Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.31 KB, 119 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y H Nội
[\




Lê kim đức






NGHIÊN CứU thực trạng phát hiện, điều trị
bệnh lao ở nông dân TạI bệnh viện lao
v bệnh phổi tỉnh thanh hoá








luận văn thạc sỹ y học














H Nội - 2010

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y H Nội
[\



Lê kim đức





NGHIÊN CứU thực trạng phát hiện, điều trị
bệnh lao ở nông dân TạI bệnh viện lao
v bệnh phổi tỉnh thanh hoá




Chuyên ngành : Lao v Bệnh phổi

Mã số : 60.72.24


luận văn thạc sỹ y học


Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Lê Ngọc Hng









Hà Nội - 2010



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công cuộc đấu tranh của loài người với bệnh lao đã trải qua nhiều thế
kỷ. Căn bệnh này đã xuất hiện cùng với loài người, song mãi đến những năm
cuối của thế kỷ 19 (1882), khi Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh: vi
khuẩn lao (Mycobacteria Tuberculosis) thì cuộc chiến mới thực sự bắt đầu.
Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp loài người tìm ra thuốc chữa
bệnh, trong đó có thu
ốc chống lao. Nhưng phải sau hơn 50 năm (sau đại chiến

thế giới lần thứ 2) kể từ khi tìm ra vi khuẩn lao gây bệnh, một số thuốc có tác
dụng tiêu diệt vi khuẩn lao như streptomycin mới được phát hiện. Một giai
đoạn mới trong công cuộc chinh phục bệnh lao thực sự có hiệu lực khi các
thuốc chống lao đặc hiệu lần lượt ra đời: Rimifon (1952), rifampicine (1970).
Sau nửa thế kỷ có thuốc chố
ng lao, loài người tưởng rằng có thể thanh toán
bệnh lao một cách dễ dàng, nhưng thực tế đã trả lời không phải như vậy. Năm
1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố mang tính khẩn cấp toàn cầu
là "… Bệnh lao đang quay trở lại với tương lai" [61].
Để kiểm soát và chiến thắng với vấn đề …"bệnh lao đang quay trở lại
với tương lai". Tổ chức y t
ế thế giới đã đưa ra chiến lược chống lao toàn cầu
dựa trên hai nguyên tắc lớn là: phát hiện được hơn 70% số trường hợp lao
phổi mới có vi khuẩn lao trong đờm bằng soi kính hiển vi trực tiếp. Điều trị
khỏi được hơn 85% số trường hợp được đăng ký điều trị. Để đạt được mục
tiêu này, năm 1994 WHO đã đưa ra "chiến lượ
c điều trị có kiểm soát trực
tiếp" được khuyến cáo trên toàn thế giới [63].
Lao phổi mới là một vấn đề cần được quan tâm, số lượng bệnh nhân lao
phổi mới AFB(+) được phát hiện hàng năm chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng
số bệnh nhân lao được phát hiện (khoảng 29,5%) [13]. Đây là thể bệnh
thường gặp nhất trong bệnh học lao, đặc trưng là các tổn thươ
ng ở phổi, với


2
các mức độ từ nhẹ (thâm nhiễm không hang, nốt không hang) đến nặng và trở
thành mạn tính (xơ, hang xơ) [60].
Việt Nam là một nước nông nghiệp mà nông dân chiếm đến 70% dân số.
Bản thân người nông dân do hiểu biết về bệnh lao còn hạn chế, bận công việc

nên thường để bệnh muộn, điều trị bệnh khó khăn. Vì vậy bệnh lao ở đối tượng
nông dân là vấn đề cần
được quan tâm, nhất là trong tình hình hiện nay bệnh lao
ở nước ta đang phổ biến và ở mức độ cao trong khu vực Đông Nam Á.
Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Miền Trung, diện tích
27.606km
2
. Một tỉnh thuần nông với 3 vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, đồng
bằng và ven biển. Dân số 3,41 triệu người trong đó nông dân chiếm trên 80%
khoảng 2,73 triệu người, là một trong những tỉnh đông dân nhất chỉ đứng sau
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [18].
Từ trước đến nay có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh lao ở người già, trẻ
em và phụ nữ, nghiên cứu về bệnh lao ở học sinh, sinh viên nhưng ít có đề tài
nào đề c
ập đến bệnh lao ở đối tượng là nông dân. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu phát hiện, quản lý, điều trị bệnh lao là nông dân tại
Bệnh viện lao và Bệnh phổi tỉnh Thanh Hoá từ 2005 - 2009.
2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thể
lao phổi và tràn dịch màng phổi do lao năm 2008.





3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LAO HIỆN NAY

1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Bệnh lao được biết từ trước công nguyên ở ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập
nhưng đến năm 1882 Robert Koch mới tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do vi
khuẩn lao gọi là (Bacilus de Koch). Từ đó mở ra kỷ nguyên mới về nghiên
cứu bệnh lao [8].
Năm 1944 thuốc chống lao đầu tiên có tác dụng diệt khuẩn là
Streptomycine được tìm ra, sau đó một loạt các thuốc chống lao có hiệu quả
ra đời (Pyrazinamid, Rifampicine ). Vì vậy trong hơn 2 th
ập kỷ (1962 -
1986). Trong nhiều hội nghị quốc tế người ta đã đề cập đến vấn đề thanh toán
bệnh lao [10].
Tháng 4/1993, sau hơn 100 năm tìm ra vi khuẩn lao TCYTTG đã báo
động tới các nước sự quay trở lại của bệnh lao với tuyên bố "Bệnh lao là một
khẩn cấp toàn cầu" [59].
Năm 2006, Tổ chức Y tế thế giới ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao như
sau [16]:
- 1/3 dân số thế gi
ới đã nhiễm lao.
- 9,2 triệu người bệnh lao mới xuất hiện trong năm tương đương tỷ lệ
139/100.000 dân.
- 14,4 triệu người bệnh lao cũ và mới lưu hành.
4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB (+), (tương đương 62/100.000 dân)
bao gồm 0,7 triệu trường hợp HIV (+).
- 1,7 triệu người chết do lao, trong đó 0,2 triệu người nhiễm HIV.


4
- 98% số người chết ở các nước đang phát triển.
- 0,5 triệu trường hợp mắc lao kháng đa thuốc.
- Số người bệnh lao chủ yếu tập trung ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc,

Indonesia, Nam phi và Nigeria.
Bệnh lao đang gia tăng ở nhiều nước kể cả nước phát triển và nước đang
phát triển.
Ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) bệnh lao đã giảm liên tục trong vòng 40
năm như
ng trong khoảng 2 năm từ 1990 - 1992 bệnh lao lại tăng lên ở 20/27
nước với tỷ lệ phát hiện 19 - 80/100.000 dân [109].
Ở các nước Châu Âu trong thập kỷ 90 bệnh lao cũng gia tăng: Thụy Sỹ
tăng gần 40%. Đan Mạch tăng gần 30%, Anh Quốc tăng 3,9% [30].
Ở Châu Phi: tại Tanzania bệnh nhân lao được phát hiện năm 1990 là
22.544 người (tăng 80% so với năm 1984), tại Malawi và Zambia bệnh nhân
lao phát hiện năm 1990 cũng tăng so với năm 1984 tới 180% và 154% [124].
Những nguyên nhân làm cho bệnh lao gia tăng trên thế giới [12].
Trước hết là do đại dịch HIV/AIDS: làm tăng nguy cơ mắc lao, tăng số
bệnh nhân và tăng số chết do lao. Một người bình thường nếu bị nhiễm lao sẽ
có nguy cơ 5 - 10% mắc bệnh lao trong cuộc đời. Nhưng một người nhiễm lao
đồng thời nhiễm HIV thì nguy cơ đó là 30 - 50%.
Đối với các nước công nghiệp phát triển: có nguyên nhân của sự di dân
từ những n
ơi có độ lưu hành lao cao tới.
Tình hình bùng nổ dân số thế giới khiến cho tỷ lệ mắc lao có thể
giảm ít nhiều nhưng số lượng bệnh nhân tuyệt đối thì không ngừng gia tăng
trên trái đất.
Sự xuất hiện những chủng vi khuẩn lao kháng thuốc làm giảm hiệu
quả của công tác chống lao.


5
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Năm 2006, Dự án phòng, chống bệnh lao Quốc gia phối hợp với Tổ

chức Y tế Thế giới ước tính chỉ số dịch tễ bệnh lao như sau [16]:
- Dân số: 86,2 triệu người
- Tỷ lệ người bệnh lao mới các thể: 173/100.000 dân
- Tỷ lệ người bệnh lao phổi AFB + mới: 77/100.000 dân
- Tỷ lệ hiện mắc các thể: 225/100.000 dân
- Tỷ lệ t
ừ vong do lao: 23/100.000 dân
- Tỷ lệ người lao mới nhiễm HIV: 5,0%
- Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao mới: 2,7%
- Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao đã điều trị: 19%

Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có số lượng bệnh nhân lao cao.
Theo số liệu của Viện Lao và Bệnh phổi TƯ (1979-1983) TDMPDL chiếm
7-10% tổng số BN, 39,3% trong số lao ngoài phổi [65]. Trần Hà, 1984-1989 ở
khoa khám bệnh BVLBPTƯ cứ 6 người lao phổi có 1 người lao MP [50].
Nguyễn Việt Cồ (1990), trong 5 năm 1986-1990 lao MP chiếm 11,2% các thể
lao [9]. Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (1996-2000) có 548 bệnh nhân
TDMP trong đó TDMPDL 72,3% [5].
1.2. NGHIÊN CỨU VỀ LAO PHỔI
1.2.1. Phân loại bệnh lao phổi: theo CTCLQG (2009) [16]
1.2.1.1. Dựa vào xét nghiệm vi khuẩn lao
- Lao phổi AFB (+)
Thỏa mãn 1 trong những tiêu chuẩn sau:
+ Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
+ Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh lao tiến triển trên Xquang phổi.


6
+ Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy (+).
Riêng đối với người bệnh HIV (+) cần có ít nhất 1 tiêu bản xét nghiệm

đờm AFB(+) được coi là lao phổi AFB(+).
- Lao phổi AFB (-)
Thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) qua 2 lần thăm khám, mỗi lần xét
nghiệm 03 mẫu đờm cách nhau 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển
trên phim Xquang phổi và được hội chẩn với bác sỹ chuyên khoa lao.
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) nhưng nuôi c
ấy (+)
Riêng đối với người bệnh HIV(+) chỉ cần ≥ 2 tiêu bản đờm AFB(-), điều
trị kháng sinh phổ rộng không thuyên giảm, có hình ảnh Xquang phổi nghi
lao và bác sĩ chuyên khoa quyết định là lao phổi AFB(-)
1.2.1.2. Dựa vào tiền sử điều trị lao
- Bệnh nhân lao phổi mới: Bệnh nhân chưa bao giờ dùng thuốc hoặc mới
chỉ dùng thuốc lao dưới 1 tháng.
- Bệnh nhân tái phát: Bệnh nhân đã điều trị lao, đượ
c thầy thuốc xác định
là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại AFB (+).
- Bệnh nhân thất bại: Bệnh nhân còn vi khuẩn lao trong đờm từ tháng điều
trị thứ 5 trở đi.
- Bệnh nhân điều trị lại sau bỏ điều trị: Bệnh nhân không dùng thuốc trên 2
tháng trong quá trình điều trị, sau đó quay lại điều trị với AFB (+) trong đờm.
- Chuyển
đến: Người bệnh được chuyển từ đơn vị khác đến để tiếp tục
điều trị.
- Bệnh nhân lao phổi mãn tính: BN vẫn còn vi khuẩn lao trong đờm sau
khi đã dùng công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc.


7
1.2.2.Nghiên cứu về lâm sàng của lao phổi

1.2.2.1. Trên thế giới
Borikic D.J (1996), nghiên cứu lao phổi mới ở Belgrade cho thấy nam
mắc bệnh nhiều hơn nữ 1,5 lần [76].
Notari M.O (1993), nghiên cứu về lao phổi mới ở Buenos Aires thấy ở
lứa tuổi 15 – 44 chiếm 87%, nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi này
là do ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS đang phát triển mạnh ở Châu Mỹ
[104]. Theo WHO (1995), 75% bệnh nhân lao
ở các nước đang phát triển gặp
ở lứa tuổi 15 – 50 [122].
Bogdanovic N.A và CS (1992), nhận xét: các điều kiện về đời sống
giảm kèm theo chiến tranh đã làm cho bệnh lao phát triển mạnh ở người trẻ
tuổi [75]. Onozaki T (1992), nghiên cứu ở Nepal cho thấy 50% bệnh nhân lao
phổi mới được phát hiện bệnh trong vòng 1,5 tháng từ khi có triệu chứng
bệnh và các triệu chứng lâm sàng hay gặp là ho chiếm tỷ lệ 92%, sốt 77%,
đau ngực 72%, ho ra máu lẫn
đờm 45% [107].
Theo Bogdanovic N.A (1994), nghiên cứu bệnh lao ở người trẻ tuổi nhận
xét: các triệu chứng lâm sàng nổi bật là hội chứng hô hấp chiếm tỷ lệ 73%, ho
ra máu 43% và gầy sút cân 37% [75].
1.2.2.2. Ở Việt Nam
Bùi Đức Dương, Hồ Sỹ Dưỡng (1994), nghiên cứu 693 bệnh nhân lao
phổi mới ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi 25 – 44 chiếm 51,31%,
triệu chứng hay gặp là ho khạc đờm 68,7%, tổn thương c
ơ bản trên Xquang là
thâm nhiễm 58,9%, trong đó chủ yếu là thâm nhiễm không hang 65,3% [21].
Nguyễn Văn Tiêm và CS (1989), cũng nhận thấy bệnh nhân lao ở lứa tuổi 15
– 50 chiếm tỷ lệ 69% [69].
Lê Ngọc Hưng (1988), nghiên cứu về lao phổi mới thấy tỷ lệ bệnh nhân >
50 tuổi là 26,73% [33]. Nguyễn Ngọc Nhuận và CS (1994), nghiên cứu lao phổi
mới ở Ninh Bình gặp tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi 55 – 64 là 28,8% [49].



8
Nguyễn Phương Hoa (1995), nghiên cứu về lao phổi mới AFB (+) thấy
tỷ lệ phát hiện bệnh trong 2 tháng đầu là 56,05% [27]. Lê Thanh Phúc và Trần
Văn Sáng (1995), nghiên cứu về lao phổi mới AFB(+) thấy triệu chứng ho
khạc đờm kéo dài chiếm 80,9%, sốt nhẹ về chiều 57,9% [97].
Lưu Thị Liên (2000), nghiên cứu áp dụng công thức 2SRHZ/6HE cho
812 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) thấy về lâm sàng các triệu chứng phổ
biến là sốt dưới 38
o
C chiếm 85%, ho khan hoặc có đờm 85,8%, gầy sút trên
10% cân nặng 62,6%, đau ngực 46,5% [41].
Phan Thị Quế (2005), nghiên cứu 400 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+)
điều trị tại Bệnh viện lao và một số huyện ở tỉnh Thái Bình từ tháng 10/2004
đến tháng 6/ 2005 thấy: tuổi mắc bệnh chủ yếu trên 65 chiếm 42,5%; Tỷ lệ
mắc ở nam nhiều hơn nữ 1,8 lần (64,3% và 35,7%); triệu chứng lâm sàng
chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh là ho khạc
đờm kéo dài 70,1%; gầy sút
cân 36,5%, sốt về chiều 26,8%; về thời gian chẩn đoán bệnh đa số bệnh nhân
được phát hiện bệnh sớm trong thời gian 2 tháng đầu chiếm 68,8% [58].
Lê Minh Tuấn (2001), nghiên cứu trên 56 bệnh nhân lao phổi mới
AFB(+) phối hợp đái tháo đường thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là
60,5±11,2; nam mắc nhiều hơn nữ (53,6% và 46,4%); số bệnh nhân được phát
hiện sớm dưới 2 tháng là 71,4% [72].
Trần Thị Xuân Phương (1999), nghiên cứu về
lao phổi mới AFB (+) thấy:
tỷ lệ mắc lao phổi ở nam giới cao hơn gấp 2,3 lần so với nữ giới trong cả hai
nhóm bệnh nhân; lứa tuổi 15 – 44 trong nhóm nghiên cứu có tỷ lệ mắc lao cao
chiếm 53,4% và 73,3%; tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi 55 – 64 cũng khá cao 28,5%;

tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm trong vòng hai tháng trong hai nhóm
nghiên cứu là 56,7% và 66,7%; các triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân vào
viện gặp với tỷ lệ cao trong c
ả hai nhóm là: ho có đờm, sốt nhẹ về chiều, đau
ngực và gầy sút cân [55].


9
1.2.3. Nghiên cứu cận lâm sàng của lao phổi
1.2.3.1. Xquang phổi chuẩn
Theo nhiều tác giả trong nước [26]; [60]; [65].
- Tổn thương Xquang lao phổi có 4 đặc điểm.
+ Hay gặp ở 1/2 trên phổi.
+ Tổn thương có đặc tính cả hai bên: đối xứng nếu tổn thương lan tràn theo
đường máu, tổn thương chéo nhau giữa phổi nếu lan tràn đường phế quản.
+ Tổn thương xen kẽ giữa xuất tiết, tăng sinh và xơ hoá (xen kẽ giữ
a tổn
thương ổn định và tiến triển).
+ Đáp ứng thuốc chống lao ngoài 1 tháng điều trị.
- Tổn thương cơ bản trong lao phổi.
+ Thân nhiễm: là một đám mờ thuần nhất hoặc không thuần nhất đường
kính từ 10mm trở lên, giới hạn không rõ.
+ Nốt: Kích thước khác nhau, trung bình 5-10mm, tối đa không quá
10mm, có thể tập trung ở một vùng của phổi hoặc rải rác 2 phổi.
+ Hang: là một hình sáng, b
ờ khép kín, kích thước to nhỏ khác nhau,
những hang mới thành dày, hang cũ thành mỏng và độ cản quang đậm. Các
tổn thương trên đây hay xen kẽ nhau. Ngoài 3 tổn thương cơ bản trên còn tổn
thương xơ, vôi.
- Phân loại mức độ tổn thương phổi trên Xquang theo Hội lồng ngực Mỹ

(ATS – 1990) [74].
+ Tổn thương nhẹ (độ I): tổn thương không có hang, tổng diện tích tổn
thương 1 hoặc 2 bên phổi không vượt quá một phân thuỳ phổi.
+ Tổn thương mức trung bình (độ II): có thể tổn thương 1 hoặc 2 bên
phổi nhưng tổng diện tích tổn thương không vượt quá giới hạn một thuỳ phổi
và tổng đường kính các hang không quá 4cm.
+ Tổn thương nặng (độ III): tổn thương rộng hơn mức trung bình là
tổng diện tích tổn thương 1 hoặc hai bên phổi và tổng đường kính các hang
trên 4 cm.


10
1.2.3.2. Soi đờm trực tiếp tìm AFB
- Là kỹ thuật đơn giản, cho kết quả nhanh, ít tốn kém.
- Độ nhạy thấp nhưng độ đặc hiệu gần 100%.
- Trong lao phổi có hang, 1/2 số bệnh phẩm đờm dương tính khi soi trực tiếp.
- Kết quả tìm AFB trong đờm phụ thuộc vào kỹ thuật, số lần xét nghiệm,
thể lao phổi có hang hay không có hang, bệnh nhân dùng thuốc lao hay chưa.
Lưu Thị Liên (2000), nghiên cứu áp dụng công thứ
c 2SRHZ/6HE cho
812 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) thấy: tổn thương trên phim Xquang chủ
yếu là thâm nhiễm không hang 54,7% [41].
Phan Thị Quế (2005), nghiên cứu 400 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) điều
trị tại Bệnh viện lao và một số huyện của tỉnh Thái Bình từ tháng 10/2004 đến
tháng 6/ 2005 thấy về phim Xquang phổi chuẩn chủ yếu gặp tổn thương thâm
nhiễm 56,5%, tổn thương hai phổi 48,8%, vùng cao 58,3% và mức độ 2 là
72,3%; Về xét nghiệm đờm AFB (+) mứ
c độ 1 (+) chiếm tỷ lệ cao nhất 45,7%,
mức độ 2(+) là 40,5%, 3(+) là 12,5%, thuần nhất 1,3% [58].
Lê Minh Tuấn (2001), nghiên cứu trên 56 bệnh nhân lao phổi mới

AFB(+) phối hợp đái tháo đường thấy Xquang phổi chuẩn tổn thương cả 2
phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 30,1%, phổi trái 28,6%, phổi phải 11,3%, tổn
thương hay gặp là thâm nhiễm 61,5%, trong đó thâm nhiễm không hang
chiếm 59,5% [72].
Trần Thị Xuân Phương (1999), nghiên cứu về lao phổi mới AFB (+) thấ
y
xét nghiệm đờm bằng soi kính trực tiếp, mức độ AFB (+) gặp chủ yếu là 1(+)
và 2(+) chiếm tỷ lệ 73,3% ở nhóm 1 và 76,7% ở nhóm 2; về Xquang phổi
chuẩn các tổn thương cơ bản như thâm nhiễm không hang và thâm nhiễm có
hang chiếm tỷ lệ 66,7% ở cả hai nhóm, mức độ tổn thương hay gặp là độ 1 và
độ 2 chiếm 86,7% ở nhóm 1 và 93,3% ở nhóm 2 [55].


11
1.2.4. Nghiên cứu về phát hiện và điều trị bệnh lao
1.2.4.1. Các phương pháp và kỹ thuật phát hiện
* Các phương pháp phát hiện [11]
- Phát hiện chủ động: Cán bộ Y tế chủ động đưa kính hiển vi và máy
Xquang tới xã phường, thôn (bản) để tìm BN. Đây là phương pháp chủ động
đối với thầy thuốc, nhưng thụ động đối với BN. Phương pháp này tốn kém về
kinh tế, không thể tiến hành thường xuyên và kém hi
ệu quả.
- Phát hiện thụ động: Khi BN thấy xuất hiện các triệu chứng hô hấp nghi
lao, chủ động đến cơ sở y tế khám bệnh và xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao.
Bằng phương pháp này, người thầy thuốc hoàn toàn thụ động, song có thể
phục vụ được số đông BN và dân cư trong địa bàn quản lý trong thời gian dài.
Vì vậy phương pháp này đạt hiệu quả cao và đỡ tốn kém. Đây là phương pháp
được áp d
ụng phổ biến và chủ yếu hiện nay ở các nước có tỷ lệ mắc bênh lao
trong cộng đồng còn cao.

* Các kỹ thuật phát hiện [11]
- Xét nghiệm đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp nhuộm
Ziehl- Neesen.
- Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao.
- Chụp Xquang phổi.
- Các kỹ thuật mới khác để xác định vi khuẩn lao; như PCR, MGIT.
1.2.4.2. Các nghiên cứu về phát hiện bệnh lao
* Nghiên cứu trên thế giới
Kim JS. (1992), nghiên cứu phát hiện bệnh lao từ
năm 1972 – 1982 ở
Hàn Quốc thấy bằng phương pháp chủ động phát hiện được 2,6% bệnh nhân
lao phổi AFB(+) trên số người đến khám, phát hiện thụ động số BN lao phổi
AFB(+) phát hiện đuợc 6,7% [93].


12
Sriyabhaya N (1995), tại Thái Lan, chủ động khám lâm sàng tại 15
huyện thuộc 4 tỉnh từ 1989 – 1992, kết phát phát hiện chủ động được 2,08%
số người đến khám có AFB, còn phát hiện thụ động có tới 8,47% số người
đến khám có AFB [116].
Herper I. và CS (1996), Khám chủ động ở 6 huyện phía Đông Bắc của
Nepal từ tháng 3/1990 đến tháng 4/1994, thấy số BN lao phổi mới AFB(+)
phát hiện chỉ có 1,8% trong khi đó phát hiện thụ động số BN lao phổi AFB(+)
được phát hiện là 6,7% [86].
Năm 2002 khu vực Tây Thái Bình Dương phát hiện được 806.460 BN
lao mọi thể, 362.220 BN lao phổi mới AFB(+). Trong số đó BN do CTCLQG
Việt Nam phát hiện chiếm 12% BN các thể và 15% số BN lao phổi mới
AFB(+) [13].
Khu vực Đông Nam á năm 2003 phát hiện 1.555.385 BN lao mọi thể
tương đương 96/100.000 dân, khu vực Tây Thái Bình Dương phát hiện

987.927 BN tương đương 57/100.000 dân. Tổng số cả hai khu vực phát hiện
2.543.321 BN tương đương 76/100.000 dân. Trong đó số BN lao phổi mới
AFB(+) ở khu vực Đông Nam Á là 672.878 tương
đương 42/100.000, ở khu
vực Tây Thái Bình Dương là 454.732, tỷ lệ trên 100.000 dân là 26. Tổng số 2
khu vực phát hiện 1.127.610 BN lao phổi mới AFB(+) tương đương
34/100.000 dân [120].
Nghiên cứu về chẩn đoán muộn: chẩn đoán muộn vẫn còn là vấn đề
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước đang và
kém phát triển. Thời gian chẩn đoán muộn khác nhau giữa các quốc gia và
trong cùng một quốc gia c
ũng có sự khác nhau giữa các vùng, miền. Nguyên
nhân chẩn đoán muộn có ở cả 2 phía bệnh nhân và thầy thuốc trong đó
nguyên nhân do bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao hơn.


13
Tại Trung Quốc, trong chiến dịch điều tra dịch tễ lao toàn quốc năm
1990, qua phỏng vấn 3.633 người có triệu chứng lâm sàng nghi lao kết quả
cho thấy chỉ có 34,1% đi khám tại các cơ sở y tế còn lại 65,9% không đi
khám. Trong số không đi khám có 51,1% do không hiểu biết về bệnh, chỉ có
8,8% chẩn đoán muộn do cơ sở y tế [Error! Reference source not found.].
Theo Mori T. và CS (1992), phỏng vấn 630 bệnh nhân lao phổi AFB (+)
tại Hàn Quố
c cho thấy nguyên nhân chẩn đoán muộn trung bình do BN là 1,8
tháng, 80% là thầy thuốc chẩn đoán được bệnh trong 2 tuần, nguyên nhân
chẩn đoán muộn 80% là do bệnh nhân [102].
Theo Sasaki Y. và CS (1996), nghiên cứu 537 bệnh nhân lao phổi tại
Nhật Bản: thấy thời gian chẩn đoán muộn do bệnh nhân dài hơn do thầy
thuốc, nam muộn hơn nữ [112].

Tại Tây Phi: Theo Lawn SD. và CS (1998), nghiên cứu trên 100 BN lao
phổi mới AFB(+) ở Kumasi Ghana, kết quả tổng thời gian chậm trễ trung bình là
4 tháng, trong đó 44% BN có tổ
ng số ngày chậm trễ trên 6 tháng [96].
* Nghiên cứu tại Việt Nam
Từ năm 1996, CTCLQG đã bỏ phát hiện chủ động chuyển sang phát
hiện thụ động là chính bằng kỹ thuật nhuộm soi đờm trực tiếp phát hiện BN
lao phổi AFB(+). Sau khi chuyển sang phát hiện thụ động số BN lao phổi
AFB(+) phát hiện được đã tăng lên rõ rệt. Từ năm 1986 – 1992 tỷ lệ BN lao
phổi mới AFB(+) phát hiện được của cả n
ước là 43,9/100.000 dân, năm 1996
tăng lên 67/100.000 dân. Giai đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ này được duy trì ở mức
67 – 72/100.000 dân [14].
Ở Việt Nam tình hình chẩn đoán muộn bệnh lao còn rất phổ biến. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như điều kiện kinh tế khó khăn,
thầy thuốc chẩn đoán chậm, đặc biệt kiến thức về bệnh lao trong cộng đồng
còn thiếu hụt và sai nhiều… tình hình chẩn đoán mu
ộn cũng khác nhau tuỳ
từng khu vực.


14
Lê Thành Phúc và Trần Văn Sáng (1996), nghiên cứu 183 bệnh nhân lao
phổi mới AFB(+) tại Viện Lao Trung Ương thấy 37,2% số bệnh nhân được
chẩn đoán trước 2 tháng; 21,9% sau 1 năm mới được chẩn đoán [52].
Theo Vương Thị Tuyên (2005), nghiên cứu 152 BN phát hiện từ tháng
7/2004 đến tháng 6/2005 tại Cao Bằng, thời gian chậm trễ trung bình là 4,2
tháng, trong đó do BN là 3,3 tháng, do cán bộ y tế là 0,9 tháng [73].
Phát hiện bệnh lao ở Việt Nam [14]
Kết quả phát hiện và thu nhận BN qua các giai đoạn 1986 – 1990;

1991- 1995; 1996 – 2000 và 2001 – 2005 như sau:
Bảng 1.1. Kết quả phát hiện và thu nhận BN qua các giai đoạn từ 1986 – 2005
Lao phổi AFB(+)
Giai đoạn
Mới
Tái phát, thất bại,
điều trị lại
Lao phổi
AFB(-) và lao
ngoài phổi
Tổng cộng
1986-1990 104.669 13.266 38.331 156.266
% 67,0 8.5 24,5 100,0
1991 -1995 184.221 19.531 67.847 271,599
% 67,8 7,2 25,0 100,0
1996-2000 260.790 25.937 132.061 418.788
% 62,3 6,2 31,5 100,0
2001-2005 280.837 33.078 161.819 475.734
% 59,04 6,95 43,01 100,0
Tổng cộng 83.517 91,812 400.058 1.322.387

Trong giai đoạn 2001 – 2005, CTCLQG Việt Nam đã phát hiện được
gần 500.000 BN lao các thể, tỷ lệ phát hiện khoảng 70 AFB(+)/100.000 dân
và khoảng 120 lao các thể /100.000 dân.
1.2.4.4. Nghiên cứu về HTLNN trên thế giới
Khi mới phát hiện ra thuốc chống lao, phác đồ điều trị lao được sử
dụng với thời gian dài 14 tháng, thậm chí 18- 24 tháng. Thời gian điều trị quá
lâu làm cho nhiều BN không đủ kiên nhẫn thực hiện hết việc điều trị, vì vậy
kết quả điều trị khỏi đạt thấp.



15
Năm 1972, phác đồ nghiên cứu đầu tiên ở các nước Đông Phi với sự
phối hợp R trong phác đồ điều trị [82]. Hiệu quả là rút ngắn được thời gian
điều trị.Từ đó đến nay trên thế giới đã áp dụng nhiều phác đồ hữu hiệu, rất
khác nhau về sự kết hợp thuốc, nhịp độ và thời gian.
Tại Trung Quốc năm 1995 một n
ửa đất nước đã áp dụng DOTS điều trị
BN lao, tỷ lệ khỏi đạt 90%, năm 1999 tỷ lệ khỏi tăng lên đạt 97% [119].
Tại Malaysia, năm 1988, Kuppusamy I. Nghiên cứu các công thức
2SRHZ/ 4R
2
H
2
trên 43 BN và 2RHZE/ 4R
2
H
2
trên 43 BN, thấy tỉ lệ khỏi ở cả
2 công thức đều đạt 81,4% [95].
Tại Hàn Quốc, Hong Young Pyo (1988), nghiên cứu HTLNN với phác
đồ 6 tháng 2RHZE/ 4RHE, thấy tỉ lệ âm hoá AFB trong đờm đạt 96,5%, thất
bại 0,4%, HTĐT 3,1% [88].
Tại Malawi, Nuyangulu D.S (1991), tiến hành điều trị 6.921 BN bằng
công thức 2SRHZ/ 4RH, kết quả khỏi đạt 87%, thất bại 1%, bỏ trị 2%, chết
2%, chuyển 2% [105].
Tại Ấn Độ, Mohanty K.C. (1993) nghiên cứu công thức 2SRHZ/
4RH, thấy sau 6 tháng âm hoá đờ
m đạt 100%, theo rõi sau 18 tháng có 2%
tái phát [101].

Tại Nepal, Shakya (1994) nghiên cứu công thức 2RHZE/ 6HE, kết quả
tỷ lệ khỏi đạt 63%, bỏ trị 35% [115].
1.2.4.5. Nghiên cứu HTLNN ở Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả điều trị, từ năm 1988, ở Việt Nam đã bắt đầu có
những công trình nghiên cứu điều trị về HTLNN ở 1 số vùng trong cả nước như:
Hồ Sĩ Dưỡng và Bùi Đức Dương (1988), nghiên cứu công thức
2SRHZ/ 6HE ở 693 BN lao phổi mới AFB (+) tại Hà Nội cho thấy kết quả
khỏi đạt 92,4%, thất bại 0% [21].
Lê Thanh Hải (1993), nghiên cứu công thức 2SHRZ/ 4 R
2
H
2
cho 75
BN lao phổi mới AFB (+) tại Viện lao và Bệnh phổi, kết quả khỏi đạt 97,8%,
thất bại 2,2% [24].


16
Nguyễn Như Trung (1991), nghiên cứu công thức 2SRHZ/ 6HE ở 300
BN lao phổi mới AFB (+) tại Hải Phòng, kết quả khỏi đạt 84,56%, thất bại
5,36%, bỏ trị 3,5% [71].
Nguyễn Xuân Thức và Phạm Cử (1994), điều trị cho 179 BN lao phổi
mới AFB (+) bằng công thức 2SRHZ/ 6HE tại Nghệ An, kết quả khỏi đạt
92,7%, bỏ trị 2,9% [68].
Nguyễn Thị Minh và cộng sự (2001), nghiên cứu 2 công thức 2SRHZ/
4RH và 2SRHZ/ 4 R
3
H
3
ở 152 BN thuộc 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương từ

1996- 2000 thấy sau 6 tháng điều trị âm hoá đờm 98%, tái phát 2 năm sau
điều trị là 1,3%, 4 năm sau điều trị là 3,3% [45].
* Công tác phát hiện và điều trị lao tại Thanh Hóa
Đặc điểm địa lý, dân cư Thanh Hoá
Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Miền Trung, diện tích
27.606km
2
. Một tỉnh thuần nông với 3 vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, đồng
bằng và ven biển. Dân số 3,41 triệu người trong đó nông dân chiếm trên 80%
khoảng 3,05 triệu người, là một trong những tỉnh đông dân nhất chỉ đứng sau
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã, 24 huyện, 634
xã - phường. Một tỉnh dân số đông, nông dân chiếm đa số, địa hình đa dạng,
chính vì vậy công tác phát hiện và điều tr
ị lao gặp phải không ít khó khăn.
Màng lưới và hoạt động chống lao của tỉnh
Màng lưới chống lao của tỉnh bao gồm
Tuyến tỉnh: Bệnh viện lao và Bệnh phổi Thanh Hoá có 200 giường trong
đó có 150 giường bệnh lao. Phòng chỉ đạo tuyến của bệnh viện có 10 bác sĩ,
có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động và triển khai, giám sát, đánh giá
hoạt động chống lao của cả tỉnh.
Tuyến huyệ
n có 27 huyện - thị, trong đó tất cả 27 huyện (thị) đều có một
tổ chống lao thuộc trung tâm y tế dự phòng huyện hoặc thị xã, thành phố bao


17
gồm 3 cán bộ: 1 bác sỹ hoặc y sỹ là tổ trưởng phụ trách công tác chống lao
của huyện (thị xã hoặc thành phố), 1 kỹ thuật viên xét nghiệm, 1 cán bộ dược.
Tuyến xã: 100% trong số 634 xã (phường) đều có 1 cán bộ y tế phụ trách

công tác chống lao.
Công tác phát hiện và điều trị lao của tỉnh [3]
Thực hiện đường lối chiến lược của TCCLQG, phát hiện BN bằng
phương pháp thụ động là chủ
yếu, sử dụng phương pháp soi đờm trực tiếp, ưu
tiên phát hiện nguồn lây là BN lao phổi AFB(+), có phối hợp phát hiện chủ
động thông qua việc khám sàng lọc ở 3 trại giam là Thanh Phong, Thanh
Lâm, trại 5 và ở một số xã vùng sâu, vùng xa.
Trong 5 năm 2005 - 2009 đã phát hiện được từ 3.761 đến 3.896 BN lao
mọi thể trên 1 năm, tỷ lệ trên 100.000 dân đạt từ 103 - 108; số BN lao phổi
mới AFB(+) phát hiện được từ 1.958 - 2.282, đạt tỷ lệ 54-63/100.000 dân. Số
BN phát hi
ện giảm nhẹ qua các năm 2008 - 2009.
Bảng 1.2. Tình hình phát hiện bệnh lao của tỉnh từ 2005 - 2009
Năm
Lao phổi
mới AFB(+)
Tái phát điều
trị lại
Lao phổi
mới AFB(-)
Lao ngoài
phổi
Cộng
2005 2233 185 972 372 3.765
% 59,3 4,9 25,8 10,0 100
2006 2282 192 907 458 3.842
% 59,4 4,9 23,6 12,1 100
2007 2,208 166 1.141 378 3896
% 56,7 4,3 29,3 9,7 100

2008 2,078 205 1.135 340 3.761
% 55,3 5,5 30,2 9,0 100
2009 1958 259 1070 434 3729
% 52,5 6,9 28,7 11,9 100
Cộng 8.681 1,006 5.225 1.982 15.493



18
- Quản lý điều trị: BN được điều trị nội trú giai đoạn tấn công tại các
TTYT hoặc BVLBP tỉnh, giai đoạn duy trì được lĩnh thuốc, giám sát điều trị
tại xã, phường.
+ Từ năm 1997 HTLNN được triển khai rộng rãi trên hầu hết các huyện
thị của tỉnh, đến năm 1998, 100% số huyện, thị và 100% số xã, phường đã
được bao phủ bở
i DOTS.
+ Từ năm 2005 - 2009 tỷ lệ điều trị khỏi cho BN lao phổi mới AFB(+)
luôn đạt trên 90%
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ LAO NGOÀI PHỔI
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới về TDMPDL
1.3.1.1. Lứa tuổi mắc bệnh
Hiện nay các công trình nghiên cứu đều thấy xu hướng mắc TDMPDL ở
lứa tuổi trên 40 chiếm đa số. Dutt A. K và CS (1992) tuổi trung bình là 62,6 tuổi
[81], Chan H (1991) cho thấy 61% BN TDMP do lao có độ tuổi trên 70 [78].
1.3.1.2. Tính chất khởi phát bệnh
Sahn SA và CS (1988), nhận thấy 2/3 trường hợp TDMPDL khởi phát
thường cấp tính, đau ngực, sốt cao. Đôi khi diễn biến rất lặng lẽ, bệnh nhân
chỉ
cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đau nhức âm ỉ và được phát hiện sau chụp
Xquang phổi [111].

1.3.1.3. Các triệu chứng lâm sàng
Horne N (1986), có 16 triệu chứng và dấu hiệu của lao hô hấp như: suy
nhược, sốt, ho, khạc đờm, đau nhức, khó thở …và TDMP là một biến chứng
chủ yếu của lao hô hấp [89]. Charoenratankul S và CS (1993), thấy các triệu
chứng xuất hiện và tồn tại từ 3 ngày đến 2 tháng: đau ngực 73,5% khó thở
67%, sốt 87%, ho 80%, mệt mỏi 47% [79]
* Triệu chứng sốt
Crofton J và CS (1992), sốt trong TDMPDL có thể do phản ứng, mức độ
sốt có thể cao hoặc nhẹ, có thể kéo dài [80]. Nakamuza E, Haga T: tỷ lệ sốt


19
trong TDMPDL 75,6%, trong đó sốt cao chiếm 9,3% còn chủ yếu sốt nhẹ và
vừa chiếm 66,3% [103]. Follador E.C và CS (1991), thấy sốt chiếm 93,2%
[83] và Suzuki H. (1993), thấy có tới 100% BN sốt ở nhiều mức độ [117].
* Triệu chứng ho
Seaton A và CS (1998), do DMP kích thích MP, vòm hoành gây ho, do
vậy triệu chứng ho trong TDMPDL chủ yếu ho khan và không kéo dài, ho
tăng lên khi BN thay đổi tư thế, có thể ho ra đờm hoặc máu nếu kèm theo tổn
thương nhu mô phổi [114]. Nakamuza E. và CS (1990), thấy có 72% BN ho
trong đó 48,5% ho có đờm [103]. Suzuki H và CS (1993), nhận thấy 64,2%
có ho trong đ
ó 35,7% ho có đờm [117].
* Triệu chứng đau ngực
Tần suất xuất hiện triệu chứng đau ngực trong TDMPDL khác nhau
theo từng nghiên cứu, Nakamuza E. và CS (1990), thấy có 57,5% trong số
273 BN TDMPDL có triệu chứng này [103]. Suzuki H và CS (1993), thấy có
50% BN bị đau ngực [117]. Nhưng theo nghiên cứu của Follador E.C và CS
(1991), tỷ lệ BN đau ngực trong TDMPDL lại rất cao chiếm 93,2% [83]
* Triệu chứng khó thở

Seaton A. và CS (1989), nếu DMP được tích lũy nhanh chóng trong
KMP sẽ gây khó thở cho BN, nếu DMP trên 2 lít sẽ gây khó thở nhiều. Tuy
nhiên n
ếu DMP được tích lũy dần dần, do BN đã được thích nghi, DMP có
nhiều BN cũng chỉ khó thở nhẹ [114]
* Triệu chứng thực thể
Nhìn: lồng ngực bên bệnh vồng lên, khoang liên sườn bị xóa, di động
lồng ngực bị giảm, khe liên sườn giãn rộng so với bên lành
Sờ: rung thanh giảm hoặc mất.
Gõ: đục, có thể xác định được giới hạn trên của vùng đục nếu TDMP
vừa, đó là đường Parabol có đ
iểm thấp nhất sát cột sống, điểm cao nhất ở
vùng nách còn gọi là đường cong Damoisseau. Đục vùng thấp (thay đổi theo


20
tư thế BN) TDMP tự do, nếu diện đục không thay đổi theo tư thế là TDMP
khu trú.
Nghe: Rì rào phế nang giảm hoặc mất. Trong trường hợp lao MP khô
có thể nghe thấy tiếng cọ MP. Trong lao MP kèm theo TDMP có thể nghe
thấy tiếng thổi MP của vùng giới hạn phía trên của mức dịch. Nếu nghe thấy
có rales nổ, ẩm là có tổng thương nhu mô phổi, thường là lao phổi [38].
1.3.1.4 Nghiên cứu về cận lâm sàng TDMP
* Nghiên cứu về Xquang
Mức độ
TDMP trung bình: có đường cong Damoiseau. Trên phim chụp
thẳng có thể thấy hai bờ do mức dịch ở trước và ở sau. Nhưng khi hai đường
cong này song song nhau không thấy dấu hiệu hai bờ nữa, đường cong
Damoiseau còn có thể nhìn thấy trên phim chụp nghiêng [38].
TDMP nhiều làm chuyển vị trí trung thất về phía đối diện và hạ thấp

vòm hoành, có thể mờ hoàn toàn phế trường [1], [38].
* Tìm AFB trong đờm và DMP
Hulnik HD và CS (1983), coi việc tìm thấy AFB trong đờm là một tiêu
chuẩn chẩn đoán nguyên nhân TDMPDL [90]: Liss HP (1984), đã nêu ý nghĩa
của việc tìm BK trong DMP có tác dụng ngang với STMP vì tính đơn giản và
độ nhạy cao [100].
* Kỹ thuật siêu âm và CT Scanner
Qua SA xác định chẩn đoán, vị trí, số lượng, mức độ tràn dịch, đánh dấu
vị trí chọc hút dịch tốt nhất trên thành ngực BN: giá thành rẻ, dễ sử dụng, dễ
vận chuyển [31].
Light RW (2001), CT Scanner có thể chẩn đoán những trường hợp XQ
không nhìn thấy, đặc biệt trường hợp TDMP ít, đóng kén hay tràn dịch
dưới hoành. Nó còn giúp khảo sát tổn thương nhu mô phổi [99].


21
* Xét nghiệm DMP
Sinh hóa
Schaff SM và CS (1983), đã xét nghiệm DMP trong TDMPDL, nhận
xét: hầu hết dịch màu vàng chanh: tỷ trọng 1,016, Protein > 30 g/1, Rivalta
(+) 100% các trường hợp, Protein DMP/huyết tương >0,5, LDH DMP/huyết
tương > 0,6 [113].
Tế bào
Hinshaw HC và CS , khi tế bào lympho > 90% trong DMP nghĩ đến lao
vì tỷ lệ này ít gặp trong ung thư [87].
* STMP và soi MP
Soi MP dưới ống soi lồng ngực cho hiệu quả cao hơn sinh thiết mù.
John F. Muray (2000), nhận thấy sinh thiết màng phổi dưới ống soi, chẩn
đoán TDMP do đạt 80-90% [92].
* Phản ứng Mantoux

Crofton J và CS (1992), phản ứng Mantoux (+) mạnh ở BN trẻ, còn
người già, người suy dinh dưỡng, HIV thì Mantoux thường (-) [80].
Nyoh HL và CS (1991), rất coi trọng phản ứng Tuberulin, nếu Mantoux
dương tính mạng ở bệnh nhân trên 40 tuổi thì phải điều trị như lao MP [106].
* Các nghiên cứu đánh giá chức năng hô hấp
Nakamuza E và CS (1990), đã dùng X% VC trước sau điều trị để so
sánh các nhóm bệnh TDMP tiên phát, thứ phát; so sánh tác dụng của corticoid
thấy % VC trước điều trị của các nhóm đề
u giảm: trong TDMP tiên phát
71,4% TDMP thứ phát 69,8% sau điều trị TDMP tiên phát 79%; thứ phát
79,7% [103].
* Một số kỹ thuật khác trong chẩn đoán TDMPDL
PCT test (Polymerase chain reation) còn gọi là phản ứng chuỗi. Nguyên
lý của phản ứng là dùng nhiệt để tách hai sợi AND ra, sau đó cho các nucleotid
cùng với sự có mặt của các men polymerase, rồi hạ nhiệt độ xuống, các sợi


22
ADN sẽ được nhân lên theo khuôn của sợi AND gốc. Phản ứng thể hiện qua 40
chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 3 giai đoạn (biến tính, lai ghép và tổng hợp) [53].
Ưu điểm : Kết quả nhanh sau 2 ngày.
Nhược điểm : Charoenratanakul S và CS (1993) [79].
Riengthong và CS (1993), ở Thái Lan thấy độ nhạy của test này đối với
TDMPDL không cao [110].
ELISA (Enzym Linked Immuno Sorbent Assay) còn gọi là phản ứng
miễn dịch gắn men. Nguyên lý của phản ứng này: (KN vi khuẩn lao + KT cơ
thể
+ KT kháng KT có gắn men). Phức hợp này được nhận biết khi cho cơ
chất nó sẽ làm chuyển màu cơ chất.
1.3.2. Các nghiên cứu về điều trị TDMPDL

1.3.2.1 Hóa trị liệu chống lao
Từ 1970, khi Rifampicin được đưa vào điều trị rộng rãi các thể lao,
hiệu lực điều trị tốt đã thay đổi cách thức điều trị TDMPDL.
Canete C và CS (1994), điều trị 130 BN TDMPDL bằng Izoniazid với
liều 5mg/kg và Rifampicin vớ
i liều 10mg/kg hàng ngày trong 6 tháng, kết quả
không có trường hợp nào thất bại [77].
Dutt AK CS (1992), dùng liều 300mg Izoniazid và 600mg Rifampicin
hàng ngày trong 1 tháng, tiếp theo bằng liều 900mg INH và 600 mg
Rifampicin hai lần một tuần trong 5 tháng. Trong số 198 bệnh nhân TDMPDL
của tác giả chỉ có 1 trường hợp thất bại [81].
1.3.2.2 Chọc hút DMP
Wolinsky E (1983), cho rằng chọc hút DMP là biện pháp tránh ứ đọng
DMP, chống dày dính MP [121]. Dịch màng phổi được lấy bằng kim cỡ nòng
19 để lấy DMP, phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên phải thự
c
hiện nhiều lần. Những trường hợp dịch nhiều, kéo dài, có thể dùng Catheter
đặt cố định trong khoang MP, dẫn lưu dịch liên tục.


23
1.3.2.3 Sử dụng Corticoid trong điều trị
Lee CH và CS (1998), sử dụng ngẫu nhiên Corticoid trên 2 nhóm bệnh
nhân, kết quả nhóm bệnh nhân có dùng Corticoid có triệu chứng lâm sàng
giảm nhanh hơn, hấp thụ DMP nhanh hơn, không có dày dính MP sau điều
trị, không thấy tác dụng phụ của Corticoid [98]
1.3.3. Nghiên cứu về TDMPDL ở Việt Nam
1.3.3.1 Nghiên cứu về lâm sàng
Phạm Khắc Quảng (1989), thấy tỷ lệ khởi phát của TDMPDL: 50% đột
ngột, 30% từ từ, 20% không có tri

ệu chứng lâm sàng [57]. Nguyễn Đình Kim
(1994), nhận xét rằng khi DMP hơn 2 lít trong KMP sẽ gây khó thở vã mồ
hôi, suy hô hấp, cần thiết có chỉ định chọc hút DMP [39].
Trong các nghiên cứu, Nguyễn Xuân Triều (1994) [70], Đỗ Châu Hùng
(1995) [32], Trần Văn Sáu (1996) [62], đều quan tâm triệu chứng TDMPDL
như sốt, ho, đau ngực, khó thở thu được kết quả với các tỷ lệ khác nhau.
1.3.3.2. Nghiên cứu cận lâm sàng
* Chẩn đoán hình ảnh
- Xquang phổi chuẩn
Bùi Xuân Tám (1991), nhận xét: đường cong Damoiseau chỉ
thấy trong
TDMP thanh tơ huyết, không gặp trong tràn mủ MP và ít gặp trong tràn máu
MP. Khi DMP hấp thu có thể thấy hình ảnh tổn thương nhu mô phối hợp, có
thể để lại dày dính MP, hình ảnh giả hang, lâu ngày có thể thấy cả hình ảnh
vôi hóa MP [66].
Siêu âm
Siêu âm có thể xác định được TDMP với số lượng rất ít, vị trí DMP, đặc
biệt trong những trường hợp dịch khu trú, đóng kén, sơ bộ đánh giá bản chất
DMP, tổn thương MP, hỗ tr
ợ tích cực cho chẩn đoán và điều trị TDMP. Tại
Việt Nam, siêu âm được ứng dụng từ những năm 70, Trương Huy Hưng

×