Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vài nét tiếp cận lịch sử và giá trị văn xuôi Việt Nam hiện đại _2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.81 KB, 6 trang )

Vài nét tiếp cận lịch sử
và giá trị văn xuôi Việt
Nam hiện đại




1. Văn xuôi Việt Nam hiện đại là văn Quốc ngữ. Là văn xuôi thế kỷ XX. Dẫu
những áng văn Quốc ngữ đầu tiên đã xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XIX ở Nam Kỳ, nhưng
nhìn tổng thể, văn học Việt Nam trong giai đoạn này vẫn là văn học Hán - Nôm. Phải
đến đầu thế kỷ XX khi xã hội thuộc địa hình thành và các phong trào yêu nước đã
chuyển sang đường lối duy tân, với vai trò lãnh đạo là các nhà Nho chí sĩ trong các
phong trào Đông du, Duy tân và Đông kinh nghĩa thục thì văn học dân tộc mới thật sự
chuyển lên đường ray hiện đại với hai mục tiêu cấp thiết và bao trùm. Đó là yêu cầu Văn
minh và Dân chủ.
Hai mục tiêu vừa là sự khởi động, vừa xuyên suốt thế kỷ XX làm nên gương mặt
thời hiện đại cho văn học dân tộc, hoặc làm nên gương mặt văn học hiện đại, thay cho
mô hình trung đại có lịch sử kéo dài 10 thế kỷ, kể từ Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn
cho đến Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương
Vậy, nói thời hiện đại trong lịch sử văn học Việt Nam hay nói văn học hiện
đại, đó là văn học thế kỷ XX với hai đặc trưng. Một là sự chuyển đổi mô hình, từ
trung đại sang hiện đại diễn ra gấp rút trong ba thập niên đầu thế kỷ - từ 1900 đến
1930; và sự định hình gương mặt riêng của nó, trên kết quả của hai quá trình cách
mạng hóa và hiện đại hóa trong thời kỳ 1930-1945. Và hai là sự phát triển mau lẹ,
nhanh gấp theo gia tốc lịch sử, gần như là từng thập niên một trong cả thế kỷ XX -
thay vì tình trạng gần như đứng yên và khép kín trong một nghìn năm văn học Hán
Nôm trung đại.
Ở thời điểm hôm nay, cuối 2009, trước Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
mà nhìn ngược lên đầu thế kỷ XX, chúng ta đã có một tầm nhìn thật khoáng đãng để
nhận chân và đánh giá đúng gương mặt lịch sử trên hành trình hơn 100 năm, qua các
chặng của nó. Tầm nhìn chúng ta không còn bị án ngữ bởi các sự kiện dẫu có là


“long trời lở đất” đến mấy. Bây giờ là lúc, với tầm nhìn ấy, với khoảng cách ấy,
chúng ta có thể đánh giá được đúng và sâu những gì đã diễn ra trong lịch sử và lịch
sử văn học dân tộc.
Trên độ dài hơn một thế kỷ, việc phân kỳ văn học hiện đại, nếu có một cái mốc
lớn cho cả thế kỷ thì đó là năm 1945, năm diễn ra Cách mạng tháng Tám kết thúc chế
độ thuộc địa - bán phong kiến để chuyển sang kỷ nguyên Dân chủ cộng hòa. Năm mà
sự thay đổi của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trực tiếp và tức khắc kéo
theo sự thay đổi của đời sống văn học, nhưng vẫn trên mô hình đã được kiến lập và
hoàn thiện sau ngót nửa thế kỷ chuyển động trên con đường hiện đại hóa, trên phạm vi
cả nước. Có nghĩa là bước chuyển từ văn học trung đại (Hán, Nôm) sang văn học hiện
đại (Quốc ngữ) đã chính thức diễn ra ở thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ - XIX và
XX.

2. Trước 1945, văn học hiện đại diễn ra qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 - mang nội
dung giao thời, chuẩn bị cho sự hoàn thiện gương mặt hiện đại của văn học dân tộc có
độ dài 30 năm, từ 1900 cho đến năm 1930. Đây là giai đoạn có sự tiếp sức của nhiều thế
hệ viết - từ thế hệ Nho học như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh chủ yếu vẫn viết bằng chữ Hán chuyển sang thế hệ vừa Nho học vừa Tây học
như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc
Phách, Tản Đà, Nguyễn Công Hoan Tính chất chuyển giai đoạn và nội dung giao
thời để lại dấu ấn trên mấy thế hệ viết vào những năm 20 - tôi muốn xem là một phòng
chờ, với các yếu tố tiền trạm, báo hiệu cho sự xuất hiện ba trào lưu văn học từ sau 1930.
Với trào lưu lãng mạn - đó là văn xuôi của Tản Đà và Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.
Với trào lưu hiện thực - đó là các truyện ngắn đầu tiên của Phạm Duy Tốn, Nguyễn
Công Hoan. Với trào lưu cách mạng - đó là các truyện, ký vàBản án chế độ thực dân
Pháp viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc ở Paris.
Xét từ góc độ ngôn ngữ thì 1900-1930 là thời kỳ giao thoa giữa nhiều loại chữ:
Hán, Nôm, Pháp và Quốc ngữ. Sau 1930 dẫu văn Quốc ngữ đã tuyệt đối chiếm ưu thế,
nhưng Phan Bội Châu khi là “ông già Bến Ngự” vẫn ưa viết thơ Nôm, và tác phẩm chữ
Hán cuối cùng phải chờ đến Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh, viết năm 1943.

Giai đoạn 2 - thời kỳ 1930-1945, sau 30 năm chuẩn bị, có thể xem là mùa gặt
ngoạn mục đầu tiên, với sự hoàn thiện diện mạo hiện đại của văn học dân tộc, đưa tới sự
xuất hiện không ít các đỉnh cao tác giả, tác phẩm trên cả ba trào lưu cách mạng, hiện
thực và lãng mạn; ứng với ba yêu cầu của thời cuộc: giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp và giải phóng cá nhân; tất nhiên ưu tiên số 1 phải là giải phóng dân tộc. Sau một thế
kỷ nhìn lại sẽ thấy cả ba giòng đều có đóng góp trước yêu cầu hiện đại hóa; và việc phê
phán hoặc phủ định gay gắt trào lưu lãng mạn trong cả một thời gian dài sau 1945 là quá
nặng nề và không cần thiết, do áp lực của quá nhiều các cuộc cách mạng lớn nhỏ, trong
hoàn cảnh chiến tranh kéo quá dài. Việc nhận lại giá trị cuốn Thi nhân Việt Nam của
Hoài Thanh là có ý nghĩa tiêu biểu cho sự nhận thức lại đóng góp của trào lưu lãng mạn,
gồm Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn. Một số tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất
Linh trong thời kỳ đầu như Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng,
Đôi bạn và nhất là truyện ngắn, bút ký của Thạch Lam cần được xem là những đóng
góp đầu tiên cho yêu cầu giải phóng cá nhân, và là những bước đi đầu tiên trước yêu cầu
hiện đại hóa trong văn xuôi. Giòng hiện thực là bước tiếp tục và nâng cao các giá trị hiện
đại của văn xuôi trên các phương diện của nội dung xã hội và tư duy nghệ thuật, gồm
những gương mặt tiêu biểu, như Ngô Tất Tố (với Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng),
Nguyễn Công Hoan (với kho truyện ngắn trào phúng gồm hàng trăm truyện), Vũ Trọng
Phụng (với Giông tố, Số đỏ và nhiều phóng sự), Nguyên Hồng (với Bỉ vỏ, Những ngày
thơ ấu), Tô Hoài (với Quê người, Trăng thề, Nhà nghèo), Nam Cao (với Chí Phèo, Sống
mòn và nhiều truyện ngắn khác)

3. Thời kỳ sau 1945 - đó là 40 năm chiến tranh, kể từ đầu thập niên 40 đến cuối
thập niên 70. Không có một dân tộc nào trên thế giới trong thế kỷ XX phải chịu một
cuộc chiến dài như thế. Dĩ nhiên, đây là thời kỳ đề tài chiến tranh bao choán tâm lực
mọi người viết, gồm cả ba thế hệ: thế hệ tiền chiến, thế hệ chống Pháp và thế hệ chống
Mỹ. Tất cả mọi trang viết đều hướng vào mục tiêu cứu nước. Văn học phải “vị nhân
sinh” một cách triệt để. “Văn hóa - nghệ thuật là một mặt trận”. Nhà văn là chiến sĩ. Vũ
khí là súng và bút. Kể từ Nam Cao, Trần Đăng trở đi, ai cũng tự nguyện vào chiến
trường. Bởi được viết ở chiến trường là hạnh phúc nhất. Hạnh phúc “cùng xương thịt với

nhân dân”. Hạnh phúc không là người ngoài cuộc
Dẫu với tất cả sự khiêm tốn của đội ngũ, các giá trị tư tưởng và nghệ thuật của
văn xuôi chống Pháp và chống Mỹ, nhất là chống Mỹ, vẫn được kết tinh trên nhiều tác
phẩm ký, tiểu thuyết viết ở chiến trường hoặc ở các tuyến đầu, như của Nguyễn Đình
Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Phan Tứ, Trần Hiếu Minh, Nguyễn Quang Sáng, Anh
Đức, Lê Văn Thảo, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Xuân Thiều, Hồ
Phương, Nam Hà, Tô Nhuận Vỹ
Với tôi, văn xuôi của Nguyễn Thi như trong Người mẹ cầm súng và Ở xã Trung
Nghĩa, dẫu với bất cứ khoảng lùi nào của thời gian, cũng vẫn cứ là kiệt tác, trên sự hài
hòa của một hiện thực cực kỳ dữ dội, khốc liệt với một chất thơ, chất trữ tình rất mực
dịu dàng, trong trẻo.
Ngót 40 năm chiến tranh, ký ức về nó là rất sâu trong tâm trí nhiều thế hệ. Đề tài
chiến tranh, cho đến nay vẫn cứ là một đề tài lớn, một kho chất liệu không thể nào vơi
cạn trong nghĩ suy và cảm xúc của con người. Sau hai (hoặc ba) thế hệ sống và viết
trong chiến tranh, sẽ đến các thế hệ mới viết về chiến tranh sau chiến tranh. Nếu các thế
hệ trước chủ yếu viết cho công chúng trong chiến tranh, thì các thế hệ sau là viết cho
công chúng số lớn, trong thời bình. Đó là điểm phân biệt, đưa lại những thay đổi
trong cảm hứng, cách tiếp cận và cách viết về chiến tranh từ thập niên 80 trở đi, cho đến
nay, qua các tên tuổi mới thuộc thế hệ giữa 4X trở đi, như Chu Lai, Nguyễn Trí Huân,
Trần Văn Tuấn, Bảo Ninh, Xuân Đức, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Bảo, Khuất Quang
Thụy
Trên số lượng tiểu thuyết ngày càng nhiều, với tỷ lệ viết về chiến tranh lúc nào
cũng cao - bạn đọc trước hết có thể tiếp xúc với một kho tư liệu khổng lồ mà các thế hệ
đàn anh đã ghi lại. Từ khối tư liệu này - vẫn còn được tiếp tục bổ sung, như hai nhật ký
của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm năm 2005, tất cả các thế hệ đến sau sẽ không
thiếu chất liệu cho việc xây dựng những tác phẩm lớn (như Chiến tranh và hòa bình với
trên dưới 500 nhân vật của L. Tonxtôi, hoặc Số phận một con ngườivới chỉ hơn một
nhân vật của M. Solokhov - hai tác phẩm tiêu biểu, quen thuộc với độc giả Việt Nam),
nếu mỗi người trong họ vẫn vẹn nguyên một trái tim thiết tha với Tổ quốc, một gắn bó
xương thịt với Nhân dân; nếu số phận của Nhân dân và Tổ quốc luôn luôn là niềm khắc

khoải lớn, không bao giờ vơi cạn trong con tim của họ.

4. Thời Đổi mới trong văn học không chờ đến năm 1986 là năm diễn ra Đại hội
Đảng lần thứ 6, mà đến sớm hơn, vào nửa đầu thập niên 80 với một thế hệ “tiền trạm”
là Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Quang Thân, Đoàn Lê, Nguyễn Huy Thiệp Đây là những tác giả đã sớm có ý
thức thay đổi cách nhìn, cách miêu tả để cho hiện thực đời sống được hiện lên đúng
với bản chất của nó, chứ không còn bị nô lệ theo các quán tính cũ, với âm hưởng
khẳng định, ngợi ca, hướng về cái mới, cái tiền tiến, cái anh hùng như là một cần thiết
lịch sử của cuộc đấu tranh sinh tử với mọi loại kẻ thù. Đó không chỉ là kẻ thù xâm
lược, mà còn là kẻ thù của chủ nghĩa tập thể, của con đường đi lên xã hội chủ nghĩa -
dẫu đã bộc lộ những mặt khiếm khuyết, bất cập nhưng chưa đủ làm lay chuyển lòng tin
của những con người vừa làm nên chiến thắng trong mùa xuân 1975. Trở về với cuộc
sống hòa bình, với sinh hoạt đời thường, với mọi lam lũ, tất bật của sự mưu sinh và tồn
tại trong một mô hình phát triển xã hội không còn như cũ - thời chiến, và không thuận
theo quy luật trong nửa đầu thập niên 80 - những tiểu thuyết của các tên tuổi đã nêu
trên như Gặp gỡ cuối năm, Cha và con và, Những khoảng cách còn lại, Cù lao Tràm,
Thời xa vắng, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Tướng
về hưu đã làm nên một đóng góp đặc sắc - nó là sự tiên báo, là sự chuẩn bị cho công
cuộc Đổi mới rồi sẽ diễn ra dưới hai khẩu hiệu: “Lấy Dân làm gốc” và “Nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”
Đây là mùa gặt thứ ba của văn xuôi hiện đại, theo tôi hiểu - mùa gặt này sẽ kết
thúc vào giữa thập niên 90, qua đóng góp của một thế hệ trước và sau 1975 - kể từ
những tên tuổi đã nêu trên cho đến Nguyễn Quang Lập, Hoàng Minh Tường, Chu Lai,
Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Dương Hướng trong đó đáng kể là bộ ba trong Giải
thưởng Hội Nhà văn năm 1991:Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nỗi buồn chiến tranh,
Bến không chồng.

×