Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị_2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.2 KB, 5 trang )

Thực lục về cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm dưới thời
quân Minh cai trị




Năm Ất Mùi [1415]


Sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa của vua Trùng Quang, Trương Phụ và
Mộc Thạnh mang quân về nước ; rồi nhà Minh lại cử Trương Phụ sang
nước ta lần thứ tư :

Ngày 1 tháng 4 năm Vĩnh Lạc thứ 13 [9/5/1415]

Mệnh Anh quốc công Trương Phụ đeo ấn Chinh Di Tướng quân thống
lãnh quan binh trấn Giao Chỉ. (Minh Thực Lục v. 13, tr.1843; Thái Tông q.
163, tr.1b)
Vào năm này tại huyện Lỗi Giang, Thanh Hoá có Trần Nguyệt Hồ tiếp tục
nổi dậy tự xưng là Nguyệt Hồ Vương ; quân Minh cho truy kích đến tận
Ninh Bình rồi bắt được. Ngoài ra đồ đảng Quách Nguyên Khánh cũng bị
quân Minh giết :

Ngày 1 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 13 [2/11/1415]

Tên phản loạn Trần Nguyệt Hồ tại Giao Chỉ bị giết. Trước đó Nguyệt Hồ tụ
tập dân địa phương tại Lỗi Giang, Thanh Hoá làm loạn, tự xưng Vương
Nguyệt Hồ. Gặp lúc Anh quốc công Trương Phụ tới Giao Chỉ tiến binh tiễu
trừ. Giặc thua chạy, bèn truy kích đến trấn Đại Quan, huyện Xích
Thổ (1), bắt được Nguyệt Hồ ; bèn giải về kinh sư tru lục. Bọn đồ đảng


Quách Nguyên Khánh tiếp tục bị giết, bọn giặc còn lại được bình
định. (Minh Thực Lục v. 13, tr. 1881; Thái Tông q. 169, tr.1a)


Bính Thân [1416]


Lúc này tình hình có dấu hiệu ổn định, nên nhà Minh cho mở lại các hầm
mỏ để vơ vét :

Ngày 10 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 14 [2/8/1416]

Cho đặt lại 2 cục mỏ vàng tại trấn Vọng Giang, Diễn Châu phủ Nghệ An,
cùng trấn Lâm An. Trước đây dân Man không yên nên hai cơ sở này đóng
không hoạt động, nay cho thiết lập lại. (Minh Thực Lục v. 13, tr. 1939 ; Thái
Tông q. 178, tr. 2a)
Tháng 9, năm Bính Thân, quân lính tại huyện Tân An nổi lên, nhưng
Trương Phụ dẹp được (1).
Bấy giờ nhà Minh ưa dùng hoạn quan đi các nơi thanh sát tình hình,
quyền uy rất lớn. Viên Nội quan Mã Kỳ được lệnh dò xét Trương Phụ, mật
tâu rằng Tổng binh Trương Phụ ở Giao Chỉ chọn những thổ nhân mạnh
khoẻ can đảm làm vi tử thủ (2), do đó vua Minh nghi ngờ gọi về gấp ; kể từ
đó vĩnh viễn Phụ không còn trở lại nước ta nữa :

Ngày 19 tháng 11 năm Vĩnh Lạc thứ 14 [7/12/1416]

Sắc dụ quan Tổng binh Anh quốc công Trương Phụ theo đường dịch trạm
về kinh gấp. (Minh Thực Lục v. 13, tr.1966; Thái Tổ q. 182, tr. 2b.)
Năm Ðinh Dậu [1417]



Lúc này quan lại nhà Minh tham lam nhũng nhiễu không cùng, nội quan
Mã Kỳ lại càng làm nhiều việc phi pháp, bắt dân nạp châu báu quá nhiều,
dân không sao kham được sự khổ sở, nên lòng người náo động vùng lên.
Phong thành hầu Lý Bân được chỉ định thay thế Trương Phụ, phải đối đầu
với nhiều cuộc nổi dậy :

Tại huyện Lục Na, phủ Lạng giang [Lục Ngạn, Hà Bắc], Nguyễn Trinh tụ
tập dân chúng nổi lên. Quân Minh bèn khủng bố bắt giết để cảnh cáo (1)

Tại châu Thuận [Quảng Trị] và châu Nam Linh [Quảng Bình] có cuộc nổi
dậy ở tầm mức quy mô lớn gồm 2 tỉnh, thành phần gồm dân chúng và
quan quân địa phương, Lý Bân phải điều động các vệ từ phủ Giao châu
[Hà Nội] vào để đánh dẹp, tuy vậy đám còn lại như Nguyễn Nghĩ, Trần Bá
Luật vẫn tiếp tục hoạt động :

Ngày 13 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 15 [26/7/1417]

Quan Tổng binh Giao Chỉ Phong thành hầu Lý Bân tâu :
“ Tại Giao Chỉ, người châu Thuận (2) có bọn Lê Hạch, Phan Cường, cùng
bọn thổ quan Đồng tri Trần Khả Luận, Phán quan Nguyễn Chiêu, Chủ bạ
Phạm Mã Hoãn, Thiên hộ Trần Não, Bách hộ Trần Ngô Sài ; tại châu Nam
Linh (3) có Phán quan Nguyễn Nghĩ, Tri huyện Tả Bình Phạm Bá Cao,
Huyện thừa Vũ Vạn, Bách hộ Trần Ba Luật làm loạn. Chúng đốt thành
quách nhà cửa hai châu, giết quan lại, tiếm xưng danh hiệu, tụ tập đồng
đảng hơn 1000 tên. Bèn ra lệnh ngay cho Đô đốc Chu Quảng mang quân
đánh dẹp, cùng Chỉ huy Giao Châu Trung vệ Hoàng Chấn, Chỉ huy Đồng tri
Giao Châu Hữu vệ Đàm Công Chính, Chỉ huy Thiêm sự vệ Thuận Hoá Ngô
Quỳ, Chỉ huy Thiêm sự vệ Tân Bình Phan Cần cầm quân hội tiễu ; giết Lê
Hạch cùng đồ đảng hơn 500 người tại trận ; bắt sống Phan Cường, Trần

khả Luận, Nguyễn Chiêu, Phạm Mã Hoãn, Phạm Bá Cao, Vũ Vạn ; chiếu
theo luật tất cả đều bị tru lục. Bọn Nguyễn Nghĩ, Trần Ba Luật cùng đồng
bọn còn sót lại bỏ trốn ; đốc suất các tướng tiếp tục truy bổ. Thiên tử khen
và sắc dụ Bân hãy trình bày đầy đủ chi tiết công trạng mỗi người ; cùng hạ
lệnh từ nay các quan và dân bản xứ ra sức lập công cũng được trình lên
ngay để thăng thưởng ; như trong vụ nổi loạn của tên Hạch, các thổ quan
châu Thuận như Chỉ huy Đồng tri Đoàn Công Đinh, Trần Tư Tề đều chết,
Công Đinh, Tư Tề người châu Nam Sách, Giao Chỉ, theo Vương sư tòng
chinh bắt cha con Lê Quý Ly, dẹp Giản Định và Trần Quý Khoách ; Công
Đinh làm quan thăng đến chức Giao Châu Tả Vệ Chỉ huy Đồng tri, Tư Tề
chức Giao Châu Hữu vệ Chỉ huy Đồng tri; cả hai coi thành châu Thuận.
Giặc nổi lên bất ngờ, bọn Công Đinh ra sức đánh, bị chết. (Minh Thực
Lục v. 13, tr. 2011-2013; Thái Tông q. 190, tr. 1b-2a)

Tiếp đến Lý Bân sai Ðô đốc Chu Quảng đánh dẹp đảng nổi dậy của Dương
Tiến Giang tại sách Bách Trú :


Ngày 1 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 15 [9/11/1417]

Tháng này quan Tổng binh Giao Chỉ Phong thành hầu Lý Bân sai Đô chỉ
huy Chu Quảng mang quân đánh dẹp đầu đảng giặc Dương Tiến Giang.
Quảng đánh phá các trại như Bắc Trú, bắt bọn Tiến Giang chém để làm
răn. Số giặc còn lại tan rã. (Minh Thực Lục v. 13 ,tr. 2035, Thái Tông q. 193,
tr. 1a)

×