KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH
TUYÊN QUANG
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Có tỉnh lỵ
là thị xã Tuyên Quang.
Vị trí địa lý
Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng,
phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc,
phía Tây - Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. Sông Gâm chảy
qua tỉnh theo hướng Bắc - Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc
huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và
Tân Long.
Diện tích và dân số
Tuyên Quang có diện tích 5868 km² và dân số 725.467 người, mật
độ trung bình khoảng 124 người/1km².
Hành chính
Tuyên Quang gồm có 1 Thị xã Tuyên Quang và 5 huyện sau:
Huyện Chiêm Hoá
Huyện Hàm Yên
Huyện Na Hang
Huyện Sơn Dương
Huyện Yên Sơn
Kinh tế
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm
ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm.
Toàn cảnh đập thủy điện Na Hang.
Năm 2005, cơ cấu kinh tế có công nghiệp-xây dựng: 30,7%, dịch vụ:
33,6% , nông-lâm-ngư nghiệp: 35,7%. GDP bình quân hàng năm là
11 % (2000-2005)
Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn,
khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên
Quang,Tháng Mười , Tân Trào),cây sả làm tinh dầu sả, lạc , đậu,
tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn ,vải ,chanh. Chăn nuôi có trâu,
bò, lợn, dê gia cầm
Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm,
khai thác ăntimoan Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính
thức ngày 30/1/2008, công suất thiết kế đạt 342 MW.
Giao thông
Giao thông vận tải gồm có: Vận tải đường bộ và vận tải đường thủy.
Vận tải đường bộ
1. Các tuyến Quốc lộ
Tổng chiều dài: 340,6km. Gồm có 4 quốc lộ:
Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115 00 (thuộc xã Đội Bình huyện Yên
Sơn), điểm cuối km 205 00 (thuộc xã xã Yên Lâm huyện Hàm Yên),
chiều dài 90km.
Quốc lộ 37: Điểm đầu km 172 800 (từ đỉnh Đèo Khế xã Hợp Thành -
Sơn Dương) điểm cuối km236 748 phà Hiên và km238 108 cầu Bỗng
(thuộc xã Mỹ Lâm huyện Yên Sơn, chiều dài 63,4Km (không kể 4.0
km đi chung QL.2).
Quốc lộ 2C: Điểm đầu km 49 750 (thuộc xã Sơn Nam huyện Sơn
Dương), điểm cuối km147 250 (thuộc xã Lăng Quán huyện Yên Sơn),
chiều dài 91,2km (không kể 6,3 km đi chung QL.37).
Quốc lộ 279: Từ xã Hồng Quang huyện Chiêm Hoá đến xã Đà Vị
huyện Na Hang, chiều dài 96km.
2. Các tuyến đường tỉnh: Gồm có 6 tuyến, tổng chiều dài 392,6 km
trong đó:
Tuyến ĐT.185: Điểm đầu km 211 470 (thuộc xã Nông Tiến, thị xã
Tuyên Quang), điểm cuối thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá dài
74,1km.
Tuyến ĐT.186: Điểm đầu km 55 Quốc lộ 2C (Ngã ba Sơn Nam, huyện
Sơn Dương), điểm cuối km 234 400 Quốc lộ 37 (thuộc xã Mỹ Bằng
huyện Yên Sơn), chiều dài 84km.
Tuyến ĐT.187: Điểm đầu đường ĐT.176 cũ (Đài Thị), điểm cuối đỉnh
đèo Keo Mác huyện Chiêm Hoá, chiều dài: 17km.
Tuyến ĐT.188: Điểm đầu từ Thị trấn huyện Chiêm Hoá , điểm cuối xã
Bình An huyện Chiêm Hoá, chiều dài: 40km (không kể 5 km đi chung
QL.279).
Tuyến ĐT.189: Điểm đầu km 5 700 (thuộc xã Bình Xa, huyện Hàm
Yên), điểm cuối thôn Lục Khang xã Yên Thuận huyện Hàm Yên, chiều
dài: 61,5Km.
Tuyến ĐT.190: Điểm đầu Km 166 QL.2 ( thuộc xã Thái Sơn, huyện
Hàm Yên), điểm cuối xã Thượng Giáp huyện Nà Hang, chiều dài : 116
km (không kể 35 km đi chung QL.279).
3. Các tuyến đường huyện: Là đường nối từ trung tâm hành chính của
huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành
chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành
chính của xã hoặc trung tâm cụm xã. Tổng chiều dài các tuyến đường
huyện trong tỉnh là 579,8 km. Bao gồm:
Huyện Na Hang: gồm 11 tuyến =122,5 km.
Huyện Chiêm Hoá: gồm 11 tuyến=146,0 km.
Huyện Hàm Yên: gồm 6 tuyến= 57,2 km.
Huyện Yên Sơn: gồm 14 tuyến=129,5 km.
Huyện Sơn Dương: gồm 12 tuyến=124,6 km
4. Các tuyến đường đô thị:
Chiều dài 141,71 km , là các đường giao thông nằm trong phạm vi
địa giới hành chính thị xã Tuyên Quang, các thị trấn huyện lỵ và khu
Di tích lịch sử Tân Trào.
Vận tải đường sông
Sông khai thác vận tải được:
Sông Lô: dài 156 km, TW quản lý : 85 km (Phan lương – N3 Lô Gâm)
- Sà lan < 200 T hoạt động mùa nước, Tuyên Quang quản lý : 71 km
(N3 Lô Gâm – Bạch xa)- Đò ngang
Sông Gâm:dài 109 +70 km, TW quản lý : 33 km (N3 Lô Gâm – Chiêm
Hoá) 33 km ( tầu, thuyền < 40T ), Tuyên Quang quản lý : 76 km
(Chiêm Hoá - Thuý Loa) 37 km (Chiêm Hoá - Na Hang) Thuyền < 5 T
2- Bến đò: Tổng số bến 44, Trong đó có giấy phép mở bến : 28
Du lịch
Danh lam, thắng cảnh
Lán Nà Lừa - nơi ở và làm việc của Hồ Chủ Tịch ở Tuyên Quang.
Di tích lịch sử Tân Trào Tân Trào là xã nằm trong thung lũng
nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao
bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam,
núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có
2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến
Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện.
Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái
vào năm 1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu). Gắn liền
với chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm, ngày nay Tân Trào có nhiều di tích lịch sử quan
trọng như đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà
Lừa, hang Bòng…
Cây đa lịch sử Tân Trào.
Thác Mơ - Nà Hang Cách thị xã Tuyên Quang 100 km, thác Mơ
nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang. Lối vào thác là con
đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh.
Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng
ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.
Suối nước khoáng Mỹ Lâm Nằm ở địa phận huỵên Yên Sơn,
Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và
chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất
tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp
Từ Hà Nội đi theo quốc lộ số 2 lên Tuyên Quang, tới ngã ba Bình
Thuận (cách thị xã Tuyên Quang gần 2 km) có đường rẽ trái là quốc
lộ 13A. Đi tiếp 14 km nữa sẽ tới khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm.
Khác hẳn với ấn tượng một khu vui chơi ồn ào, đây là một làng quê
nhỏ vùng cao của người dân tộc Cao Lan, Tày. Với rừng núi yên bình,
không khí trong lành, rất thích hợp với việc nghỉ ngơi và điều dưỡng
sức khỏe, chữa bệnh.
Lịch sử
Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ
thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà
Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang.
Dưới đời vua Trần Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341),
châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới
thời Minh thuộc. Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài
đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên
Quang gồm một phủ và năm huyện và trở thành tỉnh Minh Quang
dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang Tôn, đổi Minh Quang thành
doanh An Tại, cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng. Cuối
thế kỷ 17, triều đình vua Lê đặt quan chức người Kinh tại tỉnh lỵ để
điều khiển các tộc trưởng Thái. Vua Gia Long lại đổi thành trấn
Tuyên Quang, rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng. Khi Pháp
mới xâm chiếm nước ta. Phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống
giặc Pháp. Đồng bào Thái, Mường, Mèo, Thổ, Nùng cùng với dân
quân các tỉnh lân cận đánh quân Pháp nhiều trận khốn đốn vào
những năm 1884, 1885; thêm vào đó, quân Cờ Đen quấy nhiễu vùng
Tuyên Quang khá lâu. Mãi tới năm 1894, Pháp mới hoàn toàn chiếm
được tỉnh này.
Trước năm 1975. Tuyên Quang có các huyện Yên Sơn, Yên Bình,
Hàm Yên, Sơn Dương, Chiêm Hóa và Đại Thi.