- Thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo kết quả lao động là chủ
yếu.
- Hình thành và củng cố những đơn vị sản xuất hàng hóa nhằm chuyển quan hệ trao
đổi có tính hiện vật sang quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Cả về vị trí lý thuyết và thực
tiễn đều cho thấy không thể có được nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nếu như
không có đơn vị sản xuất hàng hóa
+ Thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân và thị trường tự do là bộ phận của nền kinh
tế quốc dân và của thị trường xã hội.
+ Bảo đảm quyền tự chủ về tài chính, cho các cơ sở kinh tế Nhà nước để những cơ
sở này được chủ động phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Nhấn mạnh lợi ích của cá nhân người lao động và lợi ích của các đơn vị sản xuất
cơ sở.
- Đẩy mạnh phân công lao động xã hội nhằm mở rộng thị trường
- Mở rộng và đa dạng hóa loại hình sở hữu và các loại hình thức kinh doanh.
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất được coi là điều kiện không thể thiếu được của
điều kiện tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta để khắc phục tình trạng vô
chủ, l•i giả, lỗ thật trong các doanh nghiệp Nhà nước, để tạo ra sự tự do kinh tế và
hình thành nhiều nhà kinh doanh giỏi thích ứng với cơ chế thị trường, tất yếu phải
đa dạng hóa các loại hình tổ chức. Nó bắt nguồn từ trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất x• hội và xu hướng chung của thế giới. Trong điều kiện của nước ta chúng
ta điều chỉnh cơ cấu sở hữu theo hướng sau:
+ Phát huy hình thức kinh tế hộ nông dân, thợ thủ công bằng cách tạo thị trường cho
chúng, trước hết là thị trường nông thôn rộng lớn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Xây dựng khu vực kinh tế công cộng, với chức năng đảm bảo sự ổn định và là cơ
sở cho sự phát triển các thành phần kinh tế khu vực kinh tế công cộng tập trung
những ngành kinh tế then chốt; năng lượng, dầu khí, hệ thống giao thông vận tải,
thông tin, an ninh quốc gia Cơ cấu của khu vực kinh tế này không phải là cố định,
nhưng nó luôn luôn có trình độ công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý tốt.
+ Hình thành và phát triển các công ty cổ phần. Đây là xu thế khách quan của nền
kinh tế thị trường ở nước ta hình thức công ty cổ phần còn phát sinh từ quá trình
điều chỉnh khu vực kinh tế Nhà nước.
- Giải phóng lực lượng sản xuất động viên mọi nguồn lực do công nghiệp hóa - hiện
đại hóa nâng cao kinh tế xã hội cải thiện đời sống nhân dân
b. Thực trạng nền kinh tế nước ta
- Kinh tế hàng hóa còn kém phát triển mang nặng tính tự cung tự cấp sự yếu kém
của nền kinh tế được thể hiện qua:
+ Trình độ cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn kém
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội chưa đủ để phát triển
kinh tế thị trường ở trong nước và chưa có khả năng để mở rộng giao lưu với thị
trường quốc tế.
- Cơ cấu kinh tế còn mất cân đối và kém hiệu quả còn mang nặng đặc trưng của một
cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Một cơ cấu kinh tế được coi là hợp lí và có hiệu quả khi
nó phản ánh đúng yêu cầu của quy luật khách quan nó cho phép khai thác mọi năng
lực của đất nước và thực hiện được phân công lao động và hợp tác quốc tế.
- Chưa có một thị trường hoàn chỉnh đầy đủ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta đã được hình thành và phát triển,
vì vậy thị trường ở nước ta cũng đang được hình thành và phát triển. Thị trường
nước ta còn ở tình trạng thấp, tính chất còn đơn sơ, số lượng thị trường còn thiếu và
có phần rối loạn. Chúng ta mới từng bước có thị trường hàng hóa nói chung, trước
hết là thị trường hàng tiêu dùng thông thường với hệ giá cả và quan hệ mua bán
bình thường theo cơ chế thị trường.
- Nguyên nhân của thực trạng trên
+ Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, sản
xuất chưa mang tính xã hội hóa cao. Do chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, vốn là thuộc địa nửa phong kiến với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất xã hội rất thấp.
Bên cạnh đó đất nước lại trải qua nhiều năm chiến tranh, hậu quả để lại rất nặng nề
+ Nguyên nhân chủ quan: di sản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp vẫn còn tồn tại khá nặng. Những hệ quả của trạng thái bao cấp và tư duy bao
cấp vẫn còn. Vẫn còn tồn tại mô hình kinh tế chỉ huy đối lập với nền kinh tế hàng
hóa vận động theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó do trình độ kỹ thuật thấp kém,
năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, so với các nước
đang phát triển ở khu vực Đông Nam á thì Việt Nam thuộc loại thấp nhất.
c. Các biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế trên
- Xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, chuyển cơ chế kinh tế cũ sang cơ
chế kinh tế mới - cơ chế thị trường.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Từng bước xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trong tất cả các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời xác lập và mở rộng yếu tố và quan
hệ thị trường
+ Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các loại hình thức sở hữu, các loại
hình sản xuất kinh doanh, tức là phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích
mọi tổ chức, cá nhân mọi thành phần và lực lượng kinh tế phát huy tiềm năng lợi
thế. Gắn kinh tế trong nước với mở cửa hội nhập bên ngoài, gắn tăng trưởng kinh tế
với phát triển toàn diện về mặt xã hội.
+ Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế theo hướng thị trường đi đôi với cải cách hành
chính, phát triển nền kinh tế thị trường trong xu thế ổn định chính trị và giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
+Ưu tiên cho phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn, đây là vấn đề có tính quy
luật để đảm bảo cho đất nước tăng trưởng nhanh và bền vững đặc biệt trong điều
kiện Việt Nam là nước nông nghiệp, 76% dân số sống ở nông thôn.
+ Phát triển nhanh các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đây là ngành
phát huy lợi thế cạnh tranh, với các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc thù, các ngành
công nghiệp sử dụng nhiều lao động luôn duy trì được chỉ số ICOR thấp tương đối
lâu dài. Phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến tài nguyên thiên nhiên
có chọn lọc phù hợp với điều kiện về vốn, công nghệ thị trường. Sớm phát triển các
ngành công nghệ cao nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử.
+ Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành dịch vụ cơ bản bưu chính -
viễn thông, dịch vụ du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý kinh doanh theo yêu cầu của kinh tế
thị trường. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Không chỉ chú trọng đào tạo
cán bộ quản lý đáp ứng những nhu cầu của khu vực kinh tế Nhà nước mà còn phải
quan tâm đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nông thôn và miền núi.
- Hoàn thiện tăng cường vận dụng chính sách tài chính và tiền tệ nhằm tạo vốn và
đầu tư theo mục tiêu phát triển, tạo lập sự ổn định tiền tệ, về giá cả và tỉ giá hối
đoái, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển sản xuất hàng hóa phù hợp
với cơ chế thị trường.
- Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước phát huy những ưu điểm và khắc phục
những nhược điểm của kinh tế thị trường. Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ
mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hóa,
nâng cao chất lượng xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinh tế, tiếp tục cải cách hệ thống thuế cho phù hợp mở rộng khu vực kinh tế có vốn
đầu tư.
- Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường. Thúc đẩy sự hình thành phát triển
và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc
biệt quan tâm các loại thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai.
Thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường
khoa học và công nghệ.
kết luận
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là giải
pháp cơ bản để chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn ở nước ta khẳng định
"mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn
liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với cả ba mặt sở hữu, quản lý phân
phối "[Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001 trang 86 - 87].
Từ sự nhận thức về tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu và các thành
phần kinh tế qua đó có những chính sách kinh tế phù hợp khuyến khích sản xuất
hàng hóa tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Bên cạnh
đó phải biết khai thác thế mạnh của sản xuất hàng hóa và các thành phần kinh tế để
giải phóng sức sản xuất, tăng năng suất lao động tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội,
tạo công ăn việc làm. Hơn thế nữa Nhà nước, phải có chính sách đúng đắn để quản
lý các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thấy được xu hướng
phát triển, yếu điểm của từng thành phần để hạn chế ngăn chặn các tiêu cực trong xã
hội.
Quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta là
quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại hóa trong một xã hội nhân
dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức bất công, tạo điều
kiện cho người dân có cuộc sống ấm no, tự do hành phúc.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -