Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị_4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.94 KB, 6 trang )

Thực lục về cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm dưới thời
quân Minh cai trị




Ngày 6 tháng 11 năm Vĩnh Lạc thứ 9 [21/11/1411]

Quan Tổng binh Giao Chỉ Anh Quốc công Trương Phụ dùng binh thuyền
truy bắt bọn đồ đảng Trần Quí Khoách tại vùng ven biển ; nghe tin các
châu huyện Thạch Thất, Phúc An và bọn thảo khấu Lê Nhị, Phạm Khang
tiến đến gần thành Giao Châu. Vì lo liệu giặc có thể phá cầu nổi bắc qua
sông Nhuệ, ngăn chặn tại sông Sinh Quyết, cùng làm tắc nghẽn con
đường đến Hậu vệ phủ Giao Châu, nên mang quân chinh phạt. Bọn Lê Nhị
và Phạm Khang tập hợp được hơn 5000 quân chống cự với quan quân, bị
bại. nguỵ Long Hổ Tướng quân Đại Đô đốc Lê Nhị trúng tên chết ; giết
nguỵ Dực Vệ Tướng quân Đồng Tri Đô đốc Nguyễn Thi tại trận, bắt sống
nguỵ Dực Vệ Tướng quân Dương Nhữ Mai, nguỵ Phòng Ngự sứ Phùng
Ông; chém bêu đầu hơn 1500 tên để làm răn, bọn giặc còn lại chạy trốn
vào rừng núi đầm lạch, sau đó bị truy kích giết hết. Tướng giặc Phạm
Khang, Đỗ Cá Đán, Đặng Minh, Nguyễn Tư Hàm chạy trốn xa. Rồi sau đó
bọn chúng bị bắt ; từ nay các châu huyện Từ Quảng, Phúc An đều được
yên ổn. (Minh Thực Lục v. 12, tr. 1523-1524; Thái Tông q. 121, tr. 1a)
Ngoài ra phải kể đến : Tại châu Lợi Nhân [Hà Nam], Lê Mão nổi dậy, bị Thổ
quan bắt giết (3). Tại châu Khoái, phủ Kiến Xương [Hải Hưng] Ðinh Bồ nổi
dậy, Bố chánh Giao Chỉ Hoàng Phúc chiêu dụ nhưng không ra đầu thú (3).
Tại châu Vạn Nhai, Lạng Sơn, Dương Cao Thiêm chiếm đất hiểm chống
cự, sau đó ra đầu thú (3). Tại huyện Ma Lung, phủ Quảng Oai [Hà Tây],
Bạch Sư Ðiểm thừa lúc quân Minh đi đánh Giậc Áo Ðỏ tại Thái Nguyên,
bèn nổi dậy (4). Tại châu Hạ Hồng phủ Tân an [Hải Hưng] Trần Tồn Nhân


nổi dậy (4).
Số lượng quân Minh chết lúc này khá nhiều, một văn bản tiết lộ nhà Minh
dùng tiền uỷ lạo cho 3 420 tên quân tử trận :

Ngày 8 tháng 11 năm Vĩnh Lạc thứ 9 [23/11/1411]

Ban cho quan quân tòng chinh Giao Chỉ, cùng những kẻ tử trận gồm 3420
người, 44.164 đỉnh tiền giấy. (Minh Thực Lục v. 12, tr. 1524; Thái Tông q.
121, tr. 1b)



Tháng giêng năm Nhâm Thìn [1412] viên Phụ đạo huyện Ðại Từ phủ Thái
Nguyên là Nguyễn Nhuế khởi binh, hoạt động tại vùng Tam Ðảo [Vĩnh Phú]
bị Trương Phụ bắt.
Tháng 9/1412 xẩy ra cuộc thuỷ chiến lớn tại cửa biển Yên Mô [Ninh Bình],
mỗi bên tham dự đến mấy trăm chiếc thuyền. Trận chiến xẩy ra suốt buổi
sáng ; mặc dầu chiến đấu rất hăng nhưng rốt cuộc quân nhà Hậu Trần bị
đại bại phải từ bỏ chiến trường vùng hạ lưu sông Hồng :

Ngày 1 tháng 8 Năm Vĩnh Lạc thứ 10 [6/9/1412]

Ngày hôm nay quan Tổng binh Anh quốc công Trương Phụ đóng thuỷ
quân tại cửa biển Yên Mô, nhìn đằng xa thấy thuyền giặc từ Đại An vào
cửa biển Thần Đầu, bèn sai bọn Đô chỉ huy Phương Chính đánh. Thuyền
giặc trên 400 chiếc ra khỏi cửa biển Thần Đầu, chia làm 3 đội. Bấy giờ gió
bắc thổi, Phụ suất quân đánh vào giữa trận ; khí thế giặc rất tinh nhuệ,
quan quân phấn đấu tiến thẳng, thuyền sát cạnh thuyền, gươm giáo công
kích, hoả khí tấn công, giặc chống không nổi bèn chèo thuyền rút lui.
Quan quân truy kích bén gót, dùng câu liêm giết chết, đánh từ giờ Mão

đến giờ Tỵ (1), giặc đại bại ; bắt sống bọn Dực vệ Đại tướng quân Trần Lỗi,
Long hổ Tướng quân Đặng Nhữ Hý, Lê Mục ; các Tướng quân như Kim
ngô, Vũ vệ, Uy vệ, Ninh vệ ; các Sứ như Hiệu uý, An phủ, Đoàn luyện,
Tuần kiểm là bọn Nguyễn Lâm gồm 75 người ; cùng tuỳ tòng khác hơn
1000 ; chém chết trôi không tính hết. Đảng giặc bọn Nguyễn Sư [Suý] chạy
trốn. Phụ đốc thúc quân đuổi theo nhưng không kịp, bèn quay lại. Bọn Lỗi
40 người bị thương nặng, bèn chém để làm răn. Bỏ vào cũi, giải bọn Đặng
Nhữ Hý gồm 30 người về kinh. (Minh Thực Lục v. 12, tr. 1615; Thái Tông
q.131, tr. 1a)

Tiếp tục tiến quân, Trương Phụ mang quân đến huyện Thổ Hoàng, phủ
Nghệ An [nay thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh] lùng bắt Thiếu bảo
nhà Hậu Trần là Phan Quí Hữu, viên này sai con là Phan Liêu xin hàng, các
vùng Thanh Hoá, Nghệ An đều vào tay giặc :

Ngày 26 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 10 [30/11/1412]

Quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ mang quân đến
sông Ác huyện Thổ Hoàng (2), phủ Nghệ An để lùng bắt bọn nguỵ Thiếu
bảo Phan Quí Hữu, bọn giặc nghe tin đều trốn. Quý Hữu trốn tại núi Khả
Lôi, sai con là Liêu xin hàng, bèn cấp bảng gọi đến. Cha con Quý Hữu
cùng bọn Ngô Đạm 17 người cũng đến cửa quân xin hàng. Phụ nhận sắc
chỉ ban cho Quí Hữu chức Phó sứ ty Án sát Giao Chỉ coi phủ Nghệ An để
chiêu phủ quân dân. Rồi sau đó bọn Tướng quân nguỵ Tri phủ Quan sát
An phủ Chiêu thảo sứ Trần Mẫn, Nguyễn Sĩ Cần, Trần Toàn Úc, Trần Toàn
Mẫn, Trần Lập, Nguyễn Sảng, Nguyễn Yểm, Nguyễn Điệu tiếp tục xin hàng.
(Minh Thực Lục v. 12, tr.1633-1634; Thái Tông q. 133, tr. 3a-4b)

Lúc này tại Lạng Sơn có Nông Văn Lịch tụ tập dân chúng chiếm lãnh đất
đai, chẹn đường đi lại của quân Minh, giết bắt rất nhiều. Viên Tham chính

người Việt là Mạc Thuý mang quân vào đánh, bị trúng tên thuốc độc mà
chết (3). Nguyễn Liễu người Lý Nhân [Hà Nam] chiêu dụ người các huyện
Lục Na [Hà Bắc], Vũ Lễ [Thái Nguyên] đánh quân Minh trong mấy năm.
Tham nghị Nguyễn Huân vờ kết thông gia rồi dụ Liễu đến giết chết (3).
Lưu Phụng đánh phá tại vùng Quảng Oai [Hà Tây], quân Minh tăng cường
chinh tiễu nhưng chưa dẹp được (4). Giáp Giang nổi lên tại phủ Lạng Sơn,
vẫn chưa chịu hàng phục (5). Phạm Khang chiếm cứ huyện Phù Lưu, phủ
Giao Châu [huyện Phú Xuyên, Hà Tây], vẫn chưa hàng (5). Trần Nguyên
Hiến chiếm châu Tam Ðái [Vĩnh Phú], vẫn chưa hàng (5).
Ngày 17 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 11 [19/1/1413]

Ngày hôm nay viên Đô đốc Thiêm sự Giang Hạo đánh giặc Giao Chỉ, đã
bắt được cháu tên cầm đầu Trần Quí Khoách là nguỵ Hầu Trần Nguyên,
cùng nguỵ Thượng thư Tưởng Bá Thuỷ, nguỵ Kim Ngô Tướng quân
Nguyễn Quyên, nguỵ Dực Vệ Tướng quân Trần Khoái, nguỵ Lang trung bộ
Lại Lương Duyệt, tất cả gồm 54 người.(Minh Thực Lục v. 13, tr. 1657; Thái
Tông q. 136, tr.3a)
Tháng 4 năm Quý Tỵ Trương Phụ đóng quân tại thành Nghệ An (1), vua
Trùng Quang rút lui về phủ Thuận Hoá [Quảng Trị, Thừa Thiên], sai Sứ giả
Nguyễn Biểu (2) đến Nghệ An xin cầu phong. Trương Phụ giữ Biểu lại.
Biểu tức giận mắng Phụ rằng :

“ Bên trong thì mưu kế đánh chiếm, bên ngoài thì rêu rao là quân nhân
nghĩa, hứa lập con cháu họ Trần, lại đặt thành quận huyện, không chỉ
cướp bóc của cải châu báu, lại còn tàn hại sinh dân, thực là loài giặc dữ
! ”
Phụ nổi giận giết chết (3).

Tháng 9 bọn Trương Phụ nhà Minh đánh nhau với Nguyễn Suý tại kênh
Sái Già (4). Quân hai bên đang cầm cự nhau. Ðặng Dung mai phục binh

tượng, nửa đêm đánh úp doanh trại Phụ, Dung nhảy lên thuyền Phụ, định
bắt sống nhưng không nhận ra hắn. Phụ vội dùng thuyền nhỏ trốn chạy.
Quân Minh tan vỡ đến một nửa, thuyền bè khí giới bị đốt phá gần hết ;
nhưng bọn Nguyễn Suý không chịu hợp sức đánh. Phụ thấy quân của
Dung ít, quay lại đánh. Quân Dung tan chạy, từ đấy chỉ ẩn nấp trong núi
rừng (5).

Rồi 3 tháng sau, một trận đánh lớn xảy ra tại sông Ái Tử tỉnh Quảng Trị
ngày nay, quân chủ lực của nhà Hâu Trần hầu như bị tiêu diệt :

×