Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tổng quát cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)_3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.62 KB, 8 trang )

Tổng quát cuộc Khởi nghĩa
Lam Sơn (1418 - 1427)

Trận Diễn Châu

Tháng 6 năm 1425, Lê Lợi sai Đinh Lễ đem quân đánh thành Diễn
Châu. Thành này là trị sở của châu Diễn (gồm các huyện Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, Yên Thành ngày nay). Quân Minh cố thủ trong thành. Quân
Minh ở Thanh Hóa điều 300 thuyền lương do đô ti Trương Hùng chỉ huy
vào tiếp tế cho thành Diễn Châu, nhưng rơi vào ổ phục kích của quân
Đinh Lễ ngay tại ngoài thành. Quân Minh bị mất nhiều thuyền bè và
lương thực, lại thêm trên 300 binh sĩ bị tử trận tại chỗ. Trương Hùng bỏ
chạy về Thanh Hóa. Quân Việt tiếp tục vây hãm thành.

Kết quả

Dùng lối đánh bao vây và mai phục, chỉ trong vài tháng, quân Việt đã
giành được những thắng lợi quan trọng, giải phóng các miền Nghệ An,
đưa các thành Nghệ An và Diễn Châu vào thế bị cô lập. Nghệ An trở
thành căn cứ quan trong, bàn đạp lợi hại để giải phóng các vùng khác
của đất nước, trước hết là Thanh Hóa và Tân Bình-Thuận Hóa. Quân
Minh chỉ còn giữ được mấy thành ở đây, nhưng bị chia cắt và cô lập
hoàn toàn, không ứng cứu được cho nhau.

Ý nghĩa

Chiến dịch giải phóng Nghệ An của quân Lam Sơn thành công đã làm
thay đổi cục diện chiến tranh Minh-Việt tại Việt Nam. Giải phóng được
cả miền rộng lớn từ Thanh Hóa vào Nam, nghĩa quân Lam Sơn phát
triển mạnh cả về lực lượng và kinh nghiệm chiến đấu, có điều kiện tiến
hành tổng tấn công ra miền Bắc.



4.Giải phóng Đông Quan

Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động

Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến.
Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân
Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.

Lê Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trí.
Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho
Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí
hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan.

Quân Vân Nam do Vương An Lão chỉ huy kéo sang. Phạm Văn Xảo phá
tan viện binh Vân Nam. An Lão chạy về cố thủ ở thành Tam Giang.
Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và
Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt
biển ra cứu Đông Quan. Quân Lam Sơn định đón đường ngăn chặn
nhưng không được. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây
thành, còn mình kéo đại quân ra bắc.

Vua Minh sai Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện. Thông
hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã
Kỳ. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh
quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương
Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã
phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn
Xí.


Trận Tốt Động - Chúc Động là trận đánh diễn ra trong các ngày 5-7
tháng 11 năm 1426, giữa nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với
quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội). Đây là
một chiến thắng quân sự lớn của nghĩa quân Lam Sơn và được nhắc đến
trong Bình Ngô đại cáo.

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm;
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm


Địa điểm

Địa điểm diễn ra là tại hai nơi, cách nhau khoảng 6-7 km, đều thuộc địa
bàn huyện Chương Mỹ Hà Nội ngày nay là:

Tốt Động còn gọi là Tụy Động (nay là xã Tốt Động), tại đây nghĩa quân
Lam Sơn phục binh chặn đánh cánh tiên phong của quân Minh ở Đông
Quan
Chúc Động còn gọi là Ninh Kiều (nay là thị trấn Chúc Sơn), là nơi quân
Lam Sơn mai phục chặn đánh hậu quân của quân Minh từ Đông Quan
kéo ra.

Bối cảnh

Sau 8 năm khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng trở nên vững
mạnh, chiếm lại được vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào đến Tân
Bình, Thuận Hóa (Thừa Thiên-Huế ngày nay), đang chuyển hướng tấn
công ra Bắc. Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3
cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây
bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra

đánh Đông Quan. Quân Lam Sơn liên tiếp thắng trận, đẩy dần quân
Minh vào thế phòng ngự bị động, buộc đối phương phải co cụm về bảo
vệ Đông Quan.

Viện binh nhà Minh

Nhà Minh đã phải cử Vương Thông dẫn hơn 50 nghìn quân sang tăng
viện cho Đông Quan. Tạo cho Đông Quan thành cứ điểm tập trung hơn
100 nghìn quân Minh, giành ưu thế về binh lực để mở các cuộc tiến
công lớn ra vùng ngoại vi Đông Quan, hòng giành lại thế chủ động chiến
lược.

Ngày 5 tháng 11 năm 1426, Vương Thông tập trung hơn 90 nghìn quân
tiến theo hướng Nam và Tây Nam, nhằm đánh các cánh quân Lam Sơn
của các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ

Trận mở màn

Vương Thông chia 10 vạn quân Minh ở Đông Quan thành 3 cánh quân
lần lượt kéo ra khỏi thành, tiến về hướng Tây Nam hướng tới Ninh Kiều
nơi có đạo quân của Phạm Văn Xảo, Lý Triện. Một cánh do chính
Vương Thông chỉ huy, một cánh do Phương Chính và Lý An chỉ huy,
cánh còn lại do Sơn Thọ cùng Mã Kỳ chỉ huy.

Cánh quân của Vương Thông kéo đến đóng tại bến đò trên sông Đáy ở
làng Cổ Sở, làm cầu phao qua sông. Cánh quân của Phương Chính kéo
đến Sa Đôi (đò Đôi) trên sông Nhuệ đóng đồn. Sơn Thọ kéo theo đường
qua làng Nhân Mục (cống Mọc trên sông Tô Lịch) đến đóng đồn tại cầu
Thanh Oai bắc qua sông cổ Đỗ Động.


Cánh quân Minh do Sơn Thọ chỉ huy bị rơi vào trận địa mai phục của
quân Lam Sơn bố trí ở cánh đồng Cổ Lãm (Thanh Oai) ngày 5 tháng 11,
bị thiệt hại nên rút lui về tụ tập với Vương Thông. Cánh quân của
Phương Chính thấy quân Lam Sơn tiến đánh, cũng rút về theo Vương
Thông.

Diễn biến

Tối ngày 5 tháng 11, Vương Thông lập kế hoạch mới, gộp quân của Sơn
Thọ và Phương Chính với quân của mình thành một khối đánh xuống
Ninh Kiều. Ngày 6 tháng 11, quân Minh tới nơi thì quân Lam Sơn đã rút
lui về Cao Bộ. Vương Thông quyết định chia quân thành 2 cánh để từ
Ninh Kiều đến đánh Cao Bộ. Một cánh đi qua Chúc Động và Tốt Động
để đánh vào lưng đối phương. Một cánh nữa và là cánh chủ lực do đích
thân Vương Thông chỉ huy đi tới Chúc Động rồi tới phía Bắc Cao Bộ,
đánh vào chính diễn của đối phương. Theo kế hoạch, cánh quân đánh tập
hậu khi đã sẵn sàng thì nổ pháo hiệu để cả hai cánh quân đồng loạt đánh
vào tiêu diệt quân Lam Sơn.

Nắm được ý đồ của đối phương (bắt và tra hỏi được trinh sát của quân
Minh), quân Lam Sơn được tăng viện của cánh quân do Đinh Lễ và
Nguyễn Xí chỉ huy đã bố trí hai trận mai phục ở Chúc Động và Tốt
Động.

Đêm đến, quân Lam Sơn chủ động nổ súng. Cánh quân Minh do Vương
Thông chỉ huy lúc đó đi đến Tốt Động tưởng pháo lệnh như đã hẹn nên
vội vã tiến lên, bị quân Lam Sơn mai phục ập lại đánh cho tan tác. Trong
khi đó, chỉ huy cánh quân Minh đánh tập hậu khi thấy có pháo hiệu đáng
lẽ phải do mình thực hiện đã nghi ngờ và cử quân đi trinh sát, nhưng
thấy Cao Bộ vẫn yên ắng nên cũng không phản ứng gì. Đến khi nhận

được tin rằng cánh quân của Vương Thông bị tập kích ở Tốt Động và đã
tháo chạy, thì cánh quân tập hậu mới vội vàng rút chạy về hướng Chúc
Động. Tại Chúc Động, cả cánh quân tập hậu lẫn hậu quân của cánh
Vương Thông lại bị quân Lam Sơn mai phục đổ ra đánh tiếp. Ninh Kiều
- cầu bắc qua sông Ninh Giang - bị quân Lam Sơn chặt đứt.

Kết quả

5 vạn quân Minh bị tiêu diệt, 1 vạn quân Minh bị bắt sống. Một lực
lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức
"làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang". Các chỉ huy của quân Minh là
Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận. Ngay Vương Thông cũng
bị thương.

Kết cục của trận Tốt Động-Chúc Động đã làm phá sản kế hoạch phản
công của Vương Thông đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn
buộc quân Minh phải rút về cố thủ và chấp nhận đàm phán. Do mất rất
nhiều vũ khí trong trận này, quân Minh buộc phải tìm cách chế tạo vũ
khí. Trong khi đó, quân Lam Sơn có thêm rất nhiều vũ khí và có thể đã
tiếp thu thêm công nghệ chế tạo súng của quân Minh.

Đây là trận quyết chiến, một trong những thắng lợi quyết định toàn cục
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trận đánh này đánh dấu bước chuyển
quan trọng về thế của nghĩa quân: từ phòng ngự bị động sang chủ động
tiến công lực lượng chủ lực của quân Minh.

×