Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhà văn - Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi _1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.19 KB, 5 trang )

Nhà văn - Liệt sĩ Nguyễn
Ngọc Tấn - Nguyễn Thi




1. Bốn mươi năm về trước, trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân Mậu
Thân, Nguyễn Thi đi theo một cánh quân đánh vào Sài gòn với hy vọng là để lấy thêm tài
liệu cho mấy cuốn tiểu thuyết còn dang dở. Cũng không loại trừ miền đất ấy đã ghi dấu
nhiều kỷ niệm của đời ông, nơi lúc bấy giờ đứa con gái mà ông chưa biết mặt đang sống.
Sáu năm ở chiến trường Nambộ vào thời kỳ cuộc chiến tranh đang diễn ra đầy cam go đó,
với Nguyễn Thi lại là quãng thời gian ông thực hiện được nhiều nhất cho những dự định
về nghề nghiệp. Nhưng ông đã không trở về. Ông đã ngã xuống ở ngay cửa ngõ thành phố
trong một cuộc chiến đấu không cân sức
2. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Thi được mở đầu bằng giải thưởng văn học
Cửu Long năm 1951 cho tập thơHương đồng nội với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Cho
đến nay hầu như rất ít người biết đến thơ ông, có thể vì chất lượng nghệ thuật của nó.
Nhưng cũng vào thời điểm đó ông bắt đầu chuyển sang viết văn xuôi và càng ngày ông
càng nghiệm ra rằng mọi thành quả của lao động, ý nghĩa của cuộc đời ông chỉ thật sự có
khi ông gắn mình với cuộc sống của nhân dân và chiến sỹ. Năm 1954, tập kết ra Bắc và
trước khi trở lại chiến trường miền Nam năm 1962, ông có hai tập truyện ngắn Trăng
sáng và Đôi bạn.
Cũng như mọi tác phẩm văn học khác ra đời vào thời điểm bấy giờ, hai tập truyện
ngắn Trăng sáng và Đôi bạn đã nhập vào dòng chảy chung của văn học hướng về cuộc
đấu tranh thống nhất đất nước. Tình cảm đối với quê hương trong tấm lòng của những
người con miền Nam tập kết và của chính những người dân miền Bắc là một thứ tình cảm
đặc biệt, là động cơ cho mỗi người trong công việc hàng ngày đã được ông thể hiện khá
tinh tế trong các truyện như Quê hương, Đôi bạn, Xuống núi Đó là một thứ tình cảm
thiêng liêng, chi phối mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của xã hội lúc bấy giờ. Dưới nét
bút "ký họa" của ông, bức tranh cuộc sống miền Bắc đã góp phần tạo lòng tin cho con
người vào tương lai phía trước: đó là tâm thế của những con người được sống trong hoàn


cảnh không bị o ép, được cách mạng giải phóng và tự giải phóng mình ra khỏi những ràng
buộc do thói quen sinh hoạt lâu trong chế độ cũ. Những truyện ngắn thời kỳ này của
Nguyễn Ngọc Tấn có thể nói như một sự tìm đường cho ngòi bút của mình. Mặc dù cốt
truyện còn đơn giản, tình huống truyện chưa có sự đặc sắc nhưng ở đây, mạch văn của
ông đã thể hiện sắc thái trữ tình đậm nét. Cả trong hai tập Trăng sáng và Đôi bạn, dẫu
cùng nằm trong tình hình chung của truyện ngắn miền Bắc thời kỳ này là còn sơ lược, một
chiều thì Nguyễn Ngọc Tấn ít nhiều vẫn bộc lộ năng lực của một cây bút truyện ngắn qua
một số truyện. Tính "mơ hồ" trong cách gọi tên nhân vật, trong việc thể hiện tâm lý của cô
gái nông thôn trẻ có chồng hy sinh đã mấy năm giờ đang có một cuộc sống mới nơi công
trường, đang có tình cảm với một chàng trai quê xa, với nỗi chộn rộn náo nức của kẻ đang
yêu không thể giấu, lại không hẳn đã quên hình ảnh người chồng cũ, là những phác thảo
tâm lý khá tinh tế của ông trong truyện ngắn Đôi bạn. Câu chuyện tình cảm riêng tư trong
truyện Quê hương được "thuật lại" từ một điểm nhìn tự phát: đó là câu chuyện giữa hai
người phụ nữ không có tên riêng mà nhân vật "tôi" nghe được một cách tình cờ trên một
chuyến xe khách từ Hà Nội vào giới tuyến Vĩnh Linh. Từ điểm nhìn đó, việc lồng ghép và
gắn kết một cách hợp lý các mối tình cảm riêng chung, đặc biệt là tình cảm đối với quê
hương, ý thức trách nhiệm đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước đã được ông thể
hiện khá đặc sắc. Chủ đề hướng về miền Nam ruột thịt còn được thể hiện trong một số
truyện ngắn khác nhưTrăng sáng, Mặt trận, Món quà tết. Thời kỳ này cách mạng
miền Nam đang chịu những tổn thất nặng nề do sự trả thù những người kháng chiến cũ
của Mỹ - Diệm. Truyện ngắn Im lặng của ông viết về một người bộ đội miền Nam phát
bệnh điên khi nghe tin vợ con ở quê nhà đã bị kẻ thù sát hại, phần nào cũng nói lên sự
nhận thức buổi đầu của ông về tính chất khốc liệt trong cuộc chiến đấu không cân sức để
bảo vệ bản thân và bảo vệ thành quả của cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đây là một sự
nhận thức không dễ nhận được sự đồng thuận của nhiều người nhưng với Nguyễn Ngọc
Tấn thì đây là một sự mở đầu và điều đó càng biểu hiện rõ hơn trong ý thức nghệ thuật
của ông sau khi trở lại chiến trường miền Nam: mặc dù văn mạch trữ tình đã trở thành chủ
đạo trong nhiều truyện ngắn và tùy bút nhưng chính sự nhận thức này đã quy định tính
nghiêm nhặt trong bút pháp hiện thực trong Ở xã Trung Nghiã và một số ghi chép khác.
Đó là lý do khiến cho mặc dù sống và làm việc trong điều kiện hết sức gian khổ ở chiến

trường lúc bấy giờ, với bút danh mới: Nguyễn Thi, ông vẫn ghi được hàng ngàn trang tư
liệu và viết được một số tác phẩm đặc sắc về cuộc sống và con người miền Nam trong
một thời kỳ lịch sử cam go. Những gì còn lại trong di cảo của Nguyễn Thi đã thể hiện sức
thanh xuân của một ngòi bút giàu tiềm năng sáng tạo.
3. Trong thời gian sống ở chiến trường Nguyễn Thi là một trong những người chịu
trách nhiệm tổ chức tờ Văn nghệ Quân giải phóng và bản thân ông cũng là một cây bút
chủ lực của tờ báo này. Ông quan niệm nhà văn cũng như văn chương là phải phục vụ cho
sự nghiệp cách mạng. Cho nên ông đã làm tất cả những gì mà một tờ báo ra đời trong
hoàn cảnh thiếu thốn của đời sống chiến tranh lúc bấy giờ đang cần; và đặt ra như một thứ
kỷ luật cho mình là đi và viết. "Ở chiến trường là phải làm liền, không viết nhanh thì việc
mới người mới ào tới, chuyện sự vụ chồng chất, cuối cùng tất cả sẽ mãi mãi chỉ là những
dự định". Ông tranh thủ mọi thời gian để ghi chép. Đặc biệt là sau những chuyến đi công
tác ở Mỹ Tho, Bến Tre, đi dự Đại hội anh hùng miền Nam về, ông ghi được hàng ngàn
trang tư liệu vô cùng quý giá về các sự kiện, con người, về văn hoá dân gian trong đó có
những tư liệu như đã là phác thảo khá hoàn hảo cho những cuốn tiểu thuyết, những truyện
ký. Những sáng tác của ông phần lớn được ra đời trong ý thức công dân - nghệ sỹ, trong ý
muốn từ bầu nhiệt huyết của mình để có thể truyền ngọn lửa yêu nước đến với người đọc
nhất là khi văn học nhận về mình trách nhiệm làm vũ khí chiến đấu và nhà văn là chiến
sỹ. Đó là những ghi chép kịp thời dường như còn mang hơi thở nóng hổi của một cuộc
sống chiến đấu đầy khẩn trương như Những sự tích đất thép, Đại hội anh hùng, Dòng kinh
quê hương, Những câu nói trong đại hội. Cùng với những tác phẩm khác, những sáng tác
này ra đời trong cảm hứng sâu sắc của ông về ý thức, về lòng quyết tâm đánh Mỹ của
mọi lớp người trên đất miền Nam. Với giọng điệu tráng ca, những bài ký của Nguyễn Thi
đã đốt lên trong lòng người đọc ngọn lửa của lòng yêu nước, của ý thức quyết tâm đánh
Mỹ đến cùng để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc qua những câu nói từng là phương châm
sống của nhân vật:"Đừng lo tôi chết, cứ để tôi ở đây sống với đồng bào" (Nguyễn Thị
Hạnh), "Chết, chết thẳng đứng còn hơn sống quỳ"(Nguyễn Văn Quang), "Cứ đánh, trước
khó sau quen" (Phạm Văn Cội)
Một trong những đặc điểm của văn xuôi giải phóng là nhà văn viết từ cảm hứng
anh hùng và các tác phẩm thường ra đời trên cơ sở người thật việc thật. Nói như Nguyễn

Minh Châu là các tác phẩm "thường ra đời cùng với các bản tin chiến sự" và là kết quả
của các chuyến đi thâm nhập vào thực tế cuộc sống chiến đấu anh hùng của các nhà văn.
Phần lớn những sáng tác của Nguyễn Thi, trong đó bao gồm những tác phẩm đã hoàn
thiện và cả những tác phẩm chưa hoàn thiện là kết quả của những tháng ngày đi và viết.
Nhất quán với mình và cùng nằm trong dòng chảy chung của nền văn học cách mạng lúc
bấy giờ, cảm hứng anh hùng là nguồn cảm hứng chính trong sáng tạo nghệ thuật của ông
và điều đó đã được thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng thẩm mỹ và cách tiếp cận đối
tượng. Nguồn cảm hứng đó không chỉ thể hiện ở việc ông dành trọn tâm sức của mình để
viết về cuộc sống anh hùng với những người anh hùng có thật ngoài đời mà còn là ở chỗ
ông dồn nguồn tình cảm đó của mình để xây dựng nên kiểu nhân vật anh hùng trong cuộc
sống chiến tranh, thể hiện con đường đi đến với cách mạng của nhân dân cũng như những
khó khăn gian khổ mà cách mạng đã trải qua, đã được nhân dân đùm bọc, che chở. Trong
các tác phẩm của ôngnhân vật phụ nữ bao giờ cũng là những nhân vật ông dành nhiều tâm
huyết nhất.
Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Út - thường gọi là Út Tịch -
là nhân vật chính trong tập truyện ký Người mẹ cầm súng tác phẩm được giải chính
thức Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) do Hội đồng
Nghệ thuật của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trao tặng. Chị Út là một người
phụ nữ mà từ lúc còn đi ở đợ chị đã bộc lộ phẩm chất của một con người không chịu
sống trong áp bức khi phản ứng một cách mạnh mẽ cách đối xử tàn tệ của Hàm Giỏi và
Hội đồng Thanh.

×