Vết tích vật chất thời An Dương
Vương trong nhóm di chỉ khảo cổ
học Đường Cồ
Hiện tượng này tương tự như hiện tượng thấy trong ngôi mộ thuyền
Việt Khê.
Theo cấu tạo tầng đất và so sánh loại hình khảo cổ, ta có thể thấy rằng:
nhóm Đường Cồ chủ yếu tồn tại từ giai đoạn cuối văn hóa Gò Mun và
kéo dài cho mãi tới thời thuộc Đông Hán (thế kỷ thứ 1-thứ 2 sau Công
nguyên).
Kết quả phân tích C14 ở một số di chỉ cho phép xác định về niên đại của
một số di chỉ trong nhóm Đường Cồ như sau: di chỉ Vinh Quang ở lớp
văn hóa Gò Mun, trước nhóm Đường Cồ, có niên đại tuyệt đối là
3.046±120 năm cách ngày nay (tính từ năm 1950 trở về trước), tức
khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 2 đầu thiên niên kỷ thử 1 trước Công
nguyên). Ở chính lớp đất thuộc nhóm Đường Cồ di chỉ Chiền Vậy ở độ
sâu 0m65 có niên đại tuyệt đối là 2.350±100 năm cách ngày nay (tính từ
năm 1950 trở về trước), tức khoảng thế kỷ thử 5 hay thế kỷ thứ 4 trước
Công nguyên.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu cấu tạo lớp đất văn hóa, so sánh loại hình
khảo cổ kết hợp vời những kết quả phân tích C14, bước đầu có thể xác
định được niên đại của nhóm Đường Cồ là: từ khoảng giữa thiên niên
kỷ thử 1 đến thế kỷ thử 1-thứ 2 sau Công nguyên.
Nhóm di tích Đường Cồ nằm trong phạm trù thời đại sắt. Đương nhiên,
niên đại của từng di chỉ trong nhóm này có sớm muộn khác nhau.
Những di vật trong nhóm Đường Cồ, tuy có một số nét nói lên ảnh
hưởng của các vùng lân cận và tuy có mang một số nét địa phương,
nhưng về cơ bản nhóm Đường Cồ vẫn mang đặc điểm truyền thống của
những văn hóa khảo cổ tồn tại trước nó (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò
Mun), đồng thời có nhiều nét tương tự như di tích Đông Sơn hoặc chính
là nhưng di tích của văn hoá Đông Sơn ở đồng bằng Bắc Bộ.
2.Về thời gian tồn tại của nước Âu Lạc
Thời gian tồn tại của nhóm Đường Cồ, là khoảng từ giữa thiên niên kỷ
thứ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 1-thứ 2 sau Công nguyên. Thời
gian này có thể bao gồm nhiều thời kỳ lịch sử, thời kỳ cuối Hùng Vương,
thời kỳ An Dương Vương, thời kỳ thuộc Triệu, thời kỳ thuộc Tây Hán
đến thời kỳ thuộc Đông Hán.
Về thời kỳ lịch sử An Dương Vương và nước Âu Lạc, có nhiều ý kiến
không thống nhất. Có ý kiến cho rằng nước Âu Lạc tồn tại trong 50 năm,
từ năm 257 đến năm 208 trước Công nguyên. Có ý kiến cho rằng trong
30 năm, từ năm 208 đến năm 179 trước Công nguyên. Có ý kiến cho
rằng chỉ 4 hay 5 năm, từ năm 210 đến năng 207 trước Công nguyên.
Những ý kiến đưa ra các thời gian cụ thể này, cứ liệu chủ yếu là thư tịch
cũ và truyền thuyết dân gian, nói chung còn nhiều vấn đề phải tiếp tục
nghiên cửu. Trong phạm vi tư liệu hiện có và tình hình nghiên cứu hiện
nay, chúng tôi thấy hợp lý hơn cả là ý kiến cho rằng trên đại thể, thời
gian tồn tại của nước Âu Lạc có thể định từ nửa sau thế kỷ thử 3 đến
đầu thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.
Đối vời lịch sử cổ đại, thời gian mấy chục năm là rất ngắn ngủi. Một thời
gian ngắn như vậy chưa đủ để có thể làm thay đổi về cơ bản nền văn
hóa của một xã hội. Hơn thế nữa, theo ý chúng tôi, việc nước Âu Lạc
thay thế nước Văn Lang có thể chỉ là sự sáp nhập giữa những cộng đồng
người sống gần gũi nhau trong cùng một địa bàn có những đặc điểm
văn hoá về cơ bản không khác nhau lắm; có thể nói rằng văn hóa Âu Lạc
là sự kế tục và phát triển văn hóa Văn Lang. Cho nên không ngạc nhiên
gì nếu cho đến quay, chúng ta chưa tìm ra được những bộ di vật hoàn
chỉnh mang dấu ấn riêng biệt của thời kỳ lịch sử An Dương Vương, để
có thể tách bạch rõ ràng những di vật nào là của thời kỳ Hùng Vương,
thời kỳ An Dương Vương hay những thời ky sau đó. Hiện tượng này
khác hẳn với thời kỳ sau đó, khi nước ta thuộc Hán (đặc biệt là thời
Đông Hán): ở thời kỳ mà chúng ta rất dễ nhận ra vết tích của văn hóa
Hán.
Trên cơ sở quan sái những di vật khảo cổ trong nhóm Đường Cồ, định
niên đại tương đối của chúng, đối chiếu với những tư liệu chữ viết,
chúng ta tuy chưa tìm thấy nhưng vẫn có thể tìm hiểu được vết tích vật
chất của thời kỳ An Dương Vương. Theo với thời gian những phát hiện
mới về các di chỉ thuộc giai đoạn Đường Cồ sẽ giúp chúng ta cơ sở để
xác định văn hoá của nước Âu Lạc.
Cổ Loa và vùng phụ cận là một khu di tích quan trọng chứa nhiều di tích
của các thời đại, từ thời Phùng Nguyên đến thời thuộc Hàn. Trong đó,
có các di chỉ Đình Chàng, Đường Mây thuộc nhóm Đường Cồ. Theo
truyền thuyết dân gian cũng như những điều ghi chép trong sử sách
xưa, Cổ Loa còn là nơi An Dương Vương đóng đô và xây thành.
Chính vì vậy, những di chỉ thuộc nhóm Đường Cồ tại Cổ Loa có một tầm
quan trọng đặc biệt trong việc tìm hiểu văn hóa vật chất thời kỳ An
Dương Vương. Ở đây chúng ta cần nghiên cứu tường thành, nhưng
cùng với tường thành, toàn bộ khu dì tích này cũng cần được đi sâu
nghiên cứu toàn diện.
Kết luận
1.Nhóm Đường Cồ phát triến sau văn hóa Gò Mun, có mối liên quan
chặt chẽ vời văn hóa Gò Mun và có nhiều đặc điểm giống văn hóa Đông
Sơn. Nhóm Đường Cồ thuộc phạm trù thời đại sắt. Đó là một giai đoạn
phát triển của văn hoá truyền thống bản địa. Nhóm Đường Cồ tồn tại từ
khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên đến ít lâu sau Công
nguyên, như vậy, thời gian này bao gồm nhiều thời kỳ lịch sử: từ cuối
thời kỳ Hùng Vương, qua thời kỳ An Dương Vương, thời kỳ Triệu Đà cho
đến thời kỳ thuộc Đông Hán.
2.Thời kỳ An Dương Vương tồn tại rất ngắn sau thời kỳ Hùng Vương.
Việc xác định một cách rõ ràng một nhỏm di tích nào đỏ thuộc thời kỳ
An Dương Vương là một việc rất khó khăn. Tuy nhiên, qua những di chỉ
thuộc nhóm Đường Cồ có nhiều cơ sở để đoán định rằng bộ mặt văn
hóa thời Âu Lạc về cơ bản không khác thời Văn Lang mà chỉ là sự phát
triển tiếp tục của văn hóa thờì Văn Lang. Nhưng đến giai đoạn Âu Lạc
thì bên cạnh nền ván hóa cổ truyền, xuất hiện bước tiến vượt bậc về kỹ
thuật quân sự, hay cũng có thể nói cụ thể là về quốc phòng, đặc biệt là
việc xây thành và cải tiến vũ khí bắn xa. Tăng cường tầm hiệu quả của
vũ khí.
3.Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là sự sáp nhập của hai cộng
đồng người xa xôi nào đó, mà là những cộng đồng người rất gần gũi
nhau. Về văn hóa, trên cơ bản, họ giống nhau, có sự kế thừa lẫn nhau.
Vì thế, tìm ra một văn hóa khảo cổ Âu Lạc riêng biệt khác hẳn với văn
hóa khảo cổ Văn Lang là một việc khó, cần phải tốn nhiều công sức của
nhiều người và trong một thời gian dài.
4.Việc sử dụng và tiếp thu công cụ sắt ngay từ trước khi nước Âu Lạc
thành lập đã giúp cho người Âu Lạc mở rộng phạm vi canh tác: sản xuất
nông nghiệp phát triển, đời sống được nâng cao tạo điều kiện cho nghề
thủ công phát triển. Nghề gốm phát triển cao, sản phẩm làm ra bền hơn
trước.
Công cụ bằng đồng vẫn được sử dụng nhưng có xu hướng giảm dần.
Người ta đã làm nhiều đồ minh khí đồng, như rìu, đe dùng vào việc mài
tảng. Điều này một mặt nói lên nghề đúc đồng phát triển cao, mặt khác
nói lên quan niệm chia của giữa người sống và người chết đã có sự thay
đổi nhất định đồng thời cũng phản ánh sự phân chia giàu nghèo trong
xã hội.
Đồ sắt phát triển, chủ nhàn của nền văn hóa biết bỏ thép vào lưỡi công
cụ bằng sắt để cho công cụ cứng hơn, sắc hơn, và tất nhiên việc sử
dụng nhiều đồ sắt không thể không dẫn tởi hệ quả là sức sản xuất phát
triển thêm một bước.
5.Việc đắp thành Cổ Loa là một sự kiện lớn, chứng minh rằng văn hóa
vật chất thời kỳ An Dương Vương đã phát triển đến một trình độ rất
cao. Chủ nhân của những di vật trong nhóm Đường Cồ đã chế tạo được
công cụ sắt nên có thể có khả năng đào đắp tòa thành Cổ Loa to lớn và
phức tạp như trong truyền thuyết và thư tịch đã ghi chép. Tất thiên,
thành Cổ Loa còn phải được nghiên cứu lâu dài và kỳ càng hơn. Chúng
ta phải chú ý nghiên cứu kỹ những phần sửa chữa, bồi đắp hoặc làm
mới của những thời đại sau, với những vết tích còn lại từ thời An
Dương Vương mới co thể rút ra những kết luận khoa học tiếp cận với
chân lý khách quan.