Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại _2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.78 KB, 6 trang )

Người kể chuyện
xưng “tôi” trong văn
chương hiện đại



Truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ của Bảo Ninh chủ yếu sử dụng phương thức tự sự
ở ngôi thứ nhất, nhưng cũng lại có một phần thay chủ thể tự sự "tôi" bằng người trần thuật
đứng ngoài cuộc. Truyện gồm bốn đoạn chia tách bằng dấu hoa thị. Đoạn đầu, người kể
chuyện xưng "tôi" đưa chúng ta đến với ngôi nhà số 4 nơi sinh sống của năm hộ gia đình
hơn ba chục năm về trước vào một đêm cuối năm Giáp Thìn. Đoạn tiếp theo là lời kể của
người trần thuật tập trung vào đêm rét buốt ấy dưới sân ngôi nhà kể trên quanh nồi bánh
chưng, với lũ thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi nằm ngồi quanh bếp lửa hồng, với Giang
cô gái tháo vát, dễ thương, như người chị của bọn trẻ, với hoạ sĩ Năm Tín quê tận Cà Mau
đi họp đồng hương ở câu lạc bộ Thống Nhất trở về ngang qua rẽ vào, với Trung và Vinh
Pét xồm ẩu đả nhau vì Giang… Sang đoạn thứ ba, chủ thể xưng "tôi" lại xuất hiện kể
chuyện đưa tiễn tân binh ngày mồng Năm tết: "Tôi là một thằng nhãi nhà số 4 đã theo tiễn
anh Trung ở chân gò Đống Đa, buổi chiều ngày Giỗ Trận. Và tôi là đứa đầu tiên chạy lao
đến đỡ chị Giang dậy. Chị khóc nức nở, toàn thân run lật bật trong tay tôi…" (Lan man ,
tr.133). Tiếp đến lượt "tôi" nhập ngũ…, rồi trở về sau chiến tranh… Đến đoạn cuối, "tôi"
tới thăm chị Giang sau ba mươi tư năm trời xa biệt. Chị cho xem bức tranh hoạ sĩ Năm Tín
vẽ cảnh tượng ở sân ngôi nhà số 4 đêm xưa. Trong tranh có một "thằng bé ngồi nép sát vào
chị Giang, vòng tay ôm lấy eo lưng chị và đầu thì ngả hẳn lên bờ vai […] Tôi chăm chú
nhìn, và bất chợt giật mình. Người gai lên. Phải chăng thằng bé ấy là tôi? […] Đúng là tôi.
Đúng là tôi, cái thằng bé đang vùi mặt vào tóc chị…" (Lan man , tr.141).
Rõ ràng ở đoạn thứ hai, Bảo Ninh cố tình chuyển đổi phương thức tự sự. Chủ thể
diễn ngôn không còn là "tôi" nữa, dù đấy là cái tôi của ba mươi tư năm về sau. Chẳng hạn,
nhắc đến nhân vật Giang, lời kể có chỗ gọi là "chị Giang", nhưng nhiều khi lại chỉ là
"Giang" trống không, hoặc là "cô". Nhắc đến nhân vật Trung, có chỗ gọi "anh Trung",
nhưng thường chỉ là "Trung", thậm chí đôi khi lại gọi là "gã trai"… Cách gọi ấy phù hợp
với ngôn từ của người trần thuật. Nếu vẫn là "tôi" kể, dù đại từ nhân xưng "tôi" có thể


không xuất hiện, thì cách diễn đạt phải khác. Nếu vẫn là "tôi" kể, chẳng lẽ "tôi" lại phải
dùng từ "thằng bé" thay cho chính bản thân mình: trước cảnh Trung và Pét xồm ẩu đả,
"vin cánh tay một thằng bé, Giang run rẩy đứng dậy […] cô van vỉ những lời không thể
nào ai nghe thấy [ ] Bên bếp lửa, một thằng bé bị lũ bạn kéo tuột mất chăn, loàng quàng
mở mắt ra. Nó nghe tiếng anh Trung rì rầm kể gì đó với chú Năm. Nó nghe tiếng chị
Giang khóc thút thít" (Lan man , tr.124, 128)…
Nếu ở đoạn thứ hai, Bảo Ninh vẫn sử dụng phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất,
độc giả sẽ tưởng rằng "tôi" chỉ là người ngoài cuộc chứng kiến cảnh tượng trong sân
ngôi nhà số bốn một đêm cuối năm Giáp Thìn; hoặc người kể chuyện sẽ phải lộ ra
mình và "thằng bé" chỉ là một, giá trị nghệ thuật giảm đi rất nhiều. Cách làm của Bảo
Ninh khiến chúng ta bất ngờ. Phải đợi đến đoạn thứ tư, mọi việc mới dần sáng tỏ.
Ngay "tôi" cũng bất ngờ khi xem tranh: "Phải chăng thằng bé ấy là tôi? […] Đúng là
tôi. Đúng là tôi, cái thằng bé đang vùi mặt vào tóc chị. Tôi chưa từng ngồi như vậy bao
giờ…". Chắc hoạ sĩ Năm Tín không vẽ bịa ra, mà chỉ vì thằng bé lúc ấy đang ngủ, bị
lũ bạn kéo tuột mất chăn nên nửa tỉnh nửa mơ. Mơ và thực lẫn lộn: "Tôi chưa từng
ngồi như vậy bao giờ, chưa từng có cử chỉ ấy, nhưng mà tôi đã nhiều lần mơ thấy như
thế […] Tôi trông thấy chính tôi, chứ không phải anh Trung, đang ghì xiết lấy chị
Giang, khi thì giữa đông nghịt người dưới chân gò Đống Đa, khi thì trong ánh sáng lúc
canh khuya của lửa bếp trước sân nhà. Sững sờ, tôi cảm được cặp vú của chị áp lún vào
lồng ngực tôi và căng trĩu trong lòng bàn tay tôi" (Lan man , tr.141). Chủ thể "tôi" ở
tập truyện này, tuy không lần nào tác giả để lộ ra họ tên, nhưng luôn là một "nhân vật"
thực sự với đầy đủ nhân thân, hoàn cảnh, hành động và tâm tư tình cảm.
*
Mối quan hệ giữa phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong tác phẩm
lại biến hoá theo kiểu khác trong tiểu thuyết Ba ngày tại nhà mẹ tôi
(6)
(2005) của François
Weyergans, nhà văn Bỉ viết bằng tiếng Pháp, sinh năm 1941, sau trở thành Viện sĩ Hàn lâm
Pháp.
Kết cấu Ba ngày tại nhà mẹ tôi (Giải Goncourt 2005) thật đặc biệt. Thoạt tiên là sáu

"chương" (từ đầu đến trang 160) tuy tác giả không ghi là chương mà chỉ đánh số từ 1 đến 6.
Người kể chuyện xưng "tôi", tự giới thiệu mình là François Weyergraf, vợ là Delphine, hai
con gái là Zoé và Woglinde. "Tôi" đã gần sáu mươi, đã xuất bản mười tiểu thuyết và dựng
năm bộ phim. Mẹ "tôi" thì đã tám mươi tám tuổi. "Tôi" bắt tay vào một cuốn tiểu thuyết
mới, "… tôi đã tìm ra nhan đề trước khi bắt đầu viết, đó là "Ba ngày tại nhà mẹ tôi". Tôi cần
phải sáng tạo một nhân vật phụ nữ đã nhiều tuổi, một bà mẹ hư cấu, bà sẽ là mẹ của người
kể chuyện chứ không phải mẹ tôi […] Trong tiểu thuyết của tôi, bà mẹ goá chồng" (Trois
jours , tr.75). "Tôi" chọn người kể chuyện là một nhà văn, như thế dễ viết hơn là chọn một
kẻ sát nhân, một nhà phẫu thuật hay một bộ trưởng. "Người kể chuyện trong cuốn sách sắp
tới của tôi đêm đêm giam mình trong một căn phòng để làm việc [ ] Tôi chấp thuận cho
phép ông ta thỉnh thoảng rời căn phòng […] Đi đây đi đó, làm tình, viết văn, thật là một tam
vị nhất thể tuyệt vời!" (Trois jours , tr.95, 99, 101). Nhưng rồi việc viết lách chậm như rùa.
Vợ "tôi" hỏi: "Cuốn tiểu thuyết của anh đến đâu rồi?". Mẹ "tôi" sống ở Provence, miền
Nam, lần gần đây nhất lên Paris, hỏi: "- Con đưa cho mẹ xem cuốn tiểu thuyết của con chứ?
Nó đâu? - Bà muốn nói là bản thảo […] Tôi đã trả lời mẹ: - Con chưa viết xong được - Thế
ít ra con đã bắt đầu viết chưa?” (Trois jours , tr.156, 157).
Từ trang 163 đến trang 234, tiếp theo sáu "chương" ấy là trang bìa, trình bày hết cả
trang, như một trang bìa thật, cuốn tiểu thuyết của "tôi", với đầy đủ tên tác giả là François
Weyergraf, nhan đề cuốn tiểu thuyết là "Ba ngày tại nhà mẹ tôi"… Sau trang bìa là ba
chương đã hoàn thành, ghi rõ chương 1, chương 2 và chương 3. Phương thức tự sự chuyển
sang ngôi thứ ba, lời kể của người trần thuật: François Graffenberg là một nhà văn; ông đã
gần sáu mươi tuổi, vợ là Daphné, hai con gái là Chloé và Sieglinde. Ông định viết một cuốn
tiểu thuyết lấy nhan đề là "Ba ngày tại nhà mẹ tôi", nhân vật chính, người kể chuyện trong
đó tên là François Weyerstein, cũng là một nhà văn, dự định viết "Ba ngày tại nhà mẹ tôi",
nhưng mãi chưa xong vì những chuyện gặp gỡ, hẹn hò. Ông quyết định gác lại tất cả, về
nhà mẹ ở mấy ngày để nghỉ ngơi đôi chút và hoàn thành tác phẩm.
Cuốn Ba ngày tại nhà mẹ tôi của François Weyergraf mới được ba chương và dừng
ở đây. Ba mươi trang cuối (tr.235-263) tiểu thuyết Ba ngày tại nhà mẹ tôi của François
Weyergans được đánh số 7, nối tiếp với 6 "chương" mở đầu tác phẩm và trở về với phương
thức tự sự ở ngôi thứ nhất. "Tôi" được tin mẹ "tôi" ở Provence bị ngã chẳng ai biết, nên một

mình nằm ngoài vườn, nay đang điều trị ở bệnh viện. "Tôi" liền về Provence. "Thế là tôi về
sống ba ngày, ba ngày ấy tại nhà mẹ tôi. Tại nhà mẹ tôi mà không có mẹ tôi". Tiểu thuyết
kết thúc bằng mấy dòng: "Tối nay tôi rất muốn gửi cho mẹ tôi một bản fax, tôi rất muốn
viết báo tin cho mẹ là tôi vừa đặt dấu chấm hết cho quyển sách mà tôi đã quyết định hoàn
thành, sau khi mẹ ngã, tôi về ở ba ngày tại nhà mẹ tôi” (Trois jours , tr.255, 263).
Nhà văn có thật François Weyergans viết cuốn tiểu thuyết với nhân vật trung tâm là
nhà văn hư cấu François Weyergraf (tạm gọi là cuốn A); nhà văn hư cấu này lại viết cuốn
tiểu thuyết với nhân vật trung tâm hư cấu là François Graffenberg cũng là một nhà văn (tạm
gọi là cuốn B). Đến lượt François Graffenberg lại viết cuốn tiểu thuyết với người kể chuyện
là François Weyerstein vẫn là một nhà văn (tạm gọi là cuốn C) và nhà văn ấy đang loay
hoay viết "Ba ngày tại nhà mẹ tôi" (tạm gọi là cuốn D). Các tiểu thuyết ấy đều lấy cùng một
nhan đề và triển khai cùng một nội dung. Một dạng tiểu thuyết trong tiểu thuyết và theo kỹ
thuật "lồng gương" đến mấy tầng. Hai cuốn C và D mới chỉ là những dự định. Cuốn B của
François Weyergraf đã xong được ba chương, Cuốn A, tiểu thuyết "có thật" của tác giả "có
thật" François Weyergans thì gồm bảy "chương" đánh số từ 1 đến 7 và cả ba chương chen
ngang của tác giả cuốn B kia.
Xét về một phương diện khác, cuốn D mới chỉ được nhắc đến, chưa có tên nhân vật
và cũng chưa biết là theo phương thức tự sự nào. Cuốn C theo phương thức tự sự ở ngôi thứ
nhất, căn cứ vào câu: "Người kể chuyện trong tiểu thuyết của ông (tức François
Graffenberg - P.V.T thêm) tên là Weyerstein" (Trois jours , tr.201). Cuốn B theo phương
thức tự sự ở ngôi thứ ba. Đọc cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh, “thật sự" của F. Weyergans,
ngôn từ kể chuyện dường như cũng luân phiên thay đổi theo kiểu "lồng gương", từ ngôi thứ
nhất (cuốn A) ở 7 “chương”, sang người trần thuật ở ba chương (cuốn B) và sẽ lại trở về với
ngôi thứ nhất (cuốn C)
Một cuốn tiểu thuyết về sáng tác tiểu thuyết của một nhà văn có dự định trong đầu
mà cứ trì hoãn mãi viết không xong. Cái gọi là cốt truyện theo nghĩa truyền thống hầu như
chẳng có. Ba ngày tại nhà mẹ tôi lôi cuốn hứng thú của bạn đọc về phía kỹ thuật biến hoá
chủ thể tự sự trong tác phẩm. Ngoài ra, có những dấu hiệu khiến ai cũng phải băn khoăn:
các nhân vật nhà văn trong tác phẩm đều có tên là François như tác giả, còn các họ
Weyergraf, Graffenberg, Weyerstein đều na ná dắt dây nhau và gợi nghĩ đến Weyergans.

Cũng có mối liên hệ tương tự giữa tên vợ (Delphine - Daphné) và tên hai con gái (Zoé -
Chloé; Woglinde - Sieglinde) của Weyergraf và Graffenberg. Dù sao, đó vẫn chỉ là những
nhân vật hư cấu; các chủ thể xưng "tôi" và người trần thuật trong tác phẩm vẫn không thể
đồng nhất với nhà văn. Trong tiểu thuyết này, chủ thể "tôi" có đầy đủ cả họ tên, tuổi tác, lại
có vẻ gắn với những mối quan hệ xã hội, vợ con, mẹ, tình nhân, nhà xuất bản Nhưng các
tên họ dắt dây nhau, nhoà vào nhau, các sự kiện lại rất mờ nhạt, cả cuốn tiểu thuyết chỉ
quanh quẩn ý chính là mãi chẳng hoàn thành. Thật không dễ dàng hình dung để phân tích
"tôi" như một nhân vật theo lối mòn trước đây.

×