Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng bệnh chuyên khoa nông nghiệp : BỆNH HẠI CÂY XOÀI part 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.44 KB, 5 trang )

Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
223



III.Đặc điểm phát triển của bệnh:

Bào tử nấm bay theo gió, bám vào các hoa vừa nở, nảy mầm và xâm nhập
trong vòng 5-7 giờ sau. Trời âm u có sương mù buổi sáng, nấm sẽ phát triển nhanh
chóng. Nóng, ẩm, mát về đêm, rất thích hợp cho bệnh lây lan. Ẩm độ cao rất thích
hợp cho bệnh phát triển.

IV.Biện pháp phòng trò:

Phun bordeaux (thanh phàn-vôi) 1:1:100, Copper B, Benomyl hoặc phun bột
lưu huỳnh đònh kỳ từ 10-15 ngày/lần (pha nồng dộ 0,2%).


BỆNH MỐC HỒNG

I.Triệu chứng:

Trên cành có những đốm mốc màu hồng, đây là các bào tử của nấm, nấm phát
triển dần bao quanh thân cành. Nấm tấn công vào mô gỗ ngăn cản sự vận chuyển dinh
dưỡng. Cành bệnh bò héo khô, lá bò rụng. Đôi khi nấm tạo thành những gai màu đỏ
cam xếp dọc theo cành.

II.Tác nhân:

Do nấm Botryobasidium salmonicolor


III.Biện pháp phòng trò:

Cắt bỏ cành bệnh, bôi thanh phàn-vôi dạng nhão (1 kg thanh phàn, 2kg vôi,
16-18 lít nước).


ĐỐM VI KHUẨN

I.Triệu chứng:

Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
224
Bệnh gây hại trên lá,trái,cuống lá, cuống trái, cành non. Trên lá,thường ở
chóp của phiến lá, có những đốm nhỏ, xếp thành cụm. Đốm bệnh lớn dần có màu
nâu hay đen và có quầng vàng xung quanh. Nhiều đốm liên kết thành mãng lớn sần
sùi. Các mãng bệnh này khô đi, lá bò rụng nếu nhiễm nặng.
Trên trái non cũng có vết bệnh tương tự như trên lá, vỏ trái bò những vết nứt và
thường bò rụng khi còn non.

II.Tác nhân:

Do vi khuẩn Pseudomonas mangiferae - indicae. Vi khuẩn lưu tồn trong những
chồi lá bò bệnh và lây lan nhanh trong mùa mưa. Trái dễ bò tấn công ở những chổ tiếp
xúc trong chùm.

III.Biện pháp phòng trò:

- Vệ sinh cắt bỏ cành bệnh.

- Phun các loại thuốc gốc đồng như Copper Zinc, Karuran có thể hạn chế

bệnh.


ĐỐM RONG ĐỎ

I.Triệu chứng:

Đốm bệnh hiện diện chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cuống lá và cành non.
Đốm bệnh lúc đầu có màu xám xanh, bề mặt như lớp nhung mòn. Sau đó đốm có màu
nâu đỏ, hơi tròn và hơi nhô. Nhiều đốm có thể liên kềt thành đốm lớn bất dạng. lớp
nhung trên mặt chính là những lông sinh sản và mang bào tử của rong. Bệnh làm
giảm quang hợp, làm rụng lá và giảm sinh trưởng của cây.

II.Tác nhân:

Do rong Cephaleuros virescens. Tấn công trên nhiều loại cây. Sinh sản mạnh
khi trời ẩm, bào tử xâm nhiễm qua vết thương, tấn công vào tế bào vỏ ngoài. Rong
làm giảm protein tổng số, giảm đạm ammonium, nitric, amino acid trong lá.

III.Biện pháp phòng trò:

- Tránh trồng quá dầy.
Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
225

- Phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh phàn-vôi (1:1:100), hoặc
phun nước lưu huỳnh-vôi.
ĐỊA Y

I.Triệu chứng:


Trên thân chánh, nhánh, cành có những đốm dạng đồng tiền màu xám xanh hay
xám trắng. Nhiều đốm có thể liên kết tạo thành những vùng nhiễm loang lổ, bất
dạng. Đôi khi cả bề mặt thân hay cành đều bò nhiễm. Cây nhiễm nặng sẽ sinh trưởng
kém.

II.Tác nhân:

Do tập hợp của rêu và nhiều loại nấm. hai nhóm này cộng sinh với nhau.

III.Phòng trò:

Phun các loại thuốc gốc đồng hay phun bằng Carbonate natrium pha loãng 1%


CHÙM GỞI KÝ SINH


I.Triệu chứng:

Cây cũng bò các loại chùm gởi ký sinh. Cây bò nặng, lá nhỏ và có màu xanh
nhạt, phẩm chất và năng suất trái bò giảm.

II.Tác nhân:

Thường thấy hai loại chùm gởi ký sinh trên xoài: Dondrophthee falcata
(Loranthus) và Viscum sp.

Trong đó thường thấy là Loranthus. Loại chùm gởi này thường mọc thành
chùm, có lá xanh nhưng không có rễ, có hoa hình ống dài.


Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
226
Chùm gởi lây lan do chim và các động vật khác. Hạt nảy mầm sẽ xâm nhập
vào trong tế bào của cây để hút nước và các chất dinh dưỡng. Mô cây bò ký sinh
thường phát triển thành bướu.


III.Biện pháp phòng trò:

- Phát hiện sớm dùng dao tách ra khỏi cây.

- Cắt bỏ các nhánh bò ký sinh, cắt sâu để loại bỏ những vòi hút của chùm gởi.

- Tiêm thanh phàn (sulfate đồng) hay thuốc diệt cỏ 2,4-D vào các nhánh bò
ký sinh hay phun dầu diesel trộn với xà phòng.


BỆNH THỐI TRÁI Diplodia


I.Triệu chứng:

Đây là bệnh gây thối trái khá quan trong sau khi thu hoạch. Trên vỏ trái,
quanh cuống trái, vỏ bò úng, sậm màu, sau đó vùng thối lan rộng thành vùng tròn to,
có màu đen, trái có thể bò thối đen trong vòng 2-3 ngày, nhất là khi trời ẩm. Thòt bên
trong bò mềm , có màu nâu.

II.Tác nhân:


Do nấm Diplodia natalensis. Nấm lưu tồn trên các cành và vỏ thân cây bệnh.
Khi có mưa, bào tử nấm sẽ đưọc phóng thích vào không khí và sẽ xâm nhiễm vào
cuống trái, nhất là khi cuống trái đã bò rụng đi.


III.Biện pháp phòng trò:

- Thu hoạch trái trong những ngày khô ráo.

- Chuyển trái đã thu hoạch ra khỏi vườn càng sớm càng tốt.

- Tránh làm rụng cuống trái.

Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
227
- Tránh gây bầm dập trái.

- Bôi lên mặt cắt cuống hay sẹo cuống bằng thuốc gốc đồng hay nhúng trái
vào dung dòch Borax (hàn the) pha loãng 0,6%.


THỐI TRÁI DO MỐC ĐEN

I.Triệu chứng:

Trái có các đốm màu xám, bất dạng, vết bệnh có thể liên kết tạo nên vùng thối
nâu sậm hay đen. Vỏ trái bò thối mềm , lõm xuống.

II.Tác nhân:


Do nấm Aspergillus niger. Bào tử nấm có trong không khí , nhiễm vào trái qua
các vết thương.

III.Biện pháp phòng trò:

Nhúng trái vào dung dòch thuốc Benomyl 50 WP, pha loãng ở nồng độ 0,15% .


THỐI RỮA TRÁI

Trái bò thối mềm, ướt nước và chảy rữa.

Do nấm Rhizopus arrhizus, phát triển mạnh khi tồn trữ trái trong điều kiện
nóng ẩm.Phòng thối trái bằng cách nhúng vào trong các loại dầu thực vật hay
paraffin có pha 1% xà phòng.


×