Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và khả lợi dụng hai loài coranus fuscipennis reuter và coranus spiniscutis reuter trong quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau tại vùng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.56 KB, 27 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN DUY HỒNG



NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ XÍT BẮT MỒI
VÀ KHẢ NĂNG LỢI DỤNG HAI LOÀI Coranus fuscipennis
Reuter
VÀ Coranus spiniscutis Reuter TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP

SÂU HẠI ĐẬU RAU TẠI VÙNG HÀ NỘI



Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 62.62.10.01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP








HÀ NỘI, 2012



Công trình hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Hà Quang Hùng
2. TS. Trương Xuân Lam




Phản biện 1: PGS. TS. Trần Huy Thọ
Hội Bảo vệ thực vật


Phản biện 2: PGS. TS. Hồ Thị Thu Giang
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội



Phản biện 3: GS. TSKH. Trương Quang Học
Trường Đại học Khoa học tự nhiên




Luận án sẽ bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Vào hồi giờ ngày tháng năm





Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu rau là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu được trong đời
sống hàng ngày của mỗi gia đình, cung cấp nhiều loại Vitamin giúp nâng cao sức
khỏe con người. Năm 2009 diện tích trồng rau của cả nước là 735.335 héc ta, năng
suất đạt 161,6 tạ/ha và sản lượng là 11,86 triệu tấn/năm,Cục Trồng trọt, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) Trong các loại rau có đậu rau đóng vai trò rất
quan trọng, đậu rau được gieo trồng phổ biến là đậu đũa, đậu trạch. Trên cây đậu
rau thường có nhiều loài sâu hại như: sâu đục quả, sâu cuốn lá, sâu khoang, tấn
công gây hại trực tiếp làm giảm năng suất, phẩm chất đậu rau. Để bảo vệ sản xuất
nông dân chủ yếu áp dụng biện pháp hoá học, trong một vụ đậu rau nông dân phun
thuốc từ 8-10 lần, chi phí bảo vệ thực vật tăng 3 lần; nguồn cung cấp thức ăn cho

các loài côn trùng bắt mồi ngày càng bị thu hẹp. Các loài bọ xít bắt mồi là những
loài thiên địch quan trọng, nhưng nghiên cứu thiên địch nói chung, bọ xít bắt mồi
trên cây đậu rau ít được quan tâm. Để giải quyết vấn đề cấp bách trên, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và khả lợi
dụng hai loài Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong
quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau tại vùng Hà Nội".
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định thành phần loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau, góp phần bổ sung
vào danh mục các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ở Việt Nam.
- Bổ sung những dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái
học, vai trò của hai loài bọ xít bắt mồi (Coranus fuscipennis Reuter và Coranus
spiniscutis Reuter) trong hệ sinh thái trồng đậu rau, giúp người trồng rau có nhận
thức về chúng một cách hợp lý.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất phương pháp nhân nuôi hai loài bọ xít bắt mồi phổ biến Coranus
fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter nhằm sử dụng chúng trong phòng
chống sâu hại chính trên cây đậu rau ở Hà Nội.
2

- Xác định mối quan hệ giữa các loài bọ xít bắt mồi phổ biến và vật mồi
của chúng trên cây đậu rau, giúp người trồng rau nhận biết vai trò của hai loài bọ
xít bắt mồi.
- Cung cấp tài liệu khoa học cho nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ở
địa phương nhận biết, bảo vệ và lợi dụng các loài bọ xít bắt mồi để phòng chống
sâu hại đậu rau trong quá trình sản xuất rau an toàn.
3. Mục đích và yêu cầu của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở xác định thành phần loài bọ xít bắt mồi (BXBM) thuộc bộ
Heteroptera trên cây đậu rau, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai

loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter, đề
xuất khả năng bảo vệ, lợi dụng chúng trong quản lý tổng hợp sâu hại chủ yếu (bộ
cánh vảy Lepidoptera) trên đậu rau, góp phần sản xuất đậu rau an toàn và bảo vệ
môi trường.
3.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được thành phần loài của các loài bọ xít bắt mồi (BXBM ) thuộc
bộ Heteroptera trên cây đậu rau tại Hà Nội.
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài
BXBM phổ biến Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter và vai
trò của chúng trong việc điều hoà số lượng sâu hại chính thuộc bộ Lepidoptera trên
cây đậu rau.
- Có kết quả điều tra diễn biến mật độ của Coranus fuscipennis Reuter và
Coranus spiniscutis Reuter và vật mồi của chúng (sâu hại chủ yếu thuộc bộ
Lepidoptera) trên cây đậu rau dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ
gieo trồng, số lần phun thuốc và trồng rau trong nhà lưới) tại Hà Nội.
- Đề xuất được phương pháp nhân nuôi, bảo vệ, lợi dụng hai loài BXBM
Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong quản lý tổng hợp
sâu hại chủ yếu trên cây đậu rau.

3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những loài bọ xít bắt mồi thuộc bộ Heteroptera
- Các loài sâu hại chủ yếu thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera là vật mồi của bọ
xít bắt mồi (BXBM).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra, thu thập xác định thành phần loài, mức độ phổ biến, tần suất
xuất hiện, vị trí số lượng của các loài bọ xít bắt mồi thuộc bộ Heteroptera trên
cây đậu rau.

- Xác định đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, vai trò của hai loài bọ xít
bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter, mối quan hệ
giữa loài BXBM phổ biến với vật mồi của chúng (sâu hại chủ yếu thuộc bộ
Lepidoptera) trên cây đậu rau dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái.
- Đề xuất phương pháp nhân nuôi và lợi dụng hai loài bọ xít bắt mồi phổ biến
phòng chống một số loài sâu chính hại đậu rau trong điều kiện thực nghiệm.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối đầy đủ về thành phần loài
bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ở vùng Hà Nội và ghi nhận mới hai loài cho khu hệ
bọ xít thuộc họ Miridae ở Việt Nam gồm: Campylomma chinensis Schuh và loài
Proboscidocoris varicornis Jakovlev, ghi nhận mới một loài Deraeocoris
punctulatus Fallen vào danh mục bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ở vùng nghiên cứu
- Cung cấp một số dẫn liệu mới về đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai
loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter
thuộc họ Reduviidae.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 125 trang không kể phần tài liệu tham khảo và
phụ lục gồm: 3 chương và 2 phần (Mở đầu và Kết luận và đề nghị) với 22 bảng, 23
hình. Có 89 tài liệu tham khảo (trong đó 43 tài liệu tiếng Việt, 46 tài liệu tiếng Anh)
được sử dụng.

4

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Số lượng cá thể của những loài côn trùng bắt mồi trong tự nhiên là tài nguyên
vô giá, chúng có vai trò hạn chế tối đa số lượng sâu hại. Trong những loài thiên
địch của sâu hại đậu rau có nhóm bọ xít bắt mồi giữ vai trò quan trọng. Sự tăng

nhanh về mức độ, phạm vi gây hại gắn liền với việc lạm dụng thuốc hóa học gây
ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng. Sử dụng biện pháp sinh
học thay thế thuốc hoá học trừ sâu là then chốt, trong đó bảo vệ, duy trì, lợi dụng
và nhân nuôi thả các loài thiên địch ra ngoài đồng ruộng. Việt Nam đã có thành
công trong nghiên cứu và nhân thả một số loài côn trùng bắt mồi phòng trừ sâu hại
như: Orius sauteri phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột, Cantheconidea furcellata phòng
trừ sâu hại trên cây bông đay. Nghiên cứu và lợi dụng Sycanus falleni và Sycanus
croceovittatus phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây bông và đậu tương. Gần
đây đậu rau thường xuyên bị sâu hại tấn công gây nên những tổn thất nặng nề cho
nông dân. Biện pháp phổ biến để trừ sâu hại là sử dụng thuốc hóa học từ 8-10
lần/vụ đậu rau, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, tiêu diệt côn trùng có
ích trên đồng ruộng. Biện pháp bảo vệ cây đậu rau nhưng giảm sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, hiệu quả cao đó là biện pháp sinh học, đặc biệt nghiên cứu bọ xít bắt
mồi trên cây đậu rau ở Hà Nội là rất cần thiết, góp phần duy trì tính đa dạng sinh
học, cân bằng sinh thái, giảm thiểu số lần phun thuốc hóa học góp phần tạo ra sản
phẩm đậu rau an toàn.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài bọ xít bắt
mồi (BXBM), điển hình là nghiên cứu của Distant (1904, 1910) đã mô tả và phân
loại hình thái 422 loài. Price (1975) ở Trung Quốc cho đến năm 1971 đã phát hiện
được 820 loài côn trùng bắt mồi trong đó có gần 200 loài thuộc nhóm BXBM.
Vennison et al., (1990) trong điều kiện nhiệt độ 30 - 35
o
C, ẩm độ 75 - 85% với vật
5

mồi là loài sâu xanh Helicoverpa armigera, nghiên cứu Coranus spiniscutis Reuter
cho thấy khi 1 con cái được ghép đôi với 3 đến 4 con đực khác tuổi có thời gian đẻ
trứng ngắn hơn so với thời gian đẻ trứng của một con cái được ghép đôi với một

con đực cùng tuổi nhưng thời gian phát dục của trứng và thiếu trùng lại dài ngày
hơn. Javadi et al., (2005) với thức ăn là Chilo suppressalis ở điều kiện nhiệt độ
23,18 ± 1
o
C, ẩm độ 92,57 ± 2% cho biết 1 con cái của loài Andrallus spinidens đẻ
241,66 ± 30,40 quả trứng. Rao et al.,(2006) xác định được thời gian phát dục của
trứng A.spinidens là 5,8 ngày; thiếu trùng tuổi 2 đến 5 tương ứng là 3,2, 4,4, 4,2
và 4,6 ngày, vòng đời là 24,2 ngày. Singh et al.,(1989), khi nuôi A.spinidens bằng
thức ăn là sâu non loài Rivula sp. trên đậu tương, tuổi 2 và 3 ăn trung bình là 1,13
và 1,86 con/ngày, tuổi 4 và 5 là 2,26 và 7,06 con/ngày, 1 cặp trưởng thành trung
bình ăn 11,42 ấu trùng/ngày trong thời gian đẻ trứng. Hideo Uematse (2006) nuôi
theo nhóm 10 thiếu trùng BXNVT/hộp nuôi trung bình ăn 4 - 8 sâu non sâu khoang
từ tuổi 3 đến tuổi 5 (tương ứng với trọng lượng thức ăn là 450 - 550 mg/ngày).
Jafar Mohaghegh et al.,(2007) Andrallus spinidens cả thiếu trùng và trưởng thành
đều ăn sâu non của nhiều loài sâu bộ cánh vảy: Naranga aenescens, Helicoverpa
armigera và Chilo suppressalis trên nhiều loại cây trồng khác nhau ở phía Bắc Iran.
Gupta et al., (2004) trưởng thành và thiếu trùng A.spinidens giơ vòi tiêm enzim vào
cơ thể ấu trùng tuổi 3 loài Z. bicolorata thời gian18 - 24 giây làm con mồi tê liệt và
chết từ từ. Khoo (1990) sử dụng thành công Sycanus collaris nhân nuôi trong
phòng để phòng chống sâu hại trên rau, đậu tương và ngô: thả từ 70-90 cá thể bọ xít
bắt mồi/500m
2
có thể kìm hãm được mật độ của một số loài sâu hại trên rau. David
et al., (2006) vai trò đấu tranh sinh học của các loài xít bắt mồi phải kể đến các
loài thuộc giống Coranus và Sycanus trên đậu tương và bông. Iman K.,(1986) đã
nhận xét nhiều loại thuốc (Fenvalerate, Permethrin, Cypermethrin, Deltamethrin,
Diethquinalphion, Azinphosmethyl, Methomyl) có độ độc cao đối với thiên địch
đặc biệt là côn trùng ký sinh.
1.2.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi đã được

thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, những nghiên cứu có tính chất hệ

6

thống về nhóm bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ít được quan tâm. Ủy ban khoa
học Nhà nước (1981) điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam năm 1981 thu
thập được 81 loài BXBM thuộc 6 họ trên các cây trồng, trong đó đã xác định
được tên 53 loài còn 28 loài chưa xác định được tên. Họ Reduviidae có số loài
nhiều nhất (71 loài), họ Pentatomidae có 6 loài, họ Pyrhocoridae có 1 loài, họ
Miridae có 1 loài, họ Lygaeidae có 1 loài và họ Hydrometridae có 1 loài. Theo
Phạm Văn Lầm (1997) trong 40 loài côn trùng bắt mồi (thuộc 6 họ) của sâu hại
cây lúa ở Hà Nội và vùng phụ cận, nhóm BXBM có 9 loài (chiếm 22,5%). Trong
đó họ Reduviidae có 3 loài, họ Pentatomidae có 2 loài; họ Miridae, họ Nabidae,
họ Pyrrhocoridae và họ Lygaeidae mỗi họ có 1 loài. Đặng Đức Khương (2005)
xác định có 19 loài bọ xít đỏ (Pyrrhocoridae - Heteroptera) thuộc 10 giống ở nước ta,
trong đó bổ sung thêm 7 loài và 3 giống cho khu hệ côn trùng ở Việt Nam; họ
Pyrrhocoridae chỉ có 2 phân họ là Larginae và Pyrrhocoridae.Truong Xuan Lam
et al.,(2006) loài mới Epidatus bachmanensis Truong, Zhao & Cai được mô tả
vẻ ngoài của lưng, đầu và mảnh lưng trước, bộ phận sinh dục đực và những đặc
điểm hình thái đặc trưng của những loài mới này được minh hoạ bằng hình ảnh.
Mai Phú Quý và ctv (2008) cơ sở dữ liệu của 7 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ phụ
Asopinae được công bố và ghi nhận ở Việt Nam. Đặng Đức Khương và ctv
(2008) thành phần loài họ bọ xít bắt mồi của bộ Cánh khác ở vườn quốc gia
Xuân Sơn (Phú Thọ) có 127 loài bọ xít thuộc 73 giống của 9 họ, trong đó các loài
BXBM thuộc họ Reduviidae có 28 loài, 15 giống chiếm 22% tổng số loài bọ xít đã
giám định. Vũ Quang Côn và ctv (1994) nuôi loài bọ xít hoa bắt mồi trong điều
kiện nhiệt độ từ 26,1 – 29,4
o
C, ẩm độ từ 72 - 85% cho thấy vòng đời của loài bọ
xít này từ 22 – 31 ngày; trưởng thành cái đẻ 1 - 9 ổ trứng, trung bình đẻ được

175,4 quả trứng; mỗi cá thể bọ xít ở các tuổi có thể ăn tới 37,09 con sâu khoang,
trung bình ăn hết từ 2 - 3 con sâu/ngày. Trương Xuân Lam (2002a) nuôi sinh học
A.spinidens ở điều kiện nhiệt độ 28,5 - 30
o
C, ẩm độ 79 - 82%: số trứng trung
bình của 1 con cái đẻ là 397,58 ± 12,92 quả, số ổ trứng trung bình/con cái là
4,18 ± 0,10 ổ, số trứng trung bình của 1 ổ là 96,91 ± 4,63 quả trứng. Ở nhiệt độ
28
o
C, ẩm độ 73% sức sinh sản của Andrallus spinidens cao nhất, trung bình
7

345,83 quả trứng/cặp. Hà Quang Hùng và ctv (2002) Orius sauteri nuôi trên
trứng ngài gạo ở 25
o
C là 21,1 ngày, khả năng sinh sản 80 quả trứng; trên ký chủ
bọ trĩ vòng đời là 19,9 ngày, khả năng sinh sản 81,5 quả trứng; ở 30
o
C khi nuôi
trên trứng ngài gạo là 17,4 ngày, khả năng sinh sản 69,25 quả trứng và trên bọ trĩ
vòng đời là 16,6 ngày, khả năng sinh sản 78,87 quả trứng. Nguyễn Thị Thanh và
ctv (2011) khi nhiệt độ, ẩm độ tăng lên 31
o
C, 82%, hoặc giảm xuống 25
o
C, 75%
sức sinh sản của Andrallus spinidens giảm (274,00±6,21 và 299,00±6,56 quả
trứng/cặp. Yorn Try và Hà Quang Hùng (2003) đã xác định 14 loài thiên địch
của loài bọ trĩ Thrips palmi, trong đó loài Orius sauteri là loài thiên địch có ý
nghĩa trong điều hòa số lượng quần thể bọ trĩ Thrips palmi. Hà Thanh Hương và

ctv (2005) khả năng ăn trung bình của một đời bọ xít bắt mồi Xylocoris flavipes
đối với pha trứng của mọt bột đỏ T. castaneum ở 30
o
C (6,86 trứng/ngày, tổng số
trung bình 446,20 trứng/đời) cao hơn so với ở 25
o
C (5,66 trứng/ngày, tổng số
trung bình 368,2 trứng/đời. Dương Minh Tú và ctv (2005) hiệu quả phòng trừ
bằng bọ xít bắt mồi (X. flavipes) đạt cao nhất ở công thức thả 30 bọ xít trưởng
thành với mọt gạo là 42,48%, với mọt đục hạt nhỏ là 44,57% tại thời điểm 60
ngày sau khi thả bọ xít. Bốn loại thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng đến sức
sống và sinh sản Andrallus spinidens. Nguyễn Thị Thanh và ctv (2011) Thuốc
Antaphos 25 EC phun 1 lần gây chết 86,24%, thuốc thảo mộc (bột cây hoa cúc)
gây chết 35,46%, thuốc trừ bệnh Xanthomix 20WP gây chết 21,82% và thuốc trừ
cỏ Sunrice 15 WDG gây chết 18,17% số cá thể so với đối chứng.
Chương 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm và điều tra được tiến hành trên hệ sinh thái trồng đậu
rau tại vùng Hà Nội. Các nghiên cứu sinh học, sinh thái của hai loài bọ xít bắt mồi
Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter được tiến hành tại
8

Phòng Sinh thái côn trùng, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, Phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến 2011

2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
Một số loài sâu hại và sâu non ngài gạo (trứng ngài gạo được lấy trực tiếp từ
phòng nhân nuôi côn trùng thí nghiệm hàng loạt của Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật) là vật mồi của bọ xít bắt mồi.
2.2.2. Dụng cụ nghiên cứu
Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong sản xuất đậu rau. Các
loại hoá chất, chất độc giết và bảo quản côn trùng. Các loại vải, giấy, bông Các loại
dụng cụ điều tra và thực nghiệm nuôi bọ xít trong phòng thí nghiệm.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài của các loài bọ xít bắt mồi (BXBM ) thuộc bộ
Heteroptera trên cây đậu rau tại Hà Nội.
- Xác định đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài BXBM
phổ biến Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter và vai trò
của chúng trong việc điều hoà số lượng sâu hại chính thuộc bộ Lepidoptera trên
cây đậu rau.
- Điều tra diễn biến mật độ của Coranus fuscipennis Reuter và Coranus
spiniscutis Reuter và vật mồi của chúng (sâu hại chủ yếu thuộc bộ Lepidoptera)
trên cây đậu rau dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ gieo trồng, số
lần phun thuốc và trồng rau trong nhà lưới) tại Hà Nội.
- Bước đầu đề xuất phương pháp nhân nuôi, bảo vệ, lợi dụng hai loài BXBM
Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong quản lý tổng hợp
sâu hại chủ yếu trên cây đậu rau.


9


2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng

Phương pháp được sử dụng nghiên cứu là những phương pháp thường quy
trong việc nghiên cứu côn trùng: điều tra thành phần loài, diễn biến mật độ bọ xít
bắt mồi (BXBM), sâu hại bộ cánh vảy; phương pháp thí nghiệm ảnh hưởng của
thuốc, thực nghiệm sử dụng bọ xít bắt mồi C. fuscipennis phòng trừ sâu hại đậu rau
của Ủy ban khoa học Nhà nước (1981), Bùi Tuấn Việt (1993), Viện BVTV (1997,
2000), Hồ Khắc Tín (1992).
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ bắt mồi được tiến
hành ở điều kiện phòng thí nghiệm theo phương pháp chung nghiên cứu đặc điểm
sinh vật học côn trùng (Pielow, 1977; Phạm Bình Quyền, 1994).
2.4.3. Phương pháp làm mẫu vật, bảo quản và định loại
Mẫu vật trưởng thành bọ xít bắt mồi được làm tiêu bản và bảo quản trong các
hộp gỗ kín để ở nơi khô ráo và thoáng mát. Thiếu trùng, trứng và xác lột bảo quản
trong các ống nghiệm, lọ nút mài hoặc lọ thuỷ tinh cồn 70%. Tiến hành định tên
dựa theo các tài liệu: China, Miller (1955), Distant (1904, 1910), Murugan (1995);
Li Yongxi et al.,(1988). dưới sự giúp đỡ của GS.TS Hà Quang Hùng, TS Trương
Xuân Lam (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), TS Ishikawa T.(Đại học Nông
nghiệp Tokyo, Nhật Bản).
2.4.4. Phương pháp tính toán xử lý số liệu
Số liệu được xử lý, phân tích và tính toán trên máy tính theo các phương
pháp toán học được ứng dụng trong sinh học của Võ Hưng (1983), Nguyễn Đình
Khoa (1975), Pielow (1977), chương trình thống kê sinh học SPSS 9.0 và
IRRISTART 4.0 trong Windows 2000.

10

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần các loài bọ xít bắt mồi trên sinh quần đồng ruộng
3.1.1. Thành phần các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau

Điều tra tại các vùng trồng đậu rau ở Hà Nội trong các năm từ 2009 đến 2011, chúng
tôi đã xác định được 29 loài của nhóm bọ xít bắt mồi thuộc bộ Heteroptera (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Thành phần các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau tại vùng Hà
Nội, năm 2009-2011
Số
thứ
tự
Tên loài Họ
Tỷ lệ
bắt gặp
(%)
Mức độ
phổ biến
Vật mồi
1.

Andrallus spinidens
Fabricius
Pentatomidae

45 ++
Sâu non sâu khoang, sâu
đo xanh
2.

Eocanthecona concinna
Walker
Pentatomidea

15 +

Sâu non sâu khoang, sâu
cuốn lá, sâu đo xanh
3.

Eocanthecona furcellata


Wolff
Pentatomidea

45 ++
Sâu non sâu khoang, sâu
cuốn lá, sâu đo xanh
4.

Ethesina fullo Thunberg Pentatomidea

15 +
Sâu non sâu khoang,
sâu đo xanh
5.

Zicrona caerulea
Linnaeus
Pentatomidea

2,5 +
Sâu non sâu khoang, sâu
cuốn lá, sâu đo xanh
6.


Amphiareus obscuriceps
Hiura
Anthocoridae

5 + Bọ trĩ T.palmi
7.
Bilia sp.
Anthocoridae
5
+
Bọ trĩ T.palmi
8.
Kitocoris omura Herring
Anthocoridae
10
+
Bọ trĩ T.palmi
9.

Orius minutus
Linnaeus
Anthocoridae

40 ++ Bọ trĩ T.palmi
10.
Orius sauteri Poppius
Anthocoridae
55
++

Bọ trĩ T.palmi
11.
Orius similis Zheng
Anthocoridae
15
+
Bọ trĩ T.palmi
12.

Cyrtorhinus lividipennis
Reuter
Miridae 20 +
Rệp rau, Trứng rầy non
Rầy xám
13.

Deraeocoris punctulatus
Fallen
Miridae 15 +
Sâu non sâu khoang, sâu
cuốn lá, sâu đo xanh
11

Số
thứ
tự
Tên loài Họ
Tỷ lệ
bắt gặp
(%)

Mức độ
phổ biến
Vật mồi
14.

Campylomma chinnensis
Schuh
Miridae 10 + Bọ trĩ T.palmi
15.

Proboscidocoris
varicornis Jakovlev
Miridae 2,5 + Bọ trĩ T.palmi
16.
Lygus saundersi Reuter
Miridae
10
+
Bọ trĩ T.palmi
17.

Geocoris proteus Distant Lygaeidae 25 +
Bọ trĩ T.palmi, rệp rau,
rầy non rầy xanh
18.
Geocoris sp.
Lygaeidae
5
+
Bọ trĩ T.palmi, rệp rau

19.

Horridipamera
inconspicua Dallas
Lygaeidae 45 ++ Bọ trĩ. T.palmi
20.
Horridipamera sp.
Lygaeidae
45
++
Bọ trĩ. T.palmi
21.

Nabis capsiformis
Germar
Nabidae 15 +
Rệp rau, Rầy non rầy
xanh
22.

Biasticus sp. Reduviidae 15 +
Sâu non sâu khoang, sâu
đo xanh
23.

Coranus spiniscutis
Reuter
Reduviidae 45 ++
Sâu non sâu khoang, sâu
đo xanh

24.

Coranus fuscipennis
Reuter
Reduviidae 65 +++

Sâu non sâu khoang, sâu
cuốn lá, sâu đo xanh
25.

Polididus peramatus
Uhler
Reduviidae 5 +
Sâu non sâu khoang, sâu
cuốn lá, sâu đo xanh
26.

Polytoxus sp. Reduviidae 2,5 +
Sâu non sâu khoang, sâu
cuốn lá, sâu đo xanh
27.

Polididus sp. Reduviidae 5 +
Sâu non sâu khoang, sâu
cuốn lá, sâu đo xanh
28.

Sycannus croceovittatus
Dohrn
Reduviidae 45 ++

Sâu non sâu khoang, sâu
cuốn lá, sâu đo xanh
29.

Sycanus falleni Stal Reduviidae 5 +
Sâu non sâu khoang, sâu
đo xanh
Ghi chú: + : ít phổ biến Tỷ lệ bắt gặp < 35 %
++ : phổ biến Tỷ lệ bắt gặp 35 - 60 %
+++ : rất phổ biến Tỷ lệ bắt gặp > 60 %
12

Qua điều tra thu thập bọ xít bắt mồi trên các cây đậu rau đã xác định được
29 loài BXBM thuộc 6 họ; trong đó họ Reduviidae có số loài nhiều nhất: 8 loài
(chiếm 27,59 %), họ Anthocoridae có 6 loài (chiếm 20,69 %), họ Pentatomidae
có 5 loài (chiếm 17,24%), họ Miridae có 5 loài (chiếm 17,24 %), họ Lygaeide có
4 loài (chiếm 13,79 %) và ít nhất là họ Nabidae có 1 loài (chiếm 3,45%). Trong
29 loài bọ xít bắt mồi thu được trên cây đậu rau, ghi nhận mới hai loài cho khu hệ
bọ xít họ Miridae ở Việt Nam gồm: Campylomma chinensis Schuh và loài
Proboscidocoris varicornis Jakovlev, ghi nhận mới một loài Deraeocoris
punctulatus Fallen vào danh mục bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ở vùng nghiên
cứu, được ghi nhận lần đầu tiên trên các cây đậu rau ở Việt Nam.
3.1.2. Tỷ lệ bắt gặp các loài thuộc nhóm bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau và trên
một số cây trồng khác
Tỷ lệ bắt gặp (%) các loài thuộc nhóm bọ xít bắt mồi trên cây đậu tương cao
nhất (30,25%), đến cây ngô (26,89%), cây đậu rau (chiếm 23,53 %) và thấp nhất
trên cây rau họ hoa thập tự (chiếm 19,33%). Trên cây đậu rau tỷ lệ bắt gặp ở 4
cây trồng và 2 cây trồng là 5,88% và 5,13%; trên cây rau họ thập tự tỷ lệ bắt gặp
ở 4 cây trồng và 2 cây trồng là 10,08% và 9,24%. Tỷ lệ loài chỉ bắt gặp ở 1 cây
trồng trên cây đậu rau 2,52% (3 loài), trên cây ngô 4,20% (5 loài) và trên cây

đậu tương 7,56% (9 loài) và không ghi nhận được loài nào chỉ có trên rau họ hoa
thập tự.
3.1.3. Mức độ phổ biến của các loài thuộc nhóm bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau
tại điểm nghiên cứu
Trong 8 loài bọ xít bắt mồi, loài Coranus fuscipennis Reuter có tỷ lệ cá thể
chiếm cao nhất (26,51%) và tỷ lệ bắt gặp (65%), tiếp theo loài Orius sauteri
Poppius có tỷ lệ cá thể chiếm 16,87% và tỷ lệ bắt gặp (55%) và thấp nhất loài
Eocanthecona furcellata

Wolff, Horridipamera inconspicua Dallas, Horridipamera
sp. và loài Sycannus croceovittatus Dohrn
3.2. Đặc điểm hình thái của hai loài bọ xít thuộc giống Coranus
3.2.1. Đặc điểm hình thái của loài Coranus fuscipennis Reuter
3.2.1.1. Pha trứng
Chiều dài của trứng biến động từ 1 - 1,4 mm (trung bình 1,15± 0,02 mm),
chiều rộng trứng biến động từ 0,2 - 0,4 mm (trung bình 3,8 ± 0,01 mm).
13

3.2.1.2. Pha thiếu trùng
Bảng 3.3. Kích thước của trứng và các tuổi thiếu trùng

loài Coranus fuscipennis
Các pha
Kích thước của trứng và các tuổi thiếu trùng (mm)
Chiều dài Chiều rộng Chiều rộng ngực
Biến
động
Trung
bình
Biến

động
Trung
bình
Biến
động
Trung
bình
Trứng(N=165)
1 -1,4
1,2±0,02
0,2-0, 4
0,38±0,01
- -
Thiếu trùng
tuổi 1(N=65)
1 - 2
1,79±0,01
0,4- 0,6
0,5±0,01
0,3- 0,4
0,31±0,01
Thiếu trùng

tuổi 2 (N=55)
2 - 3
2,54±0,02
0,6- 0,8
0,72±0,01
0,4- 0,6
0,50±0,01

Thiếu trùng
tuổi 3 (N=45)
2 - 4
3,02±0,02
0,8- 1,1
0,91±0,01
0,5- 0.8
0,58±0,02
Thiếu trùng
tuổi 4 (N=35)
4 - 6
5,16±0,09
1,5 - 2
1,62±0,01
0,6- 0,9
0,74±0,03
Thiếu trùng
tuổi 5 (N=35)
6 - 8
7,04±0,18
1,5 - 3
2,15±0,03
0,9- 1,7
1,25±0,04
3.2.1.3. Pha trưởng thành
Trưởng thành cái có chiều dài cơ thể 12,2 - 15,4 mm. Cơ thể thuôn dài, có
màu nâu đen, gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Đầu rất dài, thon và mảnh, gồm có
râu đầu, vòi và mắt. Phần đầu dài 3,1 - 4,1mm ; phần ngực rộng 3,8 - 4,3mm, dài
3,2 - 4,1mm; phần bụng rộng nhất 3,1 - 5,1 mm; chiều dài cánh ngoài 8,1 -
10,1mm.

3.2.2. Đặc điểm hình thái của loài Coranus spiniscutis Reuter
3.2.2.1. Pha trứng
Chiều dài của trứng biến động từ 1,3 – 1,6 mm và trung bình 1,46 ± 0,03 mm. Chiều
rộng trứng từ 0,4 - 0,6 mm và trung bình 0,57 ± 0,03 mm (bảng 3.5).
14

3.2.2.2. Pha thiếu trùng
Bảng 3.5. Kích thước của trứng và các tuổi thiếu trùng
loài Coranus spiniscutis Reuter
Các pha
Kích thước của trứng và các tuổi thiếu trùng (mm)
Chiều dài Chiều rộng Chiều rộng ngực
Biến
động
Trung
bình
Biến
động
Trung
bình
Biến
động
Trung
bình
Trứng
(N=55)
1,3 -1,6
1,46±0,02
0,4 -0,6
0,57±0,01

- -
Tuổi 1 (N=53)
1,5 -2,2
1,9±0,04
0,5 -0,7
0,55±0,01
0,3- 0,5
0,35±0,02
Tuổi 2 (N=45)
2,3- 3,6
2,7 ±0,05
0,7 -0,9
0,79±0,03
0,4- 0,6
0,52±0,01
Tuổi 3 (N=37)
3,2- 4,7
3,4 ±0,05
0,8 -1,2
0,9 ±0,05
0,5- 0,8
0,68±0,02
Tuổi 4 (N=37)
4,3- 6,5
5,6 ±0,09
1,5 -2,2
1,8 ±0,01
0,6 -1
0,84 ±0,05
Tuổi 5 (N=33)

6,5- 8,5
7,7 ±0,18
1,7 - 3
2,3 ±0,03
0,9- 1,8
1,4 ±0,06
3.2.2.3. Pha trưởng thành
Trưởng thành cái có chiều dài cơ thể từ 15,3 - 17,6mm. Cơ thể thuôn dài, có
màu nâu đen, gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Đầu rất dài, thon và mảnh, gồm có
râu đầu, vòi và mắt. Phần đầu dài 3,3 - 4,3mm; phần ngực rộng nhất 4,0 - 4,7mm,
dài 3,5 - 4,3mm; phần bụng rộng nhất 4,9 - 6,9mm; chiều dài cánh ngoài 8,9 -
10,7mm.
3.3. Đặc điểm sinh học của hai loài bọ xít bắt mồi thuộc giống Coranus
3.3.1. Đặc điểm sinh học của loài Coranus fuscipennis Reuter, 1881
3.3.1.1. Pha trứng
Trong điều kiện nhiệt độ: 26,1 - 30,8
o
C; ẩm độ: 75,6 - 80,5%, thời gian phát
dục của trứng trung bình 6,06 ± 0,52 ngày, tỷ lệ nở của trứng 87,31 ± 6,55%. Trong
điều kiện nhiệt độ: 30
o
C; ẩm độ: 75% thời gian phát dục của trứng 5,05 ± 0,21
ngày và tỷ lệ nở của trứng 76,68 ± 4,13%.
3.3.1.2. Pha thiếu trùng
Với thức ăn là sâu non bộ cánh vảy ở tuổi nhỏ nuôi trong phòng thí nghiệm. Ở
điều kiện nhiệt độ: 26,1 - 30,8
o
C; ẩm độ: 75,6 - 80,5% thời gian phát dục thấp nhất
ở tuổi 1, 2 và cao nhất tuổi 5. Thời gian phát dục trung bình ở 5 tuổi tương ứng là
15


5,42 ± 0,45, 5,60 ± 0,47, 6,03 ± 0,62, 6,63 ± 0,87 và 8,18 ± 0,86 ngày; cả giai đoạn
thiếu trùng là 31,86 ± 2,63 ngày. Ở kiện nuôi nhiệt độ: 26,1 - 30,8
o
C; ẩm độ: 75,6 -
80,5%, thời gian phát dục trung bình ở 5 tuổi tương ứng là 4,91 ± 0,32, 5,36 ± 0,41,
5,51 ± 0,45, 6,44 ± 0,56, và 7,95 ± 0,68 ngày; cả giai đoạn thiếu trùng là 30,17 ± 1,65
ngày (thấp hơn gần 2 ngày so với nuôi nhiệt độ: 26,1 - 30,8
o
C; ẩm độ: 75,6 -
80,5%).
Khả năng ăn mồi của thiếu trùng tuổi 2 - 5 cao nhất đối với vật mồi sâu
xanh, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng, ăn thấp nhất sâu non C. cephalonica. Cả giai
đoạn thiếu trùng loài C. fuscipennis từ tuổi 2 đến tuổi 5 có khả năng ăn trung bình
sâu non C. cephalonica (tuổi 1,2,3) 5,91 ± 0,25 con/ngày, Anomis flava (tuổi 1,2)
8,37 ± 0,48 con/ngày, Helicoverpa armigera (tuổi 1,2) 12,1 ± 0,61 con/ngày,
Spodoptera litura (tuổi 1,2) 7,95 ± 0,41 con/ngày, Pieris rapae (tuổi 1,2) 13,91 ±
0,65 con/ngày, Plutella xylostella (tuổi 1,2,3) 12,07 ± 1,23 con/ngày, Omiodes
indicata (tuổi 1,2,3) 7,96 ± 0,36 con/ngày và Maruca vitrata (tuổi 1,2,3) 4,99 ±
0,21 con/ngày.
3.3.1.3. Pha trưởng thành.
Trong điều kiện nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau, ở điều kiện nhiệt độ:
26,1 - 30,8
o
C; ẩm độ: 75,6 - 80,5% thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành cái
trung bình 7,23 ± 0,58 ngày, một trưởng thành cái có khả năng đẻ 92,80 ± 5,72 quả
trứng. Thời gian sống của trưởng thành cái 95,67 ± 8,74 ngày so với trưởng thành
đực 63,07 ± 5,28 ngày. Ở điều kiện nhiệt độ: 30
o
C; ẩm độ: 75% thời gian tiền đẻ

trứng của trưởng thành cái 6,06 ± 0,35 ngày (ngắn hơn ở nhiệt độ: 26,1 - 30,8
o
C;
ẩm độ: 75,6 - 80,5%). Số lượng trứng đẻ của mỗi trưởng thành cái trung bình 80,12
± 4,29 quả trứng. Thời gian sống của trưởng thành cái 70,64 ± 3,34 ngày so với
trưởng thành đực sống 33,15 ± 3,11 ngày.
Trưởng thành cái loài C. fuscipennis ăn vật mồi là sâu non Corcyra cephalonica
(tuổi 1, 2,) 1,63 ± 0,23 con/ngày, Spodoptera litura (tuổi 1, 2, 3) 3,57 ± 0,58 con/ngày,
Helicoverpa armigera (tuổi 1, 2, 3) 4,34 ± 0,34 con/ngày, Plutella xylostella (tuổi 1, 2,
3) 2,50 ± 1,18 con/ngày, Omiodes indicata (tuổi 1, 2, 3) 2,30 ± 0,65 con/ngày và
Maruca vitrata (tuổi 1, 2, 3) 1,49±0,26 con/ngày. Các dẫn liệu nghiên cứu về đặc điểm
16

sinh học của loài Coranus fuscipennis Reuter là dẫn liệu đầu tiên ở Việt Nam. So sánh
với nghiên cứu của Vennison et al., (1990) trong điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ
30 - 35
o
C, ẩm độ 75 - 85% với vật mồi loài Helicoverpa armigera cho thấy một trưởng
thành cái C. fuscipennis có khả năng tiêu thụ một ngày từ 1-2 cá thể Helicoverpa
armigera cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu kể trên.
3.3.1.4. Vòng đời của loài Coranus fuscipennis
Bảng 3.10. Vòng đời của loài C.
fuscipennis
(Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010)
Các chỉ tiêu
theo dõi
Thời gian phát dục (ngày)
Nhiệt độ 26,1 - 30,8
o
C

Ẩm độ 75,6 - 80,5%
Nhiệt độ

30
o
C

Ẩm độ 75%
Trứng
6,04 ± 0,52
5,05 ± 0,21
Thiếu trùng
Tuổi 1
5,42±0,45
4,91
±
0,32
Tuổi 2
5,60±0,47
5,36
±
0,41
Tuổi 3
6,03±0,62
5,51±0,45
Tuổi 4
6,63±0,87
6,44
±
0,56

Tuổi 5
8,18±0,86
7,95±0,68
Cả pha thiếu trùng
31,86±2,63
30,17±1,65
Tiền đẻ trứng
7,23 ± 0,58
6,06 ± 0,35
Vòng đời
45,13 ± 3,73
41,28 ± 2,21
(Thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2010)
3.3.2. Đặc điểm sinh học của loài Coranus spiniscutis Reuter, 1881
3.3.2.1. Pha trứng
Thời gian phát dục của trứng loài Coranus spiniscutis trung bình 8,19 ±
0,42 ngày), tỷ lệ nở của trứng 85,43 ± 5,23% (nhiệt độ: 26,1 - 30,8
o
C; ẩm độ:
75,6 - 80,5%); thời gian phát dục của trứng 7,62 ± 0,31 ngày và tỷ lệ nở của trứng
88,67 ± 5,62 (nhiệt độ: 30
o
C; ẩm độ: 75%). So với loài Coranus fuscipennis thời
gian phát dục của trứng của loài Coranus spiniscutis dài hơn (8,19 ± 0,42 ngày và
7,62 ± 0,31), tỷ lệ nở của trứng của hai loài này tương đương nhau ở cả hai điều
kiện nhiệt độ.
17

3.3.2.2. Pha thiếu trùng
Ở điều kiện nhiệt độ: 26,1 - 30,8

o
C; ẩm độ: 75,6 - 80,5% thời gian phát
dục trung bình ở 5 tuổi tương ứng là 5,23 ± 0,17, 5,67 ± 0,19, 6,37 ± 0,29, 7,80
± 0,32 và 9,0 ± 0,29 ngày; cả pha thiếu trùng 34,07 ± 0,69 ngày. Trong điều kiện
nhiệt độ 30
o
C, ẩm độ 75%, thời gian phát dục trung bình ở 5 tuổi tương ứng là
5,20 ± 0,17, 5,90 ± 0,19, 6,5 ± 0,24, 7,25 ± 0,24 và 8,10 ± 0,34 ngày; cả pha
thiếu trùng 32,95 ± 0,59 ngày cao hơn thời gian phát dục của thiếu trùng loài
Coranus fuscipennis. Cả giai đoạn thiếu trùng ăn trung bình 22,85 ± 0,62 con
mồi, ở tuổi 5 ăn tương ứng là 0,22 ± 0,05, 0,51 ± 0,05, 0,56 ± 0,05, 0,84 ± 0,05
và 1,07 ± 0,04 con/ngày.
3.3.2.3. Pha trưởng thành
Trong điều kiện nhiệt độ: 26,1 - 30,8
o
C; ẩm độ: 75,6 - 80,5% thời gian
tiền đẻ trứng của trưởng thành cái trung bình 5,6 ± 0,28 ngày, một trưởng thành
cái đẻ 90,35 ± 8,51 quả trứng, thời gian sống của trưởng thành cái 91,16 ± 3,84
ngày, trưởng thành đực 67,23 ± 5,87 ngày. Thời gian sống của trưởng thành cái
91,16 ± 3,84 ngày so với trưởng thành đực 67,23 ± 5,87 ngày. Trong điều kiện
nhiệt độ 30
o
C, ẩm độ 75% thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành cái 4,5 ± 0,22
ngày, một trưởng thành cái đẻ 87,50 ± 7,75 quả trứng. Thời gian sống của
trưởng thành cái 87,2 ± 4,91 ngày, so với trưởng thành đực 55,8 ± 4,39 ngày.
Trưởng thành cái trung bình ăn 2,4 ± 0,03 C. cephalonica (tuổi 1, 2, 3) hoặc 3,5
± 0,16 S. litura (tuổi 1, 2) hoặc 2,4 ± 0,15 P. xylostella (tuổi 1, 2, 3) hoặc 1,6 ±
0,09 O. indicata (tuổi 1, 2, 3). Khả năng ăn của trưởng thành đực từ 1,1 ± 0,05
đến 1,9 ± 0,11con/ngày. Các loại vật mồi khác trưởng thành đực và trưởng thành
cái ăn ít hơn, trung bình 0,8 ± 0,05 đến 1,8 ± 0,08 con/ngày. Loài C. spiniscutis

với thời gian sống của trưởng thành cái khoảng 87 ngày và trưởng thành đực 55
ngày có thể ăn hết số lượng từ 55 - 208 sâu non C. cephalonica (tuổi 1, 2, 3)
hoặc 121 – 304 S. litura (tuổi 1, 2) hoặc 150 - 200 P. xylostella (tuổi 1, 2, 3)
hoặc 55 - 167 O. indicata (tuổi nhỏ 1, 2, 3).
Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với kết quả của Vennison et al.,
(1990) “khi 1 con cái được ghép đôi với 3 đến 4 con đực khác tuổi thì thời gian đẻ
18

trng ngn hn so vi thi gian trng ca mt con cỏi c ghộp ụi vi mt
con c cựng tui nhng thi gian phỏt dc ca trng v thiu trựng li di ngy
hn v bin ng t 3-8 ngy.
3.3.2.4. Vũng i ca loi b xớt Coranus spiniscutis
Bng 3.16. Vũng i ca loi C. spiniscutis

(Phũng Cụn trựng hc thc nghim, Vin Sinh thỏi & TNSV, 2010)
Cỏc ch tiờu
theo dừi
Thi gian phỏt dc (ngy)
Nhit 26,1 - 30,8
o
C
m 75,6 - 80,5%
Nhit

30
o
C

m 75%
Trng

8,19 0,42 7,62 0,31
Thiu trựng


Tui 1
5,230 ,17
5,200,17
Tui 2
5,670,19
5,900,19
Tui 3
6,37

0,29
6,5

0,24
Tui 4
7,80

0,32
7,25

0,24
Tui 5
9,0

0,29
8,10


0,34
C pha thiu trựng
34,07

0,69
32,95

0,59
Tin trng
5,6 0,28 4,50,22
Vũng i
47,86 2,59
45,07 2,32
(Thi gian t thỏng 5 n thỏng 8 nm 2010)
3.4. Din bin mt ca mt s loi b xớt bt mi trờn cõy u rau nm 2010
v 2011
3.4.1. Din bin mt ca mt s loi b xớt bt mi trờn cõy u a ti Hoi
c, H Ni, 2010

0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
30/4
8/5
15/5
22/5

29/5
6/6
14/6
21/6
28/6
5/7
12/7
19/7
26/7
2/8
9/8
16/8
23/8
30/8
Mật độ (con/m2)
Ngày điều tra
Tổng các loài bọ xít khác
Loài bọ xít Coranus spiniscutis
Loài bọ xít Coranus fuscipennis

Hỡnh 3.7. Din bin mt ca tp hp BXBM v hai loi BXBM
trờn cõy u a ti Hoi c, H Ni nm 2010
19

Trong din bin mt ca tp hp cỏc loi BXBM cho thy cú hai thi
im ca cõy u a mt BXBM t nh cao. t nh cao nht mt 0,9
con/m
2
. Thi k th hai mt 0,66 con/m
2

(hỡnh 3.7). Mt loi C.
fuscipennis cú tng quan tng i cht (r = 0,72) vi mt ca c tp hp
cỏc loi BXBM; mt ca loi C. spiniscutis cú tng quan yu (r = 0,32) vi
mt ca c tp hp cỏc loi BXBM. iu ny chng t trong 29 loi BXBM
cú mt trờn u a, s lng ca loi b xớt bt mi C. fuscipennis luụn chim
u th trong c tp hp.
Mi quan h gia loi C. fuscipennis vi sõu cun lỏ u Omiodes indicata
trờn cõy u a khụng cao. Mt sõu cun lỏ u tng dn s lng t u v
n cui v t hai nh cao vo thỏng 6 v thỏng 8. Trong khi ú din bin mt
loi C. fuscipennis ngc li, ch t mt nh cao vo cui thỏng 6 (mun hn so
vi nh cao ca sõu cun lỏ u khong 20 ngy). Loi C. fuscipennis vi sõu cun
lỏ u th hin mi quan h vt bt mi vt mi, thi v trung mi quan h
cht hn do vt mi t nh cao 1,54 con/m
2
kộo theo s tng nhanh ca loi C.
fuscipennis (hỡnh 3.15).
3.4.2. Mi quan h gia cỏc loi b xớt bt mi vi sõu hi trờn u a

0
0, 2
0, 4
0, 6
0, 8
1
1, 2
1, 4
1, 6
1, 8
30/ 4
8/ 5

15/ 5
22/ 5
29/ 5
6/ 6
14/ 6
21/ 6
28/ 6
5/ 7
12/ 7
19/ 7
26/ 7
2/ 8
9/ 8
16/ 8
23/ 8
30/ 8
Ngày điều tra
Mật độ (con/m2)
Loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis
Sâu cuốn lá đậu O. indicata

Hỡnh 3.15. Din bin mt b xớt bt mi C. fuscipennis v sõu cun lỏ u
O. indicata trờn cõy u a ti Hoi c, H Ni nm 2010
20


0
0.2
0.4
0.6

0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
30/4
8/5
15/5
22/5
29/5
6/6
14/6
21/6
28/6
5/7
12/7
19/7
26/7
2/8
9/8
16/8
23/8
30/8
Mật độ (con/m2)
Ngày điều tra
Loài bọ xít nâu bắt mồi Coranus fuscipennis
sâu đục quả đậu (Maruca vitrata)


Hỡnh 3.17. Din bin mt loi C. fuscipennis v sõu c qu u
M. vitrata trờn cõy u a ti Hoi c, H Ni nm 2010
Trờn u a loi C. fuscipennis cng cú mi quan h vt bt mi-vt mi
vi sõu c qu u. Mi quan h ny ch th hin tng i cht khi mt ca loi
C. fuscipennis gia tng s lng v kỡm hóm mt ca loi sõu c qu u thi
v trung (hỡnh 3.17).
3.4.3. nh hng ca mt s yu t sinh thỏi ti cỏc loi b xớt bt mi trờn cõy
u rau

0
0. 2
0. 4
0. 6
0. 8
1
1. 2
1. 4
30/4
8/5
15/5
22/5
29/5
6/6
14/6
21/6
28/6
5/7
12/7
19/7
26/7

2/8
9/8
16/8
23/8
30/8
Ngày điều tra
Mật độ (con/m2)
CT0
CT1
CT2
CT3

Hỡnh 3.19. nh hng ca s ln phun thuc húa hc n mt tp hp
BXBM ti Tin Phong, Mờ Linh, H Ni nm 2011
21

Trên cây đậu đũa khi phun thuốc 2 lần trở lên làm ảnh hưởng rất lớn
đến số lượng của tập hợp các loài bọ xít bắt mồi. Công thức phun thuốc 2 lần
trở lên bắt gặp các loài bọ xít bắt mồi trên cánh đồng là rất ít so với phun 1
lần. CT 1 mật độ của các loài bọ xít bắt mồi sau khi giảm vẫn có thể khôi
phục lại số lượng trong khi ở CT2 và CT3 số lượng bọ xít bắt mồi bị giảm
mạnh (hình 3.19).
Mật độ trung bình ở vụ muộn là thấp nhất sau đó đến vụ trung và vụ sớm tương
ứng là 0,09 ± 0,05 con/m
2
, 0,17 ± 0,04 con/m
2
và 0,13 ± 0,03 con/m
2
.

0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
30/4
22/5
14/6
5/7
26/7
16/8
30/9
21/10
11/11
2/12
25/12
15/1
5/2
8/3
30/3
20/4
MËt ®é ( con/m2)
Ngµy ®iÒu tra
Vô muén Vô trung Vô sím


Hình 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đậu đũa và đậu trạch
đến mật độ loài C. fuscipennis tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2010-2011
Tuy nhiên, mật độ của loài bọ xít nâu Coranus fuscipennis cũng đều có
một đỉnh cao ở cả 3 vụ trên cây đậu đũa và một đỉnh thứ 2 trên cây đậu trạch
(hình 3.21).
3.5. Bước đầu đề xuất phương pháp nhân nuôi, bảo vệ, sử dụng loài Coranus
fuscipennis trong phòng trừ sâu hại đậu rau
Một cặp cái và đực ở thế hệ thứ nhất với thức ăn là sâu non

C. cephalonica nuôi trong điều kiện nhiệt độ: 20,4 - 30,1
o
C; ẩm độ: 71 - 83% thế
hệ thứ nhất thu được 36 - 38 cá thể tuổi 4 (hoặc 5) hoặc 27 cá thể trưởng thành
(với 19 cá thể cái và 8 cá thể đực) và thế hệ thứ hai thu được 667 cá thể 5 hoặc
515 cá thể trưởng thành.
22




0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
Mọc mầm
Cây con

Cây con
Cây con
Ra hoa
Hoa rộ
Hoa, quả, thu hoạch
Hoa, quả, thu hoạch
Hoa, quả, thu hoạch
Hoa, quả, thu hoạch
Quả, thu hoạch
30/1 7/2 14/2 21/2 1/3 8/3 15/3 22/3 30/3 6/4 13/4
Mật độ (con/m2)
Ngày điều tra
Bọ xít nâu(CT thả BXBM)
Bọ xít nâu (CT-C)
Sâu hại(CT thả BXBM)
Sâu hại(CT-ĐC)

Hỡnh 3.24. Vai trũ ca loi C. fuscipennis trong hn ch sõu hi
trờn cõy u trch v mun ti Hoi c, H Ni nm 2011

K tha phng phỏp ca Khoo (1990) th 60 cỏ th/so (thiu trựng tui 5 v
trng thnh) khi mt sõu c qu u, sõu cun lỏ u trờn 1 con/m
2
vo thi
k cõy u trch cú hoa. Sau khi th, mt b xớt bt mi tng t 0,16 con/m
2
lờn
0,28 0,32 con/m
2
; mt cỏc loi sõu hi gim t 1,25 con/m

2
xung cũn 0,42
con/m
2
(sau 21 ngy th). Nh vy, khi s lng sõu hi tng cú th th b xớt bt
mi thay cho s dng thuc húa hc.


KT LUN V NGH
Kt lun
1. Trờn cõy u rau ti vựng H Ni ó ghi nhn c 29 loi b xớt bt mi
thuc 6 h, trong ú 8 loi ph bin cú vai trũ quan trng trong vic hn ch
s lng ca cỏc loi sõu hi. Ghi nhn mi 02 loi cho khu h b xớt h
Miridae Vit Nam gm: Campylomma chinensis Schuh v loi
Proboscidocoris varicornis Jakovlev, 01 loi b xớt bt mi Deraeocoris
punctulatus Fallen (h Miridae) c ghi nhn mi trờn cõy u rau vựng
nghiờn cu.

Th
BX
23

2. Trong điều kiện nhiệt độ: 26,1 - 30,8
o
C; ẩm độ: 75,6 – 80,5%: vòng đời của
loài C. fuscipennis là 45,13 ± 3,73 ngày, còn loài C. spiniscutis là 47,86 ± 2,59
ngày. Ở điều kiện này thiếu trùng và trưởng thành loài C. fuscipennis ăn trung
bình tương ứng 5,91 ± 0,25 và 1,63 ± 0,23 con/ngày (sâu non ngài gạo), 12,1 ±
0,61 và 4,34 ± 0,34 con/ngày (sâu xanh), 7,95 ± 0,41 và 3,57 ± 0,58 con/ngày
(sâu khoang), 12,07 ± 1,23 và 2,50 ± 1,18 con/ngày (sâu tơ), 7,96 ± 0,36 và 2,30

± 0,65 con/ngày (sâu cuốn lá đậu), 4,99 ± 0,21 và 1,49 ± 0,26 con/ngày (sâu đục
quả đậu), 8,76 ± 0,48 con/ngày (sâu đo xanh), 13,91 ± 0,65 con/ngày (sâu xanh
bướm trắng).
Trong điều kiện nhiệt độ: 30
o
C; ẩm độ: 75% vòng đời của loài C. fuscipennis
là 41,28 ± 2,21 ngày và loài C. spiniscutis là 45,07 ± 2,32 ngày. Ở điều kiện này
trưởng thành loài C. spiniscutis trong 1 ngày có thể ăn trung bình 1,1 - 2,4 con
sâu non ngài gạo hoặc 1,4 - 3,5 con sâu khoang hoặc 1,9 - 2,4 con sâu tơ hoặc
1,1 - 1,6 con sâu cuốn lá đậu.
3. Mật độ của tập hợp các loài BXBM trên cây đậu đũa có mối quan hệ không
chặt với mật độ của các loài sâu hại bộ cánh vẩy (r = 0,28-0,32). Trên cây đậu
đũa và đậu trạch mật độ của loài C. fuscipennis có mối tương quan chặt với
mật độ của cả tập hợp BXBM (r = 0.61-0,72) và có vai trò hạn chế số lượng
loài sâu cuốn lá đậu, sâu đục quả đậu. Ở thời vụ trung trên cây đậu đũa, loài C.
fuscipennis có mối tương quan với mật độ của loài sâu cuốn lá đậu O. indicata
(r =0,59).
4. Trên cây đậu đũa, mật độ của loài C. fuscipennis có 2 đỉnh cao ( cuối tháng 6 và
giữa tháng 7), loài C. spiniscutis có 1 đỉnh cao (đầu tháng 6). Trên cây đậu trạch
mật độ của loài C. fuscipennis có 1 đỉnh cao (giữa tháng 11), loài C. spiniscutis
có 1 đỉnh cao (đầu tháng 11). Ở 3 vụ gieo trồng, mật độ loài C. fuscipennis đạt
đỉnh cao nhất vào vụ muộn (đậu đũa) và vụ trung (đậu trạch), diễn biến số
lượng của loài C. fuscipennis có xu hướng thấp ở vụ sớm (0,15-0,16 con/m
2
),
tăng ở vụ trung (0,18-0,20 con/m
2
) và giảm dần vào vụ muộn (0,12 con/m
2
).

×