Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đề tài : Phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.02 KB, 86 trang )






































TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH









CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


Đề tài : Phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng
khoán ngân hàng công thương Việt Nam






Giáo viên hướng dẫn : Ths. Lê Trung Thành
Sinh viên thực hiện : Vũ Tiến Đạt
Lớp : Thị trường chứng khoán 44

Khoa: Ngân hàng - Tài chính












Hà nội 4/2006
1

Muc lục
Danh mục các bảng biểu 3
Lời mở đầu 4

Chương 1: Tổng quan về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty
chứng khoán 6
1.1. Các hoạt động của công ty chứng khoán 6
1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán 6
1.1.1.1. Lịch sử hình thành các công ty chứng khoán 6
1.1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán 7
1.1.1.3. Các loại hình tổ chức của công ty chứng khoán 7
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán 8
1.1.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán 8
1.1.2.2. Hoạt động tự doanh 9

1.1.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành 10
1.1.2.4. Hoạt động tư vấn 10
1.1.2.5. Hoạt động lưu ký 11
1.1.2.6. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư 11
1.1.2.7. Hoạt động khác 11
1.2. Khái niệm về giao dịch kì hạn 12
1.2.1. Các quan điểm về giao dịch kì hạn 12
1.2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán 14
1.2.2.1. Giới thiệu về trái phiếu 13
1.2.2.2. Giao dịch kì hạn trái phiếu 15
1.2.3. Vai trò của hoạt động giao dịch kì hạn chứng khoán 16
1.2.3.1. Đối với thị trường tài chính 16
1.2.3.2. Đối với ngân hàng trung ương và chính phủ 17
1.2.3.3. Đối với các tổ chức tài chính trung gian 17
1.2.3.4. Đối với các nhà buôn, nhà đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư 18
1.2.4. Giao dịch kì hạn sử dụng hợp đồng mua lại (repos và rerepos) 19
1.2.4.1. Hợp đồng mua lại chứng khoán ( hợp đồng repos – rp) 19
1.2.4.1.1. Khái niệm 19
1.2.4.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua lại 20
1.2.4.1.3. Rủi ro khi thực hiện giao dịch repo 24
1.2.4.1.4. Các điều khoản liên quan tới hợp đồng repo 26
1.2.4.1.5. Pháp luật điều chỉnh 27
2

1.2.4.1.6. Thị trường rp 28
1.2.4.2. Phân loại hợp đồng repo 31
1.2.4.3. Kinh nghiệm sử dụng hợp đồng repo trái phiếu trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho thị trường việt nam 32
1.2.4.3.1. Lịch sử hình thành 32
1.2.4.3.2. Sự tăng trưởng của thị trường repo và kinh nghiệm sử dụng hợp đồng

repo ở một số thị trường quốc tế 33
1.2.4.3.3. Bài học kinh nghiệm cho thị trường việt nam 40
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty
chứng khoán 41
1.3.1. Các nhân tố khách quan 41
1.3.1.1. Các nhân tố vĩ mô 41
1.3.1.2. Môi trường vi mô 43
1.3.2. Các nhân tố thuộc về nội tại công ty chứng khoán 44

Chương 2: Thực trạng hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng
khoán ngân hàng công thương việt nam 46
2.1. Giới thiệu chung về công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 46
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 46
2.1.2. Các dịch vụ chính của ibs và kết quả đạt được trong năm 2005 48
2.1.2.1. Dịch vụ môi giới chứng khoán 48
2.1.2.2. Dịch vụ tự doanh chứng khoán 49
2.1.2.3. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư 51
2.1.2.4. Dịch vụ đại lý và bảo lãnh phát hành 52
2.1.2.5. Dịch vụ phân tích, tư vấn đầu tư chứng khoán 53
2.1.2.6. Dịch vụ lưu ký 53
2.1.2.7. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp 53
2.1.2.8. Dịch vụ trung gian bán đấu giá cổ phần 55
2.1.2.9. Các dịch vụ hỗ trợ khác 56
2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động và môi trường kinh doanh 56
2.1.3.1. Đánh giá swot về công ty chứng khoán công thương 56
2.1.3.2. Đánh giá hoạt động của toàn công ty 58
2.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng 60
2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công
thương việt nam 61
2.2.1. Hoạt động tự doanh và bảo lãnh phát hành 61

3

2.2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng
công thương việt nam 63
2.2.2.1. Hoạt động repo trái phiếu tại thị trường việt nam 63
2.2.2.2. Hoạt động repo trái phiếu của công ty chứng khoán công thương 64
2.2.2.2.1. Quy trình giao dịch kì hạn trái phiếu 65
2.2.2.2.2. Các khách hàng trong hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu 68
2.2.2.2.3. Phương thức tiến hành giao dịch 69
2.2.2.2.4. Kết quả hoạt động repo trái phiếu của công ty chứng khoán ngân
hàng công thương việt nam 71
2.2.3. Đánh giá về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán
ngân hàng công thương việt nam 73
2.2.3.1. Đánh giá chung 73
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 74
2.2.3.2.1. Hạn chế về mặt thị trường 74
2.2.3.2.2. Hạn chế về mặt pháp lý 75
2.2.3.2.3. Hạn chế về cơ sở vật chất – nguồn vốn – nguồn nhân lực 76
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công
ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 78
3.1. Định hướng của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam cho tới
năm 2010 78
3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng
khoán ngân hàng công thương việt nam 79
3.2.1. Giải pháp chung cho toàn công ty 79
3.2.2. Nâng cấp cơ sở vật chất – kĩ thuật 80
3.2.3. Hoàn thiện quy trình giao dich, tăng cường áp dụng các kĩ thuật trong giao
dịch kì hạn trái phiếu 80
3.2.4. Tìm kiếm nguồn vốn cho các giao dịch repo 83
3.2.5. Tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực 84

3.2.6. Phát triển các sản phẩm giao dịch kì hạn mới 85
3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý 86
3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu thị trường chứng khoán 86
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật cho các giao dịch kì hạn 87
Kết luận 88
Phụ lục 89

Tài liệu tham khảo
4

Danh mục các bảng biểu, đồ thị

Bảng 1.1. Giải trình về tính toán lợi nhuận trong giao dịch repo mở 22
Bảng 1.2. Quy định về mức giá để tính biên độ dao động giá trong các hợp đồng repo. 23
Bảng 1.3. Quy mô của các khoản vay và thị trường repo các chứng khoán chính phủ. 34
Đồ thị 1.1. So sánh 3 thị trường repo mỹ, anh, nhật bản 35
Bảng 2.1. Sết quả hoạt động môi giới năm 2005 …48
Bảng 2.2. Kết quả tự doanh cổ phiếu 49
Bảng 2.3. Kết quả giao dịch kì hạn(repo) và mua bán trái phiếu 50
Bảng 2.4. Cơ cấu sản phẩm besfitinvestment 51
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động bảo lãnh phát hành năm 2005 52
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh 58
Bảng 2.7. Kết quả kinh doanh trái phiếu năm 2004, 2005 71
Bảng 2.8. So sánh hoạt động repo trái phiếu với các hoạt động khác 72
Bảng 2.9. So sánh hoạt động repo trái phiếu với công ty chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thông việt nam năm 2005 73
Đồ thị 2.1. Biến động lợi nhuận qua 5 năm 68
Đồ thị 2.2. So sánh lợi nhuận từ các hoạt động của công ty chứng khoán công thương 72


















5


Lời mở đầu

Thị trường chứng khoán việt nam đã đi vào hoạt động và phát triển được 5 năm và
đã có những thành tựu đáng kể là quy mô thị trường ngày càng lớn, khối lượng giao
dịch đã tăng gấp đôi, sự quan tâm đến thị trường chứng khoán của công chúng đầu tư
ngày càng nhiều đặc biệt là từ khi thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng
bất ổn định và sự không hấp dẫn của các cơ hội đầu tư khác. kết quả cho thấy thị
trường thứ cấp đang thực sự phát triển. xu hướng cũng như chủ trương cổ phần hoá
các doanh nghiệp nhà nước cộng với ưu thế của việc huy động vốn qua thị trường
chứng khoán đã thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển, ngày càng khẳng định thị
trường chứng khoán là nơi tích tụ, tập trung và phân phối có hiệu quả nhất, theo các
xu hướng đó cơ cấu của thị trường chứng khoán cũng đang dần được hoàn thiện.

ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, các giao dịch sử dụng loại công cụ
có nguồn gốc chứng khoán được thực hiện một cách phổ biến như hợp đồng future,
hợp đồng quyền chọn…, trong đó có sử dụng công cụ kì hạn nhằm rào chắn rủi ro và
thực hiện đầu cơ thu lợi nhuận. hợp đồng mua lại hay hợp đồng repo là một công cụ
trên thị trường tiền tệ, tuy nhiên sử dụng các chứng khoán như trái phiếu làm chứng
khoán cơ sở cho các giao dịch kì hạn ngắn. loại hợp đồng này cũng được coi là một
công cụ giao dịch kì hạn và rất linh hoạt vì tính chất cũng như đặc điểm của nó. sự
phát triển của thị trường hợp đồng repo thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ,
thị trường vốn, thị trường chứng khoán. với sự phát triển của thị trường chứng khoán
việt nam như hiện nay, việc sử dụng các công cụ kì hạn trong hiện tại và tương lai là
một điều tất yếu.

Mục tiêu của đề tài là xác định các điều kiện về cơ sở vật chất – kĩ thuật và các
điều kiện khác mà một công ty cần phải có để thực hiện các giao dịch kì hạn trái
phiếu. trên cơ sở lý luận về giao dịch kì hạn trái phiếu sử dụng hợp đồng mua lại và
hoạt động repo trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam,
đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao dịch kì hạn
trái phiếu của công ty
Phạm vi nghiên cứu : phân tích hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu nói chung và
của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam nói riêng.
kết cấu của đề tài gồm có ba chương:
Chương 1 : tổng quan về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng
khoán.
6

Chương 2 : thực trạng hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán
ngân hàng công thương việt nam.
Chương 3 : các giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty
chứng khoán ngân hàng công thương việt nam.


Em xin cảm ơn thạc sỹ Lê Trung Thành – giảng viên khoa ngân hàng tài chính, thạc
sỹ Nguyễn Hữu Tú – trưởng phòng tự doanh và bảo lãnh phát hành, chị Lan – chuyên
viên phòng tự doanh và bảo lãnh phát hành đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.





























7

Chương 1 : Tổng quan về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của
công ty chứng khoán

1.1.Các hoạt động của công ty chứng khoán khái niệm công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ
trên thị trường chứng khoán. công ty chứng khoán là tác nhân thúc đẩy nền kinh tế
nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
1.1.1.1 Lịch sử hình thành các công ty chứng khoán
- Khi thị trường chứng khoán mới bước đầu hình thành thì loại hình trung gian như
công ty chứng khoán là vẫn chưa có, lúc đó mới chỉ tồn tại các giao dịch tự do và mới
chỉ có các nhà môi giới độc lập để kết nối người bán và người mua chứng khoán.
- Đến năm 1800, ngân hàng đảm nhiệm ngoài vai trò là nhà đầu tư còn giám sát, lựa
chọn, xác định giá trị, giá cả, số lượng và phát hành vào thị trường tài chính.
đến khoảng những năm 1870, ở london, paris, new york đã xuất hiện một vài các
công ty tư nhân đảm nhiệm hai nhiệm vụ sau: một là, định giá và bảo lãnh phát hành
trọn gói chứng khoán ra thị trường cho các công ty; hai là, tìm kiếm khách hàng và
thực hiện tư vấn cho các nhà đầu tư về các loại chứng khoán. các công ty này đã phát
triển rất nhanh chóng và trở thành các đại lý phát hành chứng khoán chuyên nghiệp
cho hàng trăm các tập đoàn lớn.
- Cho đến nay các công ty chứng khoán đã thực sự trở thành một nhân tố quan trọng
trong thị trường chứng khoán. công ty chứng khoán có thể được hiểu là các công ty
sau:
+ Công ty môi giới chứng khoán: là công ty chứng khoán chỉ thực hiện việc trung
gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.
+ Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán : là các công ty chứng khoán chỉ thực
hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành để hưởng mức phí hoặc chênh lệch giá.
+ Công ty kinh doanh chứng khoán : là các công ty chứng khoán thực hiện kinh

doanh cho chính mình, tự bỏ vốn và tự chịu rủi ro trước quyết định kinh doanh của
mình.
+ Công ty kinh doanh trái phiếu : là các công ty chuyên mua và bán các loại trái
phiếu.
+ các công ty môi giới – giao dịch : là các công ty chứng khoán chủ yếu hoạt động
trên thị trường otc và đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường cho các chứng khoán.
1.1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán
- Mô hình công ty chứng khoán đa năng
+ Công ty chứng khoán đa năng một phần : theo mô hình này các ngân hàng muốn
8

kinh doanh chứng khoán thì phải thành lập các công ty con trực thuộc ngân hàng
nhằm tách biệt hoạt động tín dụng, tiền tệ với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
+ Công ty chứng khoán đa năng toàn phần : các ngân hàng có thể trực tiếp kinh
doanh thêm chứng khoán ngoài các nghiệp vụ truyền thống của mình.
Việc áp dụng mô hình công ty chứng khoán đa năng làm cho các ngân hàng có thể
can thiệp sâu hơn vào thị trường chứng khoán, có thể tận dụng những ưu thế về vốn,
mạng lưới, khách hàng, cơ sở vật chất… để đa dạng hoá đầu tư, giảm bớt rủi ro. tuy
nhiên mô hình công ty chứng khoán đa năng toàn phần cũng có khuyết điểm, nếu
ngân hàng không thể bán được các chứng khoán để thu lợi nhuận thì các khách hàng
của ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro vỡ nợ. chính vì vậy sau các vụ vỡ nợ của
ngân hàng vào những năm 1930 – 1933, chính phủ mỹ đã phải ra đạo luật glass –
steagall cấm các ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động bảo dảm và kinh doanh
các chứng khoán ( trừ trái phiếu chính phủ mới phát hành). cho đến ngày nay các
ngân hàng muốn tham gia thị trường chứng khoán phải thành lập một công ty độc lập
chuyên hoạt động trên thị trường chứng khoán.
- Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh : theo mô hình này các công ty
chứng khoán sẽ là các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực thị trường
chứng khoán. mô hình này làm giảm đi tính rủi ro cho hệ thống ngân hàng và tạo điều
kiện cho công ty chuyên môn hoá sâu hơn trong lĩnh vực chứng khoán. mô hình công

ty chứng khoán chuyên doanh được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. ở các nước có
thị trường chứng khoán phát triển, các công ty chứng khoán hoạt động rất hiệu quả,
có thể thực hiện tất cả các dịch vụ trên thị trường hay chỉ thực hiện một hoạt động
như các công ty môi giới, công ty đầu tư, công ty kinh doanh trái phiếu…, ngoài ra
còn có thể tham gia vào thị trường tiền tệ, bảo hiểm nhằm đa dạng hoá các hoạt động.

1.1.1.3. Các loại hình tổ chức của công ty chứng khoán
- Công ty hợp danh : là các công ty có từ hai chủ sở hữu trở lên. các thành viên tham
gia bao gồm thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. các thành viên hợp danh
phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công
ty, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình đối với
công ty. công ty hợp danh không được phép phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
- Công ty cổ phần : công ty được thành lập dựa trên sự góp vốn của các cổ đông,
công ty có tư cách pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu. các cổ đông tham gia góp
vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi vốn góp của mình.
- Công ty TNHH : thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
9

nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp. công ty chứng khoán không được phép phát hành cổ phiếu.
1.1.2.Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán
1.1.2.1.Hoạt động môi giới chứng khoán
Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán là nhằm kết nối người bán và người
mua chứng khoán. theo đó công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà môi giới, đại
diện, thay mặt khách hàng thực thi lệnh mua hoặc bán cho khách hàng, khách hàng
phải tự chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. để trở thành một trung gian
thực hiện lệnh hộ cho khách hàng, công ty chứng khoán phải là thành viên một sở
giao dịch tập trung hoặc thị trường otc, tại đó công ty có các nhà môi giới ủy nhiệm
hay là môi giới thừa hành là thành viên của công ty, đại diện cho công ty xử lý các

lệnh của khách hàng trên sở giao dịch. khi thực hiện hoạt động môi giới công ty
chứng khoán được hưởng một mức phí môi giới hay còn gọi là hoa hồng môi giới. cơ
chế hoa hang môi giới có thể được chia ra làm hai loại :
+ Cơ chế hoa hồng cố định hay cơ chế hoa hồng tối thiểu. đây là mức phí môi giới
do từng sở giao dịch chứng khoán quy định. tỷ lệ hoa hông này phụ thuộc vào tổng
giá trị giao dịch.
+ Cơ chế hoa hồng thoả thuận. mức phí môi giới loại này được hình thành dựa trên
sự thoả thuận giữa nhà môi giới và khách hàng trong từng giao dịch.
Trong hoạt động môi giới công ty chứng khoán đơn thuần chỉ là trung gian thực
hiện lệnh hộ cho khách hàng và không có tư cách tạo lập giá cho các chứng khoán.
hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán có vai trò đẩy mạnh lưu thông các
chứng khoán trên thị trường, giúp tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán, giúp
cho người có nhu cầu mua và bán chứng khoán có thể đến với nhau…
1.1.2.2.Hoạt động tự doanh
Hoạt động tự doanh thực chất là hoạt động mà các công ty chứng khoán tự mua
bán chứng khoán cho mình. mực đích của hoạt động tự doanh là lợi nhuận thu được
cho chính công ty thông qua hoạt động mua bán, giao dịch trên thị trường. các giao
dịch chủ yếu mà công ty chứng khoán thực hiện bao gồm :
+ Giao dịch gián tiếp : công ty chứng khoán đặt các lệnh mua hoặc bán các chứng
khoán trên các sở giao dịch, công ty đóng vai trò như một khách hàng bình thường và
hoàn toàn không biết đến các đối tác.
+ Giao dịch trực tiếp : là giao dịch dựa trên mức giá thoả thuận giữa công ty chứng
khoán và các khách hàng. hình thức giao dịch chủ yếu là qua phương tiện thông tin
hay gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. giao dịch gián tiếp thường được thực hiện với
các chứng khoán otc
10

Công ty chứng khoán còn được kinh doanh các nghiệp vụ khác ngoài mua bán
chứng khoán thông thường nhằm thu lợi nhuận cho chính mình khác như cho vay
chứng khoán, repo chứng khoán, mua bán các công cụ chứng khoán phái sinh…

khi thực hiện hoạt động tự doanh công ty cũng phải tuân thủ một số các quy định như
sau:
+ Tách biệt quản lý : công ty chứng khoán phải tách biệt giữa hoạt động môi giới
và hoạt động tự doanh nhằm tránh các xung đột lợi ích giữa công ty và khách hàng.
sự tách biệt này bao gồm cả về yếu tố con người, quy trình nghiệp vụ, vốn và tài sản
của khách hàng, của công ty.
+ Ưu tiên lệnh của khách hàng trước : nguyên nhân chính của quy định này là do
các công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên môn hoá trên thị trường chứng khoán
nên khả năng dự báo, nắm bắt và xử lý thông tin cao hơn so với các khách hàng
thông thường. do đó các lệnh của khách hàng phải được xử lý trước lệnh của công ty.
nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng trong quá trình giao dịch.
+ Bình ổn giá chứng khoán : hoạt động này cùng với hoạt động mua bán cổ phiếu
ngân quỹ của các công ty niêm yết nhằm bình ổn giá chứng khoán. theo luật pháp của
mỗi nước đều có quy định một tỷ lệ nhất định trong các giao dịch của của công ty
nhằm bình ổn giá thị trường. các công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ mua vào khi
giá chứng khoán giảm và bán ra khi giá chứng khoán tăng.
+ Tạo lập thị trưòng cho các chứng khoán : đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường
(market maker) hay các nhà buôn chứng khoán, công ty sẵn sàng mua và bán chứng
khoán bất kì lúc nào nhằm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán trên thị
trường. một lệnh của khách hàng đến mà không có người mua hoặc bán thì công ty
sẵn sàng mua hay bán các chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.1.2.3.Hoạt động bảo lãnh phát hành :
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc công ty chứng khoán thực hiện
bảo lãnh cho doanh nghiệp cổ phần hoặc chính phủ phát hành chứng khoán ra công
chúng. hoạt động bảo lãnh bao gồm bao gồm các giai đoạn sau :
+ Giai đoạn trước khi phát hành : công ty chứng khoán sẽ tư vấn về tài chính cho
doanh nghiệp, xác định phương thức phát hành chứng khoán cho doanh nghiệp, thực
hiện các thủ tục pháp lý về phát hành ra công chúng, tìm kiếm các nhà đầu tư có tiềm
năng để mua chứng khoán…
+ Giai đoạn chào bán chứng khoán ra công chúng : tổ chức bán đầu giá, thực hiện

phân phối các chứng khoán một cách hợp lý, đảm bảo số chứng khoán phát hành ra
được bán hết.
+ Giai đoạn sau phát hành : giúp bình ổn giá chứng khoán đã phát hành ra ngoài.
11

thông thường một công ty chứng khoán thường đưa ra các hình thức bảo lãnh để
doanh nghiệp lựa chọn, bao gồm : cam kết chắc chắn, cố gắng tối đa, bán tất cả hoặc
không, bảo lãnh tối thiểu tối đa. các hình thức bảo lãnh phát hành có thể áp dụng cho
chứng khoán là cổ phiếu hoặc trái phiếu và mỗi đợt phát hành công ty chứng khoán
đều được hưởng mức phí bảo lãnh.
1.1.2.4.Hoạt động tư vấn ;
Hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán bao gồm cả tư vấn tài chính doanh
nghiệp và tư vấn đầu tư.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp : hoạt động này được công ty chứng khoán thực
hiện đối với các doanh nghiệp. bao gồm có tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư
vấn phương án cổ phần hoá doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,
tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch, tư vấn thành lập, giải thể, sáp nhập doanh
nghiệp. các nghiệp vụ trên đều được thực hiện theo một quy trình thống nhất và có
hiệu quả. công ty sẽ thực hiện mức phí tư vấn đối với doanh nghiệp.
- Tư vấn đầu tư chứng khoán : công ty sẽ thực hiện hoạt động phân tích chứng
khoán bao gồm phân tích cơ bản, phân tích kĩ thuật, phân tích tài chính và các
phương pháp phân tích khác để đưa ra lời khuyên hợp lý đối với các nhà đầu tư. trong
hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, nhà tư vấn phải tuân thủ nguyên tắc về không
đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán, luôn phải nhắc nhở khách hàng rằng lời tư
vấn của mình chỉ mang tính chất tham khảo, khách hàng vẫn là người quyết định cuối
cùng, không đựoc dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán bất kì một loại chứng
khoán nào.
1.1.2.5.Hoạt động lưu ký :
Khi thực hiện hoạt động lưu ký, công ty chứng khoán sẽ lưu giữ, bảo quản chứng
khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán. đây là một trong

những quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán vì các giao dịch chứng khoán
thường đựoc thực hiện qua tài khoản lưu ký của khách hàng tại các công ty chứng
khoán hoặc ký gửi chứng khoán (nếu các chứng khoán dưới dạng chứng chỉ vật chất).
khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ
nhận được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí rút và chuyển nhượng chứng
khoán.
1.1.2.6.Hoạt động quản lý danh mục đầu tư :
Hoạt động này giống như là một hình thức nhận vốn và đầu tư hộ cho khách hàng.
nghiệp vụ này bao gồm các bước sau:
+ Tìm kiếm khách hàng và nhận vốn ủy thác : trong bước này công ty và khách
hàng sẽ tiếp xúc và tìm hiểu về năng lực tài chính, trình độ chuyên môn, về các sản
12

phẩm mà công ty đưa ra… để từ đó đưa ra các yêu cầu về quản lý vốn ủy thác.
+ Ký hợp đồng ủy thác : công ty chứng khoán sẽ ký hợp đồng với khách hàng, thoả
thuận về các điều khoản về vốn, mức phí quản lý, thời hạn uỷ thác, mục tiêu đầu tư,
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan.
+ Thực hiện hợp đồng : trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết, công ty sẽ thực hiện
phân tích và kết cấu một danh mục hợp lý gồm các chứng khoán, thực hiện thay đổi
kết cấu theo sự biến động của thị trường nhằm đảm bảo được mục tiêu đã đề ra.
+ Kết thúc hợp đồng : khách hàng có nghĩa vụ thanh toán các khoản phí theo hợp
đồng đã kí kết, nhận lại phần vốn và lợi nhuận. xử lý các trường hợp công ty chứng
khoán bị ngưng hoạt động, giải thể hoặc phá sản.

1.1.2.7. Các hoạt động khác.
Ngoài các hoạt động kinh doanh thuần tuý của một công ty chứng khoán, công ty
còn duy trì các khối nghiệp vụ quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động được tốt nhất và
hiệu quả nhất. gắn liền với khối quản lý là các hoạt động tài chính kế toán, các hoạt
động hành chính như quản trị nhân sự, quản lý tiền lương, quản trị tin học và công
nghệ thông tin… các công ty chứng khoán còn kết hợp với các tổ chức tài chính tín

dụng nhằm mở rộng các hoạt động như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng
trước tiền bán chứng khoán…

1.2. Khái niệm về giao dịch kì hạn :
1.2.1.Các quan điểm về giao dịch kì hạn :
- Trước hết là khái niệm tỉ lệ giao ngay và tỉ lệ kì hạn
Tỉ lệ giao ngay – spot rate là tỉ lệ mà tại đó ngay lập tức một khoản tiền vay sẽ được
chuyển cho bên đi vay, khoản tiền vay này cũng với tỉ lệ lãi suất đó sẽ được thu về
vào một ngày nào đó trong tương lai. tỉ lệ giao ngay được xác định trong các hợp
đồng giao ngay, điển hình nhất là các hợp đồng tín dụng.
Tỉ lệ kì hạn – forward rate là tỉ lệ lãi suất được nhà đầu tư kì vọng trong tương lai. tỉ
lệ kì hạn có thể tính được từ tỉ lệ giao ngay và được sử dụng trong các trong các giao
dịch kì hạn tiền tệ, ngoại hối hay chứng khoán. tỉ lệ kì hạn thường được xác định
trong các hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai.
Giao dịch kì hạn là hình thức cam kết mua và bán một tài sản nào đó ( tài sản tài
chính hoặc hàng hoá vật chất) dựa trên mức giá hoặc lãi suất được xác định trong
hôm nay nhưng thực hiện trong tương lai.
Như vậy giao dịch kì hạn là giao dịch mà trong đó có một công cụ trung gian là
một hợp đồng trong đó xác định rõ các điều khoản liên quan tới việc thực hiện giao
13

dịch trong tương lai và các điều khoản này được thoả thuận trong hiện tại. lúc đầu các
giao dịch kì hạn thường được thực hiện với các hàng hoá vật chất, sau đó phát triển
lên các loại hàng hóa đặc biệt khác như tiền tệ, chứng khoán. về bản chất thì các giao
dịch kì hạn là sự thoả thuận trong hiện tại nhưng việc thực hiện lại trong tương lai,
hình thức biểu hiện của giao dịch kì hạn thường được đặc trưng bằng các hợp đồng
giao dịch kì hạn như hợp đồng kì hạn, hợp đồng mua lại (hay còn gọi là hợp đồng
repo), hợp đồng tương lai.
Do đó giao dịch kì hạn trái phiếu là một hình thức cam kết bằng các loại hợp
đồng trên trong việc mua và bán các loại trái phiếu với mức giá và lãi suất được xác

định ở thời điểm hiện tại nhưng được thanh toán và chuyển giao trong tương lai.
hợp đồng kì hạn – forward : là một sự thoả thuận mua hoặc bán một tài sản tại một
thời điểm nhất định trong tuơng lại ở một mức giá xác định. hợp đồng kì hạn khác
với hợp đồng giao ngay là sự thoả thuận mua hoặc bán một tài sản vào một ngày hiện
tại và được thanh toán sau đó hai ngày. hợp đồng kì hạn được dùng để rào chắn và
quản lý các tài sản rủi ro. hợp đồng kì hạn thường là sự thoả thuận giữa hai bên, một
bên ở vị thế đồng ý mua tài sản với một mức giá xác định ở một ngày cụ thể, một bên
đồng ý bán tài sản đó với cùng mức giá và thời điểm thoả thuận. hợp đồng kì hạn
không theo những chuẩn mực được tiêu chuẩn hoá của thị trường tập trung về chất
lượng hàng hoá, thời hạn hợp đồng, phương thức thanh toán, giao hàng… hợp đồng
kì hạn thường được thoả thuận trực tiếp giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và được
thanh toán vào ngày đáo hạn. hợp đồng kì hạn thường được giao dịch trên thị trường
OTC.
Hợp đồng tương lai- future là sự chuẩn hoá hợp đồng kì hạn về các điều khoản liên
quan như kỳ hạn, quy mô, chất lượng, phương thức, thủ tục thanh toán… hợp đồng
tương lai được giao dịch trên các sở giao dịch và trên thị trường có tổ chức.
có nhiều loại hợp đồng kì hạn và tương lai khác nhau:
+ Ban đầu các hợp đồng này dùng để giao dịch các loại hàng hoá vật chất trong
tương lai với một mức giá và thời điểm xác định trước. sau đó được phát triển rộng
hơn.
+ Hợp đồng tương lai và kì hạn về ngoại tệ trên cơ sở xác định tỉ giá hối đoái. tài
sản cơ sở được sử dụng trong giao dịch kì hạn này là tiền tệ.
+ Hợp đồng giao dịch kì hạn và tương lai lãi suất trên cơ sở xác định lãi suất và tài
sản cơ sở là các chứng khoán nợ.
+ Hợp đồng giao dịch kì hạn chỉ số cổ phiếu. đây là một loại hợp đồng đặc biệt dựa
vào việc xác định chỉ số cổ phiếu. tài sản cơ sở là một bội số giá trị của một chỉ số và
giá trị này được coi là biến thiên, sẽ được xác định trước thời điểm ký hợp đồng.
14

cơ chế của các giao dịch kì hạn sử dụng hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai

+ Đối với các giao dịch tự do hay các giao dịch trên thị trường otc : các bên liên
quan sẽ thực hiện kí kết một hợp đồng kì hạn trong đó xác định các điều khoản về
hàng hoá, mức giá, lãi suất và thời điểm thanh toán. đến ngày đáo hạn thì hàng hoá sẽ
được chuyển cho bên mua và tiền sẽ được chuyển cho bên bán với mức giá, số lượng,
chất lượng và các điều khoản đã được xác định từ trước.
+ Đối với các giao dịch trên các sở giao dịch chứng khoán : một nhà đầu tư nắm giữ
một số lượng trái phiếu, nhà đầu tư này dự đoán lãi suất sẽ giảm trong 1 năm. do đó
nhà đầu tư sẽ thực hiện mua một hợp đồng tương lai trên sở giao dịch. hợp đồng này
là một lời cam kết về việc sẽ mua các trái phiếu với một mức giá và lãi suất xác định
trong năm tới của một tổ chức nào đó. nếu lãi suất giảm, nhà đầu tư sẽ được hưởng
phần chênh lệch lãi suất. nhà đầu tư đó đã sử dụng hợp đồng tương lai để thực hiện
một giao dịch kì hạn các trái phiếu của mình.
- Hợp đồng mua lại hay hợp đồng repo: đây cũng là một dạng phổ biến của các giao
dịch kì hạn và thường được áp dụng cho các loại trái phiếu chính phủ.
1.2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán.
1.2.2.1. Giới thiệu về trái phiếu :
- Khái niệm : trái phiếu là công cụ của thị trường vốn, là một loại giấy tờ có giá
chứng nhận cho người nắm giữ nó được quyền đòi nợ đối với người phát hành ra nó.
sau một thời gian nhất định sau khi phát hành, người nắm giữ trái phiếu được cơ quan
phát hành hoàn trả vốn theo mệnh giá khi đáo hạn; hàng năm hoặc hàng quý người
nắm giữ trái phiếu sẽ được trả một khoản tiền theo một mức lãi suất cố định.
- Phân loại trái phiếu: theo chủ thể phát hành ta co các loại trái phiếu sau:
+ Trái phiếu chính phủ do chính phủ phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách
để thực hiện việc bù đắp thâm hụt hoặc để đầu tư vào các dự án vĩ mô, trái phiếu
chính phủ thường có thời hạn dài, mức độ rủi ro thấp nhưng lợi tức lại không cao.
đầu tư vào trái phiếu được cho là hoạt động đầu tư an toàn vì trái phiếu chính phủ
được coi là tài sản phi rủi ro.
+ Trái phiếu công ty là do một công ty, tập đoàn hay một tổ chức phát hành ra
nhằm mục đích huy động vốn phát triển sản xuất kinh doanh. gồm có các loại như
trái phiếu coupon, trái phiếu có thế chấp, trái phiếu tín chấp, trái phiếu chuyển đổi,

trái phiếu thu nhập, trái phiếu zero-coupon, trái phiếu có lãi suất thả nổi. mỗi loại trái
phiếu trên đều có đặc tính và người nắm giữ nó sẽ được hưởng các quyền lợi riêng
biệt. nhìn chung các trái phiếu công ty có lợi suất cao nhưng độ rủi ro lớn.
+ Trái phiếu đô thị là trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành nhằm mục
đích huy động vốn phát triển vùng, trái phiếu đô thị có lợi suất như trái phiếu chính
15

phủ nhưng lại được ưu đãi về thuế thu nhập.
- Đặc điểm của trái phiếu :
+ Mệnh giá : là giá trị ghi trên bề mặt của trái phiếu thường cho biết số tiền mà
công ty hay chính phủ cam kết trả cho người có trái phiếu.
+ Ngày đáo hạn : là ngày mà chủ thể phát hành sẽ thanh toán mệnh giá cho trái chủ,
ngày đáo hạn cũng được ghi trên bề mặt trái phiếu. kì hạn cho biết số năm mà người
nắm giữ trái phiếu có thể chờ đợi để nhận được một khoản lợi nhuận và số năm trước
khi vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ. lợi nhuận của trái phiếu phụ thuộc vào số ngày nắm
giữ các trái phiếu. kì hạn trái phiếu càng dài thì sự biến động giá đối với sự thay đổi
lãi suất thị trường càng lớn.
+ Lãi suất : mỗi một trái phiếu đều có một mức tiền lãi mà nhà phát hành cam kết sẽ
trả cho người nắm giữ nó vào một ngày xác định. lãi suất thường được thanh toán
định kì. trên cơ sở lý thuyết lãi suất có ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá của trái phiếu.
+ Giá mua : là mức giá mà nhà đầu tư mua trái phiếu tại một thời điểm nào đó. nhà
đầu tư có thể trả đúng bằng mệnh giá đối với các trái phiếu coupon hay trả thấp hơn
mệnh giá đối với các trái phiếu chiết khấu. giá mua trái phiếu phụ thuộc vào các nhân
tố như nhà phát hành, lãi suất trên thị trường tiền tệ…
giao dịch kì hạn trái phiếu :
- Pháp luật các nước đều quy định trái phiếu là một tài sản tài chính, là một loại giấy
tờ có giá, do đó có thể đem mua bán, cho, biếu tặng, thừa kế, cầm cố, thế chấp và
thực hiện các hoạt động khác mà không bị pháp luật cấm.
- Công ty chứng khoán ngoài việc cung cấp các dịch vụ thì cũng là một chủ thể kinh
doanh trên thị trường chứng khoán, công ty thu lợi nhuận lớn bằng việc kinh doanh

các loại chứng khoán, trong đó có trái phiếu. các công ty chứng khoán thường sở hữu
một lượng trái phiếu lớn, tuy nhiên do các trái phiếu có kì hạn dài, tính thanh khoản
kém hơn cổ phiếu , nếu nắm giữ đến ngày đáo hạn mới hưởng lợi nhuận thì công ty
sẽ mất đi các cơ hội đầu tư khác, mặt khác trái phiếu cũng là công cụ an toàn hơn so
với cổ phiếu do đó công ty chứng khoán thường sử dụng các trái phiếu, đặc biệt là
trái phiếu chính phủ trong hoạt động giao dịch kì hạn nhằm các mục đích sau
+ Tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư sinh lời cao hơn trong ngắn hạn. hoạt động này
chủ yếu được thực hiện bằng các giao dịch kì hạn mà sử dụng hợp đồng repo trái
phiếu để vay tiền.
+ Tìm kiếm và sở hữu được các trái phiếu có mức sinh lời hấp dẫn trong tương lai
hay là hoạt động đầu cơ trái phiếu trên thị trường chứng khoán. hoạt động này được
thực hiện bằng các giao dịch kì hạn sử dụng hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền
chọn.
16

+ Phòng chống lại các rủi ro do sự biến động lãi suất và các nhân tố khác trên thị
trường tài chính. tăng tính thanh khoản của các trái phiếu, tăng sự hấp dẫn của thị
trường trái phiếu.
Trong các giao dịch kì hạn thì công ty chứng khoán đứng vai trò là một nhà buôn
chứng khoán đang tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lời hay một mục đích nào khác. phần
tiếp theo sẽ giới thiệu kĩ hơn về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu về vai trò, khái
niệm, cũng như cơ chế và giới hạn hoạt động giao dịch kì hạn bằng hợp đồng mua lại
(hay còn gọi là hợp đồng repo) của một công ty chứng khoán cho phù hợp với thực
tiễn.

1.2.3. Vai trò của hoạt động giao dịch kì hạn chứng khoán :
1.2.3.1. Đối với thị trường tài chính :
- Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển : Nhờ những ưu thế của nó mà hoạt động
giao dịch kì hạn chứng khoán làm tăng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán
nhờ việc sử dụng hợp đồng repo để thực hiện vay hay cho vay tiền hoặc chứng khoán

trong tạm thời, do đó làm giảm sự mất khả năng thanh toán.
- Hoàn thiện về cấu trúc của thị trường tài chính. Các hợp đồng kì hạn, hợp đồng
tương lai chuẩn hoá xuất hiện, được giao dịch trên thị trường riêng là thị trường các
chứng khoán phái sinh – một bộ phận của thị trường tài chính mà người ta thường
biết đến như là thị trường future. nhờ đó thị trường tài chính cũng xuất hiện thêm các
nhà đầu cơ tài chính, các trung gian chuyên thực hiện các dịch vụ cho giao dịch kì
hạn…
- Thay đổi cấu trúc kì hạn của các công cụ nợ dài hạn. Các nhà đầu tư thường tìm
cách quay vòng vốn nhanh, việc họ nắm giữ các công cụ dài hạn có thể làm mất đi cơ
hội đầu tư khác. hợp đồng repo xuất hiện đã phá vỡ khoảng cách đó, nhờ hợp đồng
này mà các nhà đầu tư có thể tiếp cận được các chứng khoán trên thị trường tiền tệ và
các cơ hội đầu tư khác.
- Tăng tính thanh khoản. Sự hình thành thị trường repo chứng khoán, thị trường này
hoạt động hiệu quả sẽ làm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán trên thị trường
tiền tệ, đồng thời cũng tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán nợ dài hạn dùng
cho các hợp đồng repo.
- Tác động đến cấu trúc lãi suất . Nếu thị trường đang có một số lượng lớn các giao
dịch repo thì dẫn tới xu hướng chung tác động đến cấu trúc kì hạn của lãi suất, đặc
biệt là trong thị trường liên ngân hàng. lãi suất có thể bị thay đổi trong ngắn hạn
tương ứng với các lãi suất trong hợp đồng repo.

17

1.2.3.2. Đối với ngân hàng trung ương và chính phủ
- Đối với các ngân hàng trung ương: các hợp đồng repo được xem như là công cụ
thực hiện chính sách tiền tệ và là một phần của nghiệp vụ thị trường mở của ngân
hàng trung ương. bằng việc sử dụng hợp đồng repo trái phiếu chính phủ với các ngân
hàng thương mại, ngân hàng trung ương có thể tăng hoặc giảm lượng cung tiền trong
ngắn hạn nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt tiền và sự mất khả năng thanh toán
của các ngân hàng trong ngắn hạn, đồng thời cũng làm giảm tính không ổn định của

lãi suất vay tiền. một số ngân hàng trung ương các nước còn thực hiện cho vay các
chứng khoán chính phủ để tạo ra tính thanh khoản cho thị trường.
- Đối với chính phủ thì hợp đồng repo được sử dụng để quản lý tiền của chính phủ
một cách thuận tiện, dễ nhận thấy nhất là hoạt động quản lý nợ chính phủ. vai trò thứ
nhất là nhằm bù đắp lại tình trạng thâm hụt ngân sách với chi phí rẻ hơn so với phát
hành giấy nợ hoặc tìm kiếm lợi nhuận trong trường hợp thặng dư ngân sách mà
không ảnh hưởng đến nhu cầu tiền của cả nền kinh tế trong ngắn hạn. vai trò thứ hai
là làm cho các trái phiếu chính phủ có tính thanh khoản cao hơn.
1.2.2.3. Đối với các tổ chức tài chính trung gian :
- Tìm được nguồn vốn rẻ và cơ hội đầu tư sinh lời cao trong ngắn hạn. một công ty
chứng khoán đang có một cơ hội đầu tư trong ngắn hạn, tuy nhiên công ty thiếu vốn
để thực hiện , việc vay ngân hàng thương mại sẽ chịu lãi suất cao, các ngân hàng
thường thận trọng khi cho vay mua chứng khoán, do đó công ty sẽ thực hiện một giao
dịch kì hạn sử dụng hợp đồng repo các chứng khoán chính phủ đối với các tổ chức
khác. công ty chứng khoán hoàn toàn thu được một khoản tiền với một lãi suất thấp
và thu được một khoản chênh lệch cao.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức trở thành một trung gian giữa người vay tiền và
người cho vay tiền. họ sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát những người tham
gia hợp đồng repo trong quy trình khép kín từ khi các bên ký kết hợp đồng, chuyển
giao tiền và chứng khoán cho tới ngày đáo hạn của hợp đồng, thực hiện giải quyết
các vấn đề phát sinh giữa bên đi vay và bên cho vay như là gia hạn hợp đồng hay có
yêu cầu đáo hạn trước thời hạn của hợp đồng của một bên.

1.2.3.4. Đối với các nhà buôn, nhà đầu tư chứng khoán, nhà quản lý danh mục đầu tư
- Thông thường trong các giao dịch kì hạn thì các nhà đầu tư chủ yếu là các nhà đầu
tư có tổ chức vì họ thường có lượng vốn và lượng trái phiếu lớn. tiếp cận với thị
trường rp, các nhà đầu tư và các nhà quản lý danh mục đầu tư có thể thu được lợi
nhuận tăng thêm khi họ cho vay các chứng khoán của mình trên cơ sở thế chấp, do đó
cũng làm tính thanh khoản của thị trường rp, tiền thu được từ các hoạt động cho vay
18


chứng khoán, các tổ chức sẽ thực hiện đầu tư lại vào thị trường rp để tìm kiếm được
cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận lớn hơn.
- Đối với các nhà buôn chứng khoán thì thị trường rp và các giao dịch kì hạn sử dụng
hợp đồng repo cho phép họ được tiếp cận trên cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
với lượng chứng khoán lớn trong “kho”, các nhà buôn có thể sử dụng để vay tiền và
thực hiện đầu tư chênh lệch giá vào các công cụ ngắn hạn nhằm thu được một khoản
lợi nhuận chênh lệch. nhìn chung hoạt động giao dịch kì hạn này đã cung cấp cho các
nhà buôn một khoản thu nhập tăng thêm và một nguồn vốn cho hoạt động đầu tư
tương đối rẻ.
- Ngoài ra, hoạt động giao dịch kì hạn còn rất quan trọng đối với nhà đầu tư có tổ
chức, đặc biệt là các quỹ đầu tư, các ngân hàng thương mại, các công ty chứng
khoán… để ngăn ngừa các rủi ro gây ra sự biến động lãi suất trên thị trường trong
ngắn hạn hoặc do các đối tác. việc sử dụng hợp đồng rp mà tài sản cơ sở là các trái
phiếu chính phủ thường giảm được rủi ro không thanh toán, rủi ro lãi suất.

Như vậy vai trò của các giao dịch kì hạn là tương đối quan trọng và là một phần
không thể thiếu của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. các hợp đồng mua
lại hay hợp đồng repo thường được giao dịch trên thị trường repo và được thực hiện
trong kì hạn ngắn. hợp đồng repo có tính linh hoạt và sự an toàn nên không chỉ được
các nhà đầu tư tài chính mà ngân hàng trung ương và chính phủ đều sử dụng để thực
hiện các hoạt động của họ trong ngắn hạn. phần tiếp theo của chuyên đề sẽ thực hiện
phân tích kĩ về hình thức giao dịch kì hạn sử dụng hợp đồng repo cũng như bài học
kinh nghiệm khi sử dụng tại thị trường việt nam.
1.2.4.Giao dịch kì hạn sử dụng hợp đồng mua lại ( repos và rerepos )
1

1.2.4.1.Hợp đồng mua lại chứng khoán ( hợp đồng repos – rp)
1.2.4.1.1.Khái niệm
Quan điểm 1 : hợp đồng mua lại – hợp đồng repos là một công cụ của thị trường

tiền tệ, trong đó chấp nhận việc vay hay cho vay trên cơ sở có tài sản thế chấp thông
qua hoạt động bán và mua các công cụ nợ. dưới một giao dịch sử dụng hợp đồng
repo, các nhà buôn chứng khoán sẽ thực hiện bán các chứng khoán của họ tới một
nhà đầu tư với một cam kết là sẽ mua lại chúng tại một thời điểm và một tỉ lệ lãi suất
định trước.
Quan điểm 2 : thuật ngữ hợp đồng mua lại (repos hay rp) và rerepos được hiểu là

1
phân biệt 2 loại hợp đồng này dựa vào chủ thể trong giai đoạn đầu của giao dịch : hợp đồng repos khi được nhìn nhận từ khía cạnh
của nhà buôn chứng khoán và rerepos khi đứng trên khía cạnh của người cung cấp vốn hay nhà đầu tư .

19

một hình thức giao dịch trong đó một bên tham gia vào thị trường tiền tệ ngay lập tức
thu được vốn bằng cách bán các chứng khoán và đồng thời chấp nhận việc mua lại
các chứng khoán đó hay là các chứng khoán tương đương sau một khoảng thời gian
tại một mức giá nhất định, trong đó tính đến một mức lãi suất chấp nhận được .
Quan điểm 3 : một giao dịch sử dụng hợp đồng mua lại cũng có thể được gọi là một
giao dịch kì hạn có nghĩa là một lượng vốn sẽ thu về khi bán các chứng khoán nắm
giữ tại một tỉ lệ giao ngay và mua lại chúng tại một tỉ lệ kì hạn.

Như vậy một giao dịch kì hạn mà sử dụng hợp đồng repo phải đảm bảo các yếu tố
sau :
- Một bên là các nhà buôn chứng khoán hoặc một công ty chứng khoán đang có cơ
hội đầu tư trong ngắn hạn nhưng thiếu vốn để thực hiện. những người đi vay tiền sẽ
bán các chứng khoán trong “kho” của mình tại một tỉ lệ giao ngay và mua lại tại một
tỉ lệ kì hạn trong tương lai.
- Một bên là nhà đầu tư đang dư vốn tạm thời, chấp nhận cho đối tác sử dụng hợp
đồng mua lại để vay tiền. nhà đầu tư sẽ thu được một lãi suất khi hợp đồng đáo hạn.
- Tài sản đảm bảo và được sử dụng cho giao dịch là các trái phiếu chính phủ, đây là

loại trái phiếu có tính an toàn cao, có kì hạn lớn.
- Một hợp đồng mua lại quy định các điều kiện liên quan tới giao dịch, cách giải
quyết các vấn đề phát sinh trong giao dịch.
- Về bản chất thì giao dịch kì hạn sử dụng hợp đồng mua lại như là một hình thức vay
tiền có tài sản đảm bảo. vì vậy hoàn toàn có thể gọi các nhà buôn trong hợp đồng là
người đi vay và các nhà đầu tư là những người cho vay, mức lãi suất phải trả là tỉ lệ
lãi suất repo, tài sản đảm bảo là các trái phiếu chính phủ.
- Một giao dịch kì hạn trái phiếu sử dụng hợp đồng rp thường có hai giai đoạn
+ Giai đoạn đầu : bên a sẽ bán cho bên b số trái phiếu chính phủ có giá trị giao dịch
bằng với số vốn cần vay với giá trị danh nghĩa là x hoặc x(1 – v%) trong đó v% là
biên độ giá hoặc một khoản giảm trừ, hay nói cách khác các trái phiếu này được bán
tại một tỉ lệ giao ngay. bên a sẽ nhận được số tiền cần vay và chuyển toàn bộ quyền
sở hữu các trái phiếu đó cho bên b.
+ Giai đoạn hai : bên a trả cho bên b số tiền đã vay cộng với một tỉ lệ lãi suất được
thoả thuận trước hay gọi là tỉ lệ repo và mua lại số trái phiếu trên với một mức giá
danh nghĩa x đã thoả thuận từ trước hay nói cách khác các trái phiếu này được bán
với một tỉ lệ kì hạn đã được xác định từ trước.


20

1.2.4.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua lại
Kì hạn. các hợp đồng rp được thực hiện trong thời gian ngắn hạn – thường là qua
đêm hay một vài ngày. các hợp đồng repo dài hạn thường đuợc thực hiện tại một kì
hạn tiêu chuẩn theo tuần, theo tháng hoặc một năm. hợp đồng repo có thể được thực
hiện theo xu hướng “ mở” hay trên cơ sở tiếp diễn, các hợp đồng mở thường kèm
theo các điều kiện khác nhưng tạo được sự linh hoạt cho các bên tham gia. các hợp
đồng diễn tiếp được hiểu là một chuỗi các rp qua đêm; các hợp đồng này liên tục điều
chỉnh lượng vốn đã đầu tư và lãi suất repo theo thị trường. các hợp đồng tiếp diễn có
thể được chấm dứt theo nhu cầu của các bên tham gia.


Vốn cơ sở. theo các nghiên cứu trên thế giới thì các hợp đồng rp qua đêm và hợp
đồng rp với kì hạn một tuần hoặc thấp hơn thông thường đuợc thực hiện với lượng
tiền lớn hơn hoặc bằng 25 triệu đôla, và hạn mức tối thiểu là 10 triệu đôla đối với các
hợp đồng có kì hạn dài hơn. mặc dù cũng có một vài hợp đồng được thoả thuận lượng
vốn dưới 100000 đô la, nhưng thông thường các hợp đồng giao dịch nhỏ nhất với các
nhà buôn chứng khoán là 1 triệu đôla.

Lợi nhuận. người cho vay hoặc người mua chứng khoán trong giai đoạn đầu trong
hợp đồng rp được quyền thu một khoản lãi bù lại việc cho mượn vốn đối với đối tác
của họ. lãi suất repo thường được ẩn trong mức giá mua lại, vì vậy giá mua lại
thường cao hơn giá bán trong giai đoạn đầu. nếu giá mua lại và giá bán là như nhau
thì một tỉ lệ lãi suất hợp lý sẽ được trả riêng biệt bởi nguời đi vay trong ngày thanh
toán. bên cho vay chỉ thu được lãi suất repo, còn lãi suất coupon của trái phiếu phải
hoàn trả cho bên đi vay.

Tỉ lệ rp hay tỉ lệ lãi suất repo. tỉ lệ lãi suất trả cho lượng vốn cơ sở hay tỉ lệ thu
nhập từ hợp đồng repo – thường gọi là tỉ lệ repo được thoả thuận bởi các bên tham
gia và không phụ thuộc vào tỉ lệ coupon trả cho các trái phiếu hay số lượng các
chứng khoán cơ sở. tỉ lệ lãi suất repo bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của toàn thị
trường tiền tệ, các tỉ lệ lãi suất trả cho các loại vốn vay trong thị trường, và sự sẵn có
của các chứng khoán thế chấp thích hợp.
Tại các nước có thị trường tài chính phát triển người ta thường so sánh việc vay tiền
bằng hợp đồng rp với các hình thức khác. quỹ vốn liên bang là một ví dụ, các tổ chức
trung gian như các ngân hàng thương mại hay quỹ đầu tư có thể tiếp cận trực tiếp tới
cả thị trường rp và thị trường vốn liên bang. vì vậy các tỉ lệ lãi suất trong các giao
dịch rp và quỹ vốn liên bang phải có mối liên hệ gần với nhau. ví dụ, khi mà lượng
21

cầu cho việc dự trữ tiền tăng cao so với lượng cung tiền của ngân hàng trung ương,

thì các tổ chức nhận tiền gửi thường đặt nhiều tỉ lệ lãi cao cho vốn liên bang. lý do
này khiến cho một vài tổ chức sẽ hướng tới thị trường rp để tăng vốn, và điều này
cũng dẫn tới tỉ lệ lãi suất rp cao hơn. cả hai tỉ lệ này tiếp tục tăng cho tới khi nào
lượng cung và cầu cho việc dự trữ tiền trong hệ thống ngân hàng trở lại cân bằng.tại
thị trường mỹ cũng như một số nước châu âu thì tỉ lệ lãi suất cho các khoản vốn liên
bang qua đêm thường vượt qua tỉ lệ rp qua đêm, vì thế các nhà đầu tư thích nắm giữ
các hợp đồng rp thế chấp bằng các chứng khoán hơn. sự sụt giảm nhu cầu tài trợ vốn
bằng rp của các nhà buôn xảy ra khi tỉ lệ rp thấp so với tỉ lệ vốn liên bang. các tỉ lệ rp
có xu hướng tăng so với tỉ lệ vốn liên bang thì có nghĩa là việc vay mượn ròng trong
thị trường rp của các nhà buôn sẽ tăng lên nhanh chóng. trong thời gian này, gánh
nặng tài trợ thêm vốn đã góp phần đáng kể vào sự khan hiếm và thỉnh thoảng gây ra
các khoảng chênh lệch âm giữa tỉ lệ rp và tỉ lệ vốn liên bang. khoảng chênh lệch cũng
đã thu hẹp đáng kể khi các chứng khoán thế chấp bị coi là có vấn đề, hầu hết bắt
nguồn từ sự thất bại của các nhà buôn chứng khoán chính phủ.
Tính toán thu nhập từ các hợp đồng rp. lượng tiền lãi thu được đối với lượng vốn
được đầu tư trong một rp cho nhà đầu tư được xác định như sau :
Tiền lãi thu về = Lượng vốn đã đầu tư * tỉ lệ rp * ( số ngày thực tế/360).
Lượng vốn cơ sở bằng giá trị thị trường hiện hành của các chứng khoán trừ đi một
biên độ hay một khoản giảm trừ nhân với số chứng khoán repo.
Ví dụ, một nhà đầu tư thực hiện khoản đầu tư rp qua đêm 1 triệu đôla với một tỉ lệ
repo là 5.75% sẽ mang lại lợi nhuận là 159.72 đôla: 1000000ì0.575*(1/360) = 159.72
lượng tiền lãi sẽ tăng khi kì hạn của hợp đồng càng dài.trường hợp nhà đầu tư kí kết
với nhà buôn một hợp đồng rp mở hay diễn tiếp tại một tỉ lệ repo ban đầu là 5.75%,
nhưng chấm dứt hợp đồng sau khoảng thời gian 5 ngày. tỉ lệ repo được giả định thay
đổi theo ngày như bảng dưới, thu nhập của nhà đầu tư trong khoảng thời gian này là
802.22 đôla :
Bảng 1.1. Giải trình về tính toán lợi nhuận trong giao dịch repo mở

Ngày
Tỉ lệ RP

Tính toán
Lợi nhuận
1 5.75 1000000 × 0.57 × (1/360) = 159.72
2 5.8 1000000 × 0.58 × (1/360) = 161.11
3 5.83 1000000 × 0.583 × (1/360) = 161.94
4 5.78 1000000 × 0.578 × (1/360) = 160.56
5 5.72 1000000 × 0.572 × (1/360) = 158.89
Tổng thu nhập 802.22


22



Nếu một nhà đầu tư thực hiện hợp đồng trong 5 ngày tại một tỉ lệ cố định 5.75% thì
nhà đầu tư đó sẽ chỉ thu về được 798.60 đôla tiền lãi. vì vậy trong trường hợp lãi suất
điều chỉnh theo thị trường đã tạo sự thuận lợi cho nhà đầu tư.

Vấn đề định giá các chứng khoán thế chấp hay các chứng khoán cơ sở. mặc dù
hầu hết các giao dịch repo sử dụng các trái phiếu phi rủi ro, nhưng bản thân các hợp
đồng đều chứa đựng rủi ro trong đó có rủi ro lãi suất và thịt trường. các chứng khoán
cơ sở sẽ được định giá lại tại mức giá thị trường hiện hành cộng với mức lãi suất
coupon cho các trái phiếu được tính cho đến ngày đáo hạn của hợp đồng, trừ đi một
biên độ hoặc một tỉ lệ chiết khấu. do vậy có hai vấn đề cần quan tâm khi tiến hành
định giá cho các chứng khoán cơ sở.
+ Xác định biên độ và điều chỉnh theo thị trường. trong các hợp đồng repo, giá của
các chứng khoán ghi trong đó luôn thấp hơn so với giá trị thị trường. nguyên nhân
chủ yếu là do các nhà đầu tư và nhà buôn đã thoả thuận một biên độ dao động giá hay
một khoản giảm trừ nhằm đối phó với tình huống giá trị của các chứng khoán thay
đổi bất lợi cho hai bên trong thời hạn thực hiện repo. biên độ dao động hay các khoản

giảm trừ lớn hơn so với mức độ dao động giá của các chứng khoán cơ sở, khoản giảm
trừ hay biên độ dao động càng tăng khi thời hạn của hợp đồng tăng thêm, các khoản
giảm trừ của trái phiếu chiết khấu thường cao hơn là các khoản giảm trừ của trái
phiếu trả lãi cố định.việc điều chỉnh giá trị của các chứng khoán cơ sở được thực hiện
theo thị trường hàng ngày nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất. sự điều chỉnh này phản ánh
mức độ thay đổi theo giá trị thị trường của các chứng khoán và để duy trì biên độ dao
động theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. khi giá trị thị trường của các chứng
khoán repo giảm đáng kể thì nhà buôn hay người đi vay có thể bị đòi hỏi phải cung
cấp thêm các tài sản thế chấp phù hợp khác. còn nếu như giá trị thị trường của các
chứng khoán tăng lên thì nhà đầu tư có thể bị yêu cầu trả lại phần tài sản thế chấp bị
vượt quá cho nhà buôn chứng khoán. mức giá dùng để tính biên độ phụ thuộc vào
quy định của từng nước. bảng 1.2 chỉ ra quy định về việc xác định giá ban đầu để tính
biên độ dao động tại một số nước và khu vực




23

Bảng 1.2: Quy định về mức giá để tính biên độ dao động giá trong hợp đồng repo

Loại trái phiếu Cách xác định
Trái phiếu của pháp
BTF và BTAN: xác định theo tỉ lệ Banque de France được cố định giữa 4 giờ và 4 giờ 30
chiều
OAT: Giá đóng cửa sàn giao dịch Paris vào sau 5h30 chiều
Trái phiếu của Đức
Bubills: Giá trung bình đóng cửa và mở cửa vào khoảng 6h30 chiều.
Các loại trái phiếu khác: Bunds, Schatze, Bobl : Giá trên sàn Frankfurt Kassakurs vào
khoảng 2 h chiều.

Trái phiếu của Italia và Euro Cố định vào khoảng 4h chiều giờ CET, mức giá chấp nhận sau 5h30 chiều giờ CET
(Nguồn: Margining methodology on bonds cash and repo transactions cleared by clearnet – 2002)

+ Vấn đề lãi suất luỹ kế trong các trái phiếu thế chấp. đối với các hợp đồng repo dài
hạn thì tồn tại vấn đề là lãi suất coupon trả cho các trái phiếu cơ sở, như ở thị trường
mỹ thì lãi suất được trả 6 tháng một lần. như vậy lãi suất coupon trả cho các trái
phiếu cũng là một vấn đề cần quan tâm khi định giá các chứng khoán cơ sở. giá trị thị
trường của các trái phiếu đã bao gồm các khoản lãi suất coupon luỹ kế. trên thực tế
thì khi định giá các chứng khoán cơ sở người ta lại loại trừ khoản tiền luỹ kế này. các
nhà đầu tư trong giao dịch luôn bị đặt trong tình trạng nguy hiểm khi lãi suất luỹ kế
cộng vào với khoản vay. đối với các giao dịch dài hạn, tỉ lệ lãi suất cho các khoản
vay có thể bị thay đổi theo thời gian nên cần phải điều chỉnh định kì đối với các
chứng khoán trong hợp đồng. nếu tỉ lệ coupon được trả trong thời hạn của hợp đồng
repo, thì có nghĩa là cần phải điều chỉnh lại giá trị thị trường của các chứng khoán mà
mà không làm thay đổi tương ứng giá trị của các khoản vay cộng với lãi suất lũy kế.
trên thực tế thì hầu hết các giao dịch repo trong ngắn hạn sẽ sử dụng các trái phiếu
mà có ngày thanh toán coupon nằm ngoài thời hạn của hợp đồng. sự thất bại của một
số các nhà buôn trong thực tế khi định giá các chứng khoán không tính đến khoản lãi
suất luỹ kế cũng đã đặt ra vấn đề khi định giá bán ban đầu và giá mua lại sau đó. theo
đó lãi suất luỹ kế sẽ được tính đầy đủ hơn khi định giá chứng khoán và được điều
chỉnh theo thị trường hàng ngày.

1.2.1.4.3. Rủi ro khi thực hiện giao dịch repo :
- Rủi ro tín dụng : trong các giao dịch repo, rủi ro tín dụng phát sinh khi bên đi vay
tiền mất khả năng thanh toán hay không thể mua lại đúng hạn số chứng khoán đã bán
cho các nhà đầu tư. cả nhà đầu tư và người đi vay đều phải chịu rủi ro ở cả hai giai
đoạn của quá trình thực hiện repo. trường hợp người đi vay mất khả năng thanh toán
thì bên cho vay vẫn phải chịu rủi ro khi các tài sản thế chấp không thanh lý được.
24


- Rủi ro thanh khoản: là việc mất khả năng thanh toán tạm thời của các bên, lý do là
họ có nhu cầu lớn về tiền để đáp ứng các nghĩa vụ khác khi nó đáo hạn. rủi ro thanh
khoản có thể xảy ra cho cả hai bên khi hợp đồng được yêu cầu chấm dứt trước thời
hạn. bên đi vay sẽ phải thực hiện vay mượn ở nơi khác hoặc thu hồi từ các hợp đồng
khác để thanh toán tiền cho bên vay. bên cho vay cũng phải chịu rủi ro thanh khoản
trong trường hợp họ đã chuyển nhượng hay cầm cố số chứng khoán repo, như vậy họ
sẽ không có đủ chứng khoán để thực hiện thanh toán hợp đồng. một dạng rủi ro thanh
khoản khác là đối với giá trị của các chứng khoán repo. nếu giá trị của các chứng
khoán này sụt giảm so với khoản tiền đã vay thì bên cho vay sẽ yêu cầu bên đi vay bổ
sung thêm chứng khoán hoặc tiền.
- Rủi ro thị trường : là sự thua lỗ gây ra bởi sự thay đổi bất lợi về giá hay sự biến
động giá thị trường của tài sản. rủi ro này bắt nguồn từ sự biến động của môi trường
đầu tư tài chính hoặc từ nội tại công ty. rủi ro về sự thay đổi lãi suất là rõ ràng nhất
đối với các giao dịch repo, lãi suất repo đã thoả thuận có thể sẽ không hấp dẫn nữa
khi lãi suất tăng lên trong ngắn hạn, như vậy bên cho vay phải chịu thiệt hại do sự
biến động lãi suất. còn bên cho vay phải chịu thiệt hại trong trường hợp giá của các
chứng khoán giảm vào thời điểm thanh toán hợp đồng do giá mua lại được xác định
từ trước. một rủi ro khác cho bên đi vay là khoản đầu tư từ số tiền vay của họ mất giá
trị do thị trường, khiến cho bên đi vay mất khả năng thanh toán, làm cho bên vay
cũng chịu rủi ro thanh toán gây ra bởi sự biến động của thị trường.
- Rủi ro pháp lý : là khoản thiệt hại gây ra bởi việc áp dụng luật hay các quy định một
cách không định trước hoặc do các hợp đồng không có hiệu lực. hợp đồng sẽ không
thể ký kết khi mà một bên không đủ tư cách pháp lý hay sự ủy quyền ký kết hợp đồng
theo pháp luật của nước sở tại. đối với hợp đồng repo thì hiệu lực pháp lý phải được
đảm bảo ở cả giai đoạn bán và giai đoạn mua lại chứng khoán. tuy nhiên trong trường
hợp một hợp đồng hợp lệ, có đầy đủ các điều khoản và được thực hiện vẫn có thể xảy
ra rủi ro pháp lý khi bên đối tác lâm vào tình trạng phá sản, khi đó bên phá sản có thể
áp dụng một số điều luật khác gây bất lợi cho phía bên kia. rủi ro còn có thể là do các
yếu tố khác như các điều luật ngăn cản một số vấn đề xảy ra như thanh lý tài sản. rủi
ro càng cao khi các giao dịch được thực hiện xuyên quốc gia.

- Rủi ro hoạt động : là loại rủi ro do sự yếu kém của hệ thống thông tin hay kiểm soát
dẫn tới những thiệt hại nằm ngoài mong đợi. rủi ro này có thể gây thiệt hại một phần
hay toàn bộ giá trị giao dịch, hoặc liên quan tới những hình thức phát áp đặt cho bên
kia. một số nước không có đầy đủ hệ thống xác nhận, bù trừ, thanh toán giao dịch nên
ngay cả các công ty được áp dụng hệ thống kĩ thuật cao nhất cũng phải thao tác thủ
công khi tiến hành các giao dịch tại thị trường đó, vì thế dễ gặp phải sự chênh lệch

×