi ý để trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại.
+ Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân ” Chẳng có gì khó”, ” nhất định
làm được”, ” Lần sau sẽ tốt hơn”...
+ Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để
trẻ noi theo.
+ Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết,
hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau.
+ Gọi trẻ bằng con. Chỉ có cấp học mầm non mới có tiếng gọi thân thiết như
mẹ con trong gia đình. Dù giáo viên có “già” hay “trẻ” cũng đều gọi các cháu bằng
con ( Từ cấp 1 trở lên, giáo viên gọi học trò bằng các em học sinh)
+ Có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong
việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tạo môi trường vật chất, môi trường trong và ngoài lớp học: gồm phòng
nhóm, lớp học, hành lang, sân vườn và trang thiết bị đồ dùng dạy học.
* Tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.
Để trẻ thực sự trở thành trung tâm của việc xây dựng kế hoạch giáo dục thì
phải luôn hướng vào trẻ, căn cứ vào nhu cầu, khả năng của trẻ để xây dựng và tổ
chức các hoạt động giáo dục. Trong quá trình quan sát tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ được tự nhận xét đánh giá, được cầm, sờ, nắn … Trẻ phải tự nói lên ý kiến
của mình. Chính vì thế cô cần có kiến thức sâu rộng về thế giới xung quanh để cung
cấp cho trẻ.
Tôi luôn quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng cách
khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và cho trẻ được
thực hành nhiều nhất. Tạo được nhiều các tình huống cho trẻ phải suy nghĩ giải quyết
tình huống đó và sáng tạo nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong phú hơn. Tôi luôn
hướng trẻ chơi theo một chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ năng chơi và giao tiếp. Trẻ
được hoạt động một cách tích cực nhất, từ đó gây nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi.
13
Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát và bầu không khí vui tươi giữa cô
và trẻ để buổi chơi thu đựơc kết quả thành công nhất.
* Biện pháp 4: Chuẩn bị các nguyên vật liệu mở từ các nguyên vật liệu sẵn có
phục vụ cho hoạt động chơi.
Ví dụ:
- Trẻ chơi ở sân trường thấy nhiều lá vàng tôi cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và
cùng trò chuyện với nhau về lá vàng.
+ Đố bạn đó là lá của cây gì?
+ Tại sao lá rụng?
- Khi trẻ quan sát cây cô dùng các câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời:
+ Đây là cây gì?
+ Cây cần gì để sống?
+ Trồng cây để làm gì?
+ Bảo vệ cây bằng cách nào?
+ Quan sát xem có những cây nào giống với loại cây này?
Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem
nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt, cỏ, cọng rau muống, bìa cát tông, vỏ
trai,vỏ hến, đá sỏi… Thay đổi nhiều hình thức cho phong phú.
+ Nhặt các loại lá khác nhau để xếp thành các hình, sau đó tô màu lá để tạo
thành bức tranh.
+ Xâu các loại hạt với nhau tạo thành những chiếc vòng cổ xinh xắn.
* Biện pháp 5: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh
- Tuyên truyền các nội dung về sự phát triển toàn diện của trẻ, sức khỏe thể
chất và tinh thần, vai trò và nội dung của phát triển thể chất, nhu cầu dinh dưỡng, thói
quen vệ sinh, các trò chơi phát triển nhận thức, giác quan, vận động cho trẻ. Trong đó
tập trung vào nội dung phát triển vận động cho trẻ như các trò chơi vận động, một số
môn thể thao phù hợp, các trò chơi dân gian.
- Tại bảng tin lớp: Tuyên truyền các nội dung về dinh dưỡng, vệ sinh, thói
quen tốt cho sức khỏe, mốc phát triển thể chất. Các bài đồng dao, cách chơi một số
trò chơi vận động, trò chơi dân gian cho phụ huynh biết về chơi cùng trẻ.
- Mời phụ huynh tham dự trực tiếp tại các chuyên đề, tham gia các trò chơi
trong các ngày lễ hội ở trường.
V. Hiệu quả đạt được:
1. Bảng số liệu:
Năm học 2014 - 2015
Kết quả
Số lượng
14
Tỷ lệ
Năm học 2015 – 2016
Học kì I
Số lượng
Tỷ lệ
Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động
ngoài trời
Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động
Trẻ thể hiện được sự sáng tạo của mình
khi tham gia hoạt động ngoài trời
35/45
77,78 %
28/32
87,5 %
20/45
44,44 %
18/32
56,25 %
4/45
8,89%
4/32
12,5%
2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng:
- Giúp cho giáo viên nhận thức đúng đắn về tạo môi trường hoạt động cho trẻ
học tập vui chơi ở ngoài trời.
- Trẻ có được môi trường hoạt động ngoài trời an toàn và hấp dẫn.
- Tất cả trẻ được tham gia hoạt động ngoài trời đầy đủ và thường xuyên.
- Khi được tham gia vào hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ được hít thở không
khí trong lành, được chơi, được vận động sẽ giúp trẻ phấn khởi, hồ hởi tạo cho trẻ có
tính cách nhanh nhẹn, mạnh dạn, hoạt bát, thích đến trường hơn.
Tạo được phong trào như vậy, sẽ là ưu thế để nhà trường huy động sự ủng hộ
tích cực cả về cơ sở vật chất và tinh thần của phụ huynh.
VI. Mức độ ảnh hưởng:
* Đối với bản thân :
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động
để trẻ có kiến thức sâu, đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ. Luôn
tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan
sát thử nghiệm.
Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới
mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động. Sáng tạo trong đồ
dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả
và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó. Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa
vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm
non mới.
* Đối với trẻ:
- Xác định được nhiệm vụ cần làm, tích cực tham gia các hoạt động, sử dụng
đồ dùng, tranh ảnh…
- Tự hoặc làm việc theo nhóm, lắng nghe ý kiến của bạn, biết chia sẻ, trao đổi
với bạn.Trẻ biết kiểm tra công việc sửa sai (nếu có), tìm cách làm tốt hơn.
15
- Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, trẻ khỏa mạnh và hoạt bát hơn, khi tham gia các
hoạt động đều đặn và có sự phối hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ phát
triển thể chất một cách tối đa và cơ thể luôn có sức đề kháng cao.
- Trẻ dễ dàng thu nạp vitamin D giúp trẻ hấp thụ canxi tốt, giúp cho các tế bào
tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn và dẻo dai hơn.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh tin tưởng nhà trường hơn, vì thấy trẻ trở nên thông minh nhanh
nhẹn tự tin hơn, đa số các phụ huynh đều ủng hộ các nguyên vật liệu mở cho cô giáo
ở lớp để bố trí môi trường cho trẻ hoạt động.
* Khả năng áp dụng:
Tiếp tục không ngừng bồi dưỡng cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm cho để nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với xu thế
thời đại. Với kết quả của đề tài này, tôi đã phổ biến cho giáo viên trong đơn vị áp
dụng và chia sẽ cùng các bạn đồng nghiệp của tôi trong cùng ngành học mầm non.
VII. Kết luận:
Hoạt động ngoài trời là một trong các hình thức tổ chức cho trẻ mầm non phát
huy được những ưu điểm qua các hoạt động như: giúp trẻ phát triển về các mặt đức,
trí, thể, mỹ và lao động.
Hoạt động ngoài trời giúp trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, trong xã hội. Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở không khí
trong lành, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trẻ.
Các trò chơi vận động giúp cơ thể trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát và phát triển một
cách toàn diện về thể lực. Trẻ tiếp thu được những bản sắc văn hóa thông qua các trò
chơi dân gian.
Qua hoạt động chơi tự do: Trẻ được cô hướng dẫn làm đồ chơi mầm non từ
những nguyên vật liệu sẵn có ở như: lá cây, cát, sỏi… nhằm rèn luyện cho trẻ tính
kiên trì, nhẫn nại, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết đặc biệt là phát huy tính tích
cực sáng tạo ở trẻ.
Chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho
trẻ để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non, góp phần
phát triển toàn diện cho trẻ.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến
Người viết sáng kiến
16
Dương Thúy Huệ
17