Người kể chuyện
xưng “tôi” trong văn
chương hiện đại
Đoạn tiếp theo: "… Nàng vừa tiếp tục nói điện thoại với tôi vừa chạy chéo sang chỗ
ghế ngồi của các nhân viên coi giữ bảo tàng để hỏi lối ra cổng bằng một giọng nhớn nhác
và năn nỉ […] Xuống đến tầng dưới, cuống cuồng, một bàn chân tuột ra khỏi dép, nàng
lạc vào mớ bòng bong những phòng mái vòm và nàng chạy dọc theo những pho tượng Hy
Lạp bất động từ hàng ngàn năm […] Nàng không còn biết mình phải làm gì nữa, nàng
chạy ngược lại, đầu cúi xuống, thôi không nói với tôi, chiếc điện thoại trong bàn tay nàng
va đập nhẹ nhàng vào đùi nàng, và nàng tới nhoài người trên chiếc ghế dài…, gần như
nằm dài trên ghế…" (Fuir, tr.50). Nhiều chi tiết tưởng chừng vô lý, vượt ra ngoài tầm
nhìn của người kể chuyện xưng "tôi"! Nhưng chỉ cần đọc thêm vài dòng nữa, mọi việc
được sáng tỏ: "Tôi lắng nghe Marie trong yên lặng, tôi đã nhắm mắt và nghe thấy giọng
của nàng chuyển từ tai tôi lên óc tôi, nơi tôi cảm thấy giọng nói ấy lan toả và sống động
trong tâm trí tôi" (Fuir, tr.46). Vẫn là người kể chuyện xưng "tôi", nhưng là một "tôi"
khác, dường như thoát khỏi "tôi", do "tôi" tưởng tượng ra, vừa đồng nhất vừa tách biệt với
"tôi". Người kể chuyện xưng "tôi" ấy nhắm mắt, không nghe bằng tai - vả chăng lúc này
Marie có nói điện thoại nữa đâu - mà nghe bằng óc: đã có bước chuyển dịch từ điểm nhìn
của người kể chuyện xưng "tôi", có người yêu là Marie, sang điểm nhìn toàn tri của người
trần thuật, tuy về hình thức vẫn duy trì phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất.
Hiện tượng phân thân ấy ta bắt gặp một lần nữa ở cuối tác phẩm. Tại Portoferraio,
thủ phủ đảo Elbe, sau khi hoàn tất đám tang cha, Marie đến tìm "tôi" ở khách sạn: "Nàng gõ
cửa phòng. Chẳng ai trả lời. Em đây mà, nàng nói. Em đây mà, mở cửa cho em. Chẳng,
chẳng ai trả lời. Nàng lại gõ nữa, mạnh hơn. Tại sao tôi lại không trả lời, tại sao tôi lại
không muốn mở cửa cho nàng? Tôi có ở đấy không? Marie hoảng hốt lay mạnh quả đấm
cửa. Có chuyện gì xảy ra với tôi? Hay tôi ở đấy, nằm chết trên giường, sau cánh cửa?"
(Fuir, tr.164). "Tôi" kể về mình mà như kể về người khác!
Chủ thể "tôi" trong Chạy trốn không được đan dệt bởi những mối quan hệ xã hội và
các hành động cụ thể để hình thành tư cách một nhân vật có bề dày rõ rệt trong đầu óc bạn
đọc. "Tôi" chẳng khác gì Marie, Zhang hay Li Qi, chỉ là cảm giác hối hả, lo sợ mơ hồ của
con người trước cuộc sống hiện tại.
*
Kết hợp phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba như ta thấy thấp thoáng
trên đây trong Chạy trốn của J.P. Toussaint, sẽ trở thành biện pháp chủ đạo được J.M.G. Le
Clézio - nhà văn Pháp sinh năm 1940, đoạt Giải Nobel năm 2008 - vận dụng trong
truyện Kho báu và Bảo Ninh trong truyện Hà Nội lúc không giờ, nhằm đạt hiệu quả nghệ
thuật nhất định.
Kho báu (Trésor) là truyện cuối cùng trong số bảy truyện ngắn của tập Trái tim cháy
bỏng
(4)
. Đề tài đi tìm kho báu có trong nhiều tác phẩm của Le Clézio. Truyện Kho báu gồm ba
phần tách biệt và một đoạn kết. Hai phần đầu theo phương thức tự sự ở ngôi thứ ba, chỉ chiếm
6/39 trang. Chú bé Samawyen, người Bédouins, một bộ lạc du mục ở Trung Đông, nhớ lại
trước kia cha kể có năm gia đình bộ lạc này sống trong một thung lũng Bây giờ, năm gia đình
đã bị xua đuổi khỏi chốn "đô thị" của các thần linh ấy để đến cư trú tại một ngôi làng xây bằng
xi măng, nhà nào cũng giống nhau. Cha của Samawyen cũng đã theo một người đàn bà tóc
vàng xa lạ sang sống tận bên kia bờ biển, bỏ mặc chú một mình trên thế gian, cùng với chiếc va
li nhỏ có khoá số chú gìn giữ như một kho báu, trong đựng các giấy tờ, thư từ đã ố vàng và các
ảnh chụp, có một bức ảnh chụp chú lúc còn bé tí trong lòng một người phụ nữ tóc vàng tên là
Sara chú coi như mẹ mình…
Phần thứ ba chuyển sang phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất, mở đầu bằng: "Eldjy,
mùa đông 1990 - Cũng thế, tôi, John Burckhardt, tôi lại xâm nhập vào bí ẩn của thời gian
[…] Tôi ngược về tháng Tám năm 1812 lúc mọi sự bắt đầu, khi người khách du lịch mà tôi
mang tên cũng đi theo lối mòn này xuống bờ thành cháy xém nơi có hẻm núi Syk [ ] Tôi
cũng thế bây giờ tôi bước vào thế giới của các vong linh” (Cœur brûle, tr.157, 158)
Ta biết John Burckhardt (1784-1817) là nhà thám hiểm Thuỵ Sĩ, người châu Âu đầu
tiên thám hiểm những đô thị cổ Arập trong đó có di sản văn hóa thế giới Petra với nhiều
đền đài cách thủ đô Amman của Jordanie 262km về phía nam. Syk là hẻm núi sa thạch dẫn
vào khu đền đài ấy.
Bằng biện pháp để người kể chuyện xưng "tôi" ở đây cũng là John Burckhardt, cũng
tìm về những di tích xa xưa, tác giả xáo trộn sự kiện lịch sử và sự kiện hư cấu, tháng Tám
1812 xa xôi và mùa đông năm 1990 đang còn âm vang cuộc chiến ở Irak
(5)
…: "Và người
dẫn đường đã theo dõi vị khách du lịch, anh ta hiểu rằng người lạ mình mặc áo khoác và
đầu làm ra vẻ chùm khăn kia muốn đến tận đây để đánh cắp kho báu bí mật của các vong
linh [ ] Bây giờ tôi cũng thế, tôi đi đến điều bí mật […] Cách đây đã hơn một trăm năm, vị
khách du lịch lạ lùng và người dẫn đường đã đi ở đây…[ ] Chợt tôi đã nhìn thấy Kho báu
[…] Cũng thế, Kho báu đã hiện ra với ông vào buổi sáng ngày 22.8.1812, lúc khoảng 8 giờ,
khi đi hết hẻm núi Syk Lúc đó, cũng như tôi, ông ta loạng choạng […] Người dẫn
đường… quay lại hỏi Burckhardt: - Ông làm gì đấy? - Khách du lịch cúi xuống, hai bàn tay
nắm chặt quyển vở ghi giấu ở dưới áo: - Tôi không thể bước được nữa, tôi mệt lắm, ta dừng
lại đây một lúc" (Cœur brûle, tr.158, 159,163)
Vậy chủ thể xưng "tôi" ở đây là ai? Độc giả được giải đáp khi đọc đến phần cuối:
"Con (ngôi thứ nhất số ít - P.V.T thêm) viết cho mẹ (ngôi thứ hai số ít - P.V.T thêm) đang
sống ở bên kia bờ biển, tại xứ sở xa lắc xa lơ, chẳng bao giờ trở về […] Con đúng là người
cuối cùng của dòng họ Samawyen […] Con nhớ đến mẹ như nhớ đến một giấc mơ" (Cœur
brûle, tr.177). Samawyen như trong mơ tưởng mình đang hướng dẫn mẹ tìm về di tích xưa,
mong chờ mẹ đem về tin tức của cha
Nhưng "tôi" lại không phải chỉ là Samawyen ở tuổi thiếu thời, mà cả khi đã trưởng
thành. Chú bé thuộc bộ lạc Bédouins không thể có những hiểu biết và suy nghĩ của nhà
thám hiểm Thuỵ Sĩ như ta thấy trên kia. Chủ thể xưng "tôi" ấy kết hợp với chủ thể tác giả,
chính xác hơn là người trần thuật ở hai phần đầu của Kho báu. Truyện kết thúc bằng mấy
dòng: "Tôi là người cuối cùng của dòng họ Samawyen, tiền bạc không mà kho báu cũng
chẳng có. Ngày nay tôi đã lìa bỏ niềm lưỡng lự của thời thơ ấu và tôi đi đến tận lúc nhắm
mắt xuôi tay trên con đường mà ai nấy đều phải đi" (Cœur brûle, tr.188). Giá trị thẩm mỹ
ấy sẽ mất đi nếu Le Clézio sử dụng nhất quán phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi
thứ ba ở truyện này.
Le Clézio sinh ra ở (Pháp) trong một gia đình di cư đến đảo Maurice trên Ấn Độ
Dương từ thế kỷ XVIII. Tác phẩm của ông hướng thiện cảm và nỗi khắc khoải đến các
vùng đất xa xôi và "kho báu" những giá trị truyền thống bị xã hội hiện đại làm cho mai một.
Tuy có sự xáo trộn thời gian cách nhau mấy thế kỷ, xáo trộn lịch sử (John Burckhardt), hư
cấu (Samawyen) và cả tác giả nữa, xáo trộn thực và mơ, nhưng chủ thể "tôi" vẫn trụ vững
như một nhân vật văn học để lưu lại hình ảnh trong đầu óc mọi người.