Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

nghiên cưu quá trình sản xuất bao bì chai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.47 KB, 24 trang )

Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ BAO GÓI
GIÁO VIÊN: HOÀNG XUÂN TÙNG
ĐỀ TÀI:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
CHAI NHỰA

Công nghệ bao gói Page 1
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 - 2011
Danh sách nhóm: lớp TP.208.1
1. Phạm Nguyễn Thục Trinh
2. Nguyễn Thị Huyền Diệu
3. Nguyễn Thị Mỹ Dung
4. Bùi Thanh Tâm
5. Nguyễn Khắc Huy
6. Lê Minh Phương
7. Lê Quang Vương
8. Nguyễn Kiến Ái
9. Võ Bá Huân (không đi học)
10. Hình Ngọc Huy (không đi học)
11. Trần Thị Mỹ Thắm (không đi học)
Công nghệ bao gói Page 2
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
Mục lục
1.
Khái niệm về bao bì……………………………………………………… 4
2. Sơ lược về bao bì nhựa…………………………………………………….4


2.1. Giới thiệu chung về vật liệu nhựa…………………………………… 4
2.2. Công dụng, đặc tính của một số loại bao bì nhựa…………………… 5
2.2.1 PE……………………………………………………………….5
2.2.2 PP……………………………………………………………….5
3. Các phương pháp thổi chai nhựa……………………………… 6
3.1. Phương pháp ép phun – thổi………………………………………… 9
3.2. Phương pháp đùn thổi……………………………………………… 11
4. Sản phẩm………………………………………………………………… 13
4.1. Chai PET…………………………………………………………… 14
4.1.1. Cấu tạo chai PET……………………………………………….15
4.1.2. Tính chất chai PET…………………………………………….16
4.1.3. Ứng dụng chai PET……………………………………………17
4.1.4. Ưu – nhược diểm chai PET……………………………………17
4.2. Chai nhựa dẻo…………………………………………………………19
4.2.1. Cấu tạo chai HDPE…………………………………………….21
4.2.2. Tính chất chai HDPE………………………………………… 21
4.2.3. Ứng dụng chai HDPE………………………………………….21
4.2.4. Ưu – nhược điểm chai HDPE………………………………….22
5. Kết luận…………………………………………………………………… 22
6. Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 24
Công nghệ bao gói Page 3
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
Đề tài:
GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI CHAI NHỰA
LỜI NÓI ĐẦU
Bao bì đã được sử dụng phổ biến để chứa dựng tất cả các loại hàng hóa
trong quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối và kiểm tra. Bao bì có tác dụng
bảo vệ chất lượng hàng hóa từ khi sản xuất, đến trao đổi thương mại và tiêu thụ,
hiệu quả kinh tế và thể hiện sự tiến bộ của xã hội. Từ những vật chứa đựng thô sơ
ngày xưa, khoa học kĩ thuật đã phát triển nhiều phương pháp đóng gói tương ứng

với loại vật liệu bao bì, tạo nên nhiều bao bì đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội. Công nghiệp bao bì hình thành và được chia thành nhiều lĩnh vực theo
từng đối tượng được bao gói, trong đó thực phẩm là đối tượng quan trọng.
Nhựa polyethylen terephthalate (PET) là một polyme kỹ thuật có độ bền
căng và bền va đập, độ kháng hóa chất, độ trong và khả năng gia công rất tốt. Do
đó PET ngày càng được sử dụng phổ biến làm chai lọ chứa chất lỏng như nước
tinh khiết, nước có gas, nước ngọt, nước tương…
1. Khái niệm về bao bì
Bao bì là loại vật dụng để bao, gói, giữ, chứa đựng một loại sản phẩm, trợ
giúp trong việc vận chuyển và lưu trữ.
Bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, có thể phân phối, lưu kho,
kiểm tra và thương mại… một cách thuận lợi.
2. Sơ lược về bao bì nhựa
2.1 Giới thiệu chung về vật liệu nhựa
Nguyên liệu sản xuất nhựa là nguồn hydrocarbon từ dầu hỏa, được tách
trong quá trình lọc dầu. Công nghệ chế tạo bao bì nhựa đã phát triển đa dạng,
phong phú về chủng loại, đạt tính năng cao trong chứa đựng, bảo quản các loại
thực phẩm nên hiện nay bao bì nhựa plastic được sử dụng khá phổ biến.
Bao bì plastic thường không màu, không mùi, không vị, có loại có thể đạt
độ mềm dẻo, áp sát bề mặt thực phẩm trong trường hợp sản phẩm được bảo quản
chân không, cũng có loại bao bì đạt độ cứng vững cao, chống va chạm cơ học hiệu
quả, chống thấm khí hơi do đó đảm bảo được áp lực cao bên trong môi trường
Công nghệ bao gói Page 4
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
chứa thực phẩm. Bao bì plastic có thể trong suốt, nhìn thấy rõ sản phẩm bên trong,
hoặc có thể mờ đục, che khuất hoàn toàn ánh sáng để bảo vệ thực phẩm; bên cạnh
đó, có loại có thể chịu được nhiệt độ thanh trùng hoặc nhiệt độ lạnh đông thâm độ.
Các loại bao bì plastic được in ấn nhãn hiệu dễ dàng, đạt được mức độ mỹ quan
yêu cầu. Ngoài ra, tính chất nổi bật là bao bì plastic nhẹ hơn tất cả các loại vật liệu
bao bì khác, rất thuận tiện trong phân phối, chuyên chở.

Polymers được tạo thành từ các monomer cùng loại hoặc khác loại và
thường có những nhánh ngắn. Một số mạch nhánh có tác dụng làm cho polymers
bền với các tác nhân hóa học. Nhiều loại polymers là thành phần chính tạo nên
một số loại bao bì dùng để bao gói thực phẩm và được biết đến như là nhóm bao
bì “plastics”.
2.2 Công dụng, đặc tính của một số loại bao bì nhựa
2.2.1 PE (Polyethylene)
Đặc tính:
- Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo.
- Chống thấm nước và hơi nước tốt.
- Chống thấm khí O
2
, CO
2
, N
2
và dầu mỡ đều kém.
- Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230
o
C) trong thời gian ngắn.
- Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất
tẩy như Axeton, H
2
O
2

- Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu
giữ mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể được hấp thu bởi thực
phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.
Công dụng:

- Làm thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với các độ dày khác nhau.
- Sản xuất nắp chai. Do nắp chai bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm
đậy bằng nắp PE phải được bảo quản trong một môi trường không có chất gây
mùi.
2.2.2 PP (Polypropylen)
Đặc tính :
- Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm
dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả
năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
- Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
- Chịu được nhiệt độ cao hơn 100
o
C. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân)
bao bì PP (140
o
C) - cao so với PE - có thể gây chảy, hư hỏng màng ghép cấu trúc
bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
- Có tính chất chống thấm O
2
, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Công nghệ bao gói Page 5
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
Công dụng:
- Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm.
- Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
- PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để
tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở
bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
3.Các phương pháp thổi chai nhựa
Hiện nay trên thế giới sử dụng phổ biến nhất phương pháp tạo ra các loại

chai, đó là phương pháp thổi (blowing molding). Mục đích của phương pháp này
là tạo ra một sản phẩm rỗng từ nhựa nhiệt dẻo. Phương pháp thổi dùng cho những
sản phẩm nhỏ, sản xuất hàng loạt.
Nguyên liệu
Phối trộn
Nấu chảy
Ép phôi
Nung phôi
Thổi
Sản phẩm
Kiểm tra
Tách khuôn
Công nghệ bao gói Page 6
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
Phương pháp thổi là phương pháp trong đó khí nén được thổi vào một
“túi” nhựa dẻo để ép nhựa dẻo lên bề mặt của khuôn. Đây là một phương pháp
quan trọng để tạo ra những chi tiết, những sản phẩm bằng chất dẻo có thành mỏng
như các loại chai, lọ và thùng chứa. Những loại chai được sản xuất để dùng cho
ngành thực phẩm và dược phẩm thì đòi hỏi rất cao về chất lượng.
Phương pháp thổi có thể chia thành hai bước:
- Bước thứ nhất là tạo ra một ống nhựa dẻo, hay thường gọi là parison.
- Bước thứ hai là thổi khí nén vào để ép nhựa dẻo lên bề mặt trong của khuôn để
tạo thành hình dáng theo mong muốn.
Cả hai bước trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm.
* Bước tạo ống nhựa dẻo: Yêu cầu của ống nhựa dẻo phải có độ dày phù hợp.
Tùy theo sản phẩm mà nó có thể có độ dày đều hay lệch một phía. Nếu như bước này
điều chỉnh độ dày của ống nhựa dẻo không hợp lý thì sản phẩm sẽ có chiều dày
không đều, thậm chí có chỗ thiếu nhựa sẽ dẫn đến chai bị thủng, hoặc không đạt
đúng khối lượng yêu cầu (quá nặng hay quá nhẹ so với đơn đặt hàng).
*Bước thổi khí nén vào khuôn: Đây cũng là một bước hết sức quan trọng.

Thông thường áp suất khí nén khi thổi vào khuôn là 8 bar. Cũng tùy thuộc vào loại
sản phẩm mà có thời gian thổi khí vào lâu hay nhanh. Nếu khí thổi vào không đủ thì
sản phẩm sẽ không đạt được hình dạng mong muốn, bề mặt sản phẩm bị nhăn, lồi
lõm…Đối với những loại sản phẩm lớn (khoảng từ 2 lít trở lên, sau khi thổi trong
khuôn xong, người ta còn thổi phụ thêm để tránh trường hợp nhựa co lại sau khi
nguội).
Phương pháp thổi bị giới hạn trong loại nhựa nhiệt dẻo (là loại nhựa khi bị
gia nhiệt thì nó chuyển từ dạng rắn sang dạng dẻo và khi thôi gia nhiệt thì nó
chuyển lại dạng rắn). Polyethylene (PE) là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất
trong phương pháp thổi, đặc biệt là PE mật độ cao (HDPE) và PE có khối lượng
phân tử cao (HMWPE). So với loại PE mật độ thấp (LDPE), khi cần độ cứng cao,
HDPE và HMWPE cho hiệu quả kinh tế cao hơn do thành của sản phẩm có thể
làm mỏng hơn. Một số sản phẩm của phương pháp thổi còn dùng các loại chất dẻo
Công nghệ bao gói Page 7
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
như polypropylene (PP), polyvinylchloride (PVC), và polyethylene terephthalate
(PET).
Việc xác định chiều dày ống nhựa, thời gian thổi, tốc độ đùn ra ống nhựa
dẻo…đều được thực hiện trong quá trình điều chỉnh máy do loại vật liệu nhựa rất
khó kiểm soát khi chuyển sang dạng dẻo và khi chuyển từ dạng dẻo sang dạng rắn.
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu: Nguyên liệu được sử dụng là hạt nhựa PET và nhựa tái chế.
Phối trộn: Tiến hành phối trộn hạt nhựa PET, nhựa tái chế và các phụ gia,
màu với nhau.
Nấu chảy – Ép phôi: Sau khi được gia nhiệt nhựa tiếp tục được đùn ép để tạo
ra phôi nhựa. Ta sẽ thu được thành phẩm là phôi nhựa.
Sau khi nung, phôi sẽ được đưa vào máy để thổi thành sản phẩm và được
kiểm tra lần cuối từng chai về chất lượng (kích thước, độ đàn hồi…), đúng yêu cầu
rồi mới đem nhập kho sản phẩm.
Với đặc trưng là có thể tái sử dụng lại nên hao hụt nguyên vật liệu trong sản

xuất là không lớn. Sản phẩm phôi không đạt tiêu chuẩn thường chỉ chiếm 2 - 4% và
được đem tái chế lại.
Thổi: lúc này cần thổi được gắn chặt vào miệng khuôn nhựa, không khí được
đưa vào thông qua một lỗ hổng ở giữa cần thổi để ép nhựa dẻo vào bề mặt khuôn,
nhằm đạt được sản phẩm có hình dạng như mong muốn.
Công nghệ bao gói Page 8
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
Kiểm tra sản phẩm: Một chai PET ra khuôn bị lỗi sẽ được kiểm tra bằng cách
cắt chai nhựa để kiểm tra xem có bao nhiêu chai bị lỗi và lỗi tại nguyên công nào.
Thực ra việc thổi chai PET này không cần sản phẩm phải chuẩn 100% so với thiết
kế. Chai làm ra chỉ cần giống khoảng 99% và vẫn đảm bảo chất lượng là đạt yêu cầu.
Các bước kiểm tra như sau
1. Công nhân cắt sẽ phát hiện và loại những sản phẩm bị lỗi: bị cháy nhựa, bị thủng,
lệch…
2. Cân sản phẩm xem nó có đạt yêu cầu đơn đặt hàng không.
3. Cắt ngang sản phẩm để kiểm tra độ dày của thành chai có đều hay không.
4. Đổ nước vào, đóng nắp để một thời gian để kiểm tra xem sản phẩm có bị rò rỉ hay
không.
5. Kiểm tra các kích thước hình học như chiều cao, rộng…bằng các dụng cụ như
thước kẹp, panme…
Các sản phẩm ở đây được lấy ngẫu nhiên để kiểm tra.
Tùy theo yêu cầu về thực phẩm chứa đựng bên trong mà phương pháp thổi
được áp dụng các kỹ thuật khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất có hai phương pháp
được sử dụng phổ biến là: phương pháp ép phun – thổi và phương pháp ép đùn thổi
tương ứng với các sản phẩm chai là chai PET và chai nhựa dẻo (chai HDPE).
3.1 Phương pháp ép phun – thổi
Công nghệ bao gói Page 9
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng

Nguyên liệu sử dụng trong phương pháp này cũng là nhựa dẻo.

Nguyên lý của phương pháp này được mô tả như hình vẽ:

Các bước mô tả quy trình phun thổi
(1) Nhựa nóng chảy được phun vào xung quanh cần thổi
(2) Khuôn mở ra và cần thổi cùng với nhựa dẻo được di chuyển đặt vào khuôn.
(3) Khí nén được đưa vào, làm ép nhựa dẻo vào bề mặt khuôn nhằm đạt được sản
phẩm có hình dạng như mong muốn.
(4) Khuôn mở ra và sản phẩm được lấy ra ngoài.
Trong phương pháp này có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm như: Việc chế tạo khuôn, việc lắp khuôn lên máy không chính xác, khuôn bị
nghiêng, Nhựa không sạch….
Việc xác định chiều dày ống nhựa, thời gian thổi, tốc độ đùn ra ống nhựa
dẻo…đều được thực hiện trong quá trình điều chỉnh máy do loại vật liệu nhựa rất
Công nghệ bao gói Page 10
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
khó kiểm soát khi chuyển sang dạng dẻo và khi chuyển từ dạng dẻo sang dạng
rắn.
Ưu và nhược điểm của phương pháp ép phun thổi:
• Ưu điểm: tính linh hoạt cao, quy trình sản xuất chai diễn ra liên tục.
• Nhược điểm:
- Sản phẩm phun thổi chỉ dùng từ một cho đến vài lần, không thể dùng nhiều
lần vì chất lượng sẽ thay đổi.
- Tốn thời gian cho việc cắt phần nhựa thừa ở đáy chai.
- Nếu việc chế tạo, lắp khuôn lên máy không chính xác, khuôn bị nghiêng,
nhựa không sạch … sản phẩm sẽ không đạt chất lượng, khó kiểm soát.
3.2 Phương pháp đùn – thổi
Đây là một phương pháp cho năng suất cao. Phôi sau khi được sản xuất sẽ
được chở đến nhà máy chế biến thực phẩm để gia nhiệt lại. Tại giai đoạn này, phôi
sẽ được thổi từ dưới đáy lên, phôi ép chặt vào khuôn, tạo thành chai rồi mới đem
chiết rót, vì vậy dưới đáy chai PET sản phẩm sẽ có một chấm nhựa tròn nhỏ. Sản

phẩm sau khi được cho vào chai PET sẽ được dán nhãn và đóng nắp. Yêu cầu sản
phẩm sau khi thổi phải cứng và độ cứng còn tuỳ thuộc vào tỷ lệ theo các phương.
Cổ chai thường có dạng trục vít. Nắp chai được làm từ nhựa dẻo.
Quá trình đùn – thổi :
Gia nhiệt: nhựa dẻo được đun nóng chảy ở nhiệt độ cao.
Đùn: sau khi gia nhiệt nhựa nóng chảy được đẩy qua một khe tạo hình vành
khuyên, thường bố trí thẳng đứng, để tạo thành một ống nhựa mỏng.
Trong giai đoạn này:
- Cần kiểm soát thông số nhiệt độ của đầu đùn nhựa theo từng vùng. Nhiệt độ
được kiểm soát bằng hệ thống cấp và tản nhiệt được bố trí dọc theo đầu đùn nhựa.
Theo dõi nhiệt độ bằng cặp nhiệt điện.
- Cần kiểm soát lưu lượng nhựa đùn. Lưu lượng nhựa đùn được theo dõi và
kiểm soát bằng tốc độ quay trục vít me (do đường kính ống đùn nhựa không đổi
Việc xác định nhiệt độ để làm dẻo hóa hạt nhựa cũng tùy thuộc vào loại nhựa.
Sau đây là một ví dụ về thiết lập nhiệt độ cho đầu đùn nhựa:
Công nghệ bao gói Page 11
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
Cấu tạo của đầu đùn nhựa :
Từ hình vẽ ta thấy quá trình tạo ống nhựa là liên tục, khi nào hết nguyên liệu thì lại
đổ vào phễu.
Công nghệ bao gói Page 12
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
Thông số cho quá trình đùn thổi cần có bao gồm:
- Thông số vận hành máy : nhiệt độ vùng vít trộn, nhiệt độ đầu đùn, tốc độ vít
đùn, áp lực đầu đùn, Độ hở khe đùn.
- Thông số vận hành ở phần khuôn: nhiệt độ khuôn, thời gian kẹp khuôn, thời
gian mở khuôn, áp lực kẹp khuôn, thể lích lòng khuôn.
- Thông số vận hành phần khí nén: nhiệt độ khí nén, độ ẩm khí nén, áp lực khí
nén.
- Thông số vật liệu: chỉ số chảy, nhiệt chảy mềm, độ ẩm nhựa, nhiệt kết tinh,tỷ

trọng, khối lượng nhựa cho một lần thổi đùn vào khuôn.
Ưu và nhược của phương pháp đùn – thổi:
• Ưu điểm:
Thích hợp để sản xuất hàng loạt.
Sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần mà không làm thay đổi đến chất lượng.
Ứng dụng cho nhiều loại thực phẩm.
• Nhược điểm:
Tốn tiền và thời gian để mua và vận chuyển phôi từ nơi sản xuất phôi về nơi
sản xuất thực phẩm.
4. Sản phẩm
Hiệp hội Công nghiệp Nhựa (SPI) thành lập một hệ thống phân loại năm
1988 để cho phép tái chế đúng cách tái chế và xử lý các loại nhựa. Các nhà sản
xuất theo một hệ thống mã hóa đặt một mã SPI, hoặc số, trên mỗi sản phẩm nhựa,
thường đúc vào phía dưới.
Loại nhựa dùng làm bao bì thực phẩm thuộc loại nhựa nhiệt dẻo, nhiệt độ
càng cao thì càng trở nên mềm dẻo, khi nhiệt độ được hạ xuống thì trở lại đặc tính
ban đầu.
Đặc tính chịu nhiệt của plastic làm bao bì thực phẩm được quan tâm như
sau:
- t
nc
: nhiệt độ plastic bắt đầu chảy nhão.
- t
hàn
: nhiệt độ của máy hàn áp đặt vào plastic để hai mí của bao bì plastic chảy
nhão dính vào nhau tạo sự kín cho bao bì.
Công nghệ bao gói Page 13
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
- t
min

: nhiệt độ thấp nhất mà plastic chịu được không bị biến đổi đặc tính.
 Ưu điểm
- Trong suốt, có thể nhìn thấy được.
- Tỷ trọng thấp, nhẹ, dễ vận chuyển.
- Bao bì plastic có thể chịu áp lực, va chạm cơ học, chịu áp lực chân không tốt tùy
theo loại plastic.
- Chịu nhiệt tốt, có thể chịu được nhiệt độ cao như nhiệt độ thanh trùng, nhiệt độ
thấp như nhiệt độ lạnh đông -40
o
C tùy theo loại plastic.
- Khả năng in ấn tốt nên việc ghi nhãn hiệu và trang trí dễ dàng, che ánh sáng.
- Ghép mí dễ dàng.
- Có khả năng tái chế.
 Nhược điểm
- Một số loại nhựa có độc tính dễ gây độc cho thực phẩm.
- Một số loại nhựa không có khả năng tái sử dụng và tái chế nên gây ô
nhiễm môi trường.
- Giá thành còn khá cao so với vật liệu truyền thống, đặc biệt các bao bì
plastic chịu nhiệt.
4.1 Chai PET
Chai PET chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp phun – thổi.
Nhựa được đánh dấu bằng mã SPI 1 (PET) được tạo thành từ phản ứng
trùng ngưng polyethylene terephthalate, còn được gọi là PETE hoặc PET. Nhựa
này thường được tái chế.
Chai PET được sản xuất vào năm 1973.
Polyethylene terephthalate (PET, PETE hoặc polyester) thường được sử
dụng cho đồ uống có ga, nước giải khát, nước tinh khiết, nước trái cây, bia…
PET thuộc nhóm polyester là loại copolymer được chế tạo bởi phản ứng
trùng ngưng. Tên viết tắt PET để chỉ loại polyester đã sử dụng etylene glycol làm
Công nghệ bao gói Page 14

Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
chất nền khởi đầu cho quá trình trùng hợp. PET còn có tên thương mại là Mylar,
Milinex, Hoslaphane và Terphane.
PET được sản xuất từ phản ứng trùng ngưng giữa ethylene glycol và
dimethyl terephthalate ( DMT) hoặc axit terephthalic ( TPA) dưới áp suất thấp.
Phản ứng như sau:
Những loại plastic tương cận PET:
- Loại copolyme được gọi là PETG được chế tạo gồm: PET và 6% cxyclohexane
dimethanol, ở trạng thái không định hướng, bền cơ cao được dùng làm bao bì cho
thực phẩm cần gia nhiệt, có thể chịu được nhiệt độ 115 ÷ 121
0
C.
- PET kết tinh nhanh, được gọi là CPET, thường được dùng làm bao bì thực phẩm
cần gia nhiệt trước khi ăn vì cũng chịu được nhiệt độ trên 100
0
C tương tự như
PETG.
- PET vô định hình có tính chất tương tự như PET đã định hướng.
4.1.1 Cấu tạo chai PET
Các đặc tính của PET được quyết định bởi quá trình xử lý nhiệt, nó có thể
tồn tại ở 2 dạng: vô định hình ( trong suốt) và dạng kết tinh ( màu trắng đục).
- Dạng kết tinh: các mạch polyme sắp xếp song song, có sự định hướng rõ rệt, giữa
các mạch polyme song song hình thành các liên kết ngang tạo nên mạng lưới có
sắp xếp trật tự làm cho cấu trúc của khối polyme bền vững. Trường hợp các mạng
lưới polyme có cấu tạo dạng xoắn càng làm tăng tính chống thấm khí hơi, tính bền
cơ, bền hóa của plastic.
- Dạng vô định hình: các mạch polyme không sắp xếp song song theo trật tự, không
có sự sắp xếp định hướng, vì vậy không sinh ra các liên kết ngang nối kết giữa các
Công nghệ bao gói Page 15
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng

mạch polyme. Sự tồn tại nhiều vùng trạng thái vô định hình sẽ làm giảm tính
chống thấm khí, hơi, chất béo của plastic.
4.1.2 Tính chất chai PET
- Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng
sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao.
- Trơ với môi trường thực phẩm.
- Trong suốt.
- Chống thấm khí O
2
, và CO
2
tốt hơn các loại nhựa khác.
- Khi được gia nhiệt đến 200
o
C hoặc làm lạnh ở – 90
o
C, cấu trúc hóa học
của mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi
khi nhiệt độ khoảng 100
o
C .
Tỷ trọng : 1.38 – 1.41
T
max
= 225
0
C ( bị hủy cấu trúc).
T
chảy
= 70

0
C
T
min
= - 70
0
C
Độ nhớt của chai : 0.75 – 0.84 dl/g
Một số tính chất vật lý của PET làm bao bì thực phẩm trên cơ sở độ dày
25µm.
STT Đặc tính PET
1 Trọng lượng riêng ( g/cm
2
) 1.4
2 Diện tích riêng ( m
2
/kg ; 25 µm) 28.4
3 Lực xé rách ( kpsi ) 25 – 33
4 Cường độ lực xé ( 1% secant ) ( Kpsi ) 700
5 Lực xé ( graves ( lb/in))
1000 –
1500
6 Lực xé rách ( gm./25 µm ) 20 – 100
7 Độ thấm nước 1 – 1.5
8 Độ thấm O
2
3 – 6
Công nghệ bao gói Page 16
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
9 Độ mờ đục ( %) 2

10 Tỷ lệ ánh sáng xuyên qua ( % ) 88
11 Khoảng nhiệt độ hàn ghép mí (
o
C )
135 –
176.7
12 Khoảng nhiệt độ tồn tại (
o
C )
-73.3 –
148.9
13 Tỷ lệ dãn dài tối đa ( % )
70 – 130
4.1.3 Ứng dụng chai PET
Thường được dùng để đựng chất lỏng. Do tính chống thấm khí CO
2
rất cao
nên PET được dùng làm chai đựng nước giải khát có gas, chiếm 40% tổng lượng
nước giải khát được sản xuất, chiếm khoảng 80% lượng PET được sản xuất.
4.1.4 Ưu – nhược điểm chai PET
Ưu điểm của chai PET
- Độ bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu được sự
mài mòn cao, có độ cứng vững cao (vì trong quá trình chế tạo đã được định hướng
2 chiều) nên hầu như không bị nứt vỡ khi vận chuyển.
- Trơ với mọi môi trường thực phẩm.
- Không bị hư hỏng bởi dung môi hữu cơ.
- Chống thấm dầu mỡ rất cao.
- PET chống thấm khí O
2
và CO

2
tốt.
- PET là một dạng bán kết tinh, khi có sự gia cường hạt hay sợi thủy tinh nó trở nên
cứng một cách đáng kể và bền hơn.
- Tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 66-100
0
C, nhưng
t
mềm dẻo
≥ 70
0
C có thể làm biến dạng co rút.
- T
min
= -70
0
C, ở nhiệt độ này chai PET vẫn giữ nguyên các tính chất cơ lý hóa.
- Nhiệt độ gây hư hỏng cấu trúc PET là 225
0
C, nhưng t
mềm dẻo
≥ 70
0
C .
- Bền hóa học với muối, axit, kiềm, muối vô cơ.
- Khả năng in ấn cao ( đẹp, rõ nét ) .
- Nhựa PET có khả năng chống thấm khí tốt,cho nên nó có khả năng giữ mùi tốt.
Nhược điểm của chai PET
- Ô nhiễm môi trường
- Khó phân hủy

Công nghệ bao gói Page 17
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
- Khi tái sử dụng có thể gây hại cho sức khỏe vì có thể rò rỉ chất liệu nhựa vào trong
nước uống.
Chai PET dùng cho dầu ăn Chai PET dùng cho thức uống có gas
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Chai PET chiết rót nóng
Công nghệ bao gói Page 18
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
4.2 Chai nhựa dẻo
Chai nhựa dẻo thường được sản xuất theo phương pháp đùn – thổi. Nhựa
nóng chảy sau khi được đùn ra thành phôi sẽ được hai mảnh khuôn thổi kẹp lại, sau
đó tiến hành thổi. Sau khi thành chai sản phẩm, phần nhựa dư dưới đáy chai sẽ được
cắt bỏ. Do vậy, xung quanh chai nhựa dẻo thường có một đường viền.
Vật liệu chính dùng làm chai nhựa là PE (poly ethylene) và PP (poly
propylene), thuộc loại nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic), được sử dụng phổ biến trên
thế giới. Ở nhiệt độ càng cao thì vật liệu càng mềm dẻo ( t
0

phải thấp hơn t
0
phá hủy
cấu trúc). Khi hạ nhiệt độ xuống các đặc tính ban đầu của vật liệu không bị thay đổi.
 PE (poly ethylene) :
Được điều chế từ phản ứng trùng hợp các monomer ethylene (C
2
H
4
) tại p =
1000 – 3000 at và t
0
= 100- 300
0
C. Áp suất và nhiệt độ trùng hợp PE có thể điều
chỉnh để đạt cấu trúc mạch PE theo yêu cầu. Ngoài ra, tùy mục đích sử dụng có thể
pha các loại phụ gia vào PE như chất Tio
2
để tạo độ đục, C để tạo màu đen ngăn chặn
ánh sáng thấy được, các tác nhân trượt, các chất làm chậm cháy hoăc chất màu.
PE được phân thành nhiều loại theo khối lượng riêng :
LDPE : 0,91 – 0,925 g/cm
3
MDPE : 0,926 – 0,94 g/cm
3
HDPE : 0,941 – 0,965 g/cm
3
LLDPE : 0,92 g/cm
3
Công nghệ bao gói Page 19

Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
PE được sử dụng với tỉ lệ cao nhất so với tổng lượng phastic được sử dụng
hàng năm ( khoảng 40 – 50%). LDPE, LLDPE, HDPE được sử dụng với tỉ lệ gần
như nhau, MDPE ít được sử dụng hơn. Trong đó, HDPE là vật liệu thường được
dùng để sản xuất chai nhựa.
Một số tính chất của nhựa dẻo HDPE :
- Có tính cứng vững cao, trong suốt, độ bóng bề mặt không cao.
- Khả năng bền nhiệt cao.
t
nc
= 121
0
C
t
min
= -46
0
C
t
hàn
= 140 – 150
0
C
- Có độ bền cơ học cao, sức bền kéo, sức bền va chạm, bền xé cao.
- Tính chống thấm nước, hơi nước tôt.
- Tính chống thấm khí, hương cao.
- Khả năng in ấn tốt.
 PP ( Poly propylene) :
Được tổng hợp từ propylene ( CH
3

-CH=CH
2
). PP là loại vật liệu nhẹ và linh
hoạt hơn PE, thường được sử dụng và tái chế một cách dễ dàng.
Một số tính chất của PP :
- Tính chống khí rất tốt, chống thấm chấ béo tốt,
- Màng trong suốt, có độ bóng bề mặt cao.
- Bền hóa học với muối, axit, kiềm, muối vô cơ.
- Bị hư hỏng trong một số dung môi hữu cơ.
- Tỷ trọng thấp.
- Khá bền nhiệt, nhiệt độ hàn mí cao.
t
nc
= 132 - 149
0
C
t
min
= -18
0
C
t
hàn
= 140
0
C
- Tính bền cơ học cao, khá cứng vững, không mềm dẻo, không bị kéo dãn dài.
- Cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
HDPE
Công nghệ bao gói Page 20

Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
Nhựa được đánh dấu bằng mã SPI 2 được làm bằng hợp chất cao phân tử
Polyethylene (HDPE). HDPE là sản phẩm rất an toàn và không rò rỉ bất kỳ hóa
chất nào vào thức ăn hoặc đồ uống. HDPE là sản phẩm thường được tái chế. Sản
phẩm làm từ nhựa này như: thùng chứa sữa…
HDPE có thể được trùng hợp từ ethylene (CH
2
= CH
2
) ở áp suất khí quyển
với nhiệt độ 70
0
C; hoặc ở áp suất 2750 ÷ 3450kN/m
2
ở nhiệt độ 100 ÷ 175
0
C.
4.2.1 Cấu tạo chai HDPE
HDPE được cấu tạo bởi đa số các chuỗi polyetylene thẳng được sắp xếp
song song, mạch thẳng của monomer có nhánh rất ngắn và số nhánh không nhiều.
4.2.2 Tính chất chai HDPE
- Có tính cứng vững cao, trong suốt, độ bóng bề mặt không cao.
- Khả năng bền nhiệt cao.
t
nc
= 121
0
C
t
min

= -46
0
C
t
hàn
= 140 – 150
0
C
- Có độ bền cơ học cao, sức bền kéo, sức bền va chạm, bền xé cao.
- Tính chống thấm nước, hơi nước tốt.
- Tính chống thấm khí, hương cao.
Công nghệ bao gói Page 21
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
- Khả năng in ấn tốt.
4.2.3 Ứng dụng chai nhựa dẻo
 Nhựa dẻo HDPE :
Dùng làm vật chứa đựng như các thùng (can chứa đựng) có thể tích 1÷ 20
lít với độ dày khác nhau để đảm bảo độ cứng vững của bao bì theo khối lượng
chứa đựng.
HDPE là nhựa sử dụng rộng rãi nhất cho các chai nhựa. Vật liệu này có tính
kinh tế cao. Việc bổ sung màu sắc sẽ làm mờ HDPE. Trong khi HDPE tạo nên sự
bảo vệ tốt ở dưới nhiệt độ đóng băng, thì nó lại không thể sử dụng với các sản
phẩm trên 160°F (71°C) hoặc các sản phẩm đòi hỏi một môi trường (chân không)
kín.
- Hình thành chai, lọ chứa đựng các loại vật phẩm cần thanh trùng.
- Làm nắp một số chai lọ thủy tinh, phastic.
- Làm chai, lọ chống oxy hóa cho sản phẩm thực phẩm hoặc dược phẩm khi
có độ dày >= 0,5mm.
 PP (Poly propylene) :
- Dùng làm chai lọ, hộp đựng thực phẩm chịu được chế độ thanh trùng nhiệt.

- Dùng làm bao bì một lớp, có khả năng chống thấm khí, hơi, chất béo.
- Tạo sợi dệt đựng lương thực, thực phẩm, ngũ cốc có khối lượng lớn.
4.2.4 Ưu và nhược điểm
 Ưu điểm :
- Nhẹ, khó vỡ.
- Giá thành sản xuất rẻ.
- Công nghệ sản xuất tiên tiến, có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau
với chất lượng đạt yêu cầu cho từng mục đích sử dụng.
 Nhược điểm :
- Dễ bị biến tính, hư hỏng, móp méo khi chịu lực nén, lực ép.
- Ở nhiệt độ cao có thể bị nóng chảy.
- Một số loại nhựa khi tái chế gây ô nhiễm môi trường.
- Một số loại nhựa có thể tác dụng với thực phẩm gây biến tính thực phẩm.
5. Kết luận :
- Vật liệu chính dùng làm chai nhựa là PE (poly ethylene) và PP (poly
propylene), thuộc loại nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic).
- PE và PP là loại vật liệu có tỉ trọng thấp, bền, nhẹ, ít tốn thể tích và khối
lượng.
Công nghệ bao gói Page 22
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
- PE và PP là vật liệu trong suốt, chịu được lực va chạm cơ học, lực kéo, lực
xé, khá bền nhiệt và cho khả năng in ấn tốt.
- Ngoài việc dùng làm chai, lọ đựng thực phẩm thì PE và PP còn được sử
dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác.
- Ưu điểm chính của nhựa dẻo là độ bền cao, nhẹ, khó vỡ và giá thành tương
đối thấp.
- Nhược điểm là khi tái chế gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra có một số loại
nhựa không thể tái chế. Gây lãng phí, tốn kém.
- Chai nhựa được sản xuất theo hai phương pháp đùn – thổi và phun – thổi.
Gồm hai bước chính là tạo ra một ống nhựa dẻo và thổi khí nén vào để ép nhựa dẻo

lên bề mặt trong của khuôn để tạo thành hình dáng theo mong muốn.
Bảng so sánh ưu và nhược giữa các loại bao bì
Chai nhựa Chai thủy tinh Lon kim loại
- Thấy được sản phẩm
bên trong.
- Nhẹ, dễ vận chuyển.
- Khó rò rỉ
- Trơ với thực phẩm
nhưng ở nhiệt độ cao
dễ bị nhiễm độc bởi
các chất phụ gia, chất
độc ngấm vào thực
phẩm.
- Bóng, đẹp, đa hình
dạng
- Ghép nắp đơn giản
- Quy trình sản xuất
đơn giản, thiết bị đơn
giản
- Giá thành rẻ
- Dễ gây ô nhiễm môi
trường do khó phân
hủy
- Thấy được sản phẩm
bên trong.
- Nặng, dễ vỡ, khó vận
chuyển.
- Khó rò rỉ
- Trơ với thực phẩm
- Bóng, đẹp

- Ghép nắp đơn giản
- Quy trình sản xuất
khá phức tạp
- Giá thành cao
- Không gây ô nhiễm
môi trường, khả năng
tái chế cao
- Không thấy được sản
phẩm bên trong.
- Nhẹ hơn so với thủy
tinh, bền vững, dễ
vận chuyển.
- Dễ bị rò rỉ do có
nhiều mối hàn.
- Trơ với thực phẩm
- Có ánh kim
- Ghép nắp phức tạp
- Quy trình sản xuất
phức tạp
- Giá thành cao
- Không gây ô nhiễm
môi trường, khả năng
tái chế cao
Công nghệ bao gói Page 23
Giới thiệu về các loại chai nhựa GVHD: Hoàng Xuân Tùng
- Ít được tái sử dụng - Được tái sử dụng - Không được tái sử
dụng
6. Tài liệu tham khảo
1. Đống Thị Anh Đào, Kỹ thuật bao bì thực phẩm, NXB Đại học Quốc gia TP.
HCM, 2008.

2. />3. />4. tube- how’it made.com/watch?v=T01i_vp2mJE
5. WWW.tailieu.vn 6. />%20terephthalate&imgrl
Công nghệ bao gói Page 24

×