Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 86 trang )

1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi
rút Dengue gây ra, có thể gây ra dịch lớn làm cho nhiều người mắc và tử vong.
Trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti đã được nghiên cứu kỹ về sinh lý,
sinh thái về đốt hút máu người và truyền bệnh từ người bệnh sang người
lành[26]
Nhiều thập kỷ qua sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm
ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người có số mắc và tỷ lệ tử vong
cao trên Thế giới. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết được biết năm 1958 do
Chu Văn Tường thông báo một vụ dịch nhỏ sốt xuất huyết tại Hà Nội, ở miền
Nam sốt xuất huyết được mô tả vào những năm 1960, những trường hợp đầu
tiên được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu Long, lan nhanh thành dịch tại nhiều
vùng dọc theo hai bên bờ sông [5], [42].
Theo Tổ chức y tế thế giới bệnh sốt xuất huyết hiện lưu hành trên 100
quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nhiều nhất ở
vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Châu Phi có số người
mắc sốt xuất huyết cao nhất. Trên thế giới hàng năm có khoảng 2,5-3 tỷ người
có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, mỗi năm có khoảng 80-100 triệu người
mắc bệnh trong đó 500 ngàn người phải nhập viện chiếm 90% trẻ em dưới 15
tuổi có tỷ lệ tử vong cao từ 1-5%.[26]
Ở Việt Nam, sốt xuất huyết ngày càng trở nên nghiêm trọng, mỗi năm có
hàng trăm ngàn người mắc và hàng trăm người chết. Năm 1998 có 234.920
người mắc và 377 người chết, tỷ lệ chết đứng thứ 2 trong 10 bệnh truyền nhiễm
phổ biến. Năm 2008, các tỉnh phía Nam trường hợp mắc 78.414 trường hợp
chết 85, tại tỉnh Cà Mau có số mắc 8.284 tử vong 08 trường hợp .[6],[7], [8]
Năm 2009 cả nước có số mắc/chết là 105.370/87; Các tỉnh phía Nam
64.778 / 61 và tỉnh Cà Mau mắc 924 trường hợp , chết 00 [63].


2


Hiện nay công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết rất được quan tâm
nhưng hiệu quả chưa cao do đặc điểm địa lý, thời tiết môi sinh, tập tục mỗi vùng
khác nhau nên áp dụng một mô hình phòng chống sốt xuất huyết có thể thành
công nơi này nhưng thất bại nơi khác. Việc phòng chống sốt xuất huyết Dengue
dựa vào cộng đồng được Bộ Y tế và các Viện Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur
thành phố Hồ Chí Minh quy định và đã triển khai nhiều mô hình phòng chống
sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng như diệt lăng quăng bằng nuôi cá bảy màu, cá
lia thia, đậy kín lu mái chứa nước bằng vải nilon và nắp đậy, dọn dẹp dụng cụ
chứa nước xung quanh nhà xử lý ổ dịch nhỏ, phun hóa chất diện rộng Việc
chẩn đoán sớm, kịp thời và điều trị đúng cách sẽ góp phần rất lớn trong việc
giảm tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết [3], [5], ]7],[42].
Phòng chống dịch sốt xuất huyết không thể thành công nếu không có sự
tham gia thực hiện của cộng đồng. Huy động tham gia của cộng đồng được coi
là biện pháp cơ bản trong việc phòng chống dịch khẩn cấp, mỗi thành viên từng
hộ gia đình phải trực tiếp tham gia phòng chống dịch.
Tuy nhiên việc phòng chống vec tơ truyền bệnh sốt xuất huyết vẫn còn
nhiều bàn cãi mỗi năm phải chi nhiều tiền cho công tác phòng chống nhất là tiền
mua hóa chất là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và muỗi kháng thuốc,
chính quyền và nhân dân thích sử dụng hóa chất, chủ trương của y tế thì phát
động phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng, tuy nhiên chưa có câu trả
lời đầy đủ nhất để mọi người chấp nhận.
Với lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình
hình sốt xuất huyết Dengue tại huyện Trần văn Thời tỉnh Cà Mau năm
2009”. Nhằm 2 mục tiêu:
- Mô tả một số đặc điểm dịch tễ về sốt xuất huyết Dengue tại huyện Trần
Văn Thời, tỉnh Cà Mau 2009.
- Tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống và mối liên quan với sốt

xuất huyết Dengue của người dân tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau 2009.
3


Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1.KHÁI QUÁT VỀ BỆNH SỐT XUẤT
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút
Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Theo Tổ chức
Y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện đang lan truyền ở nhiều nước
trên thế giới với khoảng 20 triệu người bị nhiễm vi rút Dengue và khoảng
500.000 trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, trong đó chủ yếu
là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và
điều trị thích hợp.
1.1.1. Nguyên nhân
Virus Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi
Aedes đốt. Virus là loại ARN virus, có 4 típ huyết thanh, có những kháng
nguyên rất giống nhau, có thể gây phản ứng chéo 1 phần sau khi bị nhiễm 1
trong 4 típ và có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng típ. Virus có ở
trong máu người bệnh trong thời gian bị sốt. Kháng nguyên virus Dengue được
tìm thấy ở đại thực bào, phổi, lách, tuyến ức, tế bào Kuffer ở gan, tế bào
monocyt ở máu ngoại biên.
Người bệnh là ổ chứa virus chính. Gân đây người ta phát hiện ở Malaysia
có loại khỉ hoang dại ở những khu rừng nhiệt đới có mang virus Dengue.
Người bệnh nhiễm virus Dengue bị muỗi Aedes đốt mang virus rồi truyền cho
người lành. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể IgM kháng Dengue tạm
thời kéo dài 8 tuần và khi phát hiện kháng thể này trong huyết thanh chứng tỏ
bệnh nhân đang bị nhiễm virus Dengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh.

Kháng thể IgG kháng Dengue xuất hiện muộn hơn và tồn tại nhiều năm hoặc
suốt đời và có miễn dịch với típ Dengue gây bệnh. Khi bị bệnh do một típ huyết
4


thanh nào đó của virus Dengue thì sẽ có miễn dịch suốt đời với típ Dengue đó,
nhưng không có miễn dịch với các típ khác. Do đó, nhiễm virus Dengue có thể
bị mắc tới lần thứ 2 do típ huyết thanh khác gây bệnh.
Nước ta có 2 loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và
Aedes albopictus. Muỗi Aedes hút
máu ban ngày và thường hút máu
nhiều nhất vào sáng sớm và chiều
tối. Muỗi Aedes aegypti mình nhỏ,
đen, có khoang trắng thường gọi là
muỗi vằn, đậu ở nơi tối trong nhà,
thường sống ở các đô thị. Muỗi
Aedes albopictus thích sống ở lùm
cây, ngọn cỏ, phần lớn sống ở vùng
nông thôn. Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu
hút máu người lành hoặc virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi sau đó 8-10
ngày hút máu người lành có thể truyền bệnh. Người ta thấy muỗi bị nhiễm virus
Dengue có thể truyền bệnh suốt vòng đời của muỗi khoảng 174 ngày (5-6
tháng). Muỗi Aedes đẻ trứng, sau đó
sinh ra bọ gậy (lăng quăng) ở các
dụng cụ chứa nước trong gia đình như
chum, vại, bể nước, lọ hoa, chậu
cảnh hoặc ở ngoài nhà như hốc cây
có nước, máng nước, vỏ đồ hộp, vỏ
chai hoặc ở rãnh nước, ao hồ. Chu
kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng

thành khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ 29-31
o
C. Mật độ muỗi thường tăng vào
mùa mưa, do đó, muốn phòng bệnh tốt cần phải loại bỏ được những dụng cụ
chứa nước nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy.
Hình 1.1. Muỗi vằn (Aedes aegypti)
Hình 1.2. Lăng quăng ( bọ gậy)
5


Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes, vệ sinh môi
trường kém, dân cư sống chen chúc và số người bị cảm thụ cao. Hiện nay, người
ta chưa xác định được chính xác mật độ muỗi Aedes cần thiết để duy trì virus
Dengue gây bệnh lưu hành hoặc các đợt gây dịch. Tuy nhiên, trong một gia
đình, chỉ một số ít muỗi cái Aedes là có thể làm cả gia đình mắc bệnh.
Muỗi Aedes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa mưa
muỗi sinh sản nhiều và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum vại, cống
rãnh nước hoặc nước ở đồ phế thải chai lọ, vỏ đồ hộp Muỗi Aedes không bay
xa được (bay xa được khoảng 400m) nên sự di chuyển mang virus Dengue đến
nơi xa là do muỗi mang virus hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông
(máy bay, tầu hỏa, ô tô ) đến các nơi từ tỉnh này đến tỉnh khác.
Dịch SXHD xuất hiện ở các nơi đông dân cư tập trung rồi sau đó lan dần
đến các vùng nông thôn. Trẻ em ở nhà trẻ, trường học bị muỗi Aedes mang virus
đốt ban ngày rồi trở về nhà mang virus về gia đình, khu phố, xóm làng. Người ta
ước tính cứ 1 trường hợp SXHD có sốc vào bệnh viện thì có khoảng 200-500
người bị nhiễm virus Dengue có triệu chứng lâm sàng hay không có triệu chứng
lâm sàng, nhất là ở vùng có mật độ muỗi Aedes cao.
1.1.2. Điều trị
Vì Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh do virus nên hiện tại chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu. Điều trị chủ yếu là triệu chứng và điều trị biến chứng bệnh.

Các biện pháp điều trị chung gồm:
- Thuốc hạ sốt. Chú ý không dùng các thuốc salycilate vì cơ địa dễ chảy
máu của bệnh nhân cũng như nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye.
- Bồi phụ nước bằng đường uống hoặc bằng đường tĩnh mạch trong
trường hợp cần thiết nhằm đề phòng và điều chỉnh mất nước. Tuy nhiên cần cẩn
trọng tránh bồi phụ dịch quá mức cần thiết khi sốc đã ổn định để phòng biến
chứng phù phổi cấp.
6


- Nếu có xuất huyết nặng và rối loạn đông máu trầm trọng, cần phải
truyền máu tươi hoặc khối tiểu cầu.
- Ôxy liệu pháp trong trường hợp giảm ôxy máu, sốc.
- Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ nhất là trong giai đoạn bắt đầu hạ sốt.
- Phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch với
lượng bệnh nhân tăng cao trong cùng thời điểm.
1.1.2.1. Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:
- Tất cả những bệnh nhân không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.
- Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.
- Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có
chảy máu quan trọng.
1.1.2.2.Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 - 24 giờ):
- Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.
- Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.
- Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan to ra.
- Tất cả bệnh nhân độ III.
1.1.2.3. Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):
- Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp
ứng điều trị bù dịch.
- Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển

thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính ).
- Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.
- Tất cả bệnh nhân Độ IV.
1.1.3. Phòng chống sốt xuất huyết
1.1.3.1. Dự phòng Vacine
Lý tưởng nhất là có một vaccine có thể chống lại cả bốn loại huyết thanh
virus gây bệnh. Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có
7


sẵn. Tuy nhiên đã có một nghiên cứu tại Đại học Mahidol (Thái Lan) với sự
cộng tác của WHO, một vaccine chống cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh
đã, đang được phát triển và hoàn thiện. Hiện nay vaccin chống SXH cả 4 typ
siêu vi Dengue đang ở pha 2 thử nghiệm lâm sàng.
1.1.3.2. Kiểm soát vector truyền bệnh
Hiện tại, kiểm soát vector truyền bệnh được xem là phương pháp phòng
bệnh duy nhất có hiệu quả. Kiểm soát các vector Aedes có thể làm giảm đáng kể
tỉ lệ mắc bệnh Dengue. Trong những năm 1950 đến 1960 Tổ chức Y tế Toàn
châu Mỹ (Pan American Health Organization) đã thành công trong việc diệt
sạch Aedes aegypti ở nhiều vùng thuộc Trung và Nam Mỹ và trong thời gian
này, các vụ dịch Dengue rất hiếm ở châu Mỹ. Tuy nhiên sau khi chương trình
ngừng lại thì Aedes aegypti và sau đó là Dengue tái xuất hiện.
Phương pháp chính để kiểm soát số luợng muỗi Aedes là giảm thiểu các
khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa
nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ ),
hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở,
hầm nước ở các chung cư. Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt
trứng của muỗi. Trong vụ dịch đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên
diện rộng.

Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương
pháp bảo hộ cá nhân như mặc tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi
có mật độ vector truyền bệnh cao. Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt
động vào ban ngày nên việc phòng tránh có khác so với các loại muỗi chỉ hoạt
động ban đêm như Anophele và Culex.
- Giáo dục cộng đồng
Việc nâng cao ý thức cộng đồng về nguy cơ của bệnh, các phương pháp
phòng bệnh cũng như khả năng nhận biết bệnh và bệnh nặng có ý nghĩa rất quan
trọng.
8


- Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng Ở các tuyến y tế tỉnh, huyện sử dụng các
phương tiện truyền thông đại chúng: Đài truyền thanh, truyền hình, báo chí và các
phương tiện thông tin khác, tuyến cộng đồng cán bộ y tế tuyên truyền trong trường
học, các buổi họp dân, tranh ảnh giới thiệu cho người dân hiểu biết nguyên nhân và
cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
1.1.3.3. Sử dụng hóa chất.
Các biện pháp sử dụng hóa chất ngày càng được cải tiến phong phú, từ
máy phun thô sơ đến máy phun có động cơ, từ phun giọt tồn lưu đến phun hạt
thể tích cực nhỏ, từ phun dạng dung dịch pha loãng đến phun dung dịch đậm
đặc…Những cải tiến này nhằm tăng hiệu lực diệt muỗi truyền bệnh trong một
thời gian ngắn trên một phạm vi rộng. Việc phun vào không gian thể tích cực
nhỏ các hóa chất diệt côn trùng như Malathion để diệt tức thời muỗi Aedes
aegypti truyền bệnh SXHD đã được nghiên cứu thành công và ứng dụng phun
dập dịch ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rõ tính ưu
năng của hóa chất và những ảnh hưởng của hóa chất đối với sức khỏe con người,
sự ô nhiễm môi trường sống cũng như sự kháng lại hóa chất của côn trùng; vì
vậy mà việc sử dụng hóa chất ít được khuyến cáo để tránh lạm dụng, hiện nay
Bộ Y tế và Viện Dịch tễ trung ương hướng dẫn và chỉ định phun hóa chất trong

dập dịch, xử lý ổ dịch nhỏ và phun diện rộng [4].
Theo Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), những nghiên cứu mới đây cho
thấy phương pháp sử dụng hóa chất ít có hiệu quả diệt muỗi. Hơn nữa khi phun
hóa chất để diệt muỗi ngày càng làm cho chính quyền và người dân trông chờ ỷ
lại vào phun hóa chất mà thiếu ý thức trong việc tự phòng chống sốt xuất huyết,
mà việc phòng chống hiệu quả nhất là diệt lăng quăng đậy kín các dụng cụ chứa
nước dọn dẹp các dụng cụ xung quanh nhà không cho muỗi sinh sản, cần loại bỏ
nơi sinh sản của muỗi [55]. Mặc dù vậy, biện pháp phun hóa chất vẫn được sử
dụng khi có dịch lớn xảy ra, vì nó làm cho mật độ muỗi trưởng thành giảm rõ
9


rệt. Tuy nhiên, phải áp dụng biện pháp này thật đúng lúc, đúng chỗ, đúng liều và
tuân thủ chặt chẽ chỉ định dịch tễ để biện pháp này đạt được hiệu quả cao
1.1.3.4. Biện pháp sinh học
Biện pháp phòng chống sinh học được biết từ lâu dựa trên cơ sở tồn tại
các tác nhân thiên địch như sinh vật ăn mồi, côn trùng sống cạnh tranh, hoặc
những tác nhân gây bệnh tham gia vào việc điều tiết quần thể.
- Nấm: Rất nhiều loài nấm có thể sử dụng để phòng chống véc tơ, các loài
có hiệu quả nhất thuộc giống Coelomyces.
- Nguyên sinh động vật: Tất cả giun tròn đang được nghiên cứu, áp dụng
như những tác nhân phòng chống muỗi, trong đó có 3 loài là đối tượng hay được
sử dụng, quen thuộc nhất là Romanomermis culicvirax. Những kết quả thử
nghiệm trên thực địa chứng tỏ rằng, việc khống chế vec tơ dựa trên các loài giun
tròn trong thực tế ít có hiệu quả [2], [4].
- Vi rút: Có thể sử dụng để loại trừ véc tơ, hiện nay qua nghiên cứu có
gần 600 vi rút đã được phân lập để loại trừ côn trùng gây hại cây trồng và chỉ có
vài chục loại vi rút có khả năng ức chế hoặc loại trừ được vec tơ truyền bệnh.
- Vi khuẩn: Một số công ty đã ứng dụng sản xuất các sản phẩm có thành
phần Bacillus thiorigiensis để phòng chống muỗi truyền bệnh SXHD. Hai loại vi

khuẩn đang được sử dụng nhiều trong phòng và chống véc tơ là Bacillus
thiorigiensis và Bacillus sphucrium. [2],[5].
- Động vật ăn lăng quăng:
+ Cá: ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ đã sử dụng rộng rãi loài cá
Gambusia affinis ăn lăng quăng số lượng lớn.
Ở Việt Nam, nghiên cứu cá ăn lăng quăng muỗi được áp dụng có kết quả
tốt trong phòng chống SXHD và sốt rét nhiều năm nay. Tuy nhiên, biện pháp
này chỉ áp dụng được ở các dụng cụ chứa nước có kích thước lớn, còn các loại
dụng cụ nhỏ và các vật phế thải không thể áp dụng được trong khi số lượng các
dụng cụ chứa nước nhỏ và các loại phế thải như vỏ đồ hộp, bát kê chân tủ, lọ
10


đựng hoa, lốp xe hỏng, vỏ dừa…là nơi có thể trở thành ổ chứa lăng quăng Aedes
aegypti rất đáng ngại. Vì vậy mà chúng ta cần phải áp dụng song song giữa thả
cá ở dụng cụ chứa nước lớn với các biện pháp vệ sinh môi trường làm giảm
nguồn sinh sản của muỗi, thông qua giáo dục y tế và sự tham gia của cộng đồng.
+Mesocyclops
Từ năm 1987 đến 1989, đã xác định có 8 loài Mesocyclops tại Việt Nam.
Mesocyclops đã có sẵn trong nước sinh hoạt hàng ngày của người dân, chiếm
84,6%. Một quần thể ban đầu gồm 10 mesocyclops, sau 1 tháng diệt ít nhất 450
lăng quăng Aedes aegypti mỗi ngày.
Kết quả phòng thí nghiệm chứng tỏ khả năng diệt lăng quăng Aedes
aegypti của Mesocyclops là rất cao so với kích thước và trọng lượng cơ thể
chúng, trong đó Mesocyclops ruttneri có khả năng diệt lăng quăng cao nhất.
1.1.4. Hậu quả bệnh sốt xuất huyết Dengue ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội
Bệnh SXHD là một bệnh truyền nhiễm có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe,
tính mạng của mọi người dân, bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi từ 2 – 15 tuổi ở
khu vực phía Nam trong đó có huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau; Trẻ nhỏ mắc
bệnh đòi hỏi phải có sự chăm sóc của cha mẹ hoặc người lớn làm ảnh hưởng đến

thời gian, sức lao động ở người lớn và kinh tế gia đình bị giảm sút, người nhà
còn phải chi phí khoản tiền chữa bệnh, ở miền Nam trong đó có Cà Mau người
bệnh đi khám bệnh ở phòng mạch tư rất đông do thói quen mặc dù chi phí cho
khám chữa bệnh rất tốn kém dù trẻ em dưới 6 tuổi được chi trả bảo hiểm. Thời
gian bệnh trung bình là 7-10 ngày. Do vậy, công tác chăm sóc trẻ em lâu ngày
gây ảnh hưởng rất nhiều đến công ăn việc làm và có thể bị mất việc. Chi phí trực
tiếp và gián tiếp cho điều trị và chăm sóc rất tốn kém; trung bình là 2.458.880
đồng theo Hội nghị đánh giá hai năm hoạt động dự án của Cục Y tế dự phòng
Việt Nam [3]. Mặc khác, chi phí gián tiếp cho công tác huy động nhân dân làm
tổng vệ sinh môi trường, chi phí cho công tác xử lý ổ dịch nhỏ, chi phi hội nghị,
hội thảo để tìm ra các giải pháp hoặc giảm lượng khách đến tham quan du
lịch,… là rất lớn.
11


Ở Thái Lan, chỉ trong vụ dịch SXHD năm 1980, đã chi 6,8 triệu USD cho
điều trị và diệt muỗi. Ở Đông Nam Á hàng năm đã phải chi hàng triệu USD cho
diệt muỗi truyền SXHD, song hiệu quả thu được chẳng đáng là bao [64]. Ưu tiên
cho chương trình kiểm soát Dengue chứng tỏ không thành công bởi vì chúng rất
đắt tiền, sự tham gia của cộng đồng hoặc giáo dục sức khỏe chỉ có trong trường
hợp khẩn cấp [3]. Số lượng lớn bệnh nhi nhập viện không những gây quá tải cho
khoa nhi ở các bệnh viện lớn mà ngay cả ở tuyến tỉnh và huyện đều gặp phải
trong tình trạng đó. Nhà nước phải chịu rất nhiều áp lực để giải quyết bài toán
khó về kinh phí.
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SỐT XUẤT HUYẾT Ở VIỆT NAM
VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Bệnh SXH được biết cách đây hơn 3 thế kỷ, ở khu vực nhiệt đới, Á nhiệt
đới ôn đới, còn gọi là bệnh trúng nước, bệnh được mô tả giống như sốt Dengue
và được ghi chú về triệu chứng và điều trị trong tự điển bách khoa xuất bản từ
đời Tần-Trung Hoa vào năm 265-420 sau công nguyên [2],[55].

1.2.1.Tình hình dịch tễ học của bệnh sốt xuất huyết trên thế giới
- Dịch SXHD được ghi nhận đầu tiên vào năm 1635 ở Tây Ấn Độ
- Dịch được xác định do vi rút Dengue gây ra được Benjamin Rush mô tả
vào năm 1780 ở Philadelphia và trường hợp đầu tiên được báo cáo năm 1789,
nhưng nguyên nhân do vi rút và muỗi truyền thì chỉ được nói đến đầu thế kỷ 20.
- Năm 1897, một vụ dịch SXH được ghi nhận ở Australia, bệnh SXH
tương tự cũng được ghi nhận ở Hy Lạp vào năm 1928 và Đài Loan năm 1931.
Đông Nam Á vụ dịch đầu tiên được ghi nhận ở Philippine vào năm 1953-
1954, Bangkok (Thái Lan) vào năm 1954 và 1958, Singapore và Thành phố Hồ
Chí Minh (Việt Nam) năm 1960, Penan (Malaysia) và Seno (Lào) 1962, Calcuta
(Ấn Độ) năm 1963, Srilanka năm 1965-1966, Jakarta (Indonexia) năm 1968-
1969, Rangun (Myanmar) năm 1970, [3], [55]
12


Ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, 3 nước có dịch lưu
hành nặng nhất là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam; dịch đang lan ra diện rộng
cả thành phố-thị xã-thị trấn-nông thôn và ven biển [17],[93].
Khoảng thời gian giữa năm 1975 và 1995, SXHD xảy ra ở 102 nước
thuộc khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó Đông Nam Á có 7 nước dịch
lưu hành, ở trong khu vực này tỷ lệ mắc SXH Dengue tăng lên đáng kể trong
vòng 17 năm qua và từ năm 1980 trở lại dây (1999) số mắc đã tăng lên gấp 5 lần
so với 30 năm trước [5],[55]. Nguyên nhân góp phần làm vi rút Dengue lan tràn
mạnh là do số người di chuyển giữa các trung tâm đông dân cư trên thế giới.
- Dịch SXH đầu tiên ở Singapore bắt đầu từ năm 1901, sự bùng nổ năm
1960 làm 70 ca nhập viện. Singapore là nước phát triển công nghiệp hóa nằm
trong vùng dịch nên đã sử dụng test phát hiện Dengue để sàng lọc. Tỷ lệ huyết
thanh nhiễm Dengue ở Singapore là 45% ở 4 triệu dân. Năm 2005, có 14.209 ca
mắc có biểu hiện triệu chứng, trong đó thanh thiếu niên và người trưởng thành là
80% [77].











Hình 1.3. Bản đồ phân bố Virus Dengue và véc tơ truyền bệnh năm 2008
[Nguồn:www.treehugger.com/world-dengue-virus-distirb. Map world
distribution of dengue viruses and their mosquito vector, Aedes aegypti]
13


Tổng kết tình hình SXHD trên toàn Thế giới, hiện có 102 nước thuộc 5
khu vực, trong đó Châu Mỹ có 42 nước có dịch SXHD lưu hành và là khu vực
có SXHD lưu hành thường xuyên sau khu vực Châu Á.
Châu Phi trước kia gần như không có dịch SXH lớn nhưng 15 năm trở lại
đây, dịch SXH đã xảy ra và hiện có 20 quốc gia đang có dịch sốt Dengue lưu hành.
Phía đông Địa Trung Hải có 4 nước có dịch SXHD lưu hành, các vụ dịch lớn gần
đây xảy ra ở Ả rập Xê Út và Pakistan; 9 nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương
và 7 nước thuộc khu vực Đông Nam Á đang có dịch SXHD lưu hành.
1.2.2. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết ở Việt Nam
Sốt Dengue và SXH Dengue được du nhập vào Việt Nam từ những năm
1960 cho đến nay, trở thành một bệnh dịch lưu hành ở nước ta, là vấn đề y tế
quan trọng ở Việt Nam từ hơn 3 thập niên qua, số mắc và số chết do bệnh SXH
liên tục gia tăng và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhập viện và
tử vong ở trẻ em [3]. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn,

nơi có muỗi véc tơ truyền bệnh.
- Dịch SXHD được ghi nhận đầu tiên ở miền Bắc vào năm 1958 do Chu
Văn Tường thông báo về một vụ dịch SXH quy mô nhỏ xảy ra ở Hà Nội. Mặc
dù chưa phân lập được tác nhân gây bệnh, các tác giả đã mô tả về mặt lâm sàng
68 bệnh nhân nằm viện với các triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt Dengue, tỷ lệ
tử vong lên tới 7% trong các trường hợp nghiên cứu.
- Đến năm 1960 một vụ dịch lớn xảy ra với 182.173 trường hợp mắc và tỷ
lệ tử vong 0,018%. Vụ dịch lớn thứ hai xảy ra vào năm 1969 với 46.204 trường
hợp mắc và tỷ lệ tử vong là 0,37% [6],[36].
- Ở miền Nam, dịch SXHD xảy ra lần đầu tiên vào năm 1960 với 60 bệnh
nhi tử vong. Đến năm 1963 dịch bùng phát ở Cái Bè, Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân
Châu, Cao Lãnh với 331 trường hợp phải nhập viện và có 116 trường hợp tử
vong [8], [9].
14


- Miền Trung, dịch SXHD xảy ra năm 1969 có 1.648 trường hợp mắc và
tử vong 54 trường hợp. Năm 1974 dịch bùng phát mạnh ở ven biển Miền Trung
làm mắc 14.320 trường hợp và tử vong 986.
-Tỉnh Bình Thuận là một tỉnh nằm trong vùng dịch SXH ở nam VN. Từ
4/2001 đến 3/2002, mẫu huyết thanh của bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân
cấp tính được thu thập ở 12 trạm y tế xã ngay khi vào viện và sau đó 3 tuần để
chẩn đoán huyết thanh học. Tất cả 697 bệnh nhân được thu mẫu xét nghiệm tìm
kháng thể kháng virus Dengue gồm test IgG và IgM.
- Dịch sốt Dengue SXH Dengue bùng nổ theo chu kỳ khoảng 3 – 5 năm.
Năm 1998 trên toàn quốc bùng nổ vụ dịch lớn, số mắc bệnh và tử vong cao; số
mắc là 234.920 người, tử vong 372 tại 56/61 tỉnh/thành phố.
Từ năm 1991, số trường hợp mắc và tử vong do SXHD ở các tỉnh khu vực
miền Bắc giảm dần. Trong khi đó, số mắc và chết do SXHD ở các tỉnh miền
Trung và miền Nam tăng lên đáng kể mà cao điểm là vụ dịch năm 1998 có

234.920 trường hợp mắc và 377 trường hợp tử vong.
Hiện nay SXHD là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong 10 bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm ở nước ta với trung bình là 75.493 trường hợp mắc và 238
trường hợp tử vong mỗi năm [4],[44],[45].
Bảng 1.1.Tỷ lệ mắc và chết SXHD/ 100.000 dân ở Việt Nam.
Năm
Số mắc
Số mắc/100.000 dân
Số chết
C/M (%)
2005
57.890
70,57
53
0,091
2006
77.640
94,64
68
0,087
2007
104.465
127,34
88
0,084
2008
96.422
112,12
97
0,11

2009
105.370
128,45
87
0,082
(Nguồn: Số liệu của Cục Y tế dự phòng)[8],[9]


15


Bảng 1.2.Tỷ lệ mắc và chết SXHD/ 100.000 dân ở khu vực phía Nam
Năm
Số mắc
Số mắc/100.000 dân
Số chết
C/M (%)
2005
44.277
153,1
47
0,106
2006
65.706
201,1
62
0,094
2007
87.950
263,6

81
0,092
2008
82.592
248
90
0,11
2009
64.778
183
64
0,098
(Nguồn: Số liệu của Viện Pasteur TPHCM)[6], [7]
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
1.3.1.Các nghiên cứu sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
- Arun K Raju (2003), Thực hiện chương trình giám sát vector để giảm
nguồn lăng quăng của muỗi Aedes aegypti tại cộng đồng khu đô thị Lautoka,
Viti Levu, Fiji Islands (Quần đảo Thái Bình Dương) cho thấy tỷ lệ DCCN cho
loài Aedes albopictus cũng giảm đáng kể từ 33% xuống 5% đối với lốp xe và từ
42% xuống 8% các vật phế thải khác. Tất cả ba chỉ số muỗi (PI, CI và BI) đã
thấp hơn đáng kể sau khi vệ sinh các vật chứa từ tháng 3 đến tháng 5. Đến tháng
9, không tìm thấy lăng quăng [65].
- Anupong Sujariyakul, (2005), Đánh giá các trường hợp sốt xuất huyết ở
được thực hiện tại Songkhla, miền nam Thái Lan, trong Tháng 10-12 năm 2001,
Các yếu tố loại nhà, sự hiện diện của các vật chứa nước phế thải và nhà láng
giềng. Trong số tất cả các loại nhà ở, nhà ở truyền thống có nguy cơ bệnh SXH
thấp hơn trong khi cửa hiệu buôn bán (nhà ở tại một hàng kết nối với nhau bởi
một con đường đi bộ thông thường) là nguy cơ cao. Trẻ em sống trong một căn
vật chứa nước phế thải có tỷ lệ nguy cơ OR =1,76 lần so với những người sống

trong một ngôi nhà mà không có chúng [66].
- Farizah Hairi (2003), Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành
(KAP)về SXH Dengue trong cộng đồng nông thôn huyện Kuala Kangsar
16


(Malaysia) Trong số 200 người được phỏng vấn có 82,0% nguồn thông tin chính
về sốt xuất huyết được từ Radio, Tivi. Đánh giá cho thấy rằng tốt kiến thức
không nhất thiết dẫn đến thực hành tốt. Thông tin đại chúng là một phương tiện
quan trọng để truyền đạt thông điệp về sức khỏe cho cộng đồng ngay cả trong số
các dân cư nông thôn. Do đó nghiên cứu và phát triển các chiến lược giáo dục để
cải thiện hành vi và thực hành là biện pháp hữu hiệu giảm nguy cơ bệnh SXH.
- Kittigul L, Suankeow K (2003), Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở tỉnh Ang
Thong, khu vực trung tâm của Thái Lan, để đánh giá kiến thức, thái độ, và thực
hành (KAP) của người chăm sóc. Để phân biệt các trường hợp sốt xuất huyết,
đánh giá lâm sàng và chẩn đoán. Các bệnh sốt xuất huyết (9 cas, 12,2%) và bệnh
sốt xuất huyết dengue (65 cas, 87,8%). Có 9 bệnh nhân có hội chứng sốc
dengue, nhưng không có tử vong.
Có 131 chăm sóc viên trẻ em đã được phỏng vấn về KAP của SXH. Phần
lớn trong số họ là các bà mẹ có trình độ học vấn tiểu học Một nửa của chăm sóc
viên là người lao động. Kiến thức SXH của chăm sóc viên của các trường hợp
bệnh, không bệnh và sinh viên khỏe mạnh gần như giống nhau. Tuy nhiên, các
trường hợp sốt xuất huyết có đốm XH được công nhận như một dấu hiệu nguy
hiểm, giá trị của p = 0,006. Kết quả chỉ ra rằng bệnh SXH là một vấn đề y tế
công cộng mà mọi người cần có kiến thứ để ngăn ngừa và kiểm soát thành công
SXH [78].
Matta S., Bhalla S (2006), [81], Nghiên cứu KAP ở NewDeli Ấn Độ. Qua
338 nam và 162 nữ được phỏng vấn. Có 82,4 % được hỏi biết rằng sốt xuất
huyết sốt được truyền bởi muỗi và 54 người cho rằng liên quan sốt xuất huyết
với người truyền qua người. Có 309 người (61,8%) có thể liệt kê một trong

những triệu chứng (sốt), 103 (20,6%) người có thể liệt kê 2 triệu chứng (sốt,
chảy máu) và 56 (11,2%) người có thể liệt kê 3 triệu chứng của xuất huyết (sốt,
nhức đầu và chảy máu). Có 399 người (79,8%) được biết về nơi muỗi sinh sản.
42,4% người biết ở dụng cụ phế thải.
17


1.3.2.Các nghiên cứu sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam
+ Năm 1996 sau 04 tuần lễ thả cá thử nghiệm ở ấp 04, xã Tân Thuận
Đông, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh cho kết quả chỉ số lăng quăng Aedes
aegypti giảm đi 05 lần, chỉ số vật chứa lăng quăng Aedes aegypti giảm đi 45%
+ Năm 1996, qua một thử nghiệm tại ấp 03, xã Hưng Long, huyện Bình
Chánh, TP. Hồ Chí Minh, dùng cá bảy màu diệt lăng quăng Aedes aegypti cho
kết quả rất tốt. Sau 03 tuần lễ, các chỉ số lăng quăng giảm 100% và kéo dài suôts
18 tuần lễ, các chỉ số muỗi trưởng thành cũng giảm dần. kết quả khảo sát muỗi
và lăng quăng tại ấp 03, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
trước và sau thả cá năm 1996.
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát muỗi và lăng quăng tại ấp 03, xã Hưng Long,
huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh [22].
Tuần
Các chỉ số
Trước
thả cá
Sau thả cá
1
2
3
4
6
8

10
12
14
16
18
Cs. Breteau
160
80
40
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Cs. Vật chứa (+)
19.2
9.8
4.7
0
0
0
0
0
0
0
0

0
MĐ.Ades aegypti
1.8
1.1
0.9
0.7
0.7
0.5
0.6
0.4
0.7
0.2
0.4
0.3

Ghi chú: Các chỉ số muỗi và lăng quăng tại 1(đối chứng) không thay đổi đáng kể.
+ Năm 2006, Tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An học sinh thực hiện diệt
lăng quăng xung quanh trường và tại nhà học sinh vào mỗi thứ bảy, chủ nhật
cuối tuần trong liên tiếp 8 tuần các chỉ số như HI, BI đều giảm [47].
+ Năm 2007, Tại TP Cần Thơ, Nguyễn Trung Nghĩa - Nguyễn Đỗ
Nguyên áp dụng biện pháp kiểm soát muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết với sự
hợp tác của học sinh, kết quả các ca mắc giảm, chỉ số HI, BI đều giảm [26].



18


Bảng 1.4. Các nghiên cứu về mức độ hiểu biết bệnh SXH
Nội dung

Tác giả
Địa điểm và thời
gian
Có biết
về bệnh
Biết
nguyên
nhân
Biết triệu
chứng
Nguyễn Thị Kim Tiến
[60]
Khu vực phía Nam,
1998

91,1%

78,7%
Sốt: 71,3%
XH: 47,6%

Lý Lệ Lan [30]
Q5, Tp Hồ Chí
Minh, 2004

93,1%

92,2%

54%


Trần Như Hải [21]
H. Đắc Nông, tỉnh
Đắc Nông 2001

96,55%

92,58%
Sốt: 8,61%
XH: 2,43%
Trần Kim Long [33]
2009
Vĩnh Thuận Đông,
huyện Long Mỹ,
Hậu Giang
97,5%
98,0%

Sốt: 85,5%

Huỳnh văn Quyên
2009 [ 51]
Huyện cần Giuộc,
tỉnh Long An

100%
Sốt :83,9%
Trương Đình Định[16]
Quảng Bình, 2005


68,5 -
98,5%
66,5 -
90,5%

1.4. TÌNH HÌNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TỈNH CÀ MAU VÀ
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU.
1.4.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc, diện tích tự nhiên 5.211 km
2
, có 9
đơn vị huyện và thành phố, 101 xã phường, số khóm ấp 932. Dân số chung:
1.279.200; tỉnh Cà Mau là vùng đồng bằng ven biển có tỷ lệ bệnh SXH lưu hành
quanh năm. Về khí hậu có nhiệt độ từ 26-27
o
C, độ ẩm khoảng 81%, lượng mưa
trung bình 2.300 mm/năm mùa mưa từ tháng 5-10. Lượng nước bề mặt ở những
vùng ven biển nuôi tôm chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Về môi
trường sinh thái, khí hậu có nhiệt độ và lượng mưa trung bình cao nhất trong
khu vực. Môi trường sống chưa được cải thiện còn ô nhiễm nặng nề, dân cư
trình độ dân trí còn thấp, di biến động dân số cao, bệnh SXH là mối lo ngại rất
19


lớn cho mọi người, những trẻ bụ bẩm đa số con nhà giàu có, con của các quan
chức khi mắc bệnh thường nặng và tử vong cao nên mọi người rất lo sợ vào
những năm 1985-1995 phương tiện chẩn đoán, thuốc men thiếu thốn, số trẻ em
mắc bệnh và tử vong rất cao là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cộng đồng.
Trong 10 năm trở lại đây đã xảy ra 3 vụ dịch, năm 2000, 20004, 2008 với
số mắc từ 4.000-8.000 trường hợp tử vong hàng chục trường hợp ở thời điểm

này công tác thông kê báo cáo chưa tốt số trường hợp mắc và chết còn bỏ sót do
ở Cà Mau lúc này ý thức về khám chữa bệnh SXH của người dân chưa tốt thích
chữa ở các phòng mạch tư mà cụ thể là y tá tư của chế độ cũ, tự chữa tại nhà
hoặc các lang y nên hậu quả để lại rất nặng nề số trẻ nặng do vào viện muộn và
tử vong cao. Cho nên phòng chống SXH là nhiệm vụ lớn mà Đảng chính quyền
ngành y tế và nhân dân tỉnh Cà Mau hết sức quan tâm, đầu tư lớn về nguồn lực,
kinh phí và giải pháp để phòng chống SXH[12], [63]
Bảng 1.5. Tình hình mắc, chết do sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2001-
2009 ở tỉnh Cà Mau
Năm

Chỉ số
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Số mắc
789
230
944
4221
1540
3636
1578
8284

924
Số chết
01
00
02
04
05
05
02
08
00
Sốc độ
III&IV
102
11
283
860
351
607
325
1560
240
SD




150
590
217

883
130

Nguồn số liệu: Báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau [12],[63]

1.4.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở Huyện Trần Văn Thời
Huyện Trần Văn Thời: phía đông giáp thành phố Cà Mau, phía Nam giáp
Vịnh Thái Lan; phía Bắc giáp huyện U Minh; phía Tây giáp huyện Phú Tân.
Huyện gồm: 11 xã, 02 thị trấn. Có diện tích tự nhiên là 716 km
2
, Dân số chung
20


205.230 người, trong đó: Nam 100.563, nữ 104.667; trẻ em dưới 1 tuổi 2.479,
dưới 5 tuổi 12.395; Phụ nữ tuổi sinh đẻ là 49.580 người [12], [63].
Đây là huyện ven biển cho nên người dân có thói quen lưu trữ nước trong
nhà dùng để uống và sinh hoạt đây chính là những yếu tố thuận tiện cho dịch bệnh
Bảng 1.6.Tình hình mắc/chết SXHD huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
Năm
Nội dung
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Số mắc
113
31
164
622
199
231
128
1776
377
Số chết
00
00
00
01
02
00
00
04
00
Sốc độ
III&IV
26
1
45
125
31
49
31
390

50
SD




08
08
08
05
10
( Nguồn số liệu: Báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau)[63].

Bảng 1.7. Tình hình mắc/chết SXHD 05 xã, thị trấn huyện Trần Văn Thời tỉnh
Cà Mau. [63]

1.5. TÌNH HÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT HUYẾT TẠI HUYỆN TRẦN
VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU
Hàng năm, ngành y tế Trần Văn Thời có đề ra chỉ tiêu 95% hộ gia đình
được củng cố kiến thức phòng chống dịch, ký kết không có lăng quăng trong hộ
gia đình[63]. Triển khai chiến dịch diệt lăng quăng 2 lần/năm, đảm bảo không
để dịch bùng phát. Công tác xử lý ổ dịch nhỏ được chú trọng bồi dưỡng đủ về
STT
Tên xã ( M/C)
2004
2005
2006
2007
2008
2009

1
Khánh Bình
26
6
5
3
74
05
2
Khánh Bình Đông
32
15
17
11
272/1
13
3
Trần Hợi
55
15
21
13
171
17
4
Phong Lạc
44
4
6
5

74
05
5
Thị trấn Trần Văn Thời
24
10
18
12
161
15
Tổng cộng
181
50
67
44
752/1
55
21


kiến thức, xử lý gần như không bỏ sót ổ dịch [47]. Bên cạnh còn nhiều điểm bất
cập như thời gian từ khi phát hiện đến khi xử lý không đúng quy định thường >
48 giờ [55], không đánh giá côn trùng trước và sau xử lý, phun hóa chất chống
dịch chưa thật sự đi vào chất lượng do tiền thù lao cho cán bộ giám sát thấp và
trả tiền công phun cho cộng tác viên không đủ để bù vào sức lao động, chỉ mỗi
lần diệt lăng quăng, phun hóa chất 15.000đ/người/ngày x 5-6 người [63] nên
SXH cứ tồn tại và không được khống chế hoàn toàn.
1.5.1. Tổ chức và các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue
- Thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) từ tỉnh đến huyện, xã, phường; thành
phần gồm: Chính quyền, y tế và giáo dục (chính quyền là trưởng ban, y tế là phó

ban thường trực).
- Triển khai tập huấn cho BCĐ tuyến xã, phường.
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên (CTV).
Trạm y tế xã phụ trách kỹ thuật, phối hợp với các trường tiểu học. Tại xã
có 16-20 cộng tác viên là những người tình nguyện, có thời gian, nhiệt tình, có
uy tín và kiến thức. Mỗi CTV phụ trách khoảng 60 hộ gia đình (HGĐ).
- Hoạt động của CTV là hàng tháng thực hiện việc kiểm tra các HGĐ,
tuyên truyền, phát hiện các ổ lăng quăng, hướng dẫn xử lý, nhóm nuôi, nhân
giống và thả cá 7 màu vào các dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng.
- Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, để
thông qua đó, lôi cuốn sự chú ý và hưởng ứng của cộng đồng.
- Phát động các chiến dịch vệ sinh môi trường (VSMT), thu gom dụng cụ
phế thải để loại trừ làm giảm nơi sinh sản của muỗi với sự tham gia của học sinh
và các tổ chức đoàn thể quần chúng [63].
- Phát hiện sớm các ca có sốt trong cộng đồng để đưa ngay đến trạm y tế
khám chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Các y, bác sỹ hành nghề y, dược tư nhân tại xã, các cộng tác viên phải
được huấn luyện về các dấu hiệu chẩn đoán SXHD để phát hiện các ca sốt trong
22


cộng đồng và báo cáo ngay cho trạm y tế. Các bà mẹ cũng phải được giáo dục
để nhận biết sớm con mình bị SXH và đưa đến trạm y tế sớm để điều trị[10],[62]
1.5.2. Nhận xét về hiệu quả công tác phòng chống sốt xuất huyết Dengue
- Xây dựng, tập huấn mạng lưới cộng tác viên, y tế, giáo viên, học sinh, nhà
trường về bệnh sốt xuất huyết Dengue, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản.
- Triển khai các hoạt động phòng chống cụ thể trên cộng đồng nhằm tác
động trực tiếp các ổ lăng quăng, làm chuyển biến, nâng cao nhận thức và huy
động vào sự tham gia tự nguyện của cộng đồng [25], [55].
1.5.2.1 Giảm nguồn sinh sản của véc tơ.

Lăng quăng của muỗi Aedes có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước
trong nhà và chung quanh nhà, vì vậy quản lý chặt chẽ dụng cụ chứa nước để làm
giảm nguồn sinh sản là biện pháp phòng chống tốt nhất trong phòng chống véc tơ.
- Quản lý dụng cụ chứa nước:
+ Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum, vại, bể nước mưa, cây cảnh,…).
Dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá,…).
+ Dụng cụ chứa nước không có ích lợi (lớp xe hỏng, vật dụng gia đình bỏ
không,…): Thu dọn và phá hủy.
+ Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa,…): Loại bỏ,
lắp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.
- Loại trừ lăng quăng (Lăng quăng).
+ Thu dọn rác, kể cả dụng cụ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lu,
vỏ đồ hộp, lớp xe hỏng, vỏ dừa,…): cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế
thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt [3],[4].
+ Úp ngược các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm.
+ Xử lý kẽ lá cây (chuối, dừa,…): bằng chọc thủng cho hóa chất diệt lăng
quăng (lăng quăng).
- Chống muỗi đẻ trứng trong các dụng dụng cụ tích trữ nước (chum, vại,
phuy, bể,…).
23


+ Đậy thật kín bằng nắp hoặc bằng vãi để không cho muỗi đẻ.
+ Thả cá và các tác nhân sinh học khác.
+ Chọc thủng hốc cây, bịt lấp đỉnh cộc rào, loại bỏ lăng quăng, dội nước
sôi vào thành vại để diệt lăng quăng và trứng khi còn chứa ít nước.
+ Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều
hòa nhiệt độ. Dùng dầu hoặc muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rữa thành dụng
cụ chứa nước để diệt trứng muỗi [6].
- Làm lưới chắn ở cửa ra vào, cửa sổ. Ngủ màn ban ngày, nhất là đối với

trẻ nhỏ.
- Diệt muỗi bằng hương muỗi: Bằng bình xịt thuốc cá nhân, hun khói
bằng đốt vỏ cau, dừa, hạt lá cây.
1.5.2.2. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng.
Tổ chức các chiến dịch “Loại trừ lăng quăng, muỗi truyền bệnh SXHD”
ít nhất 2 lần vào đầu và giữa mùa dịch để loại trừ nơi sinh sản của véc tơ nơi
công đồng và tư nhân. Quảng cáo rộng rãi thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng, áp phích, tranh tuyên truyền, các cuốn sách nhỏ, mạng lươi
cộng tác viên y tế, hoạt động của nhà trường. Theo báo cáo các tỉnh, trước chiến
dịch trung bình có khoảng 50-70% hộ gia đình có lăng quăng, nhưng sau chiến
dịch, tất cả các nơi đều giảm 2-3 lần, còn khoảng 20-30% hộ gia đình có lăng
quăng [10], [62].
- Đối với cá nhân: Kêu gọi từng thành viên gia đình thực hiện các biện
pháp thông thường phòng chống SXHD bao gồm làm giảm nguồn lây truyền,
bảo vệ cá nhân thích hợp.
- Huy động các bậc phụ huynh và học sinh trong trường học về các biện
pháp đơn giản loại trừ nơi sinh sản của véc tơ ở nhà cũng như ở trường học. Tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu về SXHD, các biện pháp phòng chống, động viên
khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp tích cực.

24



Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Các hộ gia đình, chủ hộ (hoặc người lớn đại diện hộ gia đình nếu chủ hộ

đi vắng) có tuổi từ 18 đến 60 tuổi tại các xã được chọn nghiên cứu thuộc huyện
Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau
- Thời gian nghiên cứu từ 01/01/ 2009 đến 31/12/2009
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
- Cở mẫu để khảo sát chỉ số muỗi lăng quăng:
Cở mẫu đươc tính theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số: 1266-
QĐ/BYT/2006 ngày 14/04/2006.
n = 50 hộ/xã x 05 xã = 250 hộ để khảo sát côn trùng.
- Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống SXH tại huyện Trần
Văn Thời

2
2
α/2
d
p)p(1Z
n



Trong đó: Z = 1,96
p = 85% (tỷ lệ ước đoán của Trần văn Hoàn năm 2003 ở xã Cẩm
Thanh, thị xã Hội an Tỉnh Quãng Nam có 80-90% người dân hiểu biết về bệnh
và cách phòng chống Sốt Xuất huyết).
d = 0,05 (ngưỡng tin cậy 95%)
25



Thay vào công thức ta có:
2
2
05,0
0,15 0,85 1,96
n



Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 196. Chúng tôi lấy hệ số k=3. Như vậy số
mẫu tính ra là 196 x 3 = 588. Lấy tròn số 600
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
- Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Bước 1: Chọn xã: Chọn ngẫu nhiên 5 xã trong tổng số 13 xã của huyện
Trần Văn Thời, các hộ gia đình tham gia vào nghiên cứu trên và đồng ý phỏng
vấn.
Bảng 2.1 Các xã được chọn ngẫu nhiên là:
STT
Tên xã
Số ấp
1
Xã Khánh Bình
09
2
Xã Khánh Bình Đông
16
3
Xã Trần Hợi
14

4
Xã Phong Lạc
10
5
Thị trấn Trần Văn Thời
09
Tổng số
58

Chúng tôi nghiên cứu 5/13 xã, thị trấn thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh
Cà Mau, Trần Văn Thời là huyện đồng bằng ven biển, người dân sống chủ yếu
bằng nghề nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và buôn bán nhỏ, mức sống, phong

×