Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thái độ thực chất của Cao Bá Nhạ đối với Cao Bá Quát qua "Tự tình khúc" và "Trần tình văn" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.27 KB, 6 trang )

Thái độ thực chất của Cao Bá
Nhạ đối với Cao Bá Quát qua "Tự
tình khúc" và "Trần tình văn"





Trong lịch sử phong kiến Việt Nam từng có nhiều vụ án phải tội tru di tam tộc nhưng
có lẽ kinh hoàng nhất, chấn động đời sống tinh thần xã hội lâu dài và đau thương nhất là vụ
án Lệ Chi Viên - dưới thời Lê Thái Tông (1442). Gia đình quan đại thần Nguyễn Trãi phải
chịu hình phạt oan khốc tru di ba họ, kèm theo đó là cả một sự hủy diệt tàn bạo đối với toàn
bộ di sản tinh thần của dòng họ này nói chung cũng như của thi hào Nguyễn Trãi nói riêng.
Thứ hai là vụ án tru di tam tộc họ Cao ở Phú Thị, Gia Lâm dưới triều Tự Đức (1855) mà hệ
quả của nó cũng không khác gì thông lệ: “tang tóc ngập xứ Bắc” (Trần Ngọc) và toàn bộ
trước tác của Chu Thần Cao Bá Quát cũng như của dòng tộc văn chương này đều bị tịch thu
tiêu hủy. Tuy nhiên, từ nỗi oan khuất tột cùng này, có một nho sĩ họ Cao đã kịp để lại cho hậu
thế 27 bài thơ chữ Hán và hai văn liệu tuyệt vời: Tự tình khúc (Nôm) và Trần tình
văn (Hán) - mà bất cứ ai được đọc đều không thể không cùng ông khổ đau, cảm thông, bi
phẫn. Ông là Cao Bá Nhạ.
Cao Bá Nhạ gọi Cao Bá Quát là chú ruột (Cha ông là Cao Bá Đạt, anh em sinh đôi với
Cao Bá Quát). Thân phụ hai ông là Cao Huy Giảng mong muốn đến tuổi trưởng thành các
con mình sẽ công thành danh toại, trở nên rường cột của nhà nước phong kiến phụng sự
Triều đình, nên đã dựa vào thiên Vi tử trong sách Luận ngữ, lấy tên của hai hiền sĩ đời Chu -
cũng là một trong bốn cặp sinh đôi - để đặt tên cho các con. Tuy nhiên hai anh em song sinh
này là hai tính cách trái ngược. Cùng chịu sự dạy dỗ giáo dưỡng phẩm hạnh theo khuôn
thước đạo đức Nho giáo nhưng Cao Bá Đạt thì hiền lành, mô phạm, còn em trai, trái lại cao
ngạo, khảng khái và ưa hoạt động. Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), Cao Bá Đạt đỗ Cử nhân,
được bổ làm Tri huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Là vị quan chính sự nghiêm cẩn, tính cách
ôn hòa nên ông luôn được dân sở tại kính trọng. Tháng Mười năm 1854, vùng Sơn Tây bị
hạn nặng lại sinh dịch châu chấu hoành hành phá mùa màng. Đời sống nông dân khó khăn


triền miên lúc này càng cùng quẫn. Không khí bức bối ngột ngạt bao trùm khắp nơi đã lâu.
Đến thời điểm đó, tôn thất nhà Lê là Lê Duy Cự dấy binh hiệu triệu nông dân Mỹ Lương
gồm cả người Kinh, người Mường nổi dậy khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn. Cao Bá
Quát lúc đó đang làm Giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây) lập tức hưởng ứng, phò tá Lê Duy Cự,
được tôn làm Quốc sư, trực tiếp cầm quân xông pha giữa trận tiền rồi hy sinh trong một cuộc
huyết chiến tại mảnh đất Yên Sơn
(1)
. Dựa vào lời nghị án của Triều đình, Tự Đức xuống lệnh
tru di tam tộc họ Cao. Trong thảm họa này, Cao Bá Đạt đang tại chức ở Thanh Hóa cũng bị
bắt giải về kinh chịu tội, trên đường đi, ông tự kết liễu đời mình ở tuổi 46. Dân chúng vùng
Nông Cống thương xót, lập đền thờ ghi nhớ công lao đức độ của vị quan thanh cần. Còn con
trai ông - Cao Bá Nhạ thì ra sao?
Nghe tin dữ, Cao Bá Nhạ vội vã “Đổi mùi lữ khách thay hình hàn nho” bỏ trốn khỏi
Thanh Hóa sống chui lủi nay đây mai đó. Mấy năm sau tưởng chừng mọi sự êm êm ông
quyết định ẩn cư cố định tại Hương Sơn, Mỹ Đức. Rồi ông lấy vợ, có con cái, làm thầy đồ
dạy học trong làng kiếm kế sinh nhai, nuôi gia đình:
Vườn riêng lấy cỏ cây làm bạn,
Năm dài xem én nhạn bay qua;
Song hồ ngày tháng lân la,
Một hai hoàng quyển năm ba tiểu đồng
(2)
.
Cuộc sống của cha con chồng vợ êm trôi được tám, chín năm - tám chín năm chỉ biết:
“Ra vào quanh quẩn với năm ba đứa học trò trẻ con và mấy chồng sách vở, trong tám năm
trời ở một xóm hẻo lánh ở bên bờ sông với một vườn hoa cỏ, ngoài cửa không ai biết đến tên
tuổi, mà trong lòng tự xét, không thẹn với hình bóng lúc nào”.

“Không thẹn với hình bóng”
nhưng thử hỏi trong thời gian đó có lúc nào ông lo sợ cơ sự vỡ lở không? Chắc là vừa có vừa
không. Có, vì: bản án tày trời kia với cái cảnh đầu rơi máu chảy của cả một dòng họ danh giá

lẫy lừng nhất vùng Phú Thị không thể không ám ảnh đau đáu trong sâu thẳm lòng ông.
Nhưng vì thời gian đã ngót mươi năm, cũng có lúc “Gối nhàn tạm chợp, mối phiền tạm
khuây” nên ông mới không di chuyển vợ con đi nơi khác, ông không muốn kinh động cuộc
sống bình lặng của họ - họ đâu có biết gì về cái quá khứ hãi hùng của ông. Cứ như thế, Cao
Bá Nhạ vừa day dứt vừa âm thầm hy vọng một ngày nào đó được nhà vua xuống chiếu ân xá
- hy vọng trong nỗi đau buồn thắc thỏm “thôi ngơ ngẩn sớm, lại trằn trọc khuya” mà không
thể chia sẻ cùng ai:
Mối tâm sự rối mười phần thảm,
Gánh gia tình nặng tám năm dư.
Khi ngày mong bức xá thư,
Khi đêm than bóng, khi trưa hỏi lòng.
Thế rồi, cái kết cục mà nhà thơ vẫn canh cánh lo sợ kia cũng trở thành hiện thực. Có
kẻ phát giác tố cáo, ông bị bắt, bị đày ải khắp các nhà lao ở Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh:
- Nay phó xuống Đông Thành tạm trú,
Mai truyền sang Bắc Lộ ruổi ra.
Thân sao như gánh hàng hoa,
Sớm qua chợ sớm, chiều qua chợ chiều.
- Gông ba thước ai bày nên nợ,
Cũi một gian khéo giở ra trò.
Mới qua là kẻ văn nho,
Bỗng nay đổi dạng tù đồ, bởi đâu!
cuối cùng bị tống đi biệt xứ nơi rừng thiêng nước độc. Ông bỏ xác ở đâu, gia đình,
người thân kẻ sơ chẳng bao giờ biết được. Bởi thế, cái chi tiết bình thường nhất trong tiểu sử
một con người là năm sinh, năm mất ông cũng chẳng có
(3)
.
Khi bị bắt, Cao Bá Nhạ đã viết một bản Trần tình văn bằng chữ Hán (biền văn) gửi lên
Triều đình nhà Nguyễn xin ân xá và trong những ngày bị cầm tù ông đã sáng tác một khúc
ngâm song thất lục bát là Tự tình khúc bằng chữ Nôm. Tuy tác giả của hai văn phẩm này thì
“biệt tích” trong tâm trí mọi người song chẳng hiểu vì lý do gì tác phẩm của ông vẫn may

mắn còn truyền, nguyên vẹn như một chứng tích về số phận người trí thức nghèo hèn và bất
hạnh. Chúng là những sáng tạo nghệ thuật để đời bởi vì nó dường như đã được viết bằng máu
và nước mắt của nhà thơ: “Đuôi con mắt châu sa thấm giấy/ Đầu ngón tay máu chảy pha
son”. Đó là sự hòa quyện của tài năng, cảm xúc và những câu chữ, ngôn từ đã được chắt lọc
bởi một tình yêu sự sống không cùng trong tâm khảm tác giả. Mỗi câu, mỗi chữ đều được
huy động với hàm nghĩa cao nhất chỉ vì một mục đích duy nhất là mong ước tự do, cầu xin
được sống.
Thực ra, từ trước tới nay hầu như không trừ một ai, kể cả những nhà nho, nhà dịch
thuật, khảo cứu khó tính nhất, cũng phải công nhận giá trị tuyệt bút của hai tác phẩm ấy. Đó
là điều không có gì đáng ngạc nhiên bởi Cao Bá Nhạ vẫn có tiếng là một nhà nho hay chữ, có
tài văn chương thiên bẩm, nên về mặt nghệ thuật, Tự tình khúc từng được đánh giá là “một
khúc ngâm lâm ly thống thiết nhất trong văn chương cổ điển Việt Nam” (Đái Xuân Ninh),
“Là những giọt nước mắt bi thương, là những tiếng nức nở oan tình phát tự đáy lòng tác giả.
Ai đọc cũng phải ngậm ngùi đến rơi lệ, tập thơ này đã chứng minh lực học uyên bác của tác
giả đến mực nào” (Trần Ngọc). Tuy nhiên, số phận của những sáng tác của nhà thơ xấu số họ
Cao cũng lận đận như chính chủ nhân của nó vậy. Tên tuổi và thơ văn của ông chìm khuất
theo thời gian, mãi một thế kỷ sau mới có dịp hiện diện trên văn đàn do công lao của Trần
Ngọc. Trần Ngọc đã phiên âm, hiệu khảo và in tác phẩm Tự tình khúc (Á Châu phát hành, H.
1953), đưa vào giảng dạy ở chương trình Trung học phổ thông và Chuyên khoa; Năm năm
sau, nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng, Bùi Kỷ đã dịch, hiệu khảo và cho
ra mắt cuốn Tự tình khúc và Trần tình văn (1958), trong đó tác phẩm Trần tình văn vừa được
dịch ra văn xuôi, lại vừa được dịch ra biền ngẫu. Nên nhớ, trước đó vài chục năm, với một
tuyển tập văn học có thể coi là khá uy tín như Văn đàn bảo giám (1926-1938) vậy mà cũng
không hề trích tuyển một đoạn nào của Cao Bá Nhạ. Phải chăng các nhà nho xưa đã cố tình
“lờ” đi, không muốn dính đến một nho sĩ bị luật pháp chính thống đặt ra ngoài lề? Hay phải
chăng bản thân hai văn phẩm của Cao Bá Nhạ tự chúng đã tố cáo sự tuột dốc về khí tiết của
Cao Bá Nhạ? Kể cả các dịch giả đã có công “tái sinh” cho những tác phẩm này, vào thời
điểm những năm 50 thế kỷ trước, cũng chỉ mới nhìn thấy giá trị nghệ thuật của chúng chứ đối
với nhân cách Cao Bá Nhạ thể hiện trong hai văn phẩm thì các ông đều hết lời chê trách.
Ngày nay nhìn lại, tất thảy những nhận định như thế đều chưa thật khách quan công

bằng. Người viết rơi vào cứng nhắc ở chỗ, đã khảo sát một cách cô lập và chỉ trên bề nổi
những phương diện, yếu tố khác nhau cấu thành tác phẩm của họ Cao, trong khi những
phương diện, yếu tố ấy không thể chỉ xem xét một cách đơn nhất hóa, cũng không thể lấy cái
nọ làm tiêu chí đánh giá cái kia. Có người còn nhìn nhận phiến diện các quan điểm tư tưởng
cũng như thái độ chính trị của nhà thơ trong tác phẩm mà bỏ qua hoàn toàn tiếng nói khách
quan toát lên từ phía sau những câu chữ, ngôn từ. Chẳng hạn, nhà khảo cứu Trần Ngọc khi
hiệu khảo Tự tình khúc, mặc dù hết sức ca ngợi cái hay, cái đẹp của tác phẩm vẫn buông lời
phê phán tư chất kẻ sĩ của Cao Bá Nhạ. Ông chê Cao Bá Nhạ vì quá ham sống, tha thiết xin
ân xá nên đánh mất “khí tiết của nhà nho”, lại “quá thổ lộ về thú ham sống của mình đến nỗi
đành quên cả tâm hồn nghĩa khí của họ Cao và quên cái án tru di thảm khốc xảy ra tám năm
trước”.

×