Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nước Văn Lang và cương vực của nó qua tài liệu ngôn ngữ học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.67 KB, 7 trang )

Nước Văn Lang và cương
vực của nó qua tài liệu ngôn
ngữ học

Trước đây, trong một bản báo cáo khoa học học đăng 1963 về mối liên
hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, chúng tôi
đã có dịp trình bày về một hệ thống tên sông được hình thành trên một
cơ sở ngôn ngữ chung cho cả miền Đông Nam Á. Tiêu biếu cho hệ thống
đó là sự trùng tên hai con sông lớn nhất trong vùng: sông Dương Tử và
sông Mê-kông (cả hai đều có tên là Công). Hệ thống tên sông này có thể
cắt nghĩa bằng ngôn ngữ của các dân tộc hiện đang sống ở đây. Điều
này chứng minh rằng: những ngôn ngữ ở đây đã được phát triển liên
tục. Trong quá trình phát triển lịch sử ở đây không xảy ra viện thay thế
những ngôn ngữ khác nhau (1 Trường Đại học Tổng hợp: Thông báo
khoa học, Tập Ngôn ngữ-Văn học Hà Nội, 1966).

Tuy nhiên tên sông là loại địa danh cổ nhất, nó ứng với thời kỳ các tộc
người chưa phân hóa rõ rệt thành những dân tộc cụ thể, với những tên
gọi và những đặc trưng nhiều mặt khác nhau chưa hình thành rõ nét.
Hệ thống tên sông ở Đông Nam Á chỉ giúp chúng ta hình dung được
phần nào địa bàn sinh sống và nền tảng ngôn ngữ của những dân tộc kế
tục phát triển trên đó. Nhưng trên cái nền bao quát đó, tổ tiên người
Việt ở đâu? Đâu là nơi tổ tiên chúng ta dựng làng, lập nước, khởi đầu
cho một dân tộc có truyền thống vẻ vang ngày nay?

Muốn trả lời câu hỏi trên, chúng ta phải lần lượt xét đến nhưng loại địa
danh gần gũi với chúng ta hơn như: tên nước, tên làng

Về tộc danh này đã có nhiều ý kiến giải thích như: “Văn Lang là nước
của những quan lang xăm mình” Đào Duy Anh, “Văn Lang là do chép
nhầm từ tên Dạ Lang” (Ma-xpê-rô).



R.Xtai-nơ, tác giả cuốn Nước Lâm Ấp đặt tên Văn Lang vào trong một hệ
thống tộc danh và địa danh có yếu tố “Lang” như Bạch Lang (Tứ Xuyên),
Việt Lang (Quảng Đông), Dạ Lang (Quảng Tây), Mơ-ran, Mơ-ren, Mơ-
nông, Tchang-lang, Khang lang và đối chiếu yếu tố lang trong danh từ
riêng với những danh từ chung chỉ ao, hồ, làng, đầm ở các địa phương
trên. Xtai-nơ có ý muốn giải thích tộc danh Văn Lang bằng những từ
này.

Chúng tôi tán thành phương pháp làm việc của Xtai-nơ trong khi nghiên
cứu vấn đề này, vì đó là một phương pháp ngôn ngư học, đúng hơn là
phương pháp của các tác giả khác. Không theo giải thích tộc danh bằng
cách phán đoán tùy tiện và hơn nữa lại tách một tên gọi ra làm hai phần
và mỗi phần giải thích bằng một thứ ngôn ngữ khác nhau. Tên Văn Lang
không đứng một mình mà nằm trong một hệ thống tộc danh có yêu tố
chung là “-Lang”. Ở Đông Nam Á (cũng như ở nhiều nơi khác trên the
giới) chúng ta có thề tìm thấy nhiều hệ thống tộc danh kiểu này. Chẳng
hạn hệ thống tộc danh có yêu tố “pu” “phu”: Phu Xai là tên người Lào
tự xưng, Phu Thung: tên một dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Thái mà người
ta còn gọi là Mường Cửa Rào. Pu Y (Bố Y) là tên người Choang tự xưng
ở các huyệt Long An, Điền Lâm, Tam Giang thuộc Quảng Tây. Pú Thủ
(Bố Thổ): tên gọi người Choang ở huyện Điền Dương, Bách Sắc.
Hệ thống tộc danh Mon, Moe, Mọi là tên tự xưng của nhiều dân tộc
thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ-me sinh sống dọc Trường Sơn và rải
rác ở vài nơi trên đất Miến Điện.

Hệ thống tộc danh Thái, Xai, Đay, Tày là tên tự xưng của nhiều dân tộc
thuộc nhóm ngôn ngữ Thái.
Và hệ thống tộc danh có yếu tố “Lang” chúng ta có thể bổ sung một vài
tài liệu cho danh sách mà Xtai-nơ đã thống kê. Theo sử cũ chép lại thì

có nhóm người Dạ Lang sinh sống ở bắc Quảng Trị. Theo các sách viết
vào đời Minh ở Trung Quốc, như Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư, thì ở
tỉnh Quảng Tây có nhiều người Lang (Lang nhân), đâu đâu cũng thấy, do
đó thổ bình vùng này được gọi là Lang binh. Thế là người Choang, cách
đây đến 4, 5 thế kỷ vẫn còn được gọi là người Lang. Tên Choang tộc
hiện nay đọc theo âm Hán Việt là Chàng tộc, chẳng qua chỉ là biến thể
ngữ âm của tên Lang, cũng như cách phát âm khác nhau giữa tên lang
Hán Việt và chàng trong tiếng Việt.

Vậy những yếu tố được lắp đi lắp lại ở những địa danh trên là gì. Từ
phu, phu trong hệ thống tộc danh thứ nhất tìm thấy trong các ngôn ngữ
nhóm Thái với nghĩa là “người đàn ông”. Chính từ phu này đã thâm
nhập vào tiếng Hán và với nghĩa là “đàn ông” “chồng” như: nông phu,
thất phu, phu quân Từ này còn tìm thấy trong những ngôn ngữ ở cực
nam Trung Bộ như trong tiếng Bi-at, Stiêng thì bu có nghĩa là “Người”.
Các từ môn, mol, mọi trong nhiều ngôn ngữ thuộc nhóm Môn Khơ-me
dọc Trường Sơn và trong tiếng Mơ-nông đều có nghĩa là “người”. Trong
tiếng Dao, từ mun cũng có nghĩa là người.

Thông thường tộc danh và nhất là những tộc danh cổ đều xuất phát từ
những danh từ chung có nghĩa là “người”. Trên thế giới loại tộc danh
như thế, hiện nay còn gặp được rất nhiều, nhấl là ở những dân tộc
thiểu sổ sống ở miền rừng núi.

Vậy Lang có nghĩa là gì? Chúng ta thấy từ Lang xuất hiện trong tiếng
Hán rất muộn, mãi đến đời Đường trong sách vở mới có từ này, với
nghĩa là “đàn ông” đối lập với chữ “nương” là nàng. Trong tiếng Việt có
những từ tương đương là chàng và nàng. Những từ này hiện nay không
còn dùng với vẻ tôn kính như xưa. Nhưng nếu chúng ta đi thăm lại các
di tích thờ cúng cũ như những nơi thờ nhân thần và thiên thần thời

Hùng Vương như thờ Tản Viên và các vị quan lang con các Vua Hùng
chẳng hạn thì chúng ta sẽ được nghe tên những vị thần đại loại như
sau: Đức Chương Nhị đại vương, Đức Chương Út đại vương, Đức Cương
Trực đại vương-tên 3 vị thánh thờ ở đình Bảo Đà, Việt Trì.

Xã Hồng Hà (Lâm Thao, Vĩnh Phú) có đình thờ nữ thần tên là Non Trang
da nàng Những tên này được kiêng cữ rất kỹ, chỉ có cụ tiên chỉ và ông
từ biết để khấu khi cúng hèm mà thôi.

Như thế là trong tên nôm húy, các vị thần đều được gọi bàng chàng và
nàng.

Theo Lĩnh Nam chích quái thì các con trai Hùng Vương gọi là quan lang,
con gái gọi là mỵ nương. Nhiều học giả cho rằng chính từ quan lang này
đã lưu lại ở người Mường và về sau vẫn dùng để gọi giai cấp quý tộc
phong kiến: quan lang là người đứng đầu một mường. Nhưng như
chúng ta đã thấy ở trên, những từ lang và nàng (nương) dùng để gọi
con trai con gái Hùng Vương vẫn được ghi lại trong các đình miếu người
Việt và được phát âm theo kiểu hiện nay là chành và làng (sau này
chúng ta sẽ trở lại những từ quan lang và mị nương).

Vậy những từ lanq và nương đã từ những ngôn ngữ phía nam Trung
Quốc thâm nhập vào tiếng Hán, cũng như từ giang là “sòng” đã được
phân tích ở trên. Đi thêm vào các ngôn ngữ phương Nam, chúng ta sẽ
gặp từ drang-lô trong tiếng Ba-na có nghĩa là “đàn ông”, trong tiếng, Ê-
đê a-rang là “người”, trong tiếng Chàm u-rang, trong các ngôn ngữ In-
đô-nê-xi-a, Mã Lai o-ranq đều có nghĩa là người.

Vậy những tộc danh Lang, Văn Lang, Dạ Lang đã bắt nguồn từ một
danh từ có nghĩa là “đàn ông”, “người” với những hình thái biến đổi

khác nhau tùy theo ngôn ngữ, phương ngữ và tùy theo từng giai đoạn
lịch sử khác nhau. Những tộc danh như Văn Lang, Việt Lang, Bạch Lang,
xét về cách phát âm tiếng Việt cổ và tiếng Hán cổ (vì dùng tiếng Hán để
phiên âm tiếng địa phương), đều bắt đầu bằng bán nguyên âm môi “w”
hay phụ âm môi “p” và theo với quy luật biến âm thì những âm này
thông vớt các nguyên âm trên môi, như o, u tức là có thể chuyển âm
lẫn cho nhau từ trạng thái nọ sang trạng thái kìa, cũng như hai phụ âm l
và r cùng thông với nhau. Những từ như Văn Lang, Việt Lang với u-rang,
o-rang cũng như Dạ Lang với drang (trong drang-lô) vẫn được xem là
những từ giống nhau trong phương pháp so sánh của ngôn ngữ học lịch
sử. Hơn nữa, trong tiếng Hán, trong khoảng 2.000 năm trở lại đây,
không có phụ âm r, do đó những từ có phụ âm r trong các ngôn ngữ
khác đều được phiên âm sang chữ Hán bằng l. Chữ nôm của ta cũng
phản ánh điều này.

×