Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại _3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.82 KB, 6 trang )

Người kể chuyện
xưng “tôi” trong văn
chương hiện đại



Có khi nhà văn cố tình làm rối thêm chủ thể xưng "tôi" trong tác phẩm nhằm tăng
cường hiệu quả thẩm mỹ. Chẳng hạn trường hợp Sự mê hoặc của điều tệ hại
(7)
(2004), cuốn
tiểu thuyết thứ ba của Florian Zeller, nhà văn Pháp sinh năm 1979 và sớm nổi tiếng.
Chủ thể xưng "tôi" trong tiểu thuyết dài 10 chương Sự mê hoặc của điều tệ hại (Giải
Interallié 2004) được sứ quán Pháp ở Ai Cập mời sang dự một cuộc hội thảo về sách. "Tôi"
dậy sớm đi taxi ra sân bay Roissy. Cùng được mời đi với "tôi" là nhà văn Martin Miller,
mang theo cuốn Thư từ của nhà văn Pháp Flaubert thế kỷ XIX có nhiều đoạn kể về những
cô gái trần truồng ở Ai Cập. Vài ngày trước đây, một máy bay Ai Cập cất cánh ở Charm el
Cheikh đã đâm đầu xuống Biển Đỏ. Tại sứ quán có hai nữ nhân viên là Mathilde và Lamia.
"Tôi" ngờ ngợ và nhớ ra cách đây khoảng mươi năm, khi học năm đầu hoặc năm cuối bậc
trung học, "tôi" đã biết Mathilde, lúc ấy tên là Astrid Grégoire. Còn Lamia gốc Marốc, theo
tiếng Arập là Vanessa.
Martin Miller thì bị cuốn hút bởi tập sách của Flaubert, tìm đến những chốn chơi bời
nhưng luôn bị các cô gái theo đạo Hồi khước từ nên rất bực tức. Anh vắng mặt suốt, nhiều
lúc tìm không ra; "tôi" lo lắng nhỡ xảy ra chuyện gì với anh, thì Lamia bảo rằng đó là tâm
trạng đặc biệt của người phương Tây mà cô gọi là "sự mê hoặc của điều tệ hại", hiểu theo
nghĩa là "cứ thích nghĩ dại". Sau đó có lần Martin Miller kể với "tôi" rằng trước đây chừng
mươi năm, hồi học năm cuối cùng bậc trung học ở Thuỵ Sĩ, anh hận về chuyện không
chiếm được Lamia; bây giờ, anh muốn nhờ "tôi" trả thù…
Tháng Tám năm 2004, bưu điện chuyển đến cho "tôi" cuốn Sự mê hoặc của điều tệ
hại, có lời đề tặng viết tay cho "tôi", ký tên Martin, tên ngoài bìa chỉ là bút danh. Sách nhiều
lần nhắc đến Lamia, rồi nhắc đến tên "tôi". Trong sách, người kể chuyện dậy sớm đi taxi ra
sân bay Roissy để sang Ai Cập; rồi nhắc đến chuyện mấy hôm trước có chiếc máy bay bị tai


nạn đâm xuống Biển Đỏ khi rời Charm el Cheikh… Đến giữa tác phẩm là chuyện gặp gỡ
Lamia ở Thuỵ Sĩ mười năm về trước; hơi khác một chút là hai người ăn nằm với nhau, bị
hai anh của Lamia đánh cho một trần nhừ tử.
Đến đầu tháng Chín thì dư luận ồn ào về tính chất bài bác đạo Hồi trong tiểu
thuyết Sự mê hoặc của điều tệ hại, và cho rằng Martin Miller chính là tác giả. Anh bị đe
dọa. Anh có vẻ lo lắng. " Phát đạn đầu tiên sẽ dành cho tôi, anh ta nói. Phát đạn đầu tiên
sẽ dành cho tôi " (La Fascination , tr.206). Mấy ngày sau, anh ta bị bắn chết tại phòng.
Tiểu thuyết kết thúc bằng mấy dòng Tái bút: "Có cần phải nói rõ tôi hoàn toàn bác bỏ
những lời đồn đại lan truyền mấy tháng vừa rồi rằng tôi mới chính là tác giả Sự mê hoặc
của điều tệ hại? " (La fascination , tr.213).
Lại thêm một dạng mới của tiểu thuyết trong tiểu thuyết và nhiều "tác giả" cùng gắn
tên mình với một quyển sách, nhưng Sự mê hoặc của điều tệ hại lôi cuốn chúng ta ở khía
cạnh khác. Ai là tác giả "thật sự" của tiểu thuyết này? Florian Zeller, tất nhiên, họ tên ấy
được ghi rành rành ở ngoài bìa; đó là tên họ thật của ông, một nhà văn Pháp; ai cũng có thể
xác minh nhân thân của ông. Nhưng mọi việc không còn rõ ràng nữa khi ta bước vào thế
giới hư cấu của tiểu thuyết. Tác giả "có thể" là Florian Zeller, bất kể lời tái bút thanh minh ở
trang cuối; mấy lời đó chẳng nói lên được điều gì, bởi lẽ chúng vẫn nằm trong văn bản,
nghĩa là thuộc phạm trù hư cấu. Tác giả có thể là nhân vật người kể chuyện xưng "tôi", vì
theo lý thuyết, chủ thể kể chuyện không đồng nhất với chủ thể tác giả. Tác giả có thể là
Martin Miller, vì chính Martin Miller gửi sách cho "tôi" với bút tích đề tặng rành rành;
trong trường hợp ấy, tên tác giả ở ngoài bìa chỉ là bút danh
Mặt khác, "tôi" và Martin Miller tuy không hoàn toàn trùng khớp - do nhà văn cố tạo
ra chút ích sai lệch - nhưng như là hình với bóng của nhau, từ chuyện gặp gỡ Mathilde
hoặc Lamia khi còn học ở bậc trung học cho đến tận bây giờ, đang lo lắng về tai hoạ có thể
xảy ra. Giữa nhà văn hư cấu Martin Miller và nhà văn có thực Florian Zeller cũng thế. Hai
từ "Zeller" và "Miller" hao hao giống nhau; tiểu thuyết "thật sự" của Florian Zeller và tiểu
thuyết của Martin Miller qua lời kể lại của "tôi", nội dung như nhau, đều bắt đầu từ dậy sớm
đi taxi ra sân bay, rồi chuyện tai nạn máy bay ở Biển Đỏ
Từ hai vế so sánh trên, ta có thể suy ra chủ thể "tôi" trong tiểu thuyết cơ bản trùng
vói tác giả, tuy về lý thuyết không nên đồng nhất. Gần cuối tác phẩm, Martin Miller nghĩ

đến điều tệ hại có thể xảy ra, lo lắng về sự trả thù của những người Hồi giáo, mà cũng là
liên quan đến xung đột giữa phương Tây và thế giới đạo Hồi. Ta đọc trong tác phẩm: "Viên
đạn đầu tiên sẽ dành cho tôi, anh ấy nói. Viên đạn đầu tiên sẽ dành cho tôi" (La
fascination , tr.206). Mấy chữ "anh ấy nói" gắn với câu trước chứ không gắn với câu sau,
tuy cả hai câu đều là "Viên đạn đầu tiên sẽ dành cho tôi". Chữ tôi ở câu trước ứng với
Martin Miller; chữ tôi ở câu sau ứng với chủ thể tự sự ngôi thứ nhất của tiểu thuyết mà cũng
ứng với Florian Zeller, tác giả tiểu thuyết này. Chủ thể "tôi" thành nhân vật được khắc hoạ
đậm đặc.
*
Lại có những chủ thể tự sự ở ngôi thứ nhất tạm gọi là "chủ thể ảo" như trong truyện
ngắn Kalima của Le Clézio và tiểu thuyết Rừng xanh lá đỏ của Mạc Ngôn.
Truyện Kalima dài 14 trang, in trong tập Trái tim cháy bỏng đã nói trên kia (Cœur
brûle, tr.119-132), kể về nỗi đau khổ của Kalima, một cô gái châu Phi, từ Tanger (Marốc)
xuống tầu sang Marseille (Pháp), ngỡ tìm được miền đất hứa, nhưng đã rơi vào tay bọn ma
cô, bị hành hạ, bị cưỡng hiếp, rồi bị bán làm gái điếm, lang bạt khắp nơi, bây giờ nằm trơ
trọi trong nhà xác.
Truyện không được kể ở ngôi thứ ba mà cũng chẳng được kể ở ngôi thứ nhất. Kéo
dài suốt 14 trang là những câu hỏi hoặc những câu trò chuyện một chiều với đối tượng là
thi thể Kalima. Kalima được gọi ở đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít "em" (tu). Người
đối thoại không xưng tên, không xưng "tôi", nhưng bạn đọc vẫn cảm thấy sự hiện diện của
người ấy với tấm lòng đầy thương cảm: "Ôi Kalima, con đường nào em đã đi qua cho đến
ngày hôm nay của tháng Giêng năm 1986, em nằm trần trụi trên đá hoa cương lạnh lẽo
của nhà xác ? [ ] Ai là người nhớ đến em, lúc em trên tàu đến cảng Marseille ? [ ] Em
đã nghe thấy tiếng của lửa hầm hập và của giá lạnh trong cơ thể em. Tình trạng đó kéo dài
nhiều ngày và một đêm em đã suýt chết một thân một mình trong phòng. Em đã cố hết
sức đập vào tường, chẳng kêu vì em đã nói không được mà kêu cũng chẳng được [ ] Em
đã nghe thấy tiếng không khí khò khè trong phổi em như tiếng cát lạo xạo trên bãi biển"
(Cœur brûle, tr.119, 125, 128) Trên một trăm lần đại từ nhân xưng "em" xuất hiện nói
lên tình thương cảm da diết của người đối thoại. Người ấy không nhất thiết và không nên
đồng nhất với tác giả, mà chỉ nên xem như biến thể ảo của chủ thể "tôi". Trường hợp này,

"tôi" chỉ tồn tại lẩn khuất sau dòng ngôn từ đầy cảm xúc, không hiện hữu như một nhân
vật.
Chủ thể "tôi" ảo lại khác hẳn trong tiểu thuyết Rừng xanh lá đỏ
(8)
(Hồng thụ lâm,
2003) của Mạc ngôn, nhà văn Trung Quốc sinh năm 1955. Tác phẩm lấy bối cảnh
Rừng Vẹt ở Nam Giang, Trung Quốc qua các thời kỳ kháng chiến chống Nhật, Cách
mạng văn hoá, Tạo phản đến cuối những năm 70 ở thế kỷ XX; từ thế hệ những nhân
vật du kích chống Nhật trong Rừng Vẹt như Mã Cương, Lâm Vạn Sâm , đến thế hệ
những người nắm giữ trọng trách ở thành phố Nam Giang như phó thị trưởng Lâm
Lam - con gái Lâm Vạn Sâm, trưởng phòng công tố Mã Thúc - con trai Mã Cương ,
rồi đến lớp thanh niên tuổi đôi mươi như con trai Lâm Lam là Đại Hổ Trong tiểu
thuyết có những con người cương nghị, vượt lên thử thách, có tình bạn cao đẹp, tình
yêu trong sáng, nhưng cũng có những nhân vật không thắng nổi các cám dỗ tầm
thường Nổi lên là gương mặt nữ phó thị trưởng Lâm Lam nhan sắc, lúc này đã ngoài
bốn mươi, đau khổ, éo le, một tính cách phức tạp, nhiều ưu điểm mà cũng lắm tội tình.
Ngòi bút của Mạc Ngôn sắc sảo, nhưng thường cố tình sa đà vào những cảnh xác thịt
nhiều khi không cần thiết.
Tiểu thuyết dài 18 chương, thêm một phần vĩ thanh, chủ yếu theo phương thức tự sự
ở ngôi thứ ba. Thế nhưng, trừ các chương 3, 5, 8, 15, 16, 17, 18, ta vẫn thấy xen vào giọng
của một người xưng "tôi" hẳn hoi. Đặc biệt "tôi" chỉ xuất hiện khi có Lâm Lam, và dưới
dạng trò chuyện một chiều giữa ngôi thứ nhất (tôi) và ngôi thứ hai (em) như trong
truyện Kalima trên kia.
Chẳng hạn, đây là Lâm Lam đang khao khát dục tình: "Tôi mát xa nhẹ nhàng cho
nàng (ngôi thứ ba - P.V.T thêm), từ bờ vai đến ngực, từ mặt xuống chân, vừa xoa vừa thủ
thỉ bên tai nàng những lời đường mật: Xem này, xem này, bốn mươi nhăm tuổi mà thân
hình, da dẻ còn như thế này" (Rừng xanh , tr.13). Và đây là lúc Lâm Lam đến nhà hàng
Quả vải Đỏ để được thoả mãn, một gã đĩ đực đưa lên phòng: "Tôi đứng sau, thở gấp,
không hiểu vì luống cuống hay vì xúc động. Rồi thì khoá cũng mở. Tôi nhắc khẽ bên tai
em (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít - P.V.T thêm). Cẩn thận đấy, vào phòng này như

bước sang một thế giới khác. Nhưng em không đếm xỉa lời khuyên của tôi. Hắn vào theo
rồi đóng cửa lại. Hình như hắn hiểu ý em, cố ý phô trương động tác chốt cửa. Tôi bảo,
động tác ấy là thừa, trong nhà hàng này chẳng ai để ý đến chuyện các người" (Rừng
xanh , tr.168). Rồi sau một đêm truy hoan: "Em cảm thấy rã rời. Tuổi tác không tha ai
đâu, Lam ơi! Tôi đứng sau lưng chì chiết em [ ] Lâm Lam, giờ thì em đã hối chưa? Đêm
qua tôi đã khuyên em trước khi bước vào cửa, là nghĩ cho chín rồi hãy vào, nhưng em bỏ
ngoài tai." (Rừng xanh , tr.192, 197).
Thực ra, chẳng có ai mát xa cho Lâm Lam, đi theo Lâm Lam đến tận cửa phòng, vào
hẳn trong phòng, khuyên can, rồi sau đó chì chiết Lâm Lam. Đấy chỉ là chủ thể "tôi" ảo,
chẳng phải nam giới, chẳng phải nữ giới, mà chỉ là ý nghĩ của chính Lâm Lam được ngoại
hoá mà thôi: "Tôi theo sát nàng như hình với bóng đã mấy chục năm, chưa một ngày lơi.
Nàng vui, tôi nở mày nở mặt. Nàng buồn, tôi héo ruột héo gan" (Rừng xanh , tr.14). Chủ
thể "tôi" ở đây không mang tư cách nhân vật.
*
Qua một số tác phẩm trên đây, mỗi nhà văn tìm tòi đổi mới người kể chuyện xưng
"tôi" theo cách riêng. Có trường hợp sự đổi mới hầu như thuần tuý mang tính kỹ thuật, "tôi"
chỉ là một thực thể trừu tượng, dường như chỉ là khái niệm người kể chuyện đơn thuần. Có
trường hợp, kỹ thuật theo liền với nghệ thuật, "tôi" được hình tượng hoá, trở thành nhân vật
văn học sinh động. Người đọc phải mất công thâm nhập vào nhân vật "tôi", và niềm hứng
thú được nhân lên cùng với sự khám phá

×