Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐẶC TRƯNG VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN_1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.53 KB, 8 trang )

ĐẶC TRƯNG VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT
CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN


1. LỰC LƯỢNG NÀO BIỂU HIỆN SỰ “ ĐOÀN KẾT” TRONG PHONG
TRÀO?.
2. HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ VẤN ĐỀ “ ĐOÀN KẾT” THỂ HIỆN TRONG
PHONG TRÀO?
3. NHẬN ĐỊNH VỀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VẤN ĐỀ “ĐOÀN KẾT”
TRONG PHONG TRÀO?(CÓ RÚT RA BÀI HỌC…)


Thế kỷ 16, Đại Việt chìm trong chia cắt: hết cuộc chiến giữa tập đoàn
phong kiến Trịnh-Mạc cho đến cuộc đối đầu triền miên giữa dòng họ
Trịnh-Nguyễn. Cuối thế kỷ, cục diện đàng trong đàng ngoài chính
thức hình thành và kéo dài mãi từ đó đến gần hai thế kỷ sau.
Đất nước lâm nguy, vua chúa cả hai miền chỉ lo vơ vét của cải, ăn
chơi hưởng lạc, khiến nhân dân lầm than. Trong bối cảnh ấy, không
ít cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Tuy nhiên, chưa cuộc khởi nghĩa nào
thắng lợi.
Năm 1771, trên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai ngày
nay), 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phất cờ khởi
nghĩa. Được nhân dân ủng hộ, trong vòng 12 năm, từ 1777-1789,
nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp lập nên những chiến công hiển hách: lật
đổ 2 tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn; đánh tan 5 vạn quân Xiêm
và đè bẹp 29 vạn quân Thanh Xâm lược.
Trong suốt chặng đường chiến đấu, Ba anh em Tây Sơn, đặc biệt là
Nguyễn Huệ đã không chỉ chứng tỏ mình là nhà lãnh đạo chính trị
xuất sắc mà còn là một nhà cầm quân tài ba. Những gì ông làm,
không phải vị tướng nào cũng thực hiện được.
Xuất phát điểm của phong trào Tây sơn là Ấp Tây Sơn, là cuộc đấu


tranh giữa nhân dân với giai cấp thống trị phong kiến Đàng trong
sau đó lan ra cả Đàng ngoài. Quá trình chuyển biến (vào Nam ra Bắc,
thống nhất đất nước) đó, yếu tố nào đã tạo nên mộ sức mạnh tổng
lực đưa cách mạng Tây Sơn đến thắng lợi, mà từ trước đến thời điểm
này chưa hề có? Thông qua diễn biến của cuộc khởi nghĩa, chúng ta
thấy nhân tố rất quan trọng làm nên thắng lợi của phong trào Tây
sơn-đó là tinh thần “đoàn kết”, đặt dưới sự chỉ đạo chung của một
lực lượng thống nhất:
Ø Ở Đàng trong, Ngay từ khi mới khởi nghĩa, địa bàn hoạt động chỉ
mới trong phạm vi nhỏ hẹp của miền núi rừng Qui Nhơn-Ấp Tây
Sơn, phong trào Tây Sơn cũng cũng đã có một khả năng đoàn kết, thu
hút được đông đảo từng tầng lớp nhân dân và thành phần dân tộc
tham gia. Trong hàng ngũ nghĩa quân, đã có cả người đa số và người
thiểu số. Những đội quân người Thượng “cởi trần trùng trục, đầu
quấn khăn, cổ đeo tầu vàng lá bạc….là những đội quân rất hăng và
gan dạ. Nhứng thổ hào như Nguyễn Thung, chàng Lía…tích cực
hưởng ứng than gia phong trào. Thương gia cũng tích cực tham gia
phong trào như Huyền Khê, một người giàu lớn ở Qui Nhơn đã giúp
đỡ nghĩa quân về mặt tài chính, lương thực… “Hào mục bản thổ đua
nhau nổi dậy hưởng ứng với Nhạc, thế giặc ngày càng bùng lên”
(theo Cương mục). Phong trào Tây Sơn đã lôi cuốn cả người Hoa ở
miền Nam lúc này, tập hợp thành những đơn vị chiến đấu, dưới sự
chỉ huy của Lí Tài và Tập đình. Những lãnh tụ Tây Sơn liên lạc với cả
người Chiêm Thành: nữ chúa Chiêm đã từng đem quân tới đóng ở
Thạch Thành ủng hộ Tây sơn đánh Nguyễn ở Đàng Trong. Lính Tây
Sơn còn có bộ phận gồm những người thiểu số khác ở Cao Miên, Cam
Biên, Xiêm…(theo Giáo sĩ Le Roy).
Ø Ở Đàng ngoài, quân Tây sơn luôn luôn tranh thủ sự ủng hộ đồng
tình của quân chúng nhân dân. Trong cuộc đấnh quân Trịnh, quân
Tây Sơn đã phối hợp chặt chẽ với nhân dân, nhân dân đã tự bố trí

khắp ngả để chặn đường đón giết quân Trịnh; Trong trận đánh quân
Thanh, khi hành quân và dừng chân mười ngày để nghĩ, nhân dân đã
tham gia nghĩa quân đông đảo. Trong thư Nguyễn Huệ gửi cho vua
Thanh có Đoạn: “Quân Sĩ Nghị xông vào đánh, vừa mới giao phong
đã tan vỡ, chạy trốn khắp ngả, xô đè lên nhau mà chết…những quân
chạy trốn ra được các thôn xã ngoài thành bị dân đánh giết hầu
hết…” và Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông
được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu,
Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở Ra Thăng Long, Nguyễn
Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch,
Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là những kẻ sĩ đất
bắc có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng
tác hết lòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng
Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và
giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.

Như vậy, phong trào Tây Sơn được tập hợp-đoàn kết bởi nhiều
thành phần, tầng lớp vừa biểu hiện tính phức tạp và vừa thể hiện
tính phong phú và đa dạng làm cho phong trào lớn mạnh hơn tất cả
những phong trào đấu tranh của nông dân Việt Nam từ trước

Từ 1771 - 1792, từ 18 tuổi đến tuổi 38, trong 21 năm liền, Quang
Trung Nguyễn Huệ đã cống hiến tất cả tài năng và nghị lực cho cuộc
đất tranh vì lợi ích của nhân dân, "Tưới mưa dầm kẻo cùng dân sa
chốn lầm than" (Hịch đánh Trịnh), "Quét trừ loạn lạc, cứu dân trong
vòng nước lửa" (Chiếu lên ngôi), vì độc lập dân chủ và chủ quyền
quốc gia, "Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" (Hiệu dụ
quân sĩ).
Phát huy sức mạnh quật khởi của nhân dân kết hợp với sức mạnh
yêu nước, đoàn kết của dân tộc, Quang Trung đã tạo nên sức mạnh

thắng lợi của phong trào Tây Sơn và quân đội Tây Sơn. Dấu chân và
chiến công của người anh hùng bách chiến bách thắng đó, từ đất Tây
Sơn lịch sử đã lan tỏa ra khắp nước, từ đồng bằng sông Cửu Long
phía nam, qua đô thành Phú Xuân của miền Trung, đến đất Thăng
Long nghìn năm văn vật và đồng bằng sông Nhị phía Bắc. Nét nổi bật
trong nghệ thuật quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ là tinh thần
tiến công mãnh liệt và lối đánh thần tốc, bất ngờ. Kẻ thù cũng phải
thừa nhận, dưới sự chỉ huy của Quang Trung, quân Tây Sơn "hành
binh như bay, tiến quân rất gấp, đi lại mau chóng vùn vụt như thần"
(lời một viên quan nhà Lê, Hoàng Lê nhất thống chí), "tướng như
trên trời rơi xuống, quân như dưới đất chui lên" (lời quân Thanh,
Hoàng Lê nhất thống chí), tiến công "như nước triều dâng" (lời Trần
Nguyên Nhiếp, bí thư của Tôn Sĩ Nghị, An Nam Quân doanh kỷ yếu).
Tài năng của Nguyễn Huệ biểu thị tập trung nhất trong việc cổ vũ và
tập hợp lực lượng các tầng lớp xã hội, các dân tộc miền núi, kể cả
một số quan lại, sĩ phu, tướng lĩnh trong chính quyền Trịnh -
Nguyễn. Đặc biệt khi tiến lên làm nhiệm vụ dân tộc, chống giặc ngoại
xâm bảo vệ dân tộc, Quang Trung đã giương cao ngọn cờ yêu nước,
ra sức thu nạp những người yêu nước trong xã hội. Quang Trung rất
coi trọng việc chiêu hiền đãi sĩ và đã nhận được sự phò tá của khá
nhiều trí thức yêu nước tài năng. Những trí thức tiêu biểu là Trần
Văn Kỷ, Lê Công Miễn… ở Đàng Trong, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích,
Nguyễn Thiếp, Vũ Huy Tuấn, Nguyễn Thế Lịch… ở Đàng Ngoài. Tài
năng của Quang Trung Nguyễn Huệ khá toàn diện mà cơ sở quyết
định là xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, từ quyết tâm "giúp
dân dựng nước" (Ngọc Hân, Ai tư vãn) của một anh hùng cứu dân,
cứu nước.
Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra bắc với khẩu hiệu "Phù Lê diệt
Trịnh", cô lập triệt để quân Trịnh nên lấy được Bắc Hà một cách dễ
dàng. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hữu Chỉnh: "Ta đem mấy vạn

quân ra đây, chỉ đánh một trận mà dẹp yên được cả thiên hạ Ví
phỏng ta muốn xưng đế, xưng vương, gì mà chẳng được. Sở dĩ ta
nhường nhịn không ở những ngôi ấy, là hậu đãi nhà Lê đó thôi!"
(Hoàng Lê nhất thống chí). Nhưng Nguyễn Huệ cũng biết trong nhân
dân và nho sĩ Bắc Hà còn nhiều người luyến tiếc nhà Lê nên ông
bằng lòng lấy công chúa Ngọc Hân nhà Lê rồi lui về Thuận Hóa. Năm
1787, sau khi sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra bắc giết Nguyễn Hữu
Chỉnh, Nguyễn Huệ vẫn để cho Lê Duy Cẩn làm giám quốc bù nhìn.
Nguyễn Huệ chỉ chính thức lên ngôi hoàng đế thay nhà Lê khi Lê
Chiêu Thống lộ rõ bộ mặt phản quốc, rước quân Thanh vào giày xéo
đất nước.

Trước khi tốc thắng ra Bắc phù Lê, diệt Trịnh, lịch sử ghi nhận về
Nguyễn Huệ là một tài năng về quân sự, còn những cố gắng của ông
trên lĩnh vực chính trị rộng lớn, có chăng, cũng mới chỉ biểu hiện mờ
nhạt. Bởi vì ngày ấy, những chiến công quân sự lẫy lừng ở miền Gia
định không được chuyển hóa thành thắng lợi chính trị bền vững tuy
thuộc về Nguyễn Nhạc, nhưng là một trong các lãnh tụ của phong
trào Tây Sơn, Nguyễn Huệ cũng dự một phần trách nhiệm.

Song, trải qua thực tiễn, qua tháng năm xông pha trận mạc, cùng với
sự lớn mạnh của phong trào, Nguyễn Huệ đã có được tầm nhìn phổ
quát hơn. Tầm nhìn đó không chỉ biểu hiện ở lĩnh vực quân sự mà
còn ở khía cạnh chính trị, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Nguyễn
Huệ với các thần triều cũ. Trong quan điểm "trung quân" thời phong
kiến, vấn đề này chẳng những thể hiện tầm nhìn của một lãnh tụ, sự
nhạy cảm thức thời của một số trí thức, quan lại phong kiến mà nó
còn tỏ rõ được sức thu hút, bản chất tiến bộ hay không của một
phong trào.


Mối quan hệ giữa Nguyễn Huệ với các thần triều cũ không chỉ biểu
hiện sau khi ông trở thành người anh hùng "áo vải cờ đào" áo sạm
đen màu khói súng giữa kinh thành Thăng Long ngày 5 tháng Giêng
năm Kỷ Dậu (1789) mà đã xác nhận qua thái độ ứng xử với viên
tham tấn Nguyễn Đăng Trường và danh sĩ Trần Văn Kỷ, những người
đã chịu nhiều ơn mưa móc của chúa Nguyễn. Với những người bên
kia chiến tuyến đó, trong quan niệm xưa mà Nguyễn Huệ đã "lấy lễ
tôn kính bậc thầy và khách" hoặc chủ động tìm mời, cho dự vào nơi
"màn trướng" - dù là sách lược đi nữa, cũng đáng để chúng ta trân
trọng.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những việc trên đây, tài năng và đức
độ của Nguyễn Huệ trong việc vời đón và trọng dụng nhân tài cũng
chưa đủ sức thu phục lòng người. Chỉ từ khi đánh tan 3.000 quân
Trịnh, tiến sát sông Gianh - ranh giới của hơn 200 năm cắt chia đất
nước, ruổi thẳng ra Bắc, lật nhào nền thống trị ngót 300 năm của họ
Trịnh ở Thăng Long, thực hiện một kỷ luật rất chặt chẽ trong quân
đội, lập lại trật tự bởi một sự công bằng nhanh gọn, làm những gì cần
thiết để tỏ rõ danh nghĩa "phù Lê". Nguyễn Huệ mới thực sự để lại
những ấn tượng tốt đẹp không dễ phai mờ trong dân chúng Bắc Hà,
gây được ảnh hưởmg nhất định đối với tầng lớp quan lại cấp thấp
triều Lê.

Nhưng, do hạn hẹp về tầm nhìn và sự đố kỵ về tài năng, Nguyễn
Nhạc đã vội ra Thăng Long, ép Nguyễn Huệ trả lại đất cho vua Lê.
Việc làm đó đã gây nên sự bất đồng về quan điểm, dẫn tới bất hòa
giữa hai anh em và bùng nổ thành xung đột quân sự. Từ đây, mâu
thuẫn trong nội bộ phong trào lộ phát, dù cho đã được hòa dịu bằng
một thỏa hiệp nhưng vẫn gây nên xáo động trong quân đội Tây Sơn,
mà trước tiên là trong đội ngũ tướng soái.

×