Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.74 KB, 6 trang )


Những biến đổi nghệ thuật trên
hành trình thơ chữ Hán của
Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo)





3. Nói cho đúng, không phải Nguyễn Thượng Hiền không từng có cái ao ước của Phan Bội
Châu. Ở tuổi còn trẻ hơn cái tuổi 17 của họ Phan, ông cũng đã nuôi giấc mộng hăng hái “phò vua
cứu nước”. Trong một bài thơ làm vào những ngày mới bước vào cuộc đời lều chõng, nhà thơ có ý
muốn trở thành một hiệp khách:
Đương lộ kiến bất bình,
Phẫn khí xung Đẩu Ngưu.
(Hiệp khách hành)
(Giữa đường thấy sự bất bằng,
Phẫn khí xung lên sao Ngưu sao Đẩu)
Người hiệp khách ấy có một thanh gươm, cứ đêm đêm lại thoát ra khỏi vỏ: “Phá ốc phi thủ cừu
nhân đầu” - Phá nhà vụt bay đi lấy đầu kẻ thù. Mơ ước thật cảm động, song cũng thật dễ dãi, đúng với
tâm lý lứa tuổi vị thành niên, và nhất là cách nghĩ có phần rập khuôn các mô thức có sẵn trong sử sách
chứ không cụ thể được như Phan Bội Châu. Có lẽ tạng người của Nguyễn Thượng Hiền và lối sống nền
nếp của gia phong Nguyễn Thượng Hiền không cho phép ông có thể ước mơ làm người trung nghĩa
theo kiểu khác. Mãi sau này, khi đã lớn tuổi hơn, ông vẫn cứ lởn vởn nhiều lần với ý nghĩ cũ. Ấy là lúc
ông đã đủ sức để cầm lấy một thanh kiếm thật. Ông vung kiếm lên, và muốn thử sức mình trên lưng
ngựa:
Quan san dược mã tâm do tráng,
Túy ác đăng tiền Việt Thạch qua.
(Cảm hoài)
(Trên con đường quan san, nhảy lên ngựa lòng còn
hăng hái,


Trước đèn lúc say cầm lấy lưỡi giáo của Việt Thạch)
Tự ví mình với Việt Thạch đời Tấn, một người lo lắng về việc nước đến nỗi không đêm
nào ngủ được, cứ nằm gối lên giáo mà đợi sáng. Kể cũng là hào hùng! Nhưng vì sao lại phải mượn
biểu tượng Việt Thạch mà không nói thẳng những ý nghĩ của mình? Đó cũng là một sự níu kéo
trong cảm hứng nghệ thuật, hơn thế nữa, là một sự che giấu cái tâm trạng thực: chuyện múa gươm
chỉ là chuyện làm trong một lúc say, và làm ở trước đèn. Còn khi đã tỉnh rượu ra, dù “Tấm lòng
hăng hái chưa hoàn toàn tiêu hết” (Tráng tâm vị hứa toàn tiêu yết)
(14)
, cũng chỉ còn biết “Mang
gươm dựa trên đài mà trông ra muôn núi”(Ỷ kiếm cao đài vọng vạn sơn)
(15)
. Và trông ra xung
quanh thì một sự thực bày ra đấy:
Phá quốc sự dĩ định,
Ly hương tâm hà y ?
(Quy lý)
(Nước tan việc đã xong rồi,
Lìa quê, lòng biết dựa ai bây giờ?)
Cho nên cũng phải nói, cảm hứng bơ vơ là dòng mạch quán xuyến những vần thơ yêu
nước của Nguyễn Thượng Hiền giai đoạn đầu. Bơ vơ là hệ quả của cảm hứng buồn thương nước
mất, của sự dằn vặt bế tắc trong phương lược cứu nước cũng như sự nguội lạnh niềm tin ở tầng
lớp mình. Và từ bơ vơ đi đến suy nghĩ quẩn quanh về lẽ sống cũng là chuyện thường thấy.
Nguyễn Thượng Hiền đã mơ hồ nghiệm ra mối mâu thuẫn nan giải giữa một khung cảnh xã hội
lúc nào cũng “gió bụi mịt mờ” tìm ra đường đi không dễ, trong khi đời người thì lại quá ngắn
ngủi, “năm tháng cứ trôi nhanh vun vút”: “Tuế nguyệt khứ phiêu hốt /Phong trần lai diểu mang”
(Cổ ý). Biết làm sao đây? Thôi thì nghĩ cho cùng, sự phân biệt người tốt kẻ xấu, nhìn nhận đường
đúng đường sai e cũng là vô ích, vì cõi trần rút lại chẳng phải là hư ảo đấy ư: “Nhân sinh thiên
địa gian / Vạn mã nhất đồ sính / Mộng trung tướng nô ký / Giác hậu giai ảo cảnh” - Người ta
sinh ra trong khoảng trời đất / Như muôn con ngựa rong ruổi trên một con đường / Trong giấc
mơ xem ngựa này hèn, ngựa kia giỏi / Đến khi tỉnh rồi mới biết tất cả đều là chuyện huyễn (Mã

thượng khẩu chiếm). Ai cũng rõ phía sau của một cách nghĩ hư vô như vậy thế nào cũng là con
đường dẫn đến chữ nhàn và chữ đạo:
- Tây sơn thiên lý bích vân khai,
Tế hiểu giang phàm tống ngã lai.
Nhất lộ thiên hoa khan bất yếm,
Thừa phong dục hướng Phạn vương đài.
(Đăng Sài Sơn, I)
(Núi phía Tây nghìn dặm mở ra giữa mây biếc,
Cánh buồm trên sông giữa khoảng sáng đưa ta đi.
Suốt một con đường hoa trời xem không chán,
Muốn mượn gió mà đi thẳng lên tận nơi Phật ngự)
- Xuy địch phong đầu tứ diểu nhiên,
Ngọc kinh vọng tận ngũ vân biên.
Tự tương bích hải thanh thiên ý,
Lai tá điền gia nhất tháp miên.
(Sơn hành túc dã nhân gia thư bích)
(Tiếng sáo thổi đầu gió làm cho ý tứ trở nên mơ
màng,
Ngóng nhìn hết tầm mắt hình bóng kinh đô
bên chòm mây năm sắc.
Đành đem ý tưởng vấn vương về nơi trời xanh
biển biếc,
Đến ngôi nhà nông gia mượn chiếc chõng ngủ
một giấc)
Tuy đỗ đạt dưới triều Thành Thái nhưng với Nguyễn Thượng Hiền, làm việc cho cái Triều
đình dưới quyền ông Tây vốn chưa bao giờ là tâm nguyện của ông. Ông bắt đầu đi thi từ hồi còn
sinh thời vua Tự Đức, và chắc không hề nghĩ rằng mình lại phải thay thầy đổi chủ ở “chặng đua”
cuối cùng. Dễ hiểu vì sao ngay sau khi thi đỗ, ông đã làm đơn xin nghỉ dài hạn mười năm; rồi khi
bị rút ngắn xuống ba năm, trở lại kinh thành nhận chức Toản tu quốc sử một thời gian, ông lại xin
nghỉ nữa. Đi liền sau cảm hứng về “con người thừa”, “con người trung nghĩa bất như ý”, thơ

Nguyễn Thượng Hiền tràn ngập cảm hứng “dũng thoái” - đấy đều là những biện pháp nghệ thuật
truyền thống để phản ứng với thực tại mà mình phủ định. Lời cảm thán một năm sau khi thi đỗ
(1893) là một bộc bạch trọn vẹn:
Xuân khứ hàn nhưng kịch,
Huyên hoa trụy vũ thâm.
Kinh hồi dao dạ mộng,
Thê đoạn bách niên tâm.
Hải vũ phi tiền nhật,
Thiên nhai ức cựu lâm.
Nhất danh, ta dĩ vãn,
Trần thổ lệ triêm khâm.
(Quý tị tam nguyệt thất nhật cảm
thành)
(Xuân hết, rét còn gắt,
Hoa rơi dưới mưa dầm.
Mộng bàng hoàng đêm ấy,
Lòng khắc khoải trăm năm.
Trời biển khác ngày trước,
Núi rừng tít mù tăm.
Nên danh ôi đã muộn,
Cát bụi lệ khôn cầm)
4. Trở về ở ẩn là trở lại với thiên nhiên, cái thế giới hoang sơ đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ
của Nguyễn Thượng Hiền. Thiên nhiên lại cũng là một phần linh hồn của đất nước và là cái phần
mà người Pháp chưa mấy đụng chạm, ít ra là trong giai đoạn ấy. Những bài thơ thiên nhiên của
Nguyễn Thượng Hiền, do đó, bộc lộ được tâm tình ông một cách hồn hậu:
Lập mã tình vân ngoại,
Thiên sơn hiểu sắc thu.
Sa bình văn nhạn xứ,
Lâm noãn kiến hoa sơ.
Hải khí thông Nam cực,

Nhân thanh lạc thái hư.
(Hoành Sơn xuân vọng)
(Dừng ngựa ngoài mây tạnh,
Màu tươi núi buổi mai.
Cát bằng nghe nhạn hót,
Rừng ấm thấy hoa cười.
Nam cực thông hơi bể,
Không trung dội tiếng người)
(Lê Thước, Vũ Đình Liên dịch)

×