Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.51 KB, 6 trang )


Những biến đổi nghệ thuật trên
hành trình thơ chữ Hán của
Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo)





Rõ là Nguyễn Thượng Hiền đã tìm hết mọi cách mà không thể nào đánh lừa nổi chính
mình. Cái phần lương tri ẩn náu sâu trong ông và nhất là những tư tưởng mới mà “tân thư” từng
nhen nhóm trong đầu óc ông, như dân chủ, bình đẳng, bác ái, hay như canh tân, thực nghiệp, tự
cường đã như một đốm lửa dai dẳng ngày càng bùng cháy, làm rạo rực tâm hồn nhà ẩn sĩ. Trong
một số bài thơ thiên nhiên ông làm vào những năm sát cuối thế kỷ XIX, ta đột nhiên thấy ông
chuyển sang một phong cách khác hẳn, một cách sử dụng các biện pháp tu từ ở hai câu cuối, như
một tín hiệu thách thức, nhằm lật lại những lối mòn của cảm xúc đã diễn ra ở sáu câu đầu. Ngay
trong bài thơ Đêm ngồi ở quán Sầm Sơn xem biển đã dẫn trên kia, giữa lúc đang ngắm cảnh Sầm
Sơn hiện lên giữa biển với một sự sảng khoái không giấu giếm, ông bỗng bất ngờ kết lại bằng một
ý chuyển chiết mạnh mẽ:
Phù tang đãi khán triêu hy thượng,
Vị khẳng tương tâm học điếu ông.
(Chờ xem mặt trời buổi sáng mọc lên ở phương Đông,
Ta đây chưa chịu đem lòng học anh đi câu đâu).
“Chờ xem mặt trời mọc lên ở phương Đông” có gì hơn là đón chờ chuyển động của thời
cuộc sẽ đến và đang đến. Về mặt này thì Nguyễn Khuyến lại đã quá già để có thể theo kịp Nguyễn
Thượng Hiền. Cuộc đấu tranh tuy chậm chạp nhưng đã đến lúc chín, không chỉ ở lý trí mà cả trong
tình cảm nhà thơ, không chỉ ở lý trí và tình cảm mà đã lay động đến cả nghệ thuật thơ. Trong một
lá thư gửi cho Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Thượng Hiền thừa nhận việc mình theo đuổi “huyền vi”
là “thiên tính” nhưng cũng thấy đó là “ngược đời”: “trước cửa thì xe ngựa ồn ào, trong nhà thì vợ
con tất bật, thế mà mình hàng ngày vẫn tụngHoàng đình kinh
(16)


, người ngoài trông thấy, nếu
không tức giận hẳn cũng buồn cười”
(17)
. Con người Lão Trang và Phật giáo trong ông tuy không
chết hẳn nhưng tạm thời bị đẩy lùi. Đến tìm lại một người bạn cũ, một nhà chí sĩ Cần vương ngày
trước nay đã trở thành một vị sư sống âm thầm cô quạnh, trong phút chốc ông bỗng đâm hoài nghi
cách xử sự của ông này mà bao lâu nay mình vẫn kính trọng: “Danh sĩ mỗi như thử / Giang sơn
hướng nại hà?” - Danh sĩ đều như thế cả thì giang sơn rồi sẽ ra sao? (Tặng Ba La Mật tự Viên
Giác thượng nhân). Câu hỏi đặt ra cho người mà ý nghĩa bức thiết lại là một câu tự vấn. Một lần
trở lại biệt thự Na Sơn, cũng vẫn những cảnh cũ mà sao dưới mắt Nguyễn Thượng Hiền, mọi vẻ
đẹp của chúng đã biến đi đâu mất. Thực tế dù có đau đớn không chịu được, vẫn cứ có một sức
thuyết phục mạnh hơn mọi ảo tưởng:
Giang sơn thí bằng diếu,
Bất giác lệ triêm khâm.
Huyền tạo cơ chung bí,
Thương sinh họa dũ thâm
(Hoàn sơn)
(Non sông thử ngắm lại,
Giọt lệ bỗng chan đầy.
Máy tạo còn huyền bí,
Dân ta xiết đọa đày )
(Lê Thước, Vũ Đình Liên dịch)
Muốn tìm thấy một cái đẹp chân chính, muốn có được những phút nhàn tâm thật sự, thì chỉ
còn một con đường: hăng hái nhập cuộc, sát cánh cùng lớp người “tiên tri tiên giác” trong phong
trào Duy tân đang dấy lên khắp từ Nam đến Bắc. Thời cơ thuận lợi để “cánh buồm thơ thoát tục”
của Nguyễn Thượng Hiền chuyển hướng, giúp ông vượt nhanh sang “bến giác” thế kỷ XX chính
là ở đấy. Tuy vẫn còn nhận một chức Đốc học lấy lệ và vẫn đi qua về lại ở biệt thự Na Sơn, thực tế
ông đã bị cuốn vào giữa trào lưu tư tưởng chính của thời đại. Nhiều vấn đề khẩn trương và phức
tạp bắt ông phải để tâm tìm hiểu. Ông tạm gác lại một bên cái thế giới riêng tư của mình. Thơ ông
bớt đi những âm điệu bi thương mà bắt đầu âm vang tiếng nói của đời sống thế tục. Với từng bước

bỡ ngỡ, e dè, nhà thơ hướng cảm xúc vào một đối tượng mới: đám đông dân chúng bần hàn cơ
cực nhất. Kể thì cũng không phải hoàn toàn mới, vì bóng dáng người dân đã một lần xuất hiện
trong thơ ông qua bài Hương Giang lão nhân từ. Nhưng lần ấy, ông lão lái đò trên sông Hương là
một hình tượng ngỡ là thực mà cũng là hư; những giọt nước mắt và lời tâm sự của ông dường như
cũng chỉ là “âm bản” của tiếng nói trữ tình trong lòng tác giả. Còn lần này, hình ảnh người dân đã
thật sự hiện hữu như một khách thể. Đập ngay vào mắt nhà thơ là nỗi khổ quanh năm của họ:
Dã nhân thần hà tiều,
Hoãn bộ du xuân lâm.
Bạc ngôn thành thị du,
Mãn đảm vô nhất kim.
Lê hoắc nhật bất kế,
Lao ca tồi trung tâm.
Khởi vô đông cao điền,
Tuế khiểm, trăn vu thâm.
(Cổ phong, XV)
(Dân quê mới sáng đã gánh củi,
Chậm chạp ra khỏi rừng.
Nói lời ảm đạm rằng đi rong nơi thành thị,
Một gánh đầy không được một đồng.
Rau ăn ngày chẳng đủ,
Mệt nhọc hát mà xót trong bụng.
Há phải không còn ruộng sâu,
Nhưng mất mùa, cây dại mọc um tùm)
Từ tấm lòng thông cảm, một sợi dây vô hình đã kéo gần họ lại với ông:
Dã nhân chức sừ lỗi,
Nhật dạ khai Đông nguyên.
Bất tích tâm lực quyện,
Sở hân tang giá phồn.
Tảo thất chiêu chi lai,
Đàm tiếu khai phương tôn.

Nhân sinh quý thích chí,
Anh miện phi sở luân.
(Cổ phong, XVII)
(Dân quê sắm sửa bừa và cày,
Khuya sớm cày ở cánh đồng phía Đông.
Không tiếc nhọc lòng mệt sức,
Chỉ mong dâu mía tốt.
Quét nhà mời họ vào,
Rót chén rượu thơm, cùng chuyện trò cười nói.
Người đời quý thích chí,
Mũ cao áo dài không cần bàn)
Chút mặc cảm về địa vị cách bức có vẻ đã xóa mờ đi. Giọng thơ của Nguyễn Thượng Hiền
ít nhiều mất đi sự thâm thúy, bù lại những sáo ngữ ước lệ cũng giảm hẳn. Đặc biệt, do tình cảm
cách mạng được thức tỉnh, ông khắc phục khá nhanh lối viết “khách quan” khi nhìn vào nỗi khổ
của người dân. Trong tình cảnh chua xót của những con người quanh năm đói khát, ông thấy mình
có phần trách nhiệm:
Niên lai lục hợp khốn sang di.
Viêm sơn tẩu bạt nguyên điền phế,
Hắc hải phiên đào tỉnh ấp di
Thương giang phục chẩm yên trần mãn,
Lạc nhật đăng cao hữu sở ty (tư).
(Kinh trung lữ cảm)
(Mấy năm nay thiên hạ gặp nhiều khốn khổ.
Miền núi bị đại hạn, đồng điền bỏ hoang,
Miền biển bị sóng tràn, làng xóm xiêu dạt
Nằm bẹp nơi con sông xanh giữa lúc khói bụi tràn
ngập khắp nơi,
Mặt trời lặn trèo lên cao, lòng không thôi nghĩ ngợi).


×