Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị_1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.15 KB, 5 trang )

Thực lục về cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm dưới thời
quân Minh cai trị




Tác giả khai thác bộ sử Nhà Minh, đối chiếu với các bộ sử Việt Nam,
để vạch lại, theo trình tự thời gian, cuộc đấu tranh chống ngoại xâm 1407-
1427.

Dẫn nhập


Người yêu nước và lo cho nước đều khắc khoải hướng về tương lai, bởi
kẻ thù phương Bắc vẫn là mối đe doạ lớn ; nếu chúng thực sự đặt chân
đến nước ta, thì dân ta sẽ có phản ứng như thế nào ? Sự việc chưa xẩy ra,
không thể dựa vào tình cảm nhất thời mà suy đoán ; cách làm việc khoa
học và đáng tin cậy nhất là căn cứ vào lịch sử để xét tương lai, đúng như
lời người xưa khuyên “ôn cố tri tân” (1).

Suốt chiều dài lịch sử, nước ta trải qua ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ,
trong đó triều đại đặt guồng máy cai trị chặt chẽ toàn diện nhất, phải kể
đến nhà Minh. Về hành chánh, lúc khởi đầu chúng chia nước ta thành 15
phủ, 41 châu, 208 huyện ; đứng đầu mỗi đơn vị lớn nhỏ là Tri phủ, Tri
châu, Tri huyện. Về phương diện quân sự lúc bình thời đặt 10 vệ, 2 Thiên
hộ sở ; theo biên chế quân đội nhà Minh mỗi vệ có 5.600 quân, mỗi Thiên
hộ sở 1.210 quân, như vậy tổng số là 58.420 ; tại các địa điểm quan trọng
như đầu mối lưu thông, các cửa sông rạch lại đặt thêm ty Tuần kiểm, khởi
đầu có đến 100 ty. Ðó là không kể lúc có biến tại Ðô ty Giao Chỉ tăng thêm
vệ, sở và những đạo quân của Mộc Thạnh, Trương Phụ, Vương Thông,


Liễu Thăng lần lượt sang tiếp viện, mỗi lần trên dưới 10 vạn tên, số lượng
ty tuần kiểm cũng được tăng thêm :


Ngày 12 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 6 [5/7/1408]

Thượng thư bộ Lại bọn Kiễn Nghĩa, cùng Thượng thư 6 bộ tâu :
“ Tân thành hầu Trương Phụ bình định Giao Chỉ lập 472 vệ môn (2) cho
quân dân ; mỗi Đô ty, Bố chánh ty, Án sát ty lập 1 ty ; 10 vệ, 2 Thiên hộ sở,
15 phủ, 41 châu, 208 huyện, 1 Thị bạc đề cử ty, 100 tuần kiểm ty, 92 vệ
môn cho ty cục thuế khóa, đặt 12 thành trì, chiêu an hơn 3.120.000 nhân
dân, bắt được dân man hơn 2.087.500 người, trử lương 1360 vạn thạch ;
voi, ngựa, trâu bò cộng hơn 235.900 con, 8677 chiếc thuyền, hơn 2.539.850
vũ khí.”
Thiên tử phán :
“ Trẫm là vị chúa nhân dân trong bốn bể, há lại ưa dùng binh đến cùng,
tham giàu có đất đai nhân dân ư ! Vì nghịch tặc không thể không tru diệt,
dân cùng khổ không thể không giúp. Bọn Phụ tuân theo mệnh của Trẫm,
phấn dõng ra mưu, giết bắt bọn hung đồ, bình định một phương, công đó
có thể gọi là hùng vĩ phi thường vậy !”
Trương Phụ bước ra cúi đầu tạ ân và tâu :
“ Do Hoàng thượng trù hoạch cùng uy linh của quốc gia, còn kẻ ngu thần
này có công gì ? ”
Thiên tử phán :
“ Công của ngươi sẽ được vĩnh viễn ghi trong sử sách không bao giờ lu
mờ, tuy Hán Phục ba (3) cũng không hơn vậy.”
Rồi ra lệnh cho Nghĩa cùng với bộ Lễ bình nghị công lao thăng thưởng
cho các tướng sĩ; chiếu theo lệ bình Vân Nam có tăng thêm. (Minh Thực
Lục v. 11, tr. 1070-1071 ; Thái Tông q. 80, tr.3b-4a)


Song song với việc cai trị bằng biện pháp hành chánh và quân sự, nhà
Minh thiết lập các tổ chức văn hoá tôn giáo xuống tận châu huyện để ràng
buộc lòng người. Trong chỉ dụ tuyên bố cai trị nước ta vào ngày 1 tháng 6
năm Vĩnh Lạc thứ 5 [1407] cho lập ty Tăng đạo tại phủ Giao Châu ; qua
bước đầu trắc nghiệm thử thách, đến năm Vĩnh Lạc thứ 14 [10/6/1416] ra
lệnh thiết lập hàng loạt các ty Nho Học, Tăng, Ðạo, Âm Dương. Có thể tóm
tắt các tổ chức này như sau :
- Nho Học : gồm 12 ty tại phủ, 19 ty tại châu, 62 ty tại huyện.
- Âm Dương Học : 6 ty tại phủ, 14 ty tại châu, 26 ty tại huyện.
- Phật Học : 3 ty Tăng Cang tại phủ, 14 dẫn Tăng Chính tại châu, 56 ty
Tăng Hội tại huyện.
- Ðạo Học : 6 Ðạo Kỷ tại phủ, 15 Ðạo Chính tại châu, 37 Ðạo Hội tại các
huyện.(4)

Riềng mối cai trị của nhà Minh chặt chẽ từ trên xuống dưới, chính sách
cương nhu lẫn lộn, quản lý bằng mọi cách ; khiến một lần vùng dậy khó
mà thoát khỏi xiềng xích. Tuy nhiên dân ta vốn kiên cường không chịu
khuất, đấu tranh đến cùng ; đặc tính này được vua Càn Long nhà Thanh
mô tả trong đạo dụ về việc từ chối mang quân sang nước ta để phục thù
vua Quang Trung, như sau :
“…Xứ này thuỷ thổ ác liệt không thể ở lâu, dân tình lại trí trá phản phúc vô
thường ; đời trước đã chia đất này thành quận huyện, rồi không bao lâu lại
xẩy ra biến cố, lấy bánh xe trước đổ để làm răn, thực khó giữ được vài
chục năm mà không gây ra việc.” (5)
Ðể làm sáng tỏ sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, chúng tôi dùng tư liệu từ
sử Trung Quốc và sử nước nhà, cố gắng thực lục từng năm một, kể từ
năm 1407 là năm nhà Minh thiết lập nền cai trị, cho đến năm 1428 khi
Vương Thông buộc phải mang quân về nước ; trong đó có những cao
trào, thoái trào ; ưu điểm, nhược điểm, để rút kinh nghiệm và làm tài liệu
tham khảo.


Chú thích
1. Ôn cố tri tân : Ôn việc xưa để biết việc mới ngày nay. (Khổng Tử, Luận
Ngữ)
2. 472 vệ môn cho quân dân tức 472 cơ quan quân sự và dân sự. Gồm : 1
Đô ty + 1 Bố chánh ty + 1 Án sát ty + 10 vệ + 2 Thiên hộ sở + 15 phủ + 41
châu + 208 huyện + 1 ty Thị bạc + 100 ty Tuần kiểm + 92 ty cục thuế khóa =
472 vệ môn
3. Hán Phục ba tức Mã Viện, đánh dẹp hai bà Trưng nước ta, nên được
nhà Hán phong là Phục ba Tướng quân.
4. Minh Thái Tông Thực Lục quyển 167, trang 1924-1927.
5. Hồ Bạch Thảo, Thanh Thực Lục, Hà Nội: NXB Hà Nội, 2007, trang 108-
109

Năm Ðinh Hợi [1407]


Sau khi đại quân của Trương Phụ dẹp tan nhà Hồ, bắt cha con Hồ Quí Ly
tại cửa biển Kỳ La thuộc Hà Tỉnh vào tháng 6 năm 1407 ; thì chiến tranh
cũng chưa hoàn toàn chấm dứt. Tại Cao Bằng, Lạng Sơn, dư đảng nhà Hồ
vẫn ra vào nơi rừng núi chống cự; vào tháng 9 năm 1407 giết được viên
Tiền quân Ðô đốc Cao Sĩ Văn :

×