1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em là hai thái cực của một vấn đề. Người
ta nhận thấy cả tình trạng quá nhẹ cân và béo phì đều liên quan đến sự gia tăng
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [12].
Thuật ngữ thừa cân (Overweight) là tình trạng tăng quá mức trọng lượng
cơ thể so với trọng lượng chuẩn, béo phì (Obesity) là tình trạng tăng quá mức
khối mỡ cơ thể, và rõ ràng là trẻ thừa cân rất dễ trở thành béo phì nếu không
được điều chỉnh kịp thời [12][69][71].
Gần đây tình trạng béo phì ở trẻ em đang là một vấn đề được quan tâm ở
nhiều nước. Có khoảng 80% thiếu niên béo phì sẽ trở thành béo phì lúc trưởng
thành [52]. Tỷ lệ béo phì trẻ em gia tăng một cách nhanh chóng ở các nước công
nghiệp phát triển [3][69]. Thậm chí ngay cả những nước đang phát triển, bên
cạnh tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao đã thấy cả tình trạng trẻ
em bị béo phì xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt tại các vùng đang được đô thị
hoá [69].
Sự liên quan giữa béo phì với tình trạng dinh dưỡng quá mức và không
hợp lý là rất chặt chẽ [27]. Có thể xem béo phì là một cái giá phải trả cho một xã
hội phát triển [27]. Béo phì là hậu quả của việc mất cân bằng năng lượng: tăng
năng lượng thu vào và/hoặc giảm năng lượng tiêu hao diễn ra trong một khoảng
thời gian đáng kể [32][52][69]. Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ khác cùng
tác động lên mỗi cá thể để làm dễ cho béo phì xuất hiện [52][69].
Những kết quả nghiên cứu về dịch tễ học với quy mô rộng lớn trong thời
gian gần đây cho thấy béo phì có tính toàn cầu có thể được xem như là một hậu
quả của một tập hợp các vấn đề văn hoá, kinh tế và xã hội mà nay nhiều quốc
gia đã phát triển cũng như đang phát triển phải đối mặt [69]. Tỷ lệ béo phì gia
tăng nhanh chóng cùng với một số bệnh mạn tính không lây truyền khác (Non
2
Communicable Diseases-NCDs) mà gắn liền với tệ hút thuốc lá, lạm dụng bia
rượu và lối sống không lành mạnh là những hậu quả thường thấy của quá trình
đô thị hoá và hiện đại hoá [69].
Đã có nhiều nghiên cứu nêu lên mối liên quan giữa béo phì và các bệnh
tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật, đau
khớp và một số loại ung thư [3][12][32][52][69]. Ngoài nguy cơ cao bệnh tật và
tử vong, béo phì ở người lớn còn làm giảm năng suất lao động, khó thành đạt và
bất lực [52][69]. Điều trị béo phì rất khó khăn, tốn kém mà hiệu quả lại không
cao [27]. Do vậy dự phòng béo phì rất quan trọng trước khi đã quá muộn
[52][71].
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ
em 6-11 tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 12% [1], ở nội thành Hà Nội
là 4%[1], tại Nha Trang là 3,49% ở lứa tuổi mẫu giáo [24]. Tại Thừa Thiên-Huế
hiện chưa có một nghiên cứu nào về tình hình béo phì ở trẻ em [30].
Với mong muốn góp phần vào sự đánh giá tình hình béo phì ở trẻ em
Thừa Thiên-Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng, nhằm có kế hoạch dự
phòng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh béo phì và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1-Đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em 6-11 tuổi tại hai Trường tiểu học
Lê Lợi và Lê Quý Đôn tại thành phố Huế.
2-Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em.
Kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở một số biện pháp phòng chống béo phì ở
trẻ em
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Béo phì ở trẻ em là một vấn đề có tính phát triển và mạn tính[52]. Tỷ lệ
béo phì ở người lớn và trẻ em ngày một gia tăng mặc dầu đã có nhiều chương
trình điều trị, gây nên nhiều sự tốn kém về kinh tế và ảnh hưởng đến tâm lý xã
hội [52][69]. Trọng lượng cơ thể được xác định bởi sự cân bằng giữa hấp thu và
tiêu hao năng lượng [32][52][69]. Tuy có nhiều phương pháp trị liệu mới dựa
trên nhiều kiến thức mới về bệnh sinh của béo phì nhưng dự phòng béo phì vẫn
là một mục tiêu quan trọng hàng đầu [32][52][69].
1.1.Định nghĩa thừa cân-béo phì ở trẻ em:
Cho đến nay, khác với người lớn người ta vẫn chưa có sự nhất trí cao về
định nghĩa cũng như trong việc sử dụng các ngưỡng thích hợp để phân định một
đứa trẻ là béo phì hay không [12][52][69].
Với khái niệm đơn giản được chấp nhận nhiều nhất thì thừa cân là một
tình trạng tăng quá mức trọng lượng cơ thể so với trọng lượng chuẩn và béo phì
là tình trạng tăng quá mức lượng mỡ cơ thể [12][69]. Như vậy trên thực tế có
thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự phát triển quá mức của
khối nạc và xương [12][69].
Nhiều quốc gia đã sử dụng các biểu đồ tham khảo là biểu đồ cân nặng
theo tuổi (Weight for age:W/A) và chiều cao theo tuổi (Height for age:H/A) để
đánh giá trẻ. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ là sự phản ảnh các kích cỡ
của đứa trẻ mà không đưa ra một sự khẳng định béo hay gầy liên quan nào cả
[52][69].
Sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ
phát triển trẻ em cho thấy rằng chỉ số cân nặng theo chiều cao (Weight for
height: W/H) có thể là một phương pháp đơn giản để nhận định độ béo gầy
4
[12][52][69]. Cân nặng theo chiều cao là chỉ số nhân trắc có ưu điểm là không
cần biết tuổi lúc đánh giá một đứa trẻ [12].
Một quần thể tham chiếu đã được WHO khuyến nghị sử dụng trên toàn
thế giới từ những năm 1970 là quần thể NCHS (National center for Health
statistic-Trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia) của Hoa Kỳ [12][52][69]. Trong
các điều tra sàng lọc giới hạn ngưỡng để đánh giá một đứa trẻ là thừa cân khi chỉ
số cân nặng theo chiều cao lớn hơn +2SD so với quần thể tham chiếu
NCHS/WHO [12][52][69]. Một Uỷ ban các chuyên gia của WHO cũng đã đưa
ra khuyến nghị rằng mối liên quan này thay đổi nhiều theo tuổi, có lẽ là cùng với
sự dậy thì và trưởng thành. Vì vậy chỉ số cân nặng theo chiều cao chỉ nên được
sử dụng trong một khoảng tuổi nhất định mà thôi (<9 tuổi) [12][69]. Người ta
cũng lưu ý rằng trong điều tra cộng đồng chỉ số cân nặng theo chiều cao cao là
đủ đánh giá béo phì, vì đa số cá thể có cân nặng theo chiều cao cao đều béo [12].
Để khắc phục nhược điểm trên, WHO đã khuyến nghị sử dụng chỉ số BMI
[12][69]. BMI (Body Mass Index -Chỉ số khối cơ thể) là một chỉ số thực hành
lâm sàng đơn giản được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ XIX bởi Quetelet
[12][54]. Bởi vậy BMI còn được gọi là chỉ số Quetelet, là một chỉ số kết hợp hai
yếu tố cân nặng và chiều cao [3][12][54]. Phương pháp này dựa trên nhận định
rằng sự khác nhau của trọng lượng cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào khối mỡ cơ
thể [52][54].
Công thức tính BMI [3][12]:
BMI =
2
cao) (chiãùu
cán nàûng
Trong đó: -Cân nặng tính bằng đơn vị kilôgram (kg)
-Chiều cao tính bằng đơn vị mét (m)
Chỉ số BMI ở người trưởng thành gia tăng chậm theo tuổi, vì vậy ngưỡng
này không phụ thuộc vào độ tuổi khi đánh giá độ béo gầy. Trái lại ở trẻ em, BMI
5
thực tế thay đổi cùng với tuổi: Gia tăng nhanh chóng ở tuổi sơ sinh, giảm xuống
ở tuổi tiền học đường và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu niên và giai đoạn
sớm của người trưởng thành [12][69]. Chính vì lý do này mà BMI chỉ nên được
sử dụng ở trẻ lớn(>9tuổi) và người trưởng thành và đánh giá chỉ số BMI ở trẻ
em cần thiết phải được đánh giá cùng với biểu đồ tham khảo liên quan với giới
và tuổi(bách phân vị theo giới và tuổi) [12][69].
Ở trẻ em, BMI > 85 bách phân vị (85th percentile) so với quần thể tham
chiếu NCHS/WHO thì được xem là thừa cân và > 95 bách phân vị là béo phì
[12]. Ngoài ra nếu BMI > 85 bách phân vị và bề dày nếp gấp da > 90 bách phân
vị cũng được xem là béo phì [12][52].
Ở người lớn theo phân độ béo phì của WHO [69]:
-BMI > 25 : Thừa cân
-BMI : 25 - 29,9 : tiền béo phì (Pre-obese)
-BMI > 30: Béo phì. Gồm có:
Béo phì độ I : BMI : 30 - 34.9
Béo phì độ II : BMI : 35 - 39.9
Béo phì độ III: BMI > 40
Ngoài ra người ta còn sử dụng việc đo bề dày nếp gấp da để loại trừ các
trường hợp thừa cân do phát triển khối nạc [12][69]. Hai vị trí thường được đo
để xác định là nếp gấp da cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai [12]. Gọi là béo
phì ở một trẻ vừa có thừa cân vừa có nếp gấp da cơ tam đầu hoặc góc dưới
xương bả vai > 90 bách phân vị so với quần thể tham chiếu NCHS/WHO
[12][52].
1.2.Phân loại béo phì:
Hiện nay có một số cách phân loại béo phì khác nhau. Tuy nhiên có thể
tóm tắt trong 3 cách phân loại sau [3][32]:
-Phân loại dựa theo đặc điểm giải phẫu và sự phân bố của mô mỡ.
6
-Phân loaiû dựa theo nguyên nhân bệnh sinh.
-Phân loại dựa theo tuổi khởi phát của béo phì.
1.2.1.Phân loại béo phì dựa theo đặc điểm giải phẫu và sự phân bố của mô
mỡ [3][32]:
-Béo phì dạng nam (android obesity) hay còn gọi là béo bụng, béo trung
tâm, béo phần trên, béo dạng quả táo (apple-shaped).
-Béo phì dạng nữ (gynoid obesity) hay còn gọi là béo phần dưới, béo
ngoại vi, béo dạng quả lê (pear-shaped).
-Béo phì hỗn hợp: trường hợp này mô mỡ phân bố khá đồng đều. Các
trường hợp béo phì nặng và rất nặng thường là béo phì hỗn hợp.
Nguy cơ bệnh tật và tử vong đối với dạng béo phì có khác nhau
[3][32][69]. Từ đầu những năm 1950 Vague đã đưa ra nhận xét rằng nguy cơ
của béo phì dạng nam bị mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh tim mạch cao
hơn nhiều so với béo phì dạng nữ [32]. Nhiều nghiên cứu sau này cũng đã chứng
tỏ tần suất nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở béo phì dạng nam cao gấp 2 lần béo
phì dạng nữ [32].
1.2.2.Phân loại béo phì theo nguyên nhân bệnh sinh [20]:
-Chỉ một số ít (<10%) béo phì ở trẻ em có nguyên nhân nội tiết hoặc do
khiếm khuyết di truyền (còn được gọi là béo phì thứ phát hay béo phì nội
sinh).Còn lại hơn 90% là béo phì nguyên phát[20]
-Một số bệnh nội tiết có thể gây béo phì, tuy nhiên nguyên nhân này
tương đối hiếm gặp. Hơn nữa các bệnh nội tiết thường chỉ gây gia tăng ít lượng
mỡ cơ thể. Có thể kể đến bệnh cường Insulin nguyên phát (Hyperinsulinism),
tăng tiết cortisone trong hội chứng Cushing, thiểu năng giáp trạng, thiểu năng
sinh dục, tổn thương vùng dưới đồi,hội chứng Stein- Leventhal(hội chứng buồng
trứng đa nang)[20][45].
7
Một số khiếm khuyết di truyền hiếm gặp gây nên chứng béo phì như bệnh
Prader-Willi,Lauren-Moon/Barddet-Bield, Altrom-Hallgren,Cohen, Turner, loại
dưỡng mô mỡ có tính gia đình (Lipodystrophy) [20][45].
-Ngoại trừ bệnh cường insulin nguyên phát, các nguyên nhân béo phì thứ
phát đều làm trẻ chậm tăng trưởng, thường chỉ số chiều cao theo tuổi < 5 bách
phân vị. Trong khi đó các trẻ béo phì nguyên phát thường có chiều cao lớn hơn
chuẩn. Nói cách khác nếu trẻ béo phì có chiều cao >50 bách phân vị chỉ số chiều
cao theo tuổi thì không cần khảo sát thêm nguyên nhân của béo phì. Đây là một
điểm rất quan trọng trong thực hành lâm sàng [20].
-Phân biệt giữa béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát (nội sinh) [20]:
Béo phì nguyên phát
Béo phì thứ phát
- >90% các trường hợp béo phì ở trẻ
em.
-Cao (thường >50 bách phân vị).
-Thường có tiền sử gia đình béo phì
-Chức năng tâm thần bình thường
-Tuổi xương bình thường hiặc lớn
hơn so với tuổi.
-Thăm khám lâm sàng bình thường.
-<10% các trường hợp béo phì ở trẻ
em.
-Lùn (thường <5 bách phân vị).
-Tiền sử gia đình có béo phì không
thường gặp.
-Chậm phát triển tâm thần.
-Chậm phát triển tuổi xương.
-Thường đi kèm với các dấu hiệu đặc
trưng của bệnh nguyên.
1.2.3.Phân loại dựa theo khởi phát:
-Béo phì khởi phát ở trẻ em thường là béo phì có sự gia tăng số lượng tế
bào mỡ kèm theo phì đại tế bào mỡ [3][32]. Bình thường số lượng tế bào mỡ
khoảng 20-60 x 109 tế bào. Loại này thường khó điều trị [32].
-Béo phì khởi phát ở người lớn thường chỉ có sự gia tăng kích thước (phì
đại) tế bào mỡ mà thôi. Loại này dễ điều trị hơn loại trên [3][32].
8
1.3.Tỷ lệ mắc bệnh béo phì:
13.1.Tỷ lệ béo phì tại các quốc gia đã phát triển:
Tại các quốc gia công nghiệp phát triển có sự gia tăng nhanh chóng tỷ
lệ béo phì [3][41][69].
-Tại Hoa Kỳ, béo phì đã trở thành một vấn đề dịch tễ quan trọng
[42][52][54][64][69]. Số liệu của NHANES II(National Health And Nutrition
Examination Survey) 1976-1980 cho thấy 24% nam và 27% nữ bị béo phì; đến
NHANES III (1988-1994) tỷ lệ này là 31% ở nam và 34% ở nữ [45]. Xu hướng
như vậy cũng đã xảy ra ở thiếu niên Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1976-
1987 tỷ lệ béo phì ở trẻ em 6 -11 tuổi tăng 54%, tỷ lệ người bị béo phì nặng tăng
98%, tỷ lệ béo phì thiếu niên 12 - 21 tuổi tăng khoảng 64% [45]. Cũng theo
NHANES III có 31,6% nam và 32,1% nữ da trắng bị béo phì, tỷ lệ tương ứng ở
nhóm da đen gốc Châu Phi là 31% nam và 48% nữ, ở các chủng tộc gốc La-tinh
là 39% nam và 47% nữ [45][52][64]. Người ta cũng ghi nhận là tại Hoa Kỳ, tỷ
lệ béo phì cao nhất tại các bang vùng Đông - Bắc, giảm dần tại các bang vùng
Trung - Tây, miền Nam và miền Tây, tỷ lệ béo phì ở thành thị cao hơn nông
thôn rõ rệt [45].
-Tại Châu Âu, tỷ lệ béo phì cũng đang tăng nhanh chóng [41][42][69].
Với đà thay đổi lối sống nhanh chóng, trong tương lai gần khoảng 25% trẻ em
Châu Âu có thể bị béo phì [41].
Trong nghiên cứu WHO/MONICA tại Châu Âu từ 1983-1986 tỷ lệ béo
phì là 15% nam và 22% ở nữ [69]. Khi khảo sát tại các thành phố lớn của Châu
Âu, nghiên cứu này cũng ghi nhận tỷ lệ thấp nhất ở Gothenburg (Thuỵ Điển) với
7% nam và 9% nữ bị béo phì, cao nhất ở Kaunas (Lithuania-thuộc Liên Xô cũ)
có đến 22% nam và 45% nữ bị béo phì [69].
Tại Pháp, người ta ghi nhận có 50% trường hợp tử vong có liên quan đến
lối sống và sự ăn uống dư thừa [29]. Tại Đức 70% nữ và 44% nam giới phát phì
từ tuổi 40 trở lên, số tiền hàng năm mà nước Đức phải chi trả điều trị béo phì lên
đến 30 tỷ mác Đức [29].
9
Tại Australia, nghiên cứu từ 1995-1997 cho thấy thừa cân và béo phì là
một yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ trẻ em Australia,trẻ em tiểu học bang
Victoria trở nên béo phì hơn trong một thập kỷ qua, 19-23% trẻ em và thanh
thiếu niên Australia bị béo phì [31][47].
1.3.2.Tỷ lệ béo phì tại các quốc gia đang phát triển:
-Tại các quốc gia đang phát triển, bên cạnh tình trạng trẻ em bị suy dinh
dưỡng mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt, béo phì đã xuất hiện và ngày càng
gia tăng nhanh chóng [12][69][70]. WHO đã nhận định béo phì và các hậu quả
của nó sẽ trở nên một yếu tố chủ yếu làm kiệt quệ các nguồn lực dành cho y tế
tại vùng Thái Bình Dương trong một tương lai gần [70].
-Tại Trung Quốc số trẻ em bị béo phì tăng cao trong những năm gần đây
do được nuông chiều ăn uống quá mức, đặc biệt từ khi có chủ trương mỗi gia
đình chỉ được có duy nhất một con [27].
- Điểm qua các quốc gia thuộc ASEAN ta thấy tại Singapore, tỷ lệ béo phì
của học sinh tiểu học là 9% ở nam và 8% ở nữ vào năm 1984, đến năm 1989 tỷ
lệ này đã là 14,5% ở nam và10,4% ở nữ [49]. Tại Kuala Lumpur (Malaysia) tỷ
lệ trẻ em học đường bị thừa cân và béo phì là 9,6% [46][54]. Tại Thái Lan tỷ lệ
béo phì ở trẻ em tiền học đường là 22,7% ở thành thị và 7,4% ở nông thôn [60].
-Một quốc gia thuộc vùng Nam Á là Sri Lanka nơi mà tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng còn khá cao, tỷ lệ béo phì cũng đã lên đến 9,89% [39].
-Một điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ béo phì cao nhất thế giới được tìm thấy
tại các đảo quốc xa xôi vùng Tây Thái Bình Dương như Melanesia, Micronesia,
Polynesia; đặc biệt tại đảo quốc Samoa có đến 75% nữ và 60% nam giới bị béo
phì [69].
1.3.3.Tỷ lệ béo phì tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, sự phân cực trong xã hội dẫn đến tình trạng phân cực trong ăn
10
uống, lối sống [12]. Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng còn rất cao nhưng đang
có xu hướng giảm dần nhờ các can thiệp tích cực, thì số trẻ thừa cân và béo phì
đã gia tăng đáng kể đặc biệt tại các thành phố lớn [12].
-Theo một tài liệu được công bố chính thức của Bộ Y tế, tỷ lệ béo phì ở
người trưởng thành Hà Nội là15% ở nam và 19% ở nữ; tỷ lệ trẻ 6 -11 tuổi nội
thành thành phố Hồ Chí Minh là 12%, tỷ lệ này ở Hà Nội là 4% [2]. Tại Nha
Trang tỷ lệ béo phì tuổi mẫu giáo là 3,49% [24],tại Hải phòng 6,2% học sinh 6-
11 tuổi bị béo phì[7].
-Theo một khảo sát của Viện Dinh dưỡng thực hiện từ 1987-2000 trên
phụ nữ diện sinh đẻ (15-49 tuổi) cho thấy: Năm 1987 tỷ lệ thừa cân là 1,7%,
năm 2000 tăng lên 4,6%; tỷ lệ thừa cân ở thành phố cao gấp 3 lần ngoại thành
[18].
-Một báo cáo khác của trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy vào năm 2001, tỷ lệ thừa cân của nam thanh niên lứa tuổi khám nghĩa vụ
quân sự là 3,5%; ở trẻ em < 5 tuổi là 3,3% [11].
-Tại thành phố Huế, mặc dầu chưa có một báo cáo nào về tình trạng thừa
cân và béo phì ở trẻ em [30], một số báo cáo về chất lượng khám sức khoẻ học
sinh cho thấy tỷ lệ học sinh đạt thể lực loại 1 rất cao [28].
Rõ ràng trong thời kỳ chuyển tiếp, Việt Nam cũng giống như các quốc gia
đang phát triển khác, béo phì đã xuất hiện bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng ở
trẻ em và đang dần trở thành một vấn đề dịch tễ quan trọng [12].
1.4.Nguyên nhân của béo phì:
Béo phì là một bệnh phức tạp có căn nguyên di truyền, hành vi, lối sống
và yếu tố môi trường cùng phối hợp [10][50][51][52][69]. Có những bằng chứng
quan trọng cho thấy rằng có sự tồn tại một cơ chế tự điều hoà để kiểm soát khối
mỡ cơ thể [52]. Cơ sở sinh lý học của sự điều hoà cân nặng cơ thể là phương
trình cân bằng năng lượng [50][52][69]:
11
Năng lượng dự trữ = Năng lượng hấp thu - Năng lượng tiêu hao.
Một cân bằng năng lượng dương tính xảy ra khi năng lượng hấp thu lớn
hơn năng lượng tiêu hao, điều này sẽ kích thích làm gia tăng dự trữ năng lượng
và tăng cân. Ngược lại,một cân bằng năng lượng âm tính xảy ra khi năng lượng
hấp thu thấp hơn năng lượng tiêu hao, điều này làm giảm năng lượng dự trữ và
giảm cân [69].
Dưới những điều kiện bình thường, cân bằng năng lượng dao động từ bữa
ăn này sang bữa ăn khác, ngày này qua ngày khác mà không gây nên bất kỳ một
thay đổi nào về trọng lượng cơ thể [52]. Có nhiều cơ chế sinh lý cùng tác động
bên trong mỗi cá thể để duy trì cân bằng năng lượng đó.Thật vậy chỉ khi nào có
một cân bằng năng lượng dương tính (tuy có thể nhỏ) diễn ra trong một khoảng
thời gian đáng kể mới gây nên béo phì [52][69]. Một khi tình trạng béo phì được
xác lập thì các quá trình sinh lý có xu hướng thay đổi cho phù hợp với trọng
lượng mới của cơ thể [69].
Trọng lượng cơ thể trước tiên được điều hoà bởi một loạt quá trình sinh lý
nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về nhận thức cũng như yếu tố xã hội
bên ngoài [69]. Tuy nhiên yếu tố cơ bản để béo phì trở thành ”nạn dịch toàn
cầu’’(global epidemic) chính là các yếu tố xã hội mà dẫn đến sự thay đổi về lối
sống, thói quen ít hoạt động thể lực, tăng tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng và
có hàm lượng chất béo cao [10][50][69].
Các nghiên cứu về dịch tễ học, di truyền học và sinh học phân tử ở nhiều
quần thể khác nhau trên thế giới cho thấy rằng có những người rất dễ nhạy cảm
với sự tăng cân và phát triển thành béo phì dễ hơn những người khác [69]. Các
yếu tố di truyền, sinh học và các yếu tố cá nhân khác như tuổi, giới, hoạt động
của các hormone tác động qua lại với nhau tạo nên một cá thể có những đặc tính
sinh học trở nên dễ nhạy cảm với sự gia tăng cân hay là không [50][69].
12
1.4.1.Sự hấp thu năng lượng:
Năng lượng thu vào là toàn bộ thức ăn và đồ uống mà có thể được chuyển
hoá bên trong cơ thể [69].
Chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất tính trên mỗi đơn vị trọng
lượng thức ăn, carbonhydrate và protein là ít nhất [69]. Chất xơ trải qua quá
trình giáng hoá với sự có mặt của vi khuẩn ở đại tràng tạo nên acide béo dễ bị
biến đổi được hấp thụ và sử dụng [69]. Năng lượng của chất xơ được ước tính
vào khoảng 6,3 KJ/g, chất béo: 37KJ/g, rượu: 29KJ/g, protein: 17KJ/g,
carbohydrate: 10KJ/g [69].
Các quan sát trực tiếp về hấp thu năng lượng đều cho thấy người béo phì
thường ăn nhiều và ăn nhanh hơn người gầy [32]. Sự hấp thụ chất béo liên quan
chặt chẽ với béo phì ở trẻ em. Quá trình sinh nhiệt thấp gây ra bởi sự hấp thụ chất
béo và một yếu tố góp phần quan trọng khác. Sự nở lớn của khối mỡ làm giảm
các phản ứng chuyển hoá bù trừ dẫn đến sự tích luỹ mỡ nhiều hơn nữa [50]. Nếp
sống tĩnh tại tạo nên nhu cầu năng lượng thấp ở trẻ em. Hơn thế nữa, hoạt động cơ
thấp làm giảm sự oxy hoá chất béo thuận lợi cho việc tích luỹ mỡ [50].
Người ta đã tìm thấy một số protein ảnh hưởng đến sự hấp thụ năng lượng
như: cholecystokinin, urocortin, neuropeptide Y[52].
1.4.2.Sự tiêu hao năng lượng:
-Sự tiêu hao năng lượng- yếu tố thứ hai của phương trình cân bằng năng
lượng- gồm 3 phần chính sau đây [52][69]:
+Năng lượng dành cho chuyển hoá cơ bản.
+Năng lượng dành cho quá trình sinh nhiệtĮ
+Năng lượng dành cho các hoạt động thể lực.
Tuỳ theo tính chất thường xuyên và mức độ hoạt động thể lực của từng
người mà các thành phần cơ bản của sự tiêu hao năng lượng có sự thay đổi khác
nhau [69].
13
Ở người trưởng thành thích tĩnh tại, năng lượng dành cho chuyển hoá cơ
bản vào khoảng 60%, năng lượng dành cho sự sinh nhiệt vào khoảng 10%, phần
cho hoạt động thể lực khoảng 30%. Ở người lao động nặng, năng lượng dành
cho hoạt động thể lực vào khoảng 50%, năng lượng sinh nhiệt vẫn ở mức 10%,
năng lượng dành cho chuyển hoá cơ bản vào khoảng 40%. Như vậy chìa khoá
cho việc thay đổi tiêu hao năng lượng ở một cá thể chính là mức độ hoạt động
thể lực của người đó [69]. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng ở người béo phì,
sự tiêu hao năng lượng luôn có xu hướng thấp hơn so với nhóm khác [52]. Một
nghiên cứu tiến hành ở sắc dân Pima Indians (tại tiểu bang Arizona- Hoa Kỳ) đã
chứng tỏ rằng mức hoạt động thể lực thấp là tương đồng với sự gia tăng của tỷ lệ
béo phì [52].
Người ta cũng đã tìm ra vài protein liên quan đến sự tiêu hao năng lượng
của cơ thể như UCP (Uncoupling protein) [52]. UCP kích thích sự sinh nhiệt
[52]. Sự sao chép của UCP được điều hoà bởi sự hoạt động của thần kinh giao
cảm, đặc biệt bởi thụ thể (3 adrenergic mà tập trung nhiều ở mô mỡ trắng và mô
mỡ nâu [48][52]. Người ta nhận thấy chất chủ vận (Agonist) thụ thể (3
adrenergic gây nên sự giảm cân ở chuột thí nghiệm[52].
1.4.3.Cơ sở di truyền của sự điều hoà trọng lượng cơ thể:
Gần đây người ta đã biết một số gen ảnh hưởng đến sự tích luỹ mỡ [52].
Tuy nhiên số lượng gen liên quan với béo phì quá lớn. Số gen đã định danh
được chắc chắn chỉ là một số rất nhỏ mà thôi [52]. Bằng chứng về tính di truyền
của béo phì cũng đã được chứng minh bởi các nghiên cứu ở nhiều gia đình, các
cặp song sinh và con nuôi [52]. Chỉ số BMI ở anh em sinh đôi đồng hợp tử
tương đồng với nhau nhiều hơn ở anh em sinh đôi dị hợp tử [52].
Một số protein được nghiên cứu và định danh có liên quan đến cơ chế
bệnh sinh của béo phì như : Leptin, thụ thể leptin (Leptin Receptor),
Carboxypeptidase E (CPE), Uncoupling protein (UCP), thụ thể (3 adrenergic,
14
Neuropeptid Y (NPY), Urocortin, Cholecystokinin (CCK)[52].UCP dng nh
liờn quan vi bộo phỡ khi phỏt tr em[74].Nng sinh lý ca leptin cú th
khụng lm gim lng m ngi bộo phỡ ,trong khi ú s khim khuyt di
truyn v hiu qu leptin trung ng gõy ra bộo phỡ tr em[61]. Ngi ta
cp nhiu n leptin, hy vng õy s l mt phng phỏp iu tr bộo phỡ mi
c ỏp dng rng rói trong mt tng lai gn [52].
Hỡnh 1.1. S cỏc s nh hng lờn cõn bng v iu hũa
nng lng [69]
Sổỷ nhaỷy
caớm cuớa
caù thóứ
Kióứu hoaỷt
õọỹng thóứ
lổỷc vaỡ chóỳ
õọỹ n
IệU HOèA NNG LặĩNG
Chỏỳt
beùo
ổồỡng,
Bọỹt
aỷm
Dổỷ trổợ mồợ
cồ thóứ
Chuyóứn
hoùa cồ
baớn
Sinh
nhióỷt
Hoaỷt
õọỹng
thóứ
lổỷc
Tng cỏn Duy trỗ cỏn
nỷng Giaớm cỏn
HP THU
TIU HAO
ANH HặNG CUA MI TRặèNG VAè XAẻ HĩI
15
1.5Các yếu tố nguy cơ liên quan đến béo phì:
Những bằng chứng về dịch tễ học gần đây cho thấy rõ ràng nguyên nhân
đầu tiên của vấn đề béo phì có tính toàn cầu hiện nay là do có sự thay đổi về môi
trường,thay đổi về xã hội và thay đổi trong lối sống[51][52][69]. Tỷ lệ béo phì
gia tăng quá nhanh chóng xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn làm cho người
ta không nghĩ đến một sự thay đổi có ý nghĩa về mặt di truyền trong quần thể
dân chúng được [69]. Những yếu tố môi trường và xã hội thông qua tác động
của nó lên sự thu nhận thực phẩm và các kiểu hoạt động thể lực đã lấn át quá
trình điều hoà cân bằng sinh lý của cơ thể làm khởi phát béo phì [69]. Như vậy
chế độ ăn và kiểu hoạt động thể lực ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương trình cân
bằng năng lượng và đây là những yếu tố chính có thể thay đổi được để điều
chỉnh tình trạng béo phì [69].
Chế độ ăn giàu năng lượng, hàm lượng chất béo cao và lối sống tĩnh tại là
hai tác nhân chính liên quan chặt chẽ với tỷ lệ béo phì đang gia tăng trên khắp
thế giới [69]. Xem tivi làm gia tăng thêm lối sống tĩnh tại đó [34][51]. Xem tivi
thật ra không gây nên thay đổi trong tốc độ chuyển hoá của trẻ, nhưng tăng thời
lượng xem tivi đồng nghĩa với tăng thời gian không hoạt động [34][52]. Sự phát
triển của các dụng cụ điều khiển từ xa làm tăng thêm bản chất tĩnh tại của việc
xem tivi. Trẻ em ngày nay giảm hoạt động nhiều hơn so với trước đây [52].
Trowell và Burkitt thông qua 15 nghiên cứu dịch tễ học về sự thay đổi của
các xã hội đang hiện đại hoá đã báo cáo rằng béo phì xếp đầu tiên của một nhóm
được gọi là ‘’các căn bệnh của nền văn minh’’ (Diseases of Civilization) [69].
Người ta cũng ghi nhận béo phì có tính gia đình, hầu hết những người béo
phì có ít nhất bố hoặc mẹ cũng bị béo phì [52][53]. Sự giống nhau có tính gia
đình trong sự hấp thụ năng lượng nói chung và hấp thụ lượng bột đường, chất
béo, chất đạm nói riêng đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu chẳng hạn
như ở nghiên cứu Framingham [52].
16
Ở các nước đang phát triển, người mập béo có thể được xem như là biểu
tượng của sự giàu sang sung túc. Trong lúc đó ở các nước đã phát triển lại có
một mối quan hệ đảo ngược giữa béo phì và tình trạng văn hoá xã hội: Người ta
nhận thấy tỷ lệ béo phì cao ở nhóm có tình trạng văn hoá xã hội và thu nhập thấp
hơn[69].
1.6.Các hậu quả về mặt sức khoẻ của béo phì ở trẻ em:
1.6.1.Các hậu quả nói chung về sức khoẻ của béo phì:
-Béo phì làm gia tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong [12][32][52][69]. Các
hậu quả xấu về sức khoẻ của người béo phì rất nhiều và rất khác nhau. Các nguy
cơ này được sắp xếp từ những nguy cơ làm chết yểu cho đến những nguy cơ tuy
không nguy hiểm chết người nhưng lại làm kém đi chất lượng cuộc sống [69].
Béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh mãn tính không lây
truyền như: Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, bệnh mạch vành, tăng
huyết áp, sỏi mật, đau xương khớp và một số loại ung thư [3][12][32][52][69].
Ở tại các nước công nghiệp phát triển, béo phì còn gắn liền với các vấn đề về
tâm lý xã hội [69]. Béo bụng (béo phì dạng nam) nguy hiểm đối với sức khoẻ
hơn là dạng béo phì dạng nữ [3][32][69].
1.6.2.Các hậu quả về sức khoẻ của béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên:
Các hội chứng liên quan với béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm
các vấn đề về tâm lý xã hội, phát triển quá nhanh, dậy thì sớm, gia tăng khối mỡ
tự do, rối loạn lipid huyết, gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, bất
thường trong chuyển hoá glucose. Các hậu quả ít gặp hơn gồm các biến chứng
về hình thể (orthopeadic complications), khó thở tắc nghẽn lúc ngủ, khối giả u
não, bệnh buồng trứng đa nang, sỏi mật [52][69].
Hậu quả lâu dài và quan trọng nhất của béo phì ở trẻ em là sự tồn tại dai
dẳng cho đến tuổi trưởng thành [69].Có khoảng 80% trẻ em béo phì sẽ trở thành
béo phì lúc trưởng thành cùng với tất cả bệnh tật đồng hành của nó [52][69].
17
1.6.2.1.Các hậu quả về tâm lý xã hội:
Hậu quả thường thấy ở trẻ béo phì tại các nước công nghiệp phát triển là
chức năng tâm lý-xã hội nghèo nàn [69]. Trẻ lớn thường liên hê gán ghépû giữa
thân hình quá cỡ với một sự thiếu thành đạt trong cuộc sống [69]. Béo phì ở
thiếu niên cũng có thể liên quan với những khó khăn trở ngại về kinh tế và xã
hội sau này [69]. Một nghiên cứu tiến cứu (prospective study) rộng lớn ở Hoa
Kỳ đã cho thấy những phụ nữ mà đã bị béo phì lúc còn trẻ tuổi thường có thu
nhập thấp hơn, tỷ lệ nghèo khó thiếu thốn cao hơn, ít lập gia đình hơn so với
những nhóm cũng từng bị các bệnh mãn tính khác trong thời trẻ [69].
1.6.2.2.Các nguy cơ về tim mạch:
Rối loạn lipid huyết, tăng huyết áp, đề kháng với Insulin thường thấy ở trẻ
béo phì [52][69]. Nghiên cứu của Caprio và cộng sự đã cho thấy hội chứng đề
kháng với Insulin ở trẻ em liên quan nhiều đến dạng béo bụng [69]. Tình trạng
béo phì ở trẻ em là một yếu tố tiên đoán các mức lipoprotein, Lipid huyết, huyết
áp sẽ trở nên cao hơn sau này [69].
1.6.2.3.Các biến chứng tại gan và dạ dày:
Người ta đã báo cáo các biến chứng về gan ở trẻ em bị béo phì, đặc biệt là
trình trạng gan nhiễm mỡ (hepatic steatois) cùng với sự gia tăng các men
transaminase huyết. Các bất thường này liên quan với sỏi mật. Tuy thế tình trạng
này hiếm gặp ở trẻ nhỏ và thiếu niên [52][69].
Chứng trào ngược dạ dày-thực quản, rối loạn làm rỗng dạ dày ở trẻ béo
phì có thể là hậu quả của việc gia tăng áp lực bên trong ổ bụng do lượng mỡ bên
trong bụng quá nhiều [69].
1.6.2.4.Các biến chứng về hình thể(orthopeadic complications)
Các biến chứng nặng bao gồm chứng cong xương đùi do bị đè nén bởi cơ
thể quá nặng, bệnh Blount (biến dạng xương hậu quả từ việc phát triển quá mức
xương chày) [69]. Các biến chứng nhẹ hơn gồm có tật chân vòng kiềng (Genu
valgum) và chứng dễ trẹo cổ chân [69].
18
1.6.2.5.Các biến chứng khác:
Bao gồm chứng khó thở tắc nghẽn lúc ngủ và khối giả u não
(Pseudotumor Cerebri) [52][69]. Khó thở tắc nghẽn lúc ngủ có thể gây nên giảm
thông khí phổi, thậm chí gây đột tử trong các trường hợp nặng [69]. Khối giả u
não là một bệnh lý hiếm gặp với triệu chứng tăng áp lực nội so,ü cần phải được
điều trị kịp thời [69].
1.7.Điều trị béo phì ở trẻ em:
Hầu hết các chương trình điều trị áp dụng cho trẻ em cũng gần giống với
các chương trình điều trị áp dụng cho người lớn. Tuy vậy mục tiêu điều trị ở
người lớn và trẻ em có khác nhau [52][69].
Một mục tiêu quan trọng của việc điều trị ở trẻ em là ngăn ngừa trở thành
béo phì thật sự lúc trưởng thành [52][69]. Để đạt được mục tiêu này, chương
trình giảm cân ở trẻ em béo phì hướng đến việc cố gắng đưa cân nặng trở về với
cân nặng bình thường mà không gây hậu quả xấu đối với sức khoẻ của trẻ,
chẳng hạn như ảnh hưởng đến sự tăng trưởng [52]. Ở những trẻ thừa cân vừa
phải, người ta cố gắng duy trì cân nặng hiện tại đợi khi trẻ lớn lên sẽ trở thành
bình thường [52]. Đối với những trẻ béo phì nặng, chương trình giảm cân phải
được tiến hành từng bước [52]. Lý tưởng nhất là giảm khoảng 0,5kg/tuần [52].
Điều này sẽ không kìm hãm sự tăng trưởng về chiều cao, quá trình chuyển hoá
vẫn diễn ra an toàn, gây nên một cảm giác đói tối thiểu,giữ an toàn cho khối
nạc,không gây nên các rối loạn về tâm lý [52]
Chương trình điều trị gồm có : chế độ ăn, thể dục, trị liệu hành vi và một
số phương pháp trị liệu khác [32][52][62][69].
1.7.1.Chế độ ăn.
Chế độ ăn là biện pháp mấu chốt của điều trị béo phì ở trẻ em [52]. Hiện
vẫn còn tranh luận về mức độ giới hạn năng lượng [52].
19
Có khoảng 20% trẻ bị thừa cân có thể đạt được sự giảm cân chỉ đơn giản
bằng cách giảm lượng nước ngọt có gas, giảm lượng nước quả, giảm lượng sữa
thừa trong chế độ ăn [52]. Việc áp dụng chế độ ăn hạn chế protein một cách
nhanh chóng chỉ nên được áp dụng đối với những trường hợp nặng và phải được
thực hiện tại các trung tâm chuyên khoa dưới sự giám sát chặt chẽ [52].
Trong quá trình điều trị, cần lưu ý chương trình giảm cân có thể làm tổn
thương xúc cảm, tâm thần của trẻ [20]. Các rối loạn hành vi ăn uống như chứng
chán ăn tâm thần (anorexia nervosa),chứng cuồng ăn (bulimia nervosa) có thể
xảy ra [4][20][69].
Sự bận tâm lo lắng thái quá của cha mẹ hoặc của bản thân trẻ về cân nặng
có thể làm giảm đi tính tự tin của trẻ. Nếu như tình trạng cân nặng của trẻ, sự tiết
thực và mức độ hoạt động của trẻ trở thành mối xung khắc thì quan hệ của trẻ và
gia đình có thể xấu đi. Lúc này cần phải hội chẩn với các chuyên viên tâm lý và
ngừng chương trình điều trị cho đến khi có thể tiếp tục trở lại. Nếu không sẽ gây
nên các tác hại cho tâm sinh lý của trẻ [20]. Cũng cần khẳng định rằng béo phì
là một bệnh mạn tính cần có sự quan tâm lâu dài. Sau khi đạt được mục tiêu ban
đầu,cả gia đình và đứa trẻ phải tích cực duy trì những thói quen tốt đã đạt được.
Việc tái khám đều đặn sẽ giúp đạt được điều này, đồng thời theo dõi các biến
chứng thứ phát có thể xảy ra [20].
1.7.2.Thể dục:
Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng tăng hoạt động thể lực kết hợp với chế độ
ăn hiệu quả hơn nhiều khi áp dụng riêng rẽ từng biện pháp trong trị liệu giảm
cân và duy trì được tình trạng giảm cân đó [52][55]. Hoạt động thể lực giúp bảo
toàn các khối mỡ tự do trong suốt thời kỳ ăn kiêng. Thể dục còn làm cải thiện
tâm trạng và tác động tốt lên sự chọn lựa thức ăn của trẻ [52]. Cần chú ý khuyến
khích trẻ giảm thời gian xem tivi và chơi video games, tăng thời gian hoạt động
ngoài trời [20][52][69].
20
1.7.3.Trị liệu hành vi :
Trị liệu hành vi (Behavioral Therapy) là yếu tố cần thiết nhưng tốn khá
nhiều thời gian và công sức. Trị liệu hành vi làm gia tăng một cách có ý nghĩa
hiệu quả của các chương trình điều trị béo phì. Trị liệu này cung cấp kỹ năng
cho trẻ nhằm thay đổi hành vi để có một nếp sống hợp sức khoẻ hơn. Chương
trình trị liệu hành vi bao gồm chế độ tự kiểm soát bản thân, giáo dục dinh dưỡng
hợp lý, thay đổi hành vi ăn uống và gia tăng hoạt động thể lực. Cần lưu ý là sự
tham gia hơûp tác và sự động viên khích lệ của bố mẹû là rất cấn thiết và làm
gia tăng kết quả điều trị[40][52][55][62][63][69].
1.7.4.Một số phương pháp trị liệu khác:
Bao gồm sử dụng thuốc, giải phẫu, trị liệu bằng Y học dân tộc
[19][20][21][26][29].Các phương pháp này áp dụng chủ yếu cho người lớn.Các
thuốc giảm cân không được khuyến nghị dùng ở trẻ em vì hiện chưa đủ dữ liệu
vễ ảnh hưởng của thuốc đối với những rối loạn hành vi ăn uống trong giai đoạn
dậy thì hoặc khi sử dụng dài hạn[19].Dược phẩm (Siberlium, Phentermine,
Fenfluramin) và giải phẫu (cắt một phần dạ dày )chỉ áp dụng cho các trẻ bị béo
phì rất nặng mà thất bại với các chương trình giảm cân và chỉ được tiến hành tại
các trung tâm chuyên khoa mà thôi[21][52][73].
Một số phương pháp trị liệu mới dựa trên các hiểu biết mới về sinh bệnh
học của béo phì như sử dụng leptin, trong tương lai sẽ là phương pháp hiệu quả
để điều trị cũng như dự phòng béo phì ở trẻ em [52].
1.8.Dự phòng:
Dự phòng tốt rõ ràng là rẻ tiền và hiệu quả hơn nhiều so với việc điều trị
béo phì[33]. Các can thiệp nhằm mục tiêu kiểm soát và dự phòng béo phì phải
nên được thiết kế một cách cẩn trọng để tránh làm bùng nổ các rối loạn liên
quan đến ăn uống do sự lo sợ quá mức bệnh béo phì, đặc biệt ở lứa tuổi mới lớn
[52][69].
21
Kim soỏt bộo phỡ bao gm 4 chin lc c bn c biu din trong s
sau õy [69]:
n
D phũng bộo phỡ khụng n gin l d phũng mt ngi bỡnh thng
ng tr thnh mt ngi bộo phỡ; m nú cũn liờn quan n d phũng cho ngi
ó tha cõn khụng tr thnh bộo phỡ tht s v c d phũng tng cõn tr li i
vi nhng ngi trc õy ó b tha cõn hoc bộo phỡ nay ó ngng ỏp dng
ch gim cõn [10][69].
Cỏch d phũng bnh tt truyn thng khi ỏp dng vo õy s cú th b m
h i vi mt tỡnh trng phc tp v nhiu cn nguyờn nh bộo phỡ [69]. Vỡ th
ngi ta ỏp dng 3 mc tiờu d phũng sau õy [10][69]:
1/ D phũng cho cng ng (D phũng ton dõn): D phũng trc tip lờn
tt c mi ngi dõn ca cng ng. Nhm vo tuyờn truyn dinh dng hp lý
v li sng nng ng [10][69].
2/D phũng chn lc: D phũng trc tip lờn cỏc cỏ nhõn v cỏc nhúm cú
nguy c cao b bộo phỡ. Tuyờn truyn sõu hn cỏc i tng hiu rừ v cú th
t gii quyt cỏc nguy c [10][69].
3/D phũng cú mc tiờu: D phũng cú mc tiờu nhm n cỏc cỏ nhõn ó
b tha cõn thc s v nhng ngi tuy cha b bộo phỡ nhng cú nhng ch du
sinh hc cho thy cú s tha cht bộo quỏ mc. D phũng tr b tha cõn khụng
tr thnh bộo phỡ lỳc trng thnh l mt mc tiờu ca chin lc d phũng ny
[10][33][69].
1.9.Quỏ trỡnh nghiờn cu bnh bộo phỡ:
Cỏc biu hin lõm sng ca bnh bộo phỡ ó c ghi nhn t thi Hy lp-
La mó c[69].u th k XX, cỏc phõn tớch v cỏc d kin bo him nhõn th
1/ Dổỷ phoỡng
tng
cỏn
2/ Khuyóỳn
khờch duy trỗ
cỏn nỷng hióỷn
taỷi
3/ Kióứm soaùt
caùc bóỷnh tỏỷt
õọửng haỡnh vồùi
beùo phỗ
4/ Khuyóỳn
khờch giaớm cỏn
22
đã chứng tỏ rằng béo phì có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ tử vong [69]. Yếu tố
gia đình trong bệnh béo phì được đề cập vào những năm 1920; bệnh Cushing và
bệnh béo phì do tổn thương vùng dưới đồi được mô tả cũng trong thời gian này
[69].Nửa đầu của thế kỷ XX, nhiều thuốc mới để điều trị béo phì được giới
thiệu. Phẫu thuật cắt một phần dạ dày cũng đã được áp dụng để điều trị cho
những bệnh béo phì trầm trọng [69].
Tại các quốc gia công nghiệp phát triển đã có rất nhiều nghiên cứu về béo
phì ở các khía cạnh khác nhau.
Tại Hoa Kỳ béo phì đã trở nên một vấn đề dịch tễ quan trọng được quan
tâm nghiên cứu. Năm 1990 Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng 68,8 tỷ USD để điều trị và
nghiên cứu béo phì,đó là chưa kể đến khoảng 33 tỷ USD hàng năm chi cho các
sản phẩm và dịch vụ làm giảm cân [52].
Nghiên cứu WHO/MONICA là một nghiên cứu rộng lớn liên quan đến
chỉ số BMI của 48 nhóm dân tộc Caucase (Caucasians-chủ yếu thuộc Châu Âu)
đã được tiến hành từ 1983 đến 1986, số liệu của nghiên cứu này đã cung cấp tỷ
lệ của người trưởng thành bình thường, thừa cân và béo phì tại Châu Âu
[10][69].
Tại các quốc gia thuộc khối ASEAN, vấn đề béo phì ở tuổi học đường đã
được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là tại Singapore, Malaysia, Thái Lan
[46][49][54][60].
Tại một quốc gia vùng Nam Á là Sri LanKa, nơi mà tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em vẫn còn khá cao cũng đã có nghiên cứu về tỷ lệ béo phì [39].
Từ ngày 3-5/6/1997 đã diễn ra Hội nghị về béo phì do WHO tổ chức tại
Geneva (Thuỵ Sĩ) có sự tham gia của hơn 100 chuyên gia trên khắp thế giới với
sự cộng tác của Viện nghiên cứu Rowett Aberdeen (Scotland) và Đội chuyên
trách béo phì quốc tế (IOTF). Hội nghị đã xem xét các thông tin về dịch tễ học
của béo phì, đưa ra các khuyến nghị về các chương trình, chính sách sức khoẻ
23
cộng đồng nhằm hoàn thiện các vấn đề dự phòng và kiểm soát béo phì[69].
Cũng tại hội nghị này, béo phì đã được xem xét dưới một góc độ là’’Nạn dịch
toàn cầu’’ (Global Epidemic). Nạn dịch này không truyền nhiễm nhưng đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, gây nhiều lo lắng cho cá nhân, gia
đình và là gánh nặng cho quốc gia [69].
Ngày 26-29/9/2000 tại Apia (thuộc Samoa- vùng Tây Thái Bình Dương)
đã diễn ra Hội nghị về chiến lược dự phòng và kiểm soát béo phì tại vùng Thái
Bình Dương dưới sự tổ chức của WHO, Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO),
Đội Đặc nhiệm về béo phì quốc tế (IOTF), Hiệp hội nghiên cứu về béo phì, Học
viện Khoa Học Đời Sống Quốc tế của Đông Nam Á [70].Và cũng không phải
ngẫu nhiên mà người ta chọn Samoa-một đảo quốc xa xôi-để tổ chức hội nghị
về béo phì. Samoa là một trong những nơi có tỷ lệ béo phì cao nhất thế
giới,trung bình10 người dân có đến 6-7 ngườibị béo phì [69][70]. Hội nghị đã ra
lời kêu gọi hành động làm giảm béo phì tại vùng Thái Bình Dương trong vòng
10 năm [70].
Tại Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây theo thống kê của trung tâm
dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Dinh dưỡng thì béo phì ở lứa tuổi
học sinh ngày càng gia tăng [10][11][12][17][18]. Một số công trình nghiên cứu
về tình hình béo phì ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,Hải phòng
và một số công trình được thực hiện ở Viện Nhi nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, xét nghiệm và một số yếu tố nguy cơ của béo phì [1][5][6][7][8][9][24].
Một số nghiên cứu về điều trị béo phì bằng Y học dân tộc cũng đã được thực
hiện [25][29]. Tại Hội nghị thành lập Hội Dinh dưỡng Việt Nam vào ngày
20/11/2001, nhiều báo cáo liên quan đến đề tài béo phì đã được trinh bày [18] .
Trong chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 02/2001, béo phì đã được
đề cập như một bệnh mãn tính không lây mà xu hướng đang gia tăng của nó cần
24
được khống chế [2].Gần đây nhất,vào ngày10/01/2002 Viện Dinh dưỡng và Bộ
Y tế đã tổ chức Hội nghị Khoa học với đề tài”Thừa cân và Béo phì với sức khoẻ
cộng đồng” ; tại hội nghị này có 20 báo cáo và nghiên cứu khoa học đã được
trình bày[13][14][15][16].Như vậy béo phì đã trở thành một vấn đề sức khoẻ có
tính thời sự đang được quan tâm nghiên cứu.
25
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 2 đối tượng nghiên cứu:
2.1.1.Toàn bộ học sinh lứïa tuổi từ 6-11 tuổi tại 2 Trường tiểu học nội thành
thành phố Huế. Đó là:
+ Trường Tiểu học Lê Quý Đôn.
+ Trường Tiểu học Lê Lợi.
Chúng tôi chọn hai trường này vì đây là hai trường nằm tại trung tâm của
thành phố Huế, cơ sở vật chất tại hai trường này khá tốt. Hai trường này là nơi
mà phụ huynh học sinh thường có thu nhập tương đối cao và ổn định cho con
theo học; đồng thời thể lực đầu cấp học theo báo cáo của trung tâm Y tế học
đường-Sở Giáo dục-Đào tạo Thừa Thiên-Huế là rất tốt [28].
Chúng tôi chọn lứa tuổi 6-11 bởi thấy đây là lứa tuổi phát triển nhanh cả
về trí lực và thể lực, là lứa tuổi tăng tốc chuẩn bị cho thời kỳ trưởng thành. Lứa
tuổi 6-11 tuổi là lứa tuổi phụ thuộc chặt chẽ vào sự nuôi dưỡng của bố mẹ, thói
quen ăn uống, điều kiện kinh tế xã hội của gia đình. Đây cũng chính là lứa tuổi
đã được khảo sát qua nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế
[1][5][6][7][8][24].
Dự phòng béo phì xảy ra trong lứa tuổi này rất quan trọng trước khi quá
muộn vì béo phì kéo dài đến tuổi trưởng thành rất khó kiểm soát[52][69].
+Tiêu chuẩn loại trừ:
Nghiên cứu của chúng tôi loại trừ các trường hợp béo phì thứ phát (béo
phì do nguyên nhân nội tiết, do khiếm khuyết di truyền, do dùng thuốc chẳng
hạn như dùng corticoids dài ngày vì mục đích điều trị một bệnh khác). Như
trong phầön tổng quan tài liệu đã đề cập, một tiêu chí quan trọng trong thực