Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh của lâm phần trâm bầu (compretum quadrangulare kurz) tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
.......................................

THÁI VĂN THÀNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ DẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KHẢ NĂNG TÁI
SINH CỦA LÂM PHẦN TRÂM BẦU (Compretum quadrangulare Kurz)
TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số : 62.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG

HÀ NỘI, 2011



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã từ lâu cát bay, cát nhảy, cát trôi luôn là mối đe dọa thường xuyên và nguy
hiểm đối với cuộc sống của người dân ven biển các tỉnh miền Trung nước ta. Trải
qua hàng triệu năm vận động địa chất, cát theo sóng biển được đưa lên bờ, từ đó gió


tập trung thành cồn cát lớn trên đất liền, hàng năm cứ vào mùa gió thổi thì cát lại theo gió
lấp ruộng vườn, nhà cửa, đường sá, phá hoại hoa màu và các công trình khác.
Khoảng 400.000 ha các giải cát di động trải dọc bờ biển miền Trung đã, đang
bị sa mạc hóa, mỗi năm có khoảng 20 ha đất canh tác nông nghiệp bị lấn bởi các
đụn cát di động [1]. Vì vậy cần phải có các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng
rừng phòng hộ vững chắc mới bảo vệ được môi trường phòng tránh thiên tai, phát
triển sản xuất.
Vùng đất cát ven biển huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị là một tiểu vùng sinh
thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện môi
trường của vùng đất này trong vì thập niên vừa qua có sự biến động khá mạnh do
tác động của thiên nhiên và con người. Bão lụt hàng năm thường xuyên đe dọa đời
sống của cư dân địa phương. Nguy cơ sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát trôi,
cát chuồi là mối đe dọa thường xuyên. Ngay cả việc phát triển sản xuất trong mấy
năm gần đây như đào hồ nuôi trồng thủy sản cũng đã làm xáo trộn không ít cảnh quan
môi trường, cộng với việc khai khoáng đại trà làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó
lại càng khốn khó hơn. Thực trạng nhiễm mặn đất trồng, sa mạc hóa, gia tăng hạn hán, lũ
lụt, ngập úng do lún sụt địa tầng. ..do hậu quả của việc khai khoáng và nuôi trồng thủy
sản gây ra đã và đang là vấn nạn của đời sống cư dân tại chỗ.
Quảng Trị có hơn 166.000 ha đất đồi núi chưa sử dụng do khô cằn thiếu nước
và nghèo dinh dưỡng, trong đó có trên 17.000 ha đất cát ven biển rất khó cải tạo và
có nguy cơ bị sa mạc hóa. Nhằm hạn chế những tác hại đó, trong nhiều năm trở lại
đây Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ chắn cát, chắn
gió ven biển.
Tại một số xã vùng cát ven biển huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị có hệ thống
rừng phòng hộ rú cát tự nhiên trong đó loài chiếm ưu thế và có tác dụng chống cát


2

bay cát nhảy, giữ nước, điều hoà không khí là loài Trâm bầu, một loài cây bản địa

phân bố tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một nghiên
cứu nào về loài cây này để bổ sung cho danh lục các loài cây trồng rừng phòng hộ
của địa phương.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu một số đặc điểm
lâm học và khả năng tái sinh của lâm phần Trâm bầu (Compretum
quadrangulare Kurz) tại huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị”. Nhằm góp phần
hoàn thiện cơ sở khoa học về đặc điểm lâm học của loài để đề xuất định hướng các
biện pháp gây trồng, phát triển bổ sung tập đoàn cây trồng nhằm nâng cao khả năng
cố định cát và bảo vệ môi trường đối với các vùng cát ven biển, góp phần bảo vệ
môi trường phát triển nông thôn bền vững.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về rừng phòng hộ ven biển
Nghiên cứu về rừng phòng hộ và phát triển nông, lâm nghiệp trên các vùng bị
sa mạc hóa nói chung và các vùng trên đất cát ven biển nói riêng đã được nhiều tác
giả quan tâm chú ý từ thế kỷ XVIII. Các nghiên cứu được tiến hành theo nhiều khía
cạnh khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào các vấn đề như động thái cát di động,
đặc điểm đất cát ven biển; các loài cây trồng và cấu trúc đai rừng phòng hộ, khả
năng phòng hộ chắn gió, chắn cát cũng như giá trị kinh tế của hệ thống đai rừng trên
vùng đất cát ven biển…Có thể điểm qua một số nét chính như sau:
Để hạn chế và ngăn chặn hiện tượng cát bay gây thiệt hại cho đời sống và sản
xuất con người thì trồng rừng phòng hộ trên đất cát ven biển là một giải pháp rất
hiệu quả. Vấn đề này được nhiều nước trên thế giới quan tâm phát triển, đặc biệt ở
các nước có nhiều vùng bị ảnh hưởng bởi cát bay như nước ta. Cho đến nay, trên
thế giới có nhiều loài cây trồng đã được thử nghiệm và bước đầu đem lại hiệu quả:

+ Ở Trung Quốc và các nước Trung Đông, miền Đông và Tây Châu Phi thì Phi
Lao được coi là cây trồng chủ đạo trồng trên các vùng đất cát thành hệ thống đai có
chiều rộng ít nhất 100 – 200m, có nơi từ 2 – 5 km tùy vào bề rộng bãi cát và địa
hình địa mão, cự li trồng 1m x 2m (5000 cây/ha) đến 1m x 1m (10.000 cây/ha). Sau
đai rừng Phi lao là các đai rừng hỗn giao hoặc thuần loài của Bạch đàn, Keo, Thông
nhựa, phía sau các đai rừng dùng để canh tác nông nghiệp.
+ Phi lao là loài cây phân bố ở bờ biển vùng nhiệt đới và á nhiệt đới từ miền
Bắc Australia qua Malaysia, Polynesia, đến Kra Ithmus, chủ yếu dọc bờ biển
Chittagong, Tennesserim, Adamans, mở rộng đến bờ biển Malay Peninsula và qua
Archipelago, Pacific Islands. Theo Pinyopuarerk K. và House A.P.N.(1993) thì Phi
lao được dẫn giống đến nhiều nước ngoài ở vùng phân bố của nó như Karwar năm
1868, Nam Phi năm 1857, Trung Quốc 1897,….Theo Balatnagar (1978), Drêchsel
và Schmall (1990), Zech và Kanpenjohann thì đây là loài có thể sinh trưởng trên đất


4

nghèo xấu, thiếu các nguyên tố N, P ,K, ưa đất trung tính, không thích hợp ở những
nơi úng trũng.
Vấn đề bố trí thiết kế các đai rừng nhằm đạt đến hiệu quả phòng hộ cao nhất
được nhiều người quan tâm. Kết cấu đai rừng là đặc trưng về hình dạng về cấu tạo
bên trong của đai rừng, nó quyết định đến đặc điểm và mức độ lọt gió cũng như tốc
độ gió sau khi qua đai rừng đó. Có ba loại kết cấu đai rừng là kết cấu kín, kết cấu
thưa và kết cấu hơi kín. Theo Nhikitin P.D tốc độ gió sau đai thưa phục hồi chậm
hơn cả phạm vi chắn gió của đai thưa lớn (60H), phạm vi phòng hộ có hiệu quả 3540 H với tốc độ gió giảm 35- 40%. Nhưng theo Machiakin G.I hay Bodrop V.A thì
phạm vi chắn gió của đai thưa hẹp hơn đai hơi kín. Machiakin G.I cho rằng đai rừng
hơi kín giảm tốc độ gió nhiều nhất. ở vị trí sau đai 30 H, tốc độ gió giảm 40% và
phạm vi chắn gió đạt 60-100H mới phục hồi như cũ [14].
+ Ngay từ năm 1766, các cánh đồng hoang khô hạn ở Ucren, Quibiep,tây
Xibieri đã được cải tạo để có triển vọng canh tác nông nghiệp kết hợp bằng cách

xây dựng hệ thống đai rừng phòng hộ môi trường, cải tạo tiểu khí hậu. Các công
trình nghiên cứu của V.A thì phạm vi chắn gió của đai thưa hẹp hơn đai hơi kín.
Machiakin G.I cho rằng đai rừng hơi kín giảm tốc độ gió nhiều nhất. Ở vị trí sau đai 30
H, tốc độ gió giảm 40% và phạm vi chắn gió đạt 60 –100 H mới phục hồi như cũ [14].
+ Ngay từ năm 1766, các cánh đồng hoang khô hạn ở Ucren, Quibiep, Tây
Xiberi đã được cải tạo để có triển vọng canh tác nông nghiệp kết hợp bằng cách xây
dựng hệ thống đai rừng phòng hộ môi trường, cải tạo tiểu khí hậu. Các công trình
nghiên cứu của V.A Lômitcosku (1809), Dokuchaep (1892), X.A Timiriazep
(1893,1909,1911) cho rằng trên các hoang mạc muốn cải thiện tiểu khí hậu và cải
tạo đất trồng rừng phòng hộ thành một hệ thống theo đai hoặc mạng lưới ô vuông,
có kết cấu kín, hỗn giao nhiều tầng [3].
+ Công trình nổi bật của Trung Quốc được đánh giá là một thành công vĩ đại
trong những năm gần đây về cải thiện điều kiện môi trường chống bão cát và hạn
chế xói mòn là hệ thống phòng hộ quy mô lớn được tiến hành trên 551 hạt thuộc 13
tỉnh phía Bắc từ Sơn Tây, Ninh Hạ, khu vực tự trị Nội Mông đến Bắc Kinh, Liêu Ninh [3].


5

Hiệu quả phòng hộ của đai rừng cũng rất được chú ý. Các kết quả nghiên cứu
đều khẳng định vai trò to lớn của các đai rừng để phòng hộ và cải thiện điều kiện
canh tác. Theo Zheng Haishui (1996), một đai rừng có chiều rộng 100m mỗi năm có
khả năng cố định được 124 – 223 m3 cát. Ở thành phố Zhanjiang 20.000 ha các đụn
di động và bán di động đã được cố định bởi các đai rừng và kết quả hàng ngàn ha
đất nông nghiệp được phục hồi [11].
Theo tài liệu của Trạm Nông Lâm Daodong ở đảo Hải Nam, một khu trồng
rừng Phi lao 10 tuổi đã tạo một lớp thảm mục dày 4 – 9 cm, với tổng cành lá rụng
15- 21 tấn/ha trong 10 năm. Thu nhập từ khai thác gỗ củi ở tuổi 15 đạt 2.500 đến
4.000 USD/ ha.
Các đai rừng Phi lao trồng trên đất cát có tác dụng giảm nhiệt độ quá cao vào

ban ngày khi trời nắng gắt, hạn chế nhiệt độ xuống quá thấp vao ban đêm, đặc biệt
là vào mùa đông, giữ mực nước ngầm không xuống quá sâu, đảm bảo đủ nước sinh
hoạt, nước tưới cho cây trồng. Nhiệt độ không khí trong đai rừng cao hơn 0.3 –
1.50C vào mùa đông, tấp hơn 1 – 20C vào mùa hè và lượng bốc hơi giảm 10- 30%
so với nơi trống [3].
1.1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật
H.G. Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện đã
phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới
và núi cao.
J. Beard (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và
loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng
xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần hệ
ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm.
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm thực
vật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung
gian. Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó.
1.1.3. Những nghiên cứu về hệ thực vật


6

Tổng số loài thực vật hiện nay trên thế giới có nhiều biến động và chưa cụ thể,
tuỳ từng tác giả do chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học
dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000
loài.
Năm 1965, Al. A. Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000 loài
thực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài quyết thực
vật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 - 20.000 loài địa y;
85.000 - 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác.
Năm 1962, G. N. Slucop đã đưa ra số lượng các loài thực vật hạt kín phân bố ở

các châu lục như sau:
Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000 loài;
Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa + Nam cực: 1.000
loài.
Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000 loài; Nam
Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài.
Châu Phi có khoảng 40.500 loài trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500 loài;
Madagasca: 7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma Rốc và các vùng
phụ cận khác: 4.500 loài; Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai cập: 2.000 loài;
Xomali và Eritrea: 1.000 loài.
Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó: Đông Nam Á: 80.000 loài; các khu
vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn đông thuộc Liên bang
Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài; Xibêria thuộc Liên bang Nga,
Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài.
Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây Nam
Úc: 5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Tây tây lan: 4.500 loài.
1.1.4. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia thành ba dạng cấu trúc là cấu trúc
sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của lớp thảm thực vật là
kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn


7

giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh
thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ
sinh thái rừng.
Baur G.N. (1962) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về
cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu
các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự

nhiên. Từ đó tác giả này đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý
tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và
các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu, trong đó việc mô hình hoá cấu trúc
rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả
nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu trúc không gian và thời gian của rừng được
các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu
như: Rollet B (1971), Brung (1970), Loeth et al (1967)... rất nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian của rừng theo hướng định lượng và
dùng các mô hình toán để mô phỏng các qui luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con,
(2001)). Rollet. B (1971) đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng
các hàm hồi qui, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất (dẫn theo Bảo
Huy (1993). Nhiều tác giả còn sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường
kính loài thông theo mô hình của Schumarcher và Coil (Belly, 1973). Bên cạnh đó
các dạng hàm Meyer, Hyperbol, hàm mũ, Pearson, Poisson,... cũng được nhiều tác
giả sử dụng để mô hình hoá cấu trúc rừng.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân loại
rừng theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái. Cơ sở phân loại rừng theo xu
hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc
điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại rừng
theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO
(1973)... Trong nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này khi nghiên cứu ngoại


8

mạo của quần xã thực vật đã không tách rời khỏi hoàn cảnh của nó và do vậy hình
thành một hướng phân loại theo ngoại mạo sinh thái.
Khác với xu hướng phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu mô tả rừng
ở quần xã tĩnh. Trên cơ sở nghiên cứu rừng ở quần xã động Melekhov đã nhấn mạnh

sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự biến đổi của tổ thành loài cây trong
lâm phần qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát sinh và phát triển của rừng.
1.1.5. Những nghiên cứu về thành phần loài
Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu được
tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu của
Vưsotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), Creepva
(1978)…Nói chung theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực
vật đặc trưng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành phần
loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu
thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại loại
hình thảm thực vật.
Ramakrishman (1981 – 1992) nghiên cứu thảm thực vật sau nương rẫy ở vùng
Tây bắc Ấn Độ đã khẳng định: chỉ số đa dạng loài rất thấp, chỉ số loài ưu thế đạt
cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá.
Longchun và cộng sự (1993), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh thái
nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét: khi nương rẫy
bỏ hóa được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134
chi và 167 loài.
1.2. Ở Việt Nam
Theo Luật Bảo vệ Phát triển rừng năm 2004 [12] thì: “Rừng phòng hộ được sử
dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa,
hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường”. Rừng phòng hộ
bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng
phòng hộ chắn sóng lấn biển và rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.


9

Như vậy, ở nước ta rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển đã được thể chế
hóa trong Luật Bảo vệ Phát triển rừng và được định nghĩa khá rõ rang, trong đó

rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống
rừng phòng hộ nước ta.
Miền Trung là một địa bàn nhạy cảm với các biến đổi khí hậu. Hằng năm đến
mùa mưa bão, dải đất miền Trung thường gánh chịu hậu quả nặng nề hơn tất cả các
vùng còn lại của Việt Nam. Trong đó, vùng cát ven biển, nơi sinh sống của hàng
triệu cư dân nghèo, luôn chịu áp lực của sóng gió, đã phải nhìn cảnh sạt lở bờ
nghiêm trọng hằng năm. Nhiều khu dân cư phải di dời do mất đất sống, nhiều bãi
biển du lịch vốn nổi tiếng đã mất đi, nhiều thất thoát nhà cửa, tài sản và cả mạng
sống đã xảy ra. Thực trạng này ngày càng trầm trọng hơn mà suy cho cùng cũng là
do "gậy ông đập lưng ông". Trước đây cả thế kỉ, nhiều quần hệ thực vật dày đặc
phát triển tự nhiên tạo thành những lá chắn ven bờ biển, đã khiến tốc độ lấn bờ xảy
ra khá chậm. Sau này, chính con người đã hủy hoại môi trường sinh thái, tiêu hủy
các hệ sinh thái ven bờ một cách trực tiếp hay gián tiếp, làm suy thoái đa dạng sinh
học, phá bỏ chức năng phòng hộ khiến cho thực trạng ngày một xấu đi. Trước tình
hình toàn cầu biến đổi khí hậu, nhiều dự báo mực nước biển sẽ dâng cao, nhiều ảnh
hưởng xâm thực mảnh liệt hơn sẽ đến với vùng sinh thái ven biển, thì vùng sinh thái
ven biển miền Trung Việt Nam lại càng là điểm nóng cần quan tâm.
Điều đáng mừng là, mặc dù sự tàn phá hệ sinh thái đã xảy mãnh liệt và triền
miên, nhưng may thay vẫn còn những quần hợp thực vật tự nhiên sót lại, như một
minh chứng khoa học và thực tiễn cho những ai quan tâm đến môi trường và diễn
thế sinh thái, đồng thời cũng là một ngân hàng gen thiên nhiên quí giá cung cấp
nguồn vật liệu cho chúng ta phục hồi hệ sinh thái ven bờ theo hướng phòng hộ bền
vững.
1.2.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật
Những công trình nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam đến nay còn ít.
Chevalier (1918) là người đầu tiên đã đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng
Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới


10


Châu Á đầu tiên trên thế giới). Theo bảng phân loại này rừng ở Miền bắc Việt Nam
được chia thành 10 kiểu.
Năm 1953 ở Miền nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật rừng
Miền nam của Maurand khi ông tổng kết về các công trình nghiên cứu các quần thể
rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil.
Bảng phân loại đầu tiên của ngành Lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật
rừng ở Việt Nam là bảng phân loại của Cục điều tra và quy hoạch rừng (1960).
Theo bảng phân loại này rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam được chia làm 4 loại
hình lớn:
Loại I: đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần phải
trồng rừng.
Loại II: gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc tỉa
thưa.
Loại III: gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt
tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái sinh, tu bổ,
cải tạo.
Loại IV: gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị phá
hoại, cần khai thác hợp lý.
Phan Nguyên Hồng (1970) phân chia kiểu thảm thực vật ven bờ biển Miền bắc
Việt Nam thành rừng ngập mặn, rừng gỗ ven biển và thực vật bãi cát trống.
Thái Văn Trừng (1978) đã đưa ra 5 kiểu quần lạc lớn (quần lạc thân gỗ kín
tán; quần lạc thân gỗ thưa; quần lạc thân cỏ kín rậm; quần lạc thân cỏ thưa và những
kiểu hoang mạc) và nguyên tắc đặt tên cho các thảm thực vật. Năm 1975, trên cơ sở
các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tại hội nghị thực vật học quốc tế
lần thứ XII (Leningrat), ông đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam
theo quan điểm sinh thái, đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt
Nam phù hợp nhất theo quan điểm sinh thái cho đến nay.



11

Phan Kế Lộc (1985) dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, cũng đã xây
dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới lớp,
32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau. Nguyễn Nghĩa Thìn (1994-1996) cũng đã
áp dụng cách phân loại này trong những nghiên cứu của ông.
Nguyễn Hải Tuất (1991) nghiên cứu một số đặc trưng chủ yếu về sinh thái của
các quần thể thực vật tại vùng núi cao Ba Vì đã chia ra 3 kiểu rừng cơ bản: kiểu
rừng hỗn giao ẩm á nhiệt đới; kiểu rừng kín hỗn giao ẩm á nhiệt đới núi cao; kiểu
rừng kín hỗn giao cây hạt kín và hạt trần.
Vũ Tự Lập và cộng sự (1995) cho rằng khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành
và phân bố các kiểu thực bì thông qua nhiệt độ và độ ẩm. Dựa vào mối quan hệ giữa
hình thái thực bì và khí hậu chia ra 15 kiểu thực bì khác nhau: kiểu rừng rậm nhiệt
đới gió mùa rụng lá; kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh; kiểu rừng rậm nhiệt
đới gió mùa nửa rụng lá; kiểu rừng khô nhiệt đới gió mùa khô rụng lá; kiểu rừng
thưa nhiệt đới khô lá kim; kiểu sa van nhiệt đới khô; kiểu truông nhiệt đới khô; kiểu
rừng nhiệt đới trên đất đá vôi; kiểu rừng nhiệt đới trên đất mặn; kiểu rừng nhiệt đới
trên đất phèn; kiểu rừng rậm á nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; kiểu rừng rậm á
nhiệt đới ẩm hỗn giao; kiểu rừng thưa á nhiệt đới hơi ẩm lá kín; kiểu rừng rêu á
nhiệt đới mưa mùa; kiểu rừng lùn đỉnh cao.
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam
đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu trúc ngoại
mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu tố hệ thực vật làm
tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5 kiểu thảm (5 nhóm quần
hệ) với 14 kiểu quần hệ (14 quần hệ). Bảng phân loại này của ông từ bậc quần hệ
trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973).
Lê Ngọc Công (2004) cũng dựa theo khung phân loại của UNESCO
(1973) đã phân chia thảm thực vật của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ: rừng
rậm; rừng thưa; trảng cây bụi và trảng cỏ. Ở đây, những trạng thái thứ sinh (được
hình thành do tác động của con người như: khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng làm

nương rẫy…) bao gồm: trảng cỏ; trảng cây bụi và rừng thưa.


12

Ngô Tiến Dũng (2004) dựa theo phương pháp phân loại thảm thực vật của
UNESCO (1973) đã phân chia thảm thực vật Vườn quốc gia Yok Don thành: kiểu
rừng kín thường xanh; kiểu rừng thưa nửa rụng lá và kiểu rừng thưa cây lá rộng
rụng lá gồm 6 quần xã khác nhau.
1.2.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Ở nước ta, trong thực vật chí Đại cương Đông Dương và các tập bổ sung tiếp
theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao
có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đoán con số đó có thể lên tới
10.000 đến 12.000 loài. Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ chắc
chắn, năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản
của 265 họ và khoảng 2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nước ta. Gần đây, Phan Kế
Lộc (1998) đã kiểm kê và ghi nhận đến nay trong hệ thực vật Việt Nam đã biết
được 9.653 loài thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên, thuộc 2.011 chi và 291 họ.
Nếu kể cả khoảng 733 loài cây trồng đã được nhập nội thì tổng số loài thực vật bậc
cao có mạch biết được ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305
họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế
giới. Cũng do điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc thù nên hệ thực vật nước ta
có thành phần loài khá phong phú mang cả yếu tố của thực vật nhiệt đới ẩm
Indonesia - Malaisia, yếu tố của thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam
Trung Hoa và các yếu tố của thực vật Ấn Độ - Trung và Nam Tiểu Á.
* Nhận xét chung
Nhìn chung, những nghiên cứu về thảm thực vật của các tác giả hầu hết chỉ tập
trung nghiên cứu ở một vùng cụ thể và phần lớn các tác giả đều dựa vào khung
phân loại của UNESCO (1973) trong nghiên cứu của mình.
Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam: hầu hết các tác

giả đều mới chỉ đưa ra con số dự đoán về hệ thực vật ở một châu lục, một quốc gia,
hoặc một khu vực cụ thể. Những số liệu này chưa được nghiên cứu và điều tra đầy
đủ. Vì vậy, số loài thực vật hiện có chắc chắn còn dao động và cao hơn nhiều.
1.2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng


13

Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trọng
hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể chung
sống hài hoà và đạt tới sự ổn định tương đối trong một giai đoạn phát triển nhất
định của tự nhiên. Cấu trúc của rừng vừa là kết quả, vừa là sự thể hiện quan hệ đấu
tranh và thích ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng với môi trường sinh thái và giữa
các sinh vật với nhau. Các nhân tố trong cấu trúc rừng là: cấu trúc tổ thành, cấu trúc
tầng (trên mặt đất và dưới mặt đất), cấu trúc tuổi…
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những
nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Thái Văn Trừng
(1978), Trần Ngũ Phương (1970) cũng đã nghiên cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ
phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam.
Trần Ngũ Phương (1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực
vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng
miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ
thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát
hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta Thái Văn
Trừng (1963, 1970, 1978) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng vượt tán (A1),
tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C).
Thái Văn Trừng đã vận dụng và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng
của Davit - Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm
tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài cây của

quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý,
địa hình. Bên cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm
thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập
quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng mùa của
tán lá. Với những quan điểm trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật rừng
Việt nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để
trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.


14

Vũ Đình Phương (1987) trong vấn đề thâm canh rừng tự nhiên ở nước ta, ông
cho rằng muốn xác định được hướng kỹ thuật thâm canh rừng tự nhiên cần phải
hiểu biết về rừng, nắm bắt được quy luật tự nhiên của rừng. Những quy luật tự
nhiên của rừng có liên quan đến cấu trúc rừng, nghiên cứu về cấu trúc rừng hỗn
loài thường xanh (cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng, cấu trúc theo thời gian…) là cơ
sở cho việc đề xuất biện pháp thâm canh rừng. Nguyễn Hải Tuất (1991), nghiên cứu
quy luật cấu trúc quần thể cây rừng (Ba Vì) cho rằng, điều kiện sinh thái ở đây đảm
bảo tính ổn định của một hệ sinh thái núi cao thể hiện qua các quy luật cấu trúc
rừng.
Trần Văn Con (1992) ứng dụng mô phỏng toán học trong nghiên cứu động
thái rừng tự nhiên tại lâm trường Nam Phú Nhơn (Gia Lai Kon Tum) đã cho rằng,
sự biến đổi cấu trúc lâm phần (động thái) là kết quả tổng hợp của ba quá trình: tái
sinh, sinh trưởng và đào thải (chết tự nhiên và tỉa thưa). Mô phỏng toán học có thể
rút ngắn thời gian nghiên cứu để dự báo sự thay đổi cấu trúc khi biết hiện trạng
rừng và các tương quan nhất định.
Những nghiên cứu về cấu trúc rừng của nước ta còn có một số tác giả như:
Phạm Minh Nguyệt (1994) đưa ra những tiêu chuẩn về một cấu trúc rừng cần được
quan tâm khi tiến hành chặt tu bổ. Cấu trúc thích hợp tức là mọi tầng cây đều phát
triển tốt. Tầng cây trên cung cấp nguyên vật liệu cho kinh doanh nhưng cũng tạo ra

các điều kiện khác cho cây rừng phát triển cân đối nhịp nhàng. Tầng trung bình bổ
sung độ tàn che tạo điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây rừng và cung cấp một số
nguyên liệu. Tầng cây tái sinh mọc xen giữa thảm tươi cây bụi, dây leo là tiềm lực
của rừng tạo điều kiện tái sinh lâu dài.
Võ Đại Hải (1996), đưa ra khái niệm chức năng phòng hộ nguồn nước của
thảm thực vật. Theo tác giả mô hình cấu trúc hợp lý của rừng phòng hộ đầu nguồn
là mô hình cấu trúc rừng đáp ứng được yêu cầu phòng hộ về điều tiết nước và xói
mòn. Trong mô hình cấu trúc, ông đề cập tổ thành loài cây và điều kiện sinh trưởng
phát triển của chúng.


15

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên
về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp kỹ
thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái nên chưa thực sự
đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Muốn đề xuất được các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc rừng một cách
đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học và sản
lượng.
1.2.4. Những nghiên cứu về thành phần loài
Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1978) đã xác định hệ thực vật miền bắc Việt Nam
có 5.609 loài thuộc 1.660 chi và 240 họ.
Khi nghiên cứu về thành phần loài, Hoàng Hữu Hiếu (1970) đã đề nghị áp
dụng công thức đánh giá tổ thành loài rừng nhiệt đới. X = N/a
( X: Trị số TB cá thể của một loài; N: Số cây điều tra; a: Số loài điều tra).
Một số loài được gọi là thành phần chính của loại hình phải có số lượng cá thể
bằng hoặc lớn hơn X.
Nguyễn Đăng Khôi (1971) đã bổ sung thêm 26 loài không được F. Gagnepain
ghi nhận ở Miền bắc Việt Nam trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương”.

Nguyễn Đăng Khôi và Nguyễn Văn Phú (1975) đã thống kê 39 loài cây bộ
Đậu thân bò và thân leo làm thức ăn giàu protein cho gia súc Miền Bắc Việt Nam.
Thái Văn Trừng (1970) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc
cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ.
Phan Kế Lộc (1978) điều tra phát hiện 20 loài cây có tannin thuộc họ Trinh nữ
(Mimosaceae) và giới thiệu 4 loài khác mọc ở Việt Nam có tannin.
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1983) khi nghiên cứu hệ thực vật Tây Nguyên
đã thống kê được 3.210 loài, chiếm gần 1/2 số loài đã biết của toàn Đông Dương.
Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số loài
hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài.


16

Phan Nguyên Hồng (1991) lập danh mục cùng với một số chỉ tiêu khác (dạng
sống, môi trường, khu phân bố) của 75 loài thuộc 2 nhóm loài cây ngập mặn điển
hình và cây gia nhập vào rừng ngập mặn.
Đỗ Tất Lợi (1995) khi nghiên cứu các loài cây thuốc đã công bố 798 loài thuộc
164 họ có ở hầu hết các tỉnh nước ta.
Trần Đình Đại (2001) căn cứ vào kết quả điều tra thực địa, mẫu vật lưu giữ tại
các phòng tiêu bản đã thống kê danh lục các loài thực vật tại vùng Tây bắc bộ (Lai
Châu, Lào Cai, Sơn La) gồm 226 họ, 1.050 chi và 3.074 loài thuộc 6 ngành thực vật
bậc cao có mạch.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) đã thống kê thành phần loài của Vườn quốc gia
Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi,
213 họ thuộc 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các loài này được xếp thành
8 nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu Dầu
(Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu được 156 loài trong tổng số 425 loài của họ
Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng.
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có nhận

xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng thái thảm
khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ yếu có
sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta (họ Cà phê Rubiaceae); chi Tabermontana (họ Trúc đào - Apocynaceae); chi Ardisia, Maesa
(họ Đơn nem Myrsinaceae).
Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về khu hệ
thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 1.373 loài thực
vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ.
Thái Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) nghiên cứu về thảm thực vật
Vườn quốc gia Ba Vì đã xác định ở đây có 11 kiểu quần xã thực vật khác nhau.


17

Trong quần xã cây bụi thứ sinh thường xanh, lá rộng thành phần chủ yếu là cây gỗ
dạng bụi cao từ 2 - 5m.
* Nhận xét chung
Những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên thế giới và ở Việt
Nam đều tập trung nghiên cứu và đánh giá thành phần loài ở một vùng và khu vực
cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trưng trong mối tương quan với điều kiện địa hình
và khí hậu. Tuy vậy, số lượng các công trình nghiên cứu còn chưa nhiều, cần có
những nghiên cứu cụ thể hơn rộng rãi hơn nhằm mục đích có thể đánh giá chính xác
thành phần loài thực vật đặc trưng của một khu vực hoặc một quốc gia.
Những nghiên cứu về cấu trúc rừng còn tương đối ít, mỗi tác giả đều đưa ra
những tiêu chuẩn riêng để xây dựng một cấu trúc rừng thích hợp. Cấu trúc thích hợp
tức là mọi tầng cây đều phát triển tốt. Tuỳ từng giai đoạn mà cấu trúc rừng có thể
thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
1.2.5. Những nghiên cứu về thảm thực vật tự nhiên vùng cát ven biển ở Việt Nam
Vùng cát ven biển ở Viêt Nam là một trong những vùng sinh thái khắc nghiệt
và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện môi trường của vùng đất
này trong vài thập niên vừa qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên

nhiên và con người. Bão lụt hàng năm thường xuyên đe dọa đời sống của cư dân địa
phương. Nguy cơ sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát trôi, cát chuồi là những
mối đe dọa thường xuyên. Ngay cả việc phát triển sản xuất nâng cao đời sống trong
mấy năm gần đây như đào hồ nuôi trồng thủy sản cũng đã làm xáo trộn không ít
cảnh quan, môi trường; cộng với việc khai khoáng đại trà đã làm cho những vùng
đất nơi đây vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn. Thực trạng nhiễm mặn đất
trồng, sa mạc hóa cảnh quan, gia tăng hạn hán, ngập úng do lún sụt địa tằng... do
hậu quả của khai khoáng và đào hồ nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát gây ra, đã
và đang là vấn nạn của đời sống cư dân tại chỗ.
Một trong những phương thức phát triển bền vững là phải là xây dựng hệ
thống nông lâm kết hợp lấy nguồn gen bản địa làm gốc, bảo tồn, phát triển thảm


18

thực vật tự nhiên đã có trên cơ sở hiểu biết tường tận tiềm năng đất đai và đa dạng
sinh học.
Năm 2005, Đổ Xuân Cẩm Trường Đại học Nông Lâm Huế đã nghiên cứu về
tiềm năng sử dụng cây bản địa ở vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, qua bước
đầu điều tra đã xác định được 372 loài, thuộc 268 chi và 112 họ thực vật khác nhau.
Trong đó có họ Myrtaceae có giá trị nhất về phục hồi rừng tự nhiên và khai thác gỗ
củi. Trong số 7 chi hiện hữu của họ này ở vùng nghiên cứu, chi Syzygium có đến 6
loài, trong đó có 5 loài cây gỗ có ý nghĩa sinh thái và sử dụng vào đời sống… Từ đó
đã đề xuất một số nhóm cây gổ, cây bụi sử dụng để trồng rừng, xúc tiến tái sinh tự
nhiên góp phần tạo ra những dải rừng hỗn loài phòng hộ bền vững cho bờ biển.
Năm 2008, Phan Thị Thúy Hằng - Trường Đại học Khoa học, Đại Huế và
Nguyễn Nghĩa Thìn - Trường Đai học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã có những nghiên cứu bước đầu về đa dạng thảm thực vật tự nhiên vùng cát
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế: với kết quả là có 320 loài thực vật bậc cao
có mạch phân bố trên các sinh cảnh khác nhau. Đặc biệt, nhiều nơi có các cây gỗ

lớn và cây bụi tập trung thành các khoảnh rừng nhỏ được dân địa phương gọi là “rú
cát”. Dựa trên đặc điểm của các vùng cát và cấu trúc thành phần loài thực vật trên
đó, thảm thực vật tự nhiên vùng cát huyện Phong Điền được phân thành 10 kiểu
thảm thực vật khác nhau.
Mặc dù đã có những nghiên cứu ban đầu về thảm thực vật tự nhiên vùng cát
ven biển nhưng cũng chưa có những nghiên cứu sâu về khả năng tái sinh tự nhiên
của những loài cây bản địa chủ chốt cũng như những ý kiến cụ thể đề bảo tồn các
thảm thực vật tự nhiên vùng cát ven biển Việt Nam.
Qua nhiều năm nghiên cứu khu hệ thực vật trên vùng cát ven biển một số tỉnh
miền Trung (Quảng Trị đến Quảng Ngãi), chúng tôi nhận ra rằng, mặc dù phải chịu
ảnh hưởng liên tục và mảnh liệt của các tác động tiêu cực, dải đất cát ven biển miền
Trung Việt Nam vẫn giữ lại được một nền đa dạng sinh học đáng kể, đủ cho con
người nhúng tay phục hồi các hệ sinh thái hữu ích. Nếu như đem thảm thực vật
vùng cát ven biển đi so sánh với thảm thực vật vùng đồi núi của dải Trường Sơn thì


19

chắc chắn không thể so được rồi, và sẽ thấy thảm thực vật vùng cát ven biển quá
nghèo nàn, mức độ đa dạng sinh học quá thấp, thấp đến mức không có gì để bàn.
Nhưng nếu chúng ta chỉ nhìn nhận thảm thực vật vùng cát ven biển trên quan điểm
sinh thái "lập địa nào - cây cỏ ấy", thì sẽ thấy nó đa dạng nhiều hơn nhiều người
tưởng. Nếu chỉ xét theo dạng sống, riêng cây bụi và cây gỗ thôi, thì dải đất cát ven
biển miền Trung có không dưới một trăm loài cây bản địa thân gỗ, trong số đó có
đến 50% cây gỗ đủ loại. (Đỗ Xuân Cẩm, 2011).
1.2.6. Nghiên cứu về đất cát ven biển Việt Nam
Đất cát ven biển Việt Nam bao gồm các dải hẹp, chạy dọc theo bờ biển từ Bắc
vào Nam, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung và nhiều nhất ở các tỉnh Quảng
Bình đến Bình Thuận (trải dài gần 1.000km) [6]. Đây là một vùng sinh thái rất khắc
nghiệt, cát di động mạnh trở thành khu vực phòng hộ xung yếu.

Số liệu công bố về diện tích đất cát ven biển ở nước ta được tập hợp qua bảng
1.1 dưới đây cho [2].
Bảng 1.1.Số liệu diện tích đất cát ven biển Việt Nam
TT

Thời gian (năm)

Diện tích(ha)

1

1980

502.045

2

1989

462.700

3

1994

600.000

4

1997


502.045

5

1999

462.700

6

2000

562.936

( Nguồn Cẩm Nang Lâm Nghiệp, Nguyễn Khang VQHTKNN, 2000)
1.2.7. Nghiên cứu về đất cát ven biển Huyện Vĩnh Linh - Tỉnh Quảng Trị:
Quảng Trị có hơn 17.000 ha đất cát ven biển rất khó cải tạo và có nguy cơ bị
sa mạc hóa. Nhằm hạn chế những tác hại đó, trong nhiều năm trở lại đây Nhà nước
đã quan tâm đến việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ chắn cát, chắn gió ven biển
thông qua các dự án 327, 661 bằng các loài cây như bạch đàn, phi lao, các loài keo,
một số cây bản địa. Nhưng qua đánh giá thực tế các dự án này chưa mang lại hiệu


20

quả như mong muốn nguyên nhân chủ yếu là do: Đây là vùng đất khắc nghiệt, đất
có thành phần dinh dưỡng thấp lại thường xuyên biến động, điều kiện thời tiết rất
khắc nghiệt, một số loài cây không phù hợp.....
Vùng đất cát ven biển huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị là một tiểu vùng sinh

thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện môi
trường của vùng đất này trong vài thập niên vừa qua có sự biến động khá mạnh do
tác động của thiên nhiên và con người. Bão lụt hàng năm thường xuyên đe dọa đời
sống của cư dân địa phương. Nguy cơ sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát trôi,
cát chuồi là mối đe dọa thường xuyên đang là vấn nạn của đời sống cư dân tại chỗ.
Tuy nhiên qua điều tra thực tế tại địa phương hiện nay tại một số xã vùng cát ven
biển huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị có hệ thống rú cát trong đó loài chiếm ưu thế
là cây Trâm bù (Trâm bầu) đã tồn tại hàng trăm năm có tác dụng phồng hộ, chống
cát bay cát nhảy, giữ nước, điều hoà không khí....
Từ thực tế đó việc nghiên cứu về đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh của
lâm phần Trâm bầu tại địa bàn huyện Vĩnh Linh là một hướng đi rất quan trọng
nhằm góp phần đề xuất các biện pháp gây trồng, phát triển bổ sung tập đoàn cây
trồng để nâng cao hiệu quả phòng hộ và bảo vệ môi trường đối với các vùng cát ven
biển được hợp lí.


21

Chương 2
MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá hiện trạng, đặc điểm lâm học, khả năng tái sinh lâm phần Trâm bầu
ven biển huyện Vĩnh Linh nhằm đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh góp
phần nâng cao khả năng phòng hộ đề xuất hướng quản lý, bảo vệ và phát triển lâm
phần Trâm bầu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị và các địa phương
vùng cát.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng phân bố và đặc điểm lâm học của lâm phần Trâm
bầu ven biển huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị.

- Nghiên cứu được khả năng tái sinh và tác dụng chắn cát di động, cố định và
cải tạo cát di động của loài Trâm bầu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lâm phần Trâm bầu.
- Phạm vi nghiên cứu: huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái, vật hậu của loài cây Trâm bầu.
- Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của loài cây Trâm bầu:
+ Sinh trưởng D1.3, Hvn, Hdc, Dt,
+ Chất lượng sinh trưởng
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của lâm phần Trâm bầu
+ Đặc điểm tổ thành loài
+ Cấu trúc mật độ
+ Phân bố số cây theo cỡ kính/ theo cỡ chiều cao
+ Quy luật phân bố Hvn- D1.3
- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của lâm phần Trâm bầu:
+ Tái sinh hạt


22

+ Tái sinh chồi
- Nghiên cứu khả năng cố định và cải tạo cát di động thông qua một số nhân tố:
+ Tình hình cây bụi thảm tươi.
+ Tình hình thảm mục.
+ Nghiên cứu đặc điểm đất dưới tán rừng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa các tài liệu sẵn có như: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
của khu vực nghiên cứu.

- Các tài liệu và báo cáo có liên quan tới cây Trâm bầu.
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp.
2.4.2.1. Lập ô tiêu chuẩn
- Căn cứ vào hồ sơ về hiện trạng rừng hiện nay, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn.
Mỗi ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 1000 m2. Việc lập các ô tiêu chuẩn phải
đảm bảo đại diện cho các lâm phần Trâm bầu, các ÔTC được đặt tại các vị trí có
loài Trâm bầu phân bố, điều kiện vùng cát thay đổi từ mới hình thành ven biển đến
đã ổn định ở phía trong. Cụ thể như sau:
+ Vùng 1: Là các lâm phần Trâm bầu nằm sát biển, cồn cát mới hình thành,
khả năng di động cao.
+ Vùng 2: Là các lâm phần Trâm bầu nằm ở vùng trung gian, cồn cát đã tương
đối ổn định nhưng khả năng di động vẫn khá cao.
+ Vùng 3: Là các lâm phần Trâm bầu nằm cách xa biển, cồn cát đã ổn định, ít
có khả năng cát tái di động.
Mỗi vùng tiến hành lập 02 ô tiêu chuẩn điển hình.
- Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: D1.3 ( Đường kính
than cây tại vị trí cách mặt đất 1.3m), HVN (Chiều cao vút ngọn), DT (Đường kính
tán) trên các ô tiêu chuẩn.
2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn
* Điều tra tầng cây cao


23

- Đường kính ngang ngực (D1,3): Dùng thước kẹp kính có độ chính xác đến
mm đo tại vị trí 1,3m.
- Chiều cao vút ngọn(Hvn): Dùng thước đo cao Bumleiss, tuỳ theo địa hình mà
đứng cách cây theo các khoảng cách trên thước tiến hành đo độ chính xác của thước
đến 0,1m, sau đó tính toán chiều cao của cây.
- Đo đường kính tán cây (Dt) bằng cách đo gián tiếp thông qua hình chiếu

của nó bằng thước dây có độ chính xác 1cm theo hai hướng Đông – Tây và Nam Bắc của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn. Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 01
Biểu 01: Phiếu điều tra tầng cây cao
Số thứ tự tầng ô tiêu chuẩn:……
Độ cao tương đối:……………… Loại đất:………………………..
Độ dốc:………………………… Loại đá mẹ:……………………..
Hướng dốc:…………………….
Độ tàn che:…………………….
D1.3 (cm)

Ngày điều tra:…………………..
Vị trí OTC:……………………..

HVN (m) Hdc(m)

Dt(m)

STT Loài cây
ĐT

NB

TB

Sinh

Ghi chú

trưởng

Vẽ trắc đồ: trắc đồ bằng và trắc đồ đứng được vẽ theo phương pháp điều tra

lâm học với tỷ lệ 1/200 trên giấy kẻ li.
* Điều tra lớp cây tái sinh và lớp cây bụi, thảm tươi:
- Trong mỗi ÔTC lập 5 ô dạng bản, mỗi ô dạng bản có diện tích 25 m2 (5m x
5m) để điều tra lớp cây tái sinh và lớp cây bụi thảm tươi.


×