Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH HÀ NAM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.6 KB, 23 trang )

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH HÀ NAM

Đất đai, địa hình tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương
phản giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi. Mật độ và độ sâu
chia cắt địa hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như
không đáng kể. Hướng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng tây
bắc-đông nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt
Nam. Hướng dốc của địa hình cũng là hướng tây bắc-đông nam theo
thung lũng lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình-
Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất.


Vùng đồi ở Kim Bảng

Phía tây của tỉnh (chiếm khoảng 10-15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà
Nam) là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và
đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc. Vùng núi đá vôi ở đây là một bộ
phận của dãy núi đá vôi Hòa Bình-Ninh Bình, có mật độ chia cắt lớn
tạo nên nhiều hang động có thạch nhũ hình dáng kỳ thú. Xuôi về phía
đông là những giải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng
ruộng. Phần lớn đất đai trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu
vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phiến đá sét, đất nâu đỏ trên
đá bazơ và đất đỏ nâu trên đá vôi, thích hợp với các loại cây lâm
nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Với những hang động và các
di tích lịch sử-văn hóa, vùng này còn có tiềm năng lớn để phát triển
các khu du lịch.


Cánh đồng lúa ở Bình Lục


Phía đông là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn
(chiếm khoảng 85-90% lãnh thổ tỉnh Hà Nam), đất đai màu mỡ,
thích hợp cho canh tác lúa nước, rau màu và các loại cây công nghiệp
ngắn ngày như mía, dâu, đỗ tương, lạc và một số loại cây ăn quả.
Phần lớn đất đai ở vùng này bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá
dày đặc. Vì vậy ở đây có diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, phá, ruộng
trũng và sông ngòi khá lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản và chăn nuôi gia cầm dưới nước.

Khí hậu, thủy văn tỉnh Hà Nam
a. Khí hậu
Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng
trung bình khoảng 1300-1500giờ/năm. Trong năm thường có 8-9
tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt
độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói
20oC, nhưng không có tháng nào nhiệt độ dưới 16oC.

Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió
thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió
bắc, đông và đông bắc.
Lượng mưa trung bình khoảng 1900mm, năm có lượng mưa cao
nhất tới 3176mm (năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất cũng là
1265,3mm (năm 1998).
Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm
trung bình dưới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong
năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong
năm là tháng 11 (82,5%).


Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản
nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương
đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng
3; mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa
thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.

b. Thủy văn

Sông Hồng mang phù sa cho vùng bãi

Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước
rơi khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy,
sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước.
Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn
luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà
Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu
cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông
lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người
đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang, v.v.
Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và
Thái Bình. Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km. Sông Hồng
có vai trò tưới tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với
diện tích gần 10.000 ha.


Một đoạn sông Đáy

Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy
vào lãnh thổ Hà Nam. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và

Ninh Bình. Trên lãnh thổ Hà Nam sông Đáy có chiều dài 47,6 km.
Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương, Từ
Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào
sông Đáy ở Phủ Lý.

Sông Châu khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy
Tiên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa
huyện Lý Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới giữa huyện
Duy Tiên và Bình Lục. Sông Sắt là chi lưu của sông Châu Giang trên
lãnh thổ huyện Bình Lục.


Sông Châu

Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển một
nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật
nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt
độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới,
các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà
chua, dưa chuột,…. Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho
phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng
như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân
cư. Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối
cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch.
Hà Nam - Tài nguyên, khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi, làm nguyên liệu
cho sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng,
các loại đá quý có vân màu phục vụ xây dựng, trang trí nội thất và
làm đồ mỹ nghệ, các mỏ sét làm gạch ngói, gốm sứ, xi măng và một

số mỏ than bùn, mỏ đôlômit. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản
này phân bố ở các huyện phía tây của tỉnh, gần đường giao thông,
thuận lợi cho việc khai thác, chế biến và vận chuyển.

1. Đá vôi

Núi đá vôi ở Kẽm Trống - Thanh Liêm

Tổng trữ lượng đá vôi ở Hà Nam khoảng 7,4 tỷ m3, trong đó đá vôi
ciment chiếm khoảng 4,1 tỷ m3 với hàm lượng CaO khoảng 52,4-
55%, hàm lượng MgO 0,41-2,4%, cá biệt có mỏ có hàm lượng MgO
đạt tới 21%. Đá đôlômit có trữ lượng trên 3,3 tỷ m3 với hàm lượng
CaO 28-29%, hàm lượng MgO 16-22%. Đá vôi phân bố tập trung chủ
yếu ở các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng với trữ lượng của 8 khu mỏ
chính lên tới 537,044 triệu tấn, nếu tính cả tiềm năng dự báo thì
tổng trữ lượng là 52.044,629 triệu tấn; trong đó:
 Đá vôi có thể sử dụng cho công nghiệp sản xuất xi măng là
685,432 triệu tấn;
 Đá vôi cho công nghiệp hóa chất là 320,636 triệu tấn;
 Đá vôi và đôlômit có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng là
1.074,703 triệu tấn.

Nhà máy xi măng Bút Sơn

Các mỏ đá vôi lớn như Bút Sơn có trữ lượng tới 61.373 ngàn tấn,
Kiện Khê 2.222 ngàn tấn. Đá có màu xám trắng, chất lượng tốt và ổn
định, đủ tiêu chuẩn nguyên liệu cho sản xuất xi măng mác cao. Hiện
nay đã có một số cơ sở sản xuất xi măng đang tiến hành khai thác và
sản xuất như nhà máy xi măng Bút Sơn, xi măng Kiện Khê, các mỏ đá
như Thanh Tân, Khả Phong, Tân Sơn… cùng hàng trăm xí nghiệp, cơ

sở chế biến, khai thác đá của nhiều thành phần kinh tế. Xi măng Bút
Sơn, Kiện Khê và đá xây dựng của Hà Nam đã có mặt trên nhiều công
trình xây dựng trọng điểm quốc gia và của các địa phương trên cả
nước. Các mỏ đá vôi và đôlômit chính ở Hà Nam là các mỏ đá vôi
ximăng Bút Phong, Hồng Sơn (Kim Bảng), Đồng Ao, Thanh Tân
(Thanh Liêm), các mỏ đá vôi hóa chất Kiện Khê, Thanh Nghị (Thanh
Liêm), Thanh Sơn (Kim Bảng) mỏ đá vôi xây dựng Thanh Nghị
(Thanh Liêm), mỏ đôlômit Bút Sơn (Kim Bảng).

2. Đá quý

Một số mẫu đá quý

Các loại đá quý ở Hà Nam gồm có đá vân hồng, tím nhạt ở Thanh
Liêm, Kim Bảng, thường có các vỉa dài 30-40m, cao 60m, có vỉa dài
tới gần 200m. Đá vân mây, da báo có nhiều ở huyện Thanh Liêm. Đá
trắng tập trung ở khu vực Thung Mơ, Quèn Cả thuộc huyện Kim
Bảng. Ngoài ra, còn có loại đá đẹp khác như đá đen, tập trung ở khu
vực Bút Sơn. Phần lớn các mỏ đá quý có trữ lượng lớn, nằm ở các vị
trí thuận lợi cho khai thác chế biến để làm các sản phẩm mỹ nghệ
đẹp, có giá trị cao dùng trong trang trí xây dựng và xuất khẩu.

3. Đất sét
Tổng trữ lượng đất sét ở Hà Nam lên tới gần 400 triệu tấn, trong đó:
 Đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng khoảng 331 triệu tấn
với hàm lượng Al2O3 từ 7,4 đến 18,6%, SiO2 từ 54-82%,
Fe2O3 từ 3-10,4%, CaO từ 1,1-3,69%, MgO từ 0,33-1,89%.
 Đất sét làm gạch ngói khoảng 62 triệu tấn với hàm lượng
Al2O32 từ 53,7-61,6%, Fe2O3 từ 5,1-7,5%, CaO từ 0,25-1,3%.
từ 6,4 đến 19,47%, SiO

Các mỏ sét ở Hà Nam tập trung chủ yếu ở 3 huyện Kim Bảng, Thanh
Liêm và Duy Tiên và phân bố dọc theo phía tây quốc lộ 1A, cùng với
một số mỏ sét ở phía đông quốc lộ 1A có quy mô nhỏ hơn. Sét ở Hà
Nam thường có màu trắng phớt vàng, xám nâu, nâu gụ, màu sặc sỡ,
dẻo và mịn. Mỏ sét ở Ba Sao có trữ lượng khoảng 5 triệu m3, mỏ sét
ở Khả Phong có trữ lượng khoảng 2,3 triệu m3, với chiều dày tới 20-
30m. Các mỏ sét đều nằm ở những vị trí thuận lợi cho khai thác và
chế biến.

Các mỏ đất sét chính ở Hà Nam là các mỏ sét xi măng Thanh Tân
(Thanh Liêm), Khả Phong (Kim Bảng), Đồng Ao (Thanh Liêm), các
mỏ sét gạch ngói Ba Sao, Thụy Lôi (Kim Bảng), Yên Kinh (Xuân Khê,
Lý Nhân), mỏ sét gốm Đồng Văn (Duy Tiên), sét gạch Duy Hải (Duy
Tiên).

4. Khoáng sản nhiên liệu
Khoáng sản nhiên liệu có các mỏ than bùn với trữ lượng trên 11
triệu m3 ở Ba Sao và hồ Liên Sơn. Thung lũng than bùn Ba Sao dài 2
km, rộng 1-2 km, chỗ dày nhất tới 1,5m. Mỏ than bùn hồ Liên Sơn
tập trung chủ yếu ở phần phía nam hồ. Khu vực tập trung lớn nhất
có chiều dài 800-900m, rộng 200-300m. Lớp than bùn màu nâu hay
xám nâu đen dày gần 2m. Mỏ than bùn Liên Sơn có trữ lượng tới
7,296 triệu tấn. Than bùn Hà Nam có chất lượng rất tốt, có thể làm
chất đốt hoặc phân bón vi sinh.

5. Cát xây dựng
Hà Nam có nguồn cát đen rất dồi dào tại các bãi ven sông Hồng (dài
10 km), bãi sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ, hàng năm cung cấp cho
các tỉnh ngoài hàng triệu m3.
* Hà Nam - Dân số và hạ tầng kinh tế - xã hội


Dân số tỉnh Hà Nam


Theo thống kê mới nhất, dân số của Hà Nam là 811.126 người, với
mật độ dân số là 941 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,14%/năm.
Trong đó dân số nông thôn là 742.660 người, dân số sinh sống ở khu
vực đô thị là 68.466 người (chỉ chiếm 8,5%).

Số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh năm 2003 là 479.949
người (trong đó 240.735 nữ), chiếm 58,5% dân số. Số lao động tham
gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là gần 407,7 nghìn
người, chiếm gần 85% nguồn lao động toàn tỉnh.

Phần đông lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Lực lượng lao động khoa
học-kỹ thuật dồi dào với khoảng 11.900 người có trình độ từ cao
đẳng, đại học và trên đại học (chiếm 3% lực lượng lao động) gồm có:
trên cử nhân 34 người, cử nhân 4.250 người, cao đẳng 7.240 người.
Số lao động có trình độ trung cấp khoảng 13.000 người và sơ cấp,
công nhân kỹ thuật là 10.400 người.


Đan mây tre ở Hoàng Đông

Số lao động đã được đào tạo nghề là 99,7 nghìn người, trong đó số
người đã có chứng chỉ đào tạo nghề là 41,5 nghìn người (chiếm hơn
10% lao động). Hơn 81,4% lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế của tỉnh là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy
sản. Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa có

việc làm hiện còn trên 11,5 nghìn người, chiếm gần 3% lực lượng lao
động trong độ tuổi có khả năng lao động. Hàng năm dân số Hà Nam
tăng thêm khoảng 8-9 nghìn người, tạo thêm nguồn lao động dồi
dào, bổ sung cho nền kinh tế quốc dân.

Về trình độ dân trí, Hà Nam đã được công nhận là tỉnh phổ cập giáo
dục trung học cơ sở, bình quân số năm học của một lao động là 8,1
năm/người (hệ 12 năm).

Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát
triển khá cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải
thiện và nâng cao đáng kể. Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực
con người Hà Nam là truyền thống lao động cần cù, vượt lên mọi khó
khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học, ham hiểu biết
và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa xã
hội. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh.

Tài nguyên đấtTheo số liệu thống kê đất năm 2000, tỉnh Hà Nam có
tổng diện tích đất tự nhiên là 849,5 km2. Các loại đất có diện tích
tương đối lớn là đất phù sa, đất bãi bồi ven sông, đất nâu vàng trên
phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét phân bố trên các vùng khác
nhau

1. Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp (Lý Nhân)

Quỹ đất đang sử dụng vào phát triển nông nghiệp là 47.321 ha,
chiếm tỷ trọng 55,7% tổng diện tích tự nhiên. Trong đất nông

nghiệp, diện tích đất trồng lúa và trồng màu có gần 40.200 ha, chiếm
85% đất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có đất trồng cây lâu năm và đất
vườn hơn 3.257 ha, đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi khoảng 1.500
ha. Diện tích ao đầm và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 4.507,7 ha,
chiếm 5,3% diện tích tự nhiên và gần bằng 10% đất nông nghiệp. Sự
đa dạng các loại đất cho phép tỉnh Hà Nam phát triển một nền nông
nghiệp toàn diện với nhiều loại cây trồng khác nhau.

2. Đất lâm nghiệp
Toàn tỉnh hiện có trên 9.437 ha đất lâm nghiệp (chiếm 11,1% tổng
diện tích tự nhiên), trong đó có hơn 7.753 ha rừng tự nhiên và 1.684
ha rừng trồng.

3. Đất chuyên dùng

Khu công sở mới xây dựng ở Phủ Lý

Diện tích đất chuyên dùng là 11.615 ha, chiếm 13,6 %. Thời gian
qua, đất chuyên dùng tăng lên khoảng 100 ha/năm. Nguyên nhân
chủ yếu là do nhu cầu phát triển các ngành kinh tế như xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây
dựng, hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, các công trình
văn hóa, xã hội.

4. Đất nhà ở
Diện tích đất ở của dân cư có khoảng 4.282 ha. Nhìn chung đất ở
chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu sử dụng đất toàn tỉnh (khoảng 5%).

5. Đất chưa sử dụng
Đến năm 2000, tỉnh Hà Nam còn hơn 7.790 ha đất chưa sử dụng

(chiếm 9% tổng diện tích tự nhiên), trong đó có hơn 1.300 ha đất có
khả năng lâm nghiệp và 225 ha có thể sử dụng vào mục đích nông
nghiệp.

Hạ tầng kinh tế-xã hội

Hà Nam là một trong những tỉnh đồng bằng có các điều kiện kết cấu
hạ tầng tương đối hoàn thiện và thuận lợi cho phát triển kinh tế xã
hội.

1. Để tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát
triển, tỉnh đã quy hoạch và xây dựng 5 khu công nghiệp tập trung và
17 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
 Khu công nghiệp Đồng Văn quy mô 400 ha (giai đoạn 1: 110
ha), nằm ở phía bắc tỉnh, cách Hà Nội 45 km, đã đầu tư hoàn
thành cơ bản hạ tầng cho giai đoạn I, đến nay các doanh nghiệp
đã đăng ký lấp đầy 100% diện tích. Tỉnh đang xúc tiến khẩn
trương công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất giai đoạn 2.
 Khu công nghiệp Châu Sơn phía tây thị xã Phủ Lý có quy mô
169ha.
 Khu công nghiệp Hoàng Đông ở huyện Duy Tiên cách Hà Nội 48
km về phía nam có quy mô 100 ha.Đã có nhà đầu tư kinh doanh
hạ tầng phục vụ các doanh nghiệp. Dự kiến trong năm 2005 sẽ
lấp đầy diện tích.
 Khu công nghiệp Châu Giang thuộc địa phận 3 xã (Chuyên
Ngoại, Trác Văn và Hòa Mạc), huyện Duy Tiên có diện tích
132,4 ha.
Các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nước, điện đưa đến tận
chân hàng rào.



Cầu Hồng Phú (Phủ Lý)

2. Về giao thông, ngoài mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với bên ngoài, mạng lưới giao thông nội
tỉnh và giao thông nông thôn cũng phát triển, đến nay đã hình thành
mạng lưới khép kín, với hơn 4000km. Trong số 167 km đường cấp
tỉnh quản lý đã có 112 km (67,1%) được rải nhựa, chất lượng tốt,
trong đó có 42 cầu đường với tổng chiều dài hơn 1000m. 72,1% số
đường cấp huyện cũng đã được rải nhựa. Hàng nghìn ki-lô-mét
đường cấp xã quản lý và đường giao thông trong thôn xóm đã được
bê tông hóa hoặc rải nền cứng. Nối hai bờ sông Đáy giữa khu vực thị
xã Phủ Lý là 4 cây cầu bê tông vĩnh cửu. Các phương tiện giao thông
cơ giới có thể đi lại thuận tiện dễ dàng đến hầu hết các xã, thôn trong
tỉnh.

Năng lực vận chuyển hàng hóa của ngành giao thông vận tải tỉnh
trong những năm gần đây đạt 1333 nghìn tấn/năm, với khối lượng
hàng hóa luân chuyển đạt trên 55 triệu tấn/km. Hiện tại và trong
giai đoạn tới, tỉnh đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch nâng cấp
và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, đặc biệt là phát triển giao thông
ở các xã miền núi để khai thác, phát triển kinh tế vùng Tây Đáy.


Trạm bơm Nhân Hòa phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp

3. Hệ thống thủy lợi, thủy nông trên địa bàn tỉnh đã căn bản hoàn
chỉnh, với 87 km đê sông, các trạm bơm tưới tiêu và hàng nghìn ki-
lô-mét kênh mương thủy lợi nội đồng. Hệ thống thủy lợi, thủy nông
đã căn bản đảm bảo chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp và tiêu úng,

thoát lũ, phòng tránh tác hại thiên tai cho nhân dân, các cơ sở kinh tế
xã hội trên địa bàn. Hiện nay và trong giai đoạn tới, hệ thống thủy
lợi, thủy nông tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện theo
hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa.

4. Hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt
cũng đã và đang được quy hoạch phát triển, đảm bảo cấp, thoát nước
cho các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở thương mại, dịch
vụ và các khu dân cư trên địa bàn. Hệ thống cấp nước sạch với công
suất 25.000 m3/ngày chưa được sử dụng hết công suất. 97% số hộ
dân ở thị xã Phủ Lý và hàng trăm nghìn hộ ở khu vực nông thôn
(54%) đã có nước sạch dùng cho sinh hoạt.

5. Mạng lưới truyền tải, phân phối điện đã được xây dựng, mở
rộng đến hầu hết các thôn xã. 100% số hộ dân cư và cơ sở sản xuất
kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp ở thị xã Phủ Lý và các
huyện đã được cung cấp và sử dụng điện lưới quốc gia. Công suất
điện đủ tải, giờ cao điểm ít khi bị sụt áp. Giá điện sinh hoạt nông
thôn ổn định ở mức 700đ/KW/h. Hiện tại và trong những năm tới,
Hà Nam đang tiếp tục cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện đạt tiêu
chuẩn quốc gia và xây dựng một số hệ thống, công trình mới đáp ứng
nhu cầu điện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế
xã hội nói chung của tỉnh.


Cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông phát triển nhanh

6. Cơ sở hạ tầng bưu điện, viễn thông và thông tin liên lạc phát
triển khá nhanh và vẫn từng bước hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật.
Trên địa bàn tỉnh đã có một trung tâm bưu điện tỉnh tại thị xã Phủ

Lý, 5 trung tâm bưu cục ở các huyện, 33 bưu cục khu vực và gần 100
điểm/trạm bưu điện ở các xã phường. 100% số xã, phường và các cơ
sở kinh tế nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp đã có điện
thoại phục vụ thông tin liên lạc. Các khu công nghiệp đều có điểm
bưu điện. Trung bình khoảng hơn 70 người dân có một máy điện
thoại. Điện thoại không dây được phủ sóng toàn tỉnh.

Mỗi năm, ngành bưu điện tỉnh chuyển phát hơn 90 nghìn bưu phẩm,
bưu kiện và khoảng 14-15 nghìn thư, điện chuyển tiền. Mạng phủ
sóng phát thanh, truyền hình và thông tin liên lạc vô tuyến cũng
được mở rộng. Mọi dịch vụ về thông tin liên lạc, bưu điện, viễn thông
trong nước và quốc tế đều có thực hiện dễ dàng, thuận lợi trên địa
bàn tỉnh.


Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hà Nam

7. Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính,
tín dụng, ngân hàng cũng ngày càng mở rộng, cơ bản đáp ứng được
nhu cầu giao dịch và sử dụng các dịch vụ này của dân cư, các tổ chức
kinh tế xã hội, các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành
phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tại Phủ Lý và ở các huyện lỵ đã có
mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư
và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp… Một số nơi có các chi nhánh
của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng phục vụ người
nghèo và các Quỹ Tín dụng nhân dân.

8. Về cơ sở hạ tầng xã hội, Hà Nam là một trong những tỉnh có
mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa và phúc lợi xã hội phát triển.
Toàn tỉnh có 758 cơ sở nhà trẻ, 115 trường mẫu giáo, 271 trường

phổ thông các cấp, với 4468 lớp học và gần 179,6 nghìn học sinh các
cấp học. Trong đó, 86% số trường tiểu học, 85% trường trung học
cơ sở và 100% số trường trung học phổ thông đã được xây dựng
kiên cố và bán kiên cố. Các trường có đủ chỗ cho học sinh tới lớp ở
tất cả các ngành, cấp học. Hà Nam là một trong 10 tỉnh cả nước đạt
phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào thời điểm tháng 1 năm 2002.
Hàng năm bình quân có 30-35 học sinh đạt giải quốc gia, riêng năm
2003 đạt 41 giải.

Hà Nam có trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng Phát thanh
Truyền hình và một số trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:
Y tế, Công nhân Bưu điện, Chế biến gỗ, Dạy nghề Nông công nghiệp
vận tải, Kỹ thuật thực hành nông nghiệp, trường vừa học vừa làm.


Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam

9. Mạng lưới y tế: Trên địa bàn tỉnh hiện có 9 bệnh viện, 15 phòng
khám khu vực và 116 trạm y tế xã/phường thuộc hệ thống nhà nước
và hàng trăm cơ sở khám chữa bệnh đông y, khám chữa bệnh tư
nhân, cơ sở, đại lý bán thuốc phục vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Tổng số y, bác sĩ hiện có khoảng 658 người. Hàng năm đã
khám, điều trị cho hàng trăm nghìn lượt người, đảm bảo làm tốt
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, không có dịch
bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.

Các huyện đều có nhà văn hóa khang trang, nhiều xã đã có nhà văn
hóa xã, thư viện hoặc nhà truyền thống phục vụ nhu cầu văn hóa của
nhân dân.


Đây là những yếu tố, điều kiện hạ tầng vật chất kỹ thuật quan trọng
cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Vị trí địa lý: Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20 vĩ độ Bắc và giữa
105 – 110 kinh độ Đông, phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong
vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam nằm cách
thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô. Phía Bắc
giáp Hà Tây, phía Đông giáp Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp
Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Nam Định và Hòa Bình.

Diện tích tự nhiên: 852,2 km2 (theo số liệu năm 2003).

Dân số Hà Nam năm 2005 là 822,7 nghìn người với mật độ dân số
965 người/km2.

Đơn vị hành chính bao gồm thị xã Phủ Lý (tỉnh lị) và 5 huyện: Duy
Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm và Bình Lục.

Địa hình: Hà Nam là 1 tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự
tương phản giữa đồng bằng và miền núi. Hướng địa hình đơn giản,
duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc – Đông Nam, phù hợp với hướng phổ
biến nhất của núi, sông Việt Nam. Phía Tây của tỉnh là vùng đồi bán
sơn địa với các dãy đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình
dốc. Phía đông là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông
lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng.

Khí hậu: Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình năm
vào khoảng 23 – 24 độ C. Số giờ nắng trung bình khoảng 1.300 –
1.500 giờ. Lượng mưa trung bình khoảng 1.900 mm. Độ ẩm trung
bình hàng năm là 85%. Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với

2 mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông, cùng với 2 mùa
chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến
giữa tháng 3, mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết
tháng 4 và mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.
Vào 2 mùa chính trong năm, gió thịnh hành theo các hướng: nam, tây
nam và đông nam vào mùa hạ; bắc, đông và đông bắc vào mùa đông.

Thủy văn: chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng,
sông Châu, sông Đáy và các con sông do con người đào đắp như sông
Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nam là 849,5
km2. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 55,7%, đất lâm nghiệp chiếm
11,1%, đất chuyên dùng chiếm 13,6%, đất ở chiếm khoảng 5% và
đất chưa sử dụng chiếm khoảng 9% diện tích đất tự nhiên. Các loại
đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất bãi bồi ven sông, đất
nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét… phân bố
trên các vùng khác nhau.

Tài nguyên nước: Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng
tài nguyên nước rơi khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy từ mặt nước
sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng
14,050 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chảy qua lãnh thổ cũng giúp
cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác.
Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ
đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.


Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi (trữ lượng hơn 7
tỷ m3), làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ,
làm vật liệu xây dựng; các loại đá quý có vân màu phục vụ xây dựng,
trang trí nội thất và làm đồ mỹ nghệ; các mỏ sét làm gạch ngói, gốm
sứ, xi măng và 1 số mỏ than bùn, mỏ đôlômit. Phần lớn tài nguyên
khoáng sản phân bố ở các huyện phía Tây của tỉnh, gần đường giao
thông, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến và vận chuyển.

×