Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XIX_3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.16 KB, 7 trang )

VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI
THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XIX

Nhưng mới đến ngày 5, ông đã thu được hoàn toàn thắng lợi, đánh
trận Ngọc Hồi, giết Hứa Thể Hanh, đánh thắng Đống Đa, bắt Sầm
Nghi Đống phải tự tử, đuổi Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả ấn tín chạy về
nước. Bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống cũng phải chạy theo
lũ tàn binh, sang đất Trung Hoa nương náu làm khách ngụ cư vong
quốc. Sau chiến thắng, Quang Trung Nguyễn Huệ thực hiện những
biện pháp ngoại giao tích cực, để giữ gìn hòa bình, được vua Càn
Long nhà Thanh chấp nhận. Vua Thanh phải phong vương cho ông
và mời ông sang thǎm Yên Kinh, và hoàn toàn chấm dứt ý đồ xâm
lược. Việc giao hảo với nhà Thanh trong giai đoạn này cũng là những
trang sử đẹp, làm vẻ vang cho triều đại Quang Trung và cho nước ta.
Sau sự kiện thống nhất năm 1786, Nguyễn Huệ tiếp tục cũng cố nền
thống nhất và đã giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống
quân Thanh xâm lược vào năm 1789. Có thể nói rằng thống nhất đất
nước, độc lập dân tộc và đấu tranh dân chủ có quan hệ khăng khít
trong sự nghiệp của nhà Tây Sơn.

Việc tiêu diệt các thế lực phong kiến cát cứ câu kết với giặc ngoại
xâm để thống trị nhân dân ta là một thành quả lớn trong quá trình
đấu tranh thống nhất đất nước của phong trào Tây Sơn do Nguyễn
Huệ lãnh đạo. Phong trào Tây Sơn mà đại diện là Nguyễn Huệ là
người tiêu biểu cho khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Dẹp yên Bắc hà, Quang Trung lo lắng việc nội trị. Đất nước do ông cai
quản lần này trải rộng từ Thuận Hóa trở ra, chấm dứt nạn phân
tranh từ thời kỳ Lê – Mạc và Trịnh – Nguyễn. Vùng miền Nam Trung
Bộ do Nguyễn Nhạc thống lĩnh, vùng Nam Bộ ở dưới quyền của
Nguyễn Lữ. Song những vị cầm đầu ở đây đều không có khả nǎng giữ


vững chính quyền. Nhất là ở miền Nam, Nguyễn Lữ không chống nổi
Nguyễn Ánh. Do đó, Quang Trung đã sắp đặt một kế hoạch tiến quân
vào Nam để giúp việc bình định vùng này, diệt hẳn thế lực của họ
Nguyễn. ở phía Bắc ông cũng có ý phải khôi phục lại những vùng đất
mà trước đây bị các triều đình Minh, Thanh chiếm cứ Nhưng các dự
định ấy chưa thực hiện được, thì ông bị bệnh qua đời vào đêm 29
tháng 7 nǎm Nhâm Tí (1792). Cuộc đời hoạt động của ông đều gắn
liền với tuổi trẻ. Quang Trung mất vào nǎm 40 tuổi, cơ đồ nhà Tây
Sơn cũng suy thoái luôn từ đó. Con trai nối ngôi ông là Nguyễn
Quang Toản còn quá bé (mới có 9 tuổi). Tướng tá không có người
cầm đầu.

Không đầy mười nǎm sau, nhà Tây Sơn đã buộc phải chấm dứt vai
trò lịch sử của mình để Nguyễn Ánh, lập nên đế nghiệp nhà Nguyễn.
Có lẽ, có một bình diện lâu nay thường ít được chú ý, nên cũng
không giúp cho ta thấy được đầy đủ nét đẹp của Quang Trung. Đó là
ở chỗ, ông thực sự là một nhà vua trẻ, đã phát huy cao độ bản lĩnh
trẻ trung của mình. Làm tướng - chủ yếu là tướng chỉ huy, trong
khoảng tuổi hai mươi. Làm vương rồi làm vua trong khoảng tuổi ba
mươi. Ông đã hiến dâng trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho đất
nước, cho dân tộc. Đây là sự tình cờ của quy luật sống nơi ông, hay
đó chính là cái đẹp dành riêng để ông phục vụ đất nước.

Nguyễn Ánh, một thế lực phong kiến có nhiều uy thế và đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ, nhất là kể từ sau ngày vua Quang Trung
qua đời. Nguyễn Ánh đã cho quân ra đánh chiếm Quy Nhơn, năm
1801 chiếm Phú Xuân và năm 1802 tiến ra Thăng Long tiêu diệt
vương triều Tây Sơn, thống nhất đất nước. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy
hiệu là Gia Long và chọn Huế làm kinh đô để xây dựng chính quyền
trung ương, cai quản trên tất cả các vùng miền khắp cả nước. Công

cuộc đấu tranh thống nhất đất nước lâu dài, cam go nay mới được
hoàn tất.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kết quả song hành của cuộc đấu tranh
giành quyền thống trị hơn là ý nghĩa của cuộc đấu tranh thống nhất
đất nước. Bởi vì, cuộc đấu tranh chống cát cứ, chia cắt đất nước Đàng
Trong – Đàng Ngoài đã được Nguyễn Huệ cơ bản thực hiện vào
tháng 6-1786, sau khi ra Phú Xuân và tiếp theo là vào tháng 7-1786
ra Thăng Long. Với khoảng thời gian diễn ra một cách nhanh chóng,
dồn dập này đã nói lên khát khao mong muốn thống nhất đất nước
của nhân dân ta lúc bấy giờ. Nguyễn Huệ đã vượt ra khỏi cái bóng
của người anh Nguyễn Nhạc để giương cao ngọn cờ thống nhất, một
yêu cầu cấp bách của đất nước lúc bấy giờ.

Trong khi đó Gia Long sau khi chiếm được Phú Xuân (1801) và lên
ngôi vua vào năm 1802 mới thực hiện cuộc tấn công ra Bắc để tiêu
diệt vương triều Tây Sơn thống nhất đất nước.
Phú Xuân, gắn liền với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế vào
tháng 12 – 1788 được xem là kinh đô đầu tiên sau khi đất nước
thống nhất của nhà Tây Sơn chứ chưa thể xem đó là kinh đô thống
nhất của cả nước. Bởi vì Nguyễn Huệ mới chỉ thống nhất đất nước về
mặt lãnh thổ chứ chưa thống nhất được về mặt chính quyền. Việc
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đồng nghĩa với việc xác lập thêm một
kinh đô, một niên hiệu, một triều đại mới và nó cùng song song tồn
tại với chính quyền nhà Lê ở Thăng Long, Thái Đức ở Quy Nhơn,
Nguyễn Ánh ở Gia Định. Như vậy, trong cùng một lúc có sự tồn tại
của ba niên hiệu (Chiêu Thống, Thái Đức, Quang Trung), ba kinh đô
và bốn vùng kiểm soát thì nó chứng tỏ rằng sự nghiệp thống nhất đất
nước của Nguyễn Huệ vẫn chưa trọn vẹn.

Ngay cả vào thời điểm vinh quang nhất của phong trào Tây Sơn thì

nó cũng bị Nguyễn Nhạc phong kiến hóa, phân phong làm ba khu vực
khác nhau: Trung ương Hoàng đế của Nguyễn Nhạc đóng tại Quy
Nhơn, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đóng tại Phú Xuân và Đông Định
Vương Nguyễn Lữ đóng tại Gia Định, mặc dầu không nghiệt ngã như
thời Đàng Trong – Đàng Ngoài nhưng nó cũng đã làm cản trở đến
quá trình thống nhất đất nước. Dưới thời Tây Sơn trong giai đoạn từ
1788 – 1801 thì đất nước ta chưa bao giờ có sự thống nhất trọn vẹn:
Từ năm 1788 – 1793 với ba chính quyền: Phú Xuân, Quy Nhơn, Gia
Định; và từ năm 1793 – 1801 thì cũng có hai chính quyền cùng song
song tồn tại đó là Phú Xuân, Gia Định.

Như vậy, Huế năm 1802 mới thực sự thống nhất khi chỉ có một
chính quyền, một kinh đô và một niên hiệu cai quản toàn bộ đất
nước. Đó không ai khác mà chính là chính quyền của Gia Long, mở
đầu cho một sự nghiệp hoàn toàn mới của nhà Nguyễn. Mặc dù là kẻ
thù không đội trời chung với Nguyễn Huệ, nhưng Nguyễn Ánh lại là
người kế tục công cuộc thống nhất đất nước mà Nguyễn Huệ đang
còn thực hiện dỡ dang.

Nếu không có Gia Long thì cũng sẽ có một thế lực khác sẽ đánh bại
vương triều Tây Sơn vào lúc nó đang suy yếu để hoàn thành việc
thống nhất đất nước, nhưng nếu không có phong trào Tây Sơn với sự
lãnh đạo của Nguyễn Huệ thì sẽ không có sự kiện năm 1786, tái lập
lại nền thống nhất sau hàng trăm năm dài đất nước bị nội chiến, chia
cắt.

3. Kết Luận

Với sự kiện Phú Xuân – Thăng Long năm 1786, Nguyễn Huệ là người
đã công lao rất lớn trong việc thực hiện công cuộc thống nhất đất

nước, nhưng việc thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ mới chỉ
được xem là thống nhất về mặt hình thức, mới thống nhất về mặt
lãnh thổ mà thôi. Còn sự kiện Huế 1802 với sự lên ngôi của vua Gia
Long và xác lập nên nhà Nguyễn thì đất nước mới thục sự được
thống nhất trọn vẹn về cả mặt lãnh thổ và chính quyền.

Như vậy, có thể nói rằng trong công cuộc thống nhất đất nước vào
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thì Nguyễn Huệ là người đã công
trong việc khởi xướng và mở đầu cho việc thống nhất đất nước và
trên thực tế thì đã thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Còn Nguyễn
Ánh là người kế tục sự nghiệp thống nhất đất nước đang còn dang
dở của Nguyễn Huệ. Và Nguyễn Ánh đã hoàn thành công việc thống
nhất đất nước về cả mặt lãnh thổ cũng như về chính quyền. Mặc dù
là kẻ thù không đội trời chung nhưng cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh
cùng chung sứ mệnh là đấu tranh “thống nhất sơn hà”, thực hiện
niềm khát vọng của nhân dân sau hơn 200 năm nội chiến chia cắt
đất nước.

×