Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân được bít ống động mạch qua da tại viện tim mạch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 112 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[\


NGUYỄN HUY LỢI

NGHI£N CøU C¸C BIÕN CHøNG Th−êng gÆp
ë bÖnh nh©n ®−îc bÝt èng ®éng m¹ch qua da
t¹i viÖn tim m¹ch viÖt nam


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC




HÀ NỘI - 2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[\


NGUYỄN HUY LỢI


NGHI£N CøU C¸C BIÕN CHøNG Th−êng gÆp


ë bÖnh nh©n ®−îc bÝt èng ®éng m¹ch qua da
t¹i viÖn tim m¹ch viÖt nam
Chuyên ngành : Tim mạch
Mã số : 60.72.20

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN LÂN HIẾU

HÀ NỘI – 2011

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, tôi xin trân trọng cảm
ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà
Nội, Viện Tim mạch Việt Nam-Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Hữu ngh

đa khoa tỉnh Nghệ An, tập thể khoa Tim mạch nơi tôi công tác, đã động viên
giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như trong công việc và quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô trong Bộ môn Tim mạch,
đặc biệt là GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam,
chủ nhiệm Bộ môn, đã hết lòng giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứ
u khoa học.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Lân Hiếu người thầy, người anh đã rèn luyện tạo ý thức cho tôi trong học tập

và nghiên cứu khoa học. Người đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thực
hành lâm sàng cũng như đã giành thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bệnh nhân, là những
đối tượng
nghiên cứu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Họ là động lực
thúc đẩy tôi cố gắng trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy, mẹ đã bỏ bao công lao giáo
dưỡng nuôi con khôn lớn, hai em đã luôn động viên anh trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những người thân, các anh, chị, em,
bạn bè, đồng nghiệp, những người đã g
ắn bó và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 / 2011



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu trong luận văn này là kết quả trung
thực do tôi tiến hành nghiên cứu tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện
Bạch Mai. Những số liệu này chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ một
tài liệu và tạp chí khoa học nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những
số liệu mà tôi đã đưa ra.
Tác giả


Nguyễn Huy Lợi












DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 ALĐMP Áp lực động mạch phổi
 ALĐMPtt Áp lực động mạch phổi tâm thu
 CÔĐM Còn ống động mạch
 Đk Đường kính
 ĐMC Động mạch chủ
 ĐMP Động mạch phổi
 HoBL Hở van ba lá
 HoC Hở van động mạch chủ
 HoHL Hở van hai lá
 HoP Hở van động mạch phổi
 ÔĐM
Ống động mạch
 TALĐMP Tăng áp lực động mạch phổi
 TBS Tim bẩm sinh
 TMCT Tim mạch can thiệp
 TSTT-d Bề dày thành sau thất trái thì tâm trương
 TSTT-s Bề dày thành sau thất trái thì tâm thu
 VLT-d Bề dày vách liên thất thì tâm trương
 VLT-s Bề dày vách liên thất thì tâm thu

 VNTMNK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn


CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

 ADO (Amplatzer Duct Occluder) Dù Amplatzer bít ống động mạch
 AMVSDO (Amplatzer Muscular Ventricular
Septal Defects Occluder)
Dù Amplatzer bít thông liên thất
phần cơ
 ASO (Amplatzer Atrial Septal Defects Occluder) Dù Amplatzer bít thông liên nhĩ
 Dd (Diameter Diastolic) Đường kính thất trái cuối tâm trương
 Ds (Diameter Systolic) Đường kính thất trái cuối tâm thu
 EF (Ejective Fraction ) Phân số tống máu thất trái
 Gmax (Gradient maximum) Chênh lệch áp lực lớn nhất
 NYHA(New York Heart Association) Phân độ suy tim của Hiệp hội tim
mạch New York – Hoa Kỳ
 PDA (Patent Ductus Arteriosus) Ống
động mạch
 Vd (Diastolic Volume) Thể tích thất trái cuối tâm trương
 Vs (Systolic Volume) Thể tích thất trái cuối tâm thu


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH 3
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu 3

1.1.2. Phôi thai học, giải phẫu và phân loại ống động mạch 3
1.1.3. Sinh lý và sinh lý bệnh còn ống động mạch 5
1.2. CHẨN ĐOÁN BỆNH CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH 7
1.2.1. Lâm sàng còn ống động mạch
đơn thuần 7
1.2.2. Cận lâm sàng 8
1.3. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH 12
1.4. ĐIỀU TRỊ BỆNH CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH 14
1.4.1. Bít ống động mạch bằng thuốc 14
1.4.2. Phẫu thuật bít ống động mạch 14
1.4.3. Thắt ống động mạch qua nội soi lồng ngực có video hỗ trợ 15
1.4.4. Bít ống động mạch bằng can thi
ệp qua da 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
2.1.1. Đối tượng 28
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 28
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu 29
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứ
u 29
2.2.4. Các bước tiến hành 31
2.2.5. Xử lý số liệu 34
2.2.6. Khía cạnh đạo đức 34
2.2.7. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới 35

3.1.2. Tiền sử bản thân 36

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 37
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 37
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 39
3.3 KẾT QUẢ THÔNG TIM VÀ CAN THIỆP 42
3.3.1. Hình thái và kích thước ÔĐM trên thông tim 42
3.3.2. Đặc điểm về dụng cụ 44
3.3.3. Đánh giá kết quả của quá trình can thiệp 45
3.4. CÁC BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH CAN THIỆP 51
3.4.1. Tỷ lệ các biến chứng 51
3.4.2. So sánh đặc điểm giữa nhóm bệnh nhân có và không có biến chứng 53
3.4.3. So sánh tỷ lệ biến chứng giữa các loại dụng cụ được sử dụng 54
3.4.4. So sánh tỷ lệ biến chứng giữa nhóm có và không có shunt tồn lưu 55
3.5. DIỄN BIẾN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NHÓM BỆNH NHÂN
ĐÁI MÁU ĐẠI THỂ 56
3.5.1. Đặc điểm và diễn biến của nhóm bệnh nhân đái máu 56
3.5.2. Các yếu tố nguy c
ơ gây đái máu 60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 63
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 63
4.1.1. Bàn luận về các đặc điểm chung 63
4.1.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 66
4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH CAN THIỆP 71
4.2.1. Bàn luận về hình thái, kích thước ÔĐM và lựa chọn dụng cụ 71
4.2.2. Bàn luận về kết quả của th
ủ thuật 72
4.3. BÀN LUẬN VỀ CÁC BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN THỦ THUẬT 75
4.3.1. Bàn luận về tỷ lệ các biến chứng 75
4.3.2. Bàn luận về các yếu tố nguy cơ của các biến chứng 79

4.4. BÀN LUẬN VỀ DIỄN BIẾN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐÁI MÁU 80
4.4.1. Bàn luận diễn biến của biến chứng đái máu 80
4.4.2. Bàn luận về các yếu tố nguy cơ gây
đái máu 81
4.4.3. Bàn luận về các trường hợp đái máu đặc biệt 83
KẾT LUẬN 89
KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc điểm về tiền sử cá nhân 36
Bảng 3.2. Lý do vào viện chính 37
Bảng 3.3. Phân nhóm mức độ khó thở 37
Bảng 3.4. Các triệu chứng thực thể khác 39
Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm máu trước bít 39
Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm nước tiểu trước bít 40
Bảng 3.7. Các thông số cơ bản trên điện tim 40
Bảng 3.8. Các thông số siêu âm tim trước can thiệp 42
Bảng 3.9. So sánh kích thước ÔĐM trên thông tim và siêu âm 43
Bảng 3.10. Loại dụng cụ, đường kính dụng cụ, đường kính ÔĐM 44
Bảng 3.11. So sánh Đk ÔĐM, Đk dụng cụ giữa hai nhóm có
và không có shunt tồn lưu 45

Bảng 3.12. Tỷ lệ các mức độ shunt tồn lưu sau bít ÔĐM 46
Bảng 3.13. Thay đổi thất trái trước và sau can thiệp 47
Bảng 3.14. Áp lực động mạch phổi trước và sau bít trên thông tim 48
Bảng 3.16. So sánh các chỉ số siêu âm trước bít giữa nhóm bệnh nhân có
và nhóm không có VLT di động nghịch thường 50


Bảng 3.17. Tỷ lệ biến chứng liên quan tới thủ thuật 51
Bảng 3.18. So sánh một số chỉ số giữa hai nhóm 53
Bảng 3.19. Tỷ lệ xuất hiện biến chứng giữa các nhóm tuổi 54
Bảng 3.20. Tỷ lệ biến chứng và dụng cụ được sử dụng 54
Bảng 3.21. Liên quan giữa mức độ shunt tồn lưu với biến chứng 55
Bảng 3.22. Thay đổi các chỉ số xét nghiệm máu trước và sau can thiệp
của nhóm bệnh nhân đái máu 57

Bảng 3.23. Xét nghiệm nước tiểu của hai nhóm bệnh nhân có
và không có đái máu 58
Bảng 3.24. So sánh các chỉ số trên siêu âm ở hai nhóm bệnh nhân
có đái máu và không có đái máu 59

Bảng 3.25. So sánh một số chỉ số giữa hai nhóm bệnh nhân có
và không có đái máu 60
Bảng 3.26. Tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện đái máu theo dụng cụ sử dụng 61
Bảng 3.27. Các yếu tố nguy cơ gây ra đái máu trên thông tim 61
Bảng 3.28. Mối liên quan đái máu và shunt tồn lưu trên chụp mạch 62
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ biến chứng ở một số nghiên cứu 78
Bảng 4.2. Nguy cơ gây shunt tồn lưu ở các nhóm dụng cụ 79

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 35

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính 36
Biểu đồ 3.5. Phân loại hình thái ÔĐM trên thông tim 43
Biểu đồ 3.6. Kết quả can thiệp 46
Biểu đồ 3.7. So sánh tỷ lệ shunt tồn lưu trên siêu âm và thông tim 47
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ biến chứng liên quan tới thủ thuật 51

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ biến chứng giữa các loại dụng cụ 55



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Ống động mạch 4

Hình 1.2. Phân loại ÔĐM theo Krichenko và cộng sự 9
Hình 1.3. Hình ảnh CÔĐM trên siêu âm 2D và Doppler màu 9
Hình 1.4. Phẫu thuật thắt ÔĐM 15
Hình 1.5. Thắt ÔĐM qua nội soi lồng ngực 15
Hình 1.6. Một số loại Coil 17
Hình 1.7. Bít ÔĐM bằng Coil 18
Hình 1.8. Dụng cụ Amplatzer bít ống động mạch thế hệ thứ nhất và thứ hai 18
Hình 1.9. Bít ÔĐM bằng Amplatzer (ADO) 20
Hình 1.10. Dụng cụ Cocoon 20
Hình 1.11. Dụng cụ SearCare bít ÔĐM của Lifetech (dòng CERA) 21
Hình 1.12. Dụng cụ Amplatzer bít TLT phần cơ 22
Hình 1.13. Amplatzer bít thông liên nhĩ 22
Hình 2.1. Lắp dụng cụ vào que thả dù 33
Hình 2.2. Đưa dù qua ÔĐM đến ĐMC xuống, mở cánh lớn của dù sau đó kéo
về phía ÔĐM và thả 34



1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Tim bẩm sinh là dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ tử vong cao gấp hai lần so với tỉ lệ trẻ
chết vì ung thư [5]. Tần suất bệnh TBS chung trên thế giới là khoảng 8/1.000
trẻ ra đời còn sống, tại Việt Nam với dân số trên 80 triệu người ít nhất sẽ có
khoảng 10.000 trẻ mắc bệnh TBS ra đời hằng nă
m [14].Còn ống động mạch
là một bệnh TBS khá thường gặp, đứng hàng thứ ba sau thông liên thất và
thông liên nhĩ, chiếm khoảng 10% các bệnh TBS (khoảng 1 trong 2.000 đến
5.000 trẻ ra đời)[12].Tuy nhiên theo các nghiên cứu gần đây với sự phát triển
và thành công của chăm sóc sơ sinh thiếu tháng tần suất bệnh CÔĐM đã tăng
hơn đáng kể.
Còn ống động mạch thuộc nhóm bệnh TBS không tím, với luồng thông
trái-phải, tạo ra sự
lưu thông bất thường giữa đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn.
Mức độ tổn thương tùy thuộc vào kích thước lỗ thông, lưu lượng máu lên
phổi. Nó gây ra quá tải phổi, nhĩ trái và thất trái, lâu dài có thể gây ứ huyết
phổi, suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, hậu quả cuối cùng là hội chứng
Eisenmenger. Do đó về mặt điều trị cần làm ngưng sự lưu thông bất thường
này càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng.
Điều trị bệnh ÔĐM có nhiều phương pháp như nội khoa, ngoại khoa,
hay can thiệp qua da. Hiện nay điều trị bít ÔĐM bằng can thiệp qua da đang
dần chiếm ưu thế, là phương pháp được lựa chọn đầu tiên và nó đã trở thành
một phương pháp điều trị chuẩn ở nhiều trung tâm trên toàn thế giới [17]. Kỹ
thuật này l
ần đầu tiên được Porstmann và cộng sự thử nghiệm vào năm 1967
bằng cách dùng dụng cụ nút của Ivalon để bít ÔĐM [55]. Sau đó vào năm
1979, Rashkind cùng Cuaso đã sử dụng một dụng cụ hình dù để bít ÔĐM
thành công cho một trẻ sơ sinh [58]. Một loại dụng cụ khác cũng được áp
dụng để bít ÔĐM là các loại Coil. Từ năm 1975, hệ thống Gianturco Coil đã
bắt đầu được dùng để bít các mạch máu, đến 1992 Grifka

đã sử dụng coil để
2

bít các ÔĐM có kích thước nhỏ tới vừa [31]. Phương pháp bít ÔĐM bằng coil
là phương pháp đơn giản mà hiệu quả, nó đã được áp dụng rất rộng rãi đặc
biệt ở Châu Âu, hiện nay nó được sử dụng trên 90% ở các trường hợp nếu
ÔĐM có kích thước < 4mm. Vào năm 1997 Kurt Amplatz, một bác sỹ người
Áo đã cải tiến hệ thống Amplatzer bít thông liên nhĩ để bít ÔĐM. Đây được
coi như là mộ
t cuộc cách mạng trong điều trị bít ÔĐM qua da bằng dụng cụ
và nó đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều trung tâm y học lớn trên thế giới.
Ưu điểm của nó là ít biến chứng, tỷ lệ bít kín rất cao và có thể áp dụng ở các
loại ÔĐM kích thước lớn.
Tại Việt Nam, điều trị CÔĐM bằng ngoại khoa đã được GS.Tôn Thất
Tùng thực hi
ện từ năm 1959 và lần đầu tiên kỹ thuật bít ÔĐM qua da bằng
dụng cụ đã được triển khai tại Viện Tim mạch Việt Nam từ những năm cuối
thế kỉ XX. Cùng với sự phát triển của ngành tim mạch nói chung, tim mạch
can thiệp đã có những bước phát triển nhảy vọt, trong đó có can thiệp TBS.
Nhiều trung tâm TMCT đã được thành lập trên khắp cả nước. Số lượng bệ
nh
nhân CÔĐM được can thiệp ngày càng nhiều. Mặc dù dụng cụ và kỹ thuật bít
ÔĐM qua da ngày càng được hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số biến
chứng của bít ÔĐM như đái máu, tắc mạch do dụng cụ…Ở nước ta chưa có
một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về biến chứng ở bệnh nhân bít
ÔĐM qua da bằng dụng cụ. Do đó để góp phần nâng cao hiệu quả can thiệp
và h
ạn chế các biến chứng chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân được bít ống động
mạch qua da tại Viện tim mạch Việt Nam” với 2 mục tiêu:

1. Khảo sát các biến chứng sớm thường gặp ở bệnh nhân được bít ống động
mạch qua da bằng dụng cụ tại Viện Tim mạch Việt Nam.
2. Tìm hiểu diễn biến và các yế
u tố nguy cơ gây đái máu đại thể ở bệnh
nhân được bít ống động mạch qua da bằng dụng cụ tại Viện Tim mạch Việt Nam.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu
Vào đầu thế kỷ XIX, Galen lần đầu tiên mô tả về ÔĐM. Sau đó,
Harvey đã nghiên cứu sâu hơn về sinh lý tuần hoàn thai nhi. Đến năm 1888,
Munro đã tiến hành mổ và thắt ÔĐM ở tử thi một trẻ sơ sinh. Đúng 50 năm
sau vào ngày 26 tháng 8 năm 1938, Robert E. Gross đã mổ thắt thành công
ÔĐM ở m
ột bé gái 7 tuổi. Đây được coi là một sự kiện mang tính bước ngoặt
trong lịch sử phẫu thuật và báo trước một sự khởi đầu thực thụ về phẫu thuật
tim bẩm sinh. Mặc dù trước thời gian này, một bác sỹ người Đức tên là Emil
Karl Frey cũng đã mổ thắt thành công một ÔĐM tuy nhiên ông đã không
công bố kết quả của mình [37],[43].
1.1.2. Phôi thai học, giải phẫu và phân loại ống động mạch
1.1.2.1. Phôi thai học
Ống động mạch có căn nguyên phôi thai từ cung thứ 6 của cung ĐMC
phôi thai. Đoạn gần của cung này tạo ra ở mỗi bên một động mạch phổi, đoạn
xa ở mỗi bên lại nối với rễ ĐMC lư

ng và tạo ra một ÔĐM. Thông thường
ÔĐM ở bên phải teo đi sớm, chỉ còn ÔĐM ở bên trái tồn tại suốt đời thai nhi
(sau khi trẻ ra đời nó sẽ thoái triển và biến thành dây chằng động mạch). Tuy
nhiên cũng có trường hợp vẫn còn tồn tại ÔĐM ở bên phải hoặc cả 2 bên.
Thời kỳ bào thai, nhờ có lớp cơ riêng ở trung mạc và Prostaglandin E2
do bản thân ÔĐM, rau thai và tĩnh mạch rốn tiế
t ra, đã giữ cho ÔĐM mở.
ÔĐM trưởng thành nhậy cảm với oxy và sự co thắt nhanh chóng xảy ra khi
tiếp xúc với oxy nồng độ cao sau sinh, các lớp áo dễ bị xơ hóa dẫn đến ống
động mạch bị bít lại. Do đó trẻ sơ sinh thiếu tháng có ÔĐM chưa trưởng
thành, hoặc trẻ sơ sinh ở vùng cao nơi có nồng độ oxy thấp tỉ lệ CÔĐM cao
hơn [1],[6],[50],[60].
4

1.1.2.2. Giải phẫu ống động mạch

Hình 1.1. Ống động mạch
Ống động mạch thường có hình phễu, đầu phía ĐMC thường rộng hơn
đầu phía ĐMP. Vị trí hẹp nhất của ÔĐM thông thường là nơi đổ vào ĐMP,
còn đường kính rộng nhất thường tại nơi nối với ĐMC.
Phía đầu ĐMP, ÔĐM thường xuất phát từ đỉnh của ĐMP và di chuyển
về phía sau, lên trên và sang trái để nối với ĐMC xu
ống phía đối diện với chỗ
xuất phát của động mạch dưới đòn trái, ở phía mặt sau của ĐMC. ÔĐM đi
qua phía trước thân phế quản nơi có dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh quặt
ngược trái ôm quanh ÔĐM và chạy phía sau quai ĐMC về phía cổ. ÔĐM hầu
như luôn ở phía bên trái. Một số bệnh nhân có ÔĐM xuất phát cao từ vị trí
động mạch chủ ngang.
1.1.2.3 Phân loại ống
động mạch

Krichenko và cộng sự [45] đã dựa vào hình ảnh chụp mạch, dùng vị trí
hẹp nhất của ống làm mốc xác định và chia ra làm 5 nhóm. Riêng trong nhóm
A và B, dựa vào mối liên quan giữa vị trí nơi ÔĐM đổ vào ĐMP với bóng
của khí quản, nhóm được phân chia tiếp thành 3 dưới nhóm.
Type A: Vị trí hẹp nhất là nơi ÔĐM đổ vào ĐMP, ÔĐM hình nón.
Type B: Vị trí hẹp nhất là nơi ÔĐM xuất phát từ ĐMC, ÔĐM ng
ắn
Type C: ÔĐM hình ống, không có vị trí thắt hẹp
Type D: ÔĐM có nhiều vị trí thắt hẹp
Type E : ÔĐM có hình dạng bất thường, kéo dài và vị trí hẹp xa với bờ
trước của khí quản.
5


Hình 1.2. Phân loại ÔĐM theo Krichenko và cộng sự
Phân loại này rất có giá trị trong việc ứng dụng bít ÔĐM qua da. Bởi
phân loại này giúp xác định hình thái ống và mối liên quan giữa vị trí hẹp
nhất của ÔĐM với cấu trúc khác trong lồng ngực, từ đó tiên lượng được
những khó khăn có thể xảy ra và khả năng bít ống thành công hay không.
1.1.3. Sinh lý và sinh lý bệnh còn ống động mạch
1.1.3.1. Sinh lý quá trình bít ống động mạch
Thời kỳ
bào thai, ÔĐM có vai trò là kênh dẫn máu từ tiểu tuần hoàn
sang đại tuần hoàn, sự tồn tại ÔĐM lúc này là sinh lý bắt buộc. Lúc này sức
cản của tiểu tuần hoàn cao hơn sức cản đại tuần hoàn, máu lên phổi ít chủ yếu
với chức năng nuôi dưỡng phổi. Phần lớn lượng máu từ thất phải nghèo oxy
đi lên ĐMP rồi qua ÔĐM sang ĐMC xuống, trộn lẫn với máu từ thất trái, rồ
i
trao đổi qua rau thai đi nuôi cơ thể thai nhi. Lưu lượng máu qua ÔĐM thời kỳ
này chiếm tới 50-60% cung lượng tim [2].

Bình thường ÔĐM bị bít về mặt chức năng sau khi trẻ ra đời do thành
của nó co bóp lại, sự bít về mặt giải phẫu là do sự tăng sinh của lớp áo trong
và chỉ xảy ra vào giữa tháng thứ nhất và tháng thứ ba sau khi trẻ ra đời. Tật
CÔĐM là một trong số những dị tật b
ẩm sinh của các mạch máu lớn thường
gặp nhất. Bệnh hay gặp ở nữ hơn ở nam, khoảng 85 - 90% CÔĐM là một dị
tật riêng lẻ, số còn lại thường kết hợp với một bệnh TBS khác. Trong giai
đoạn đầu của sự co thắt ống tất cả các yếu tố làm giảm PaO
2
máu đều dẫn đến
sự chậm trễ bít ÔĐM. Vì vậy trẻ mới sinh bị thiếu O
2
như hít phải nước ối hay
6

trẻ ở độ cao > 4500m nguy cơ CÔĐM cao hơn. Ở trẻ sinh thiếu tháng, sự bít
ÔĐM có thể bị chậm lại, có thể là do ÔĐM kém trưởng thành. Ngoài ra còn có
vai trò của tiểu cầu trong quá trình thúc đẩy đóng ÔĐM hoàn toàn, các tế bào nội
mô trong lòng ÔĐM trong quá trình co thắt rất nhạy cảm với kết dính tiểu cầu
thúc đẩy quá trình bít diễn ra nhanh hơn và giúp ÔĐM kín hoàn toàn [44].
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh CÔĐM
- Tuổi thai: Trẻ thi
ếu tháng, quá trình bít ÔĐM xảy ra muộn. Tần suất
bệnh CÔĐM tỷ lệ nghịch với tuổi thai, khoảng 45% trẻ sơ sinh dưới 1750
gram và 80% trẻ dưới 1200 gram mắc bệnh [40].
- Mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ con có nguy cơ
cao mắc bệnh TBS trong đó có bệnh CÔĐM. Virus Rubella qua nhau thai vào
hệ thống tuần hoàn của thai nhi làm tổn thương mạch máu và các cơ quan
trong đó có cả tim.
- Yếu tố gia đình và các đi

ều kiện khác về di truyền: Trong những gia
đình có người mắc bệnh CÔĐM thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn và có thể gặp
ở nhiều thế hệ [33]. Ở trẻ bị hội chứng Down cũng làm gia tăng nguy cơ
CÔĐM [39].
- Yếu tố địa lý: những trẻ vùng cao có tần suất mắc bệnh CÔĐM cao
hơn. Ở độ cao > 4000m, tần suất CÔĐM là 70/1000 trẻ so với 4/1000 trẻ ở
vùng ngang với mực nước biển [9].
- Mẹ bị đái tháo đường có thể gây ra một số rối loạn phát triển của thai
cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh CÔĐM…
1.1.3.2. Sinh lý bệnh còn ống động mạch
Do vẫn CÔĐM máu qua ĐMP nhiều làm tăng áp lực trong các mạch
máu của phổi, tăng lưu lượng tuần hoàn lên phổi, làm cho trẻ có nguy cơ dễ bị
viêm phổi, chậm phát triển thể ch
ất [3]. Mức độ nặng và diễn biến của bệnh
phụ thuộc vào kích thước ÔĐM, độ chênh áp lực giữa ĐMC và ĐMP. Điều
này giải thích tại sao có những bệnh nhi xuất hiện triệu chứng suy tim ứ
huyết, suy hô hấp sớm ngay sau sinh nhưng lại có những bệnh nhân được phát
7

hiện bệnh khi đã lớn tuổi. Luồng shunt trái-phải dẫn đến sự tăng thể tích thất
trái cuối tâm trương và làm giãn buồng thất trái, tăng lưu lượng tống máu tâm
thu, áp lực nhĩ trái và áp lực tĩnh mạch phổi tăng. Hậu quả sớm là tình trạng
suy tim ứ huyết. Đến giai đoạn muộn, suy tim phải xuất hiện do tình trạng
TALĐMP kéo dài, dẫn đến suy tim toàn bộ. Thêm vào đó do máu
được bơm
với áp lực cao qua ÔĐM làm cho lớp nội mạc của ĐMP bị kích thích và viêm,
các vi khuẩn trong máu có thể dễ dàng gây viêm nhiễm cho các vùng bị tổn
thương gây ra tình trạng VNTMNK. Cuối cùng với diễn biến tự nhiên của
bệnh shunt đảo chiều thành phải-trái dẫn đến hội chứng Einsenmenger, lúc
này không còn chỉ định bít ÔĐM nữa [2],[50].

1.2. CHẨN ĐOÁN BỆNH CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH
CÔĐM là bệnh TBS dễ chẩn
đoán nhất trên lâm sàng dựa vào tiếng
thổi dưới đòn trái do đó bệnh nhân thường được phát hiện sớm hơn so với các
bệnh TBS khác. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân phát hiện muộn do
không được kiểm tra. Cho đến nay y văn ghi nhận một trường hợp phát hiện
CÔĐM muộn nhất là ở một cụ bà 80 tuổi được chẩn đoán CÔĐM lần đầu.
Thông thường CÔĐM hiếm khi phát hiện ở ng
ười già vì bệnh nhân thường có
tuổi thọ ngắn nếu không được điều trị, 34% thường chết trước tuổi 40 và 61%
ở tuổi 60 do các biến chứng [62].
1.2.1. Lâm sàng còn ống động mạch đơn thuần
Lâm sàng phụ thuộc vào kích thước của ống, tuổi bệnh nhân.
1.2.1.1. Triệu chứng toàn thân và cơ năng
- Thường không đặc hiệu, ở trẻ em có thể gặp các triệu chứng: chậm
phát triển thể chấ
t, giảm khả năng gắng sức, hay bị viêm phổi, khó thở liên
quan đến tần suất viêm phổi.
- Khó thở hoặc đau ngực khi gắng sức.
- Một số bệnh nhân không có triệu chứng gì và chỉ được phát hiện tình
cờ khi khám kiểm tra sức khỏe [2],[18].
8

1.2.1.2. Triệu chứng thực thể
- Đôi khi có biến dạng lồng ngực điển hình: lồng ngực nhô ra trước ở
khoang liên sườn III- IV trái.
- Mỏm tim ở vị trí bình thường hoặc hạ thấp và sang trái (dấu hiệu của
giãn buồng tim trái). Khi bệnh nhân có TALĐMP nặng, thất phải giãn và
mỏm tim sẽ lệch sang phải.
- Sờ có thể có rung miu tâm thu ở vùng dưới đòn trái nếu dòng shunt lớn.

- Nghe: là dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán trên lâm sàng, nghe thấy thổi
liên tục vùng dưới đòn trái. Tiếng thổi có thể lan xuống theo bờ trái xương ức.
Tiếng thổi liên tục cũng có thể gặp trong một số bệnh tim khác, cần chẩn đoán
phân biệt với các bệnh khác như vỡ phình xoang Valsava, HoC phối hợp TLT
(Hội chứng Laubry- Pezzi), rò động mạch vành vào các buồng tim phải, rò
động tĩnh mạch h
ệ thống…Nếu ống nhỏ ta sẽ nghe thấy tiếng thổi nhẹ.
- Khi sức cản ĐMP đã tăng cao, ta có thể nghe thấy ở vùng dưới đòn
tiếng thổi khác: tiếng thổi đôi, tiếng thổi tâm thu, tiếng thổi tâm trương, hoặc
không nghe thấy tiếng thổi nào (phụ thuộc vào mức chênh áp lực giữa ĐMP
và ĐMC).
- Nếu luồng shunt lớn, lâu dài sẽ gây TALĐMP khi
đó chênh áp qua
ÔĐM giảm ta sẽ nghe thấy tiếng thổi nhỏ đi, ngắn lại và tiếng T
2
mạnh hoặc
tách đôi.
- Có thể nghe thấy rung tâm trương ở ổ van hai lá, thổi tâm thu ở ổ van
ĐMC (do tăng lưu lượng).
- Tiếng thổi tống máu vào ĐMP ngắn giữa tâm thu hoặc tiếng thổi tâm
trương ngắn do giãn ĐMP gây HoP.
- Mạch ngoại biên nẩy mạnh và chìm sâu, chênh lệch huyết áp tâm thu-
tâm trương nhiều khi luồng shunt trái phải lớn.
1.2.2. Cận lâm sàng
1.2.2.1. Điện tim đồ
Không đặ
c hiệu, có thể thấy tăng gánh buồng tim trái, thường có trục
9

trái hoặc xu hướng trái, dày thất trái. Nhịp xoang hoặc có các rối loạn nhịp

như rung nhĩ, ngoại tâm thu nhĩ hoặc ngoại tâm thu thất. Các rối loạn dẫn
truyền như bloc nhĩ thất các mức độ khác nhau.
Giai đoạn muộn khi shunt 2 chiều hoặc shunt phải-trái là chủ yếu thì
ngoài các thay đổi trên có thể còn thấy dày 2 nhĩ, dày 2 thất.
1.2.2.2. X-quang tim phổi
Cho thấy mức độ ảnh hưởng đến huyết động c
ủa bệnh. Nếu ÔĐM nhỏ
và chưa có TALĐMP: X-quang tim phổi bình thường.
Khi có tăng gánh các buồng tim trái: cung dưới trái giãn rộng.
Khi có TALĐMP: cung ĐMP phồng.
Tăng tuần hoàn phổi thể hiện sự tăng tưới máu phổi do shunt trái-phải,
hoặc ngược lại, phổi sáng trong trường hợp đã có hội chứng Eisenmenger.
1.2.2.3. Siêu âm Doppler tim
Rất có giá trị trong chẩn đoán CÔĐM. Có thể cho thấy hình ảnh trực
tiếp của ÔĐ
M hoặc các hình ảnh gián tiếp như giãn buồng tim trái, giãn thân
ĐMP,…[2],[7]


Hình 1.3. Hình ảnh CÔĐM trên siêu âm 2D và Doppler màu
- Siêu âm TM: Đo đường kính các buồng tim: kích thước thất trái (Dd, Ds),
nhĩ trái, thất phải (cuối tâm trương). Cho thấy tình trạng giãn buồng tim trái
hoặc không (khi ÔĐM rất nhỏ, lưu lượng shunt không đáng kể).
10

- Siêu âm 2D: Trên các mặt cắt cạnh ức trục ngắn, hõm trên ức và dưới
mũi ức (ở trẻ nhỏ) là các mặt cắt mà hình ảnh ống động mạch thường thấy rõ
nhất. Ta có thể đo được kích thước (đường kính, chiều dài) và xác định hình
thái ÔĐM.Trên siêu âm 2D trong những trường hợp CÔĐM có ý nghĩa về
mặt huyết động có thể thấy giãn thể tích nhĩ trái, thất trái. Mặt khác có thể

phát hi
ện các tổn thương phối hợp như TLT, tứ chứng Fallot…
- Siêu âm 3D: với những tiến bộ mới về kỹ thuật siêu âm 3D rất có giá
trị trong chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh trong đó có CÔĐM. Tuy nhiên
hiện nay giá thành còn tương đối cao hơn so với siêu âm thông thường khác.
- Siêu âm Doppler:
Doppler màu
: Có thể phát hiện dòng chảy ở vị trí siêu âm 2D nghi ngờ
là ÔĐM, đó là dòng màu khảm trong thân ĐMP, có khi dòng màu này lan tới
tận van ĐMP hoặc chỉ khu trú ở phía gần ÔĐM (tùy thuộc vào lưu lượng
shunt và chênh áp qua ÔĐM).
Doppler xung
: Cho phép xác định hướng của shunt qua ÔĐM: shunt
trái-phải, shunt 2 chiều với chiều nào là chủ yếu, hay shunt phải-trái.
Doppler liên tục
: Là phương pháp thăm dò rất nhạy và đặc hiệu trong
chẩn đoán CÔĐM. Doppler liên tục giúp khẳng định có shunt, xác định
hướng của shunt, đo được chênh áp tối đa qua ÔĐM.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, chúng ta thấy phổ dương, liên tục qua
ÔĐM, nghĩa là dòng chảy liên tục đi từ ĐMC trong suốt chu chuyển tim. Khi
ALĐMP tăng rất nhiều thì có thể thấy shunt 2 chiều qua ÔĐM: ở thì tâm thu
ph
ổ âm tức là dòng chảy đã đảo chiều, đi từ ĐMP sang ĐMC; ở thì tâm
trương thấy phổ dương tức là dòng chảy đi từ ĐMC sang ĐMP.
Áp lực động mạch phổi là một thông số rất quan trọng trong bệnh lý
CÔĐM, nó phản ánh tình trạng tăng lưu lượng phổi do shunt trái-phải, mặt
khác khi so sánh với áp lực mạch hệ thống cho phép định tính mức độ nặng
c
ủa bệnh.
11


 Ưu điểm của phương pháp siêu âm Doppler tim:
- Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh với mặt cắt trên
hõm ức, chẩn đoán đúng CÔĐM có thể đạt tới 100%.
- Là thăm dò không chảy máu, hầu như không tai biến.
 Nhược điểm:
- Đôi khi trong những trường hợp đặc biệt, siêu âm Doppler tim cho
kết quả sai (âm tính giả hoặc d
ương tính giả). Điều này còn phụ thuộc vào chủ
quan của người làm siêu âm. Trong trường hợp có nghi ngờ, chúng ta cần kết
hợp các dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng khác để chẩn đoán xác định.
1.2.2.4. Thông tim
Là phương pháp thăm dò chảy máu. Thường chỉ định khi có nghi ngờ
CÔĐM mà không phát hiện được trên siêu âm hoặc để thăm dò huyết động
trong những trường hợp nặng hay khi kết hợp bít ống động mạch bằ
ng dụng
cụ qua da. Ngày nay với sự phát triển của siêu âm thì thông tim thường chỉ
được đặt ra khi có chỉ định can thiệp bít ÔĐM qua da [13].
Các bước tiến hành:
* Thông tim phải, đo áp lực động mạch phổi:
Đường vào thường là tĩnh mạch đùi phải, đưa ống thông (thường dùng
catheter Multipurpose) lên nhĩ phải qua van ba lá xuống thất phải, rồi lên
ĐMP, qua ÔĐM sang ĐMC xuống. Trên đường đi ta lần lượt đo áp lực tại
ĐMP, thất phải, nhĩ phải và lấy máu đo độ bão hòa oxy trong các buồng tim
phải và các mạch máu lớn bên tim phải. Đo áp lực ở động mạch phổi cho
phép xác định chắc chắn có TALĐMP hay không. Đo áp lực mao mạch phổi
bít từ đó gián tiếp xác định áp lực trung bình của buồng nhĩ trái và cho biết
TALĐMP trước hay sau mao mạch. Ở các trường hợp TALĐMP sau mao
mạch chênh áp giữa áp lực động mạch ph
ổi trung bình và áp lực mao mạch

phổi bít trung bình không vượt quá 10mmHg. Khi vượt quá 10mmHg thì có
chẩn đoán TALĐMP trước mao mạch. Đây là một tiêu chuẩn rất quan trọng
trong quyết định chỉ định điều trị, vì nếu có chẩn đoán TALĐMP trước mao
mạch hoặc TALĐMP cố định sẽ là chống chỉ định của phẫu thuật ghép tim
12

hay các can thiệp ngoại khoa khác ở các bệnh nhân tim bẩm sinh (thông liên
nhĩ, TLT hay CÔĐM…) với dòng shunt đã đổi chiều. Mặt khác ở bệnh nhân
có TALĐMP nặng, nghi ngờ TALĐMP cố định, có thể dùng test oxy hay một
số thuốc giãn mạch chứa Nitơ Oxyt (NO) hoặc có thể bít ÔĐM tạm thời bằng
bóng có lỗ bên để đánh giá khả năng giảm ALĐMP. Nếu ALĐMP giảm rõ
chứng tỏ chưa có TALĐ
MP cố định và có thể áp dụng các biện pháp điều trị
triệt để, ngược lại nếu ALĐMP không giảm hoặc giảm không có ý nghĩa,
chống chỉ định bít ÔĐM [4],[5].
- Thăm dò huyết động xác định dòng shunt và đo các dòng chảy ở
động mạch phổi và đại tuần hoàn: Đo độ bão hòa oxy ở ĐMP nếu cao hơn ở
tĩnh mạch chủ trên khoảng 3-5% là dấu hiệu gợi ý nhiều đến có dòng shunt từ
trái sang phải, từ đại tuần hoàn sang tiểu tuần hoàn (có bước nhảy oxy). Nếu
chênh lệch hơn 3% ở thất phải và ĐMP nghĩ đến shunt giữa các động mạch
lớn. Khi shunt đảo chiều thành phải- trái (hội chứng Eisenmenger) độ bão hòa
oxy ở ĐMC xuống sẽ thấp hơn ở ĐMC lên lúc này sẽ không còn chỉ định bít
ÔĐM nữa.
* Thông tim trái xác định vị trí, kích thước ÔĐM:
Đường vào thường là động mạch đùi phải, đưa ống thông (thường dùng
Catheter Pigtail) lên ĐMC bụng tới quai ĐMC phía dưới chỗ chia ĐM dưới
đòn trái. Tại vị trí này khi bơm thuốc cản quang sẽ thấy thuốc từ quai ĐMC
sang ĐMP qua ÔĐM. Ta có thể đo kích thước của ÔĐM dựa trên dòng phụt
ngược thuốc cản quang ở tư thế bóng nghiêng phải 30
0

hoặc nghiêng trái 90
0
.
1.2.2.5. Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ tim
Một số trường hợp khó xác định trên siêu âm ta có thể chụp CT (đặc
biệt là chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt MSCT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)
tim để xem giải phẫu ÔĐM và các cơ quan lân cận.
1.3. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH
Một ÔĐM nhỏ có thể không gây ra bất kỳ biến chứng gì, b
ệnh nhân có
thể sống cùng với dị tật cho đến già. Tuy nhiên nếu ÔĐM lớn hơn sẽ gây ra
13

tình trạng rối loạn về mặt huyết động và dẫn đến nhiều biến chứng nếu không
được điều trị sớm [25]. Các biến chứng có thể gặp là:
- TALĐMP cố định, đảo chiều shunt thành phải-trái (hội chứng
Eisenmenger), đây là chống chỉ định bít ÔĐM bằng mọi phương pháp.
- Tăng gánh các buồng tim trái làm giãn buồng tim, tăng nguy cơ rối
loạn nh
ịp tim.
- Suy tim xung huyết, sau đó là suy tim toàn bộ là một nguyên nhân
thường gặp gây tử vong.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu, chiếm 40% số bệnh nhân CÔĐM tử vong trước thời đại phẫu thuật và
kháng sinh [56].
Một báo cáo năm 2007 của Tadashi Satoh đã mô tả một bệnh nhân nữ
92 tuổi CÔĐM bị VNTMNK, đây được coi như trường hợp CÔĐM nhiều
tuổi nhất được báo cáo trong y v
ăn. Bệnh nhân này tử vong vì VNTMNK và
suy tim xung huyết, khi giải phẫu tử thi ÔĐM nằm ở bên trái chỗ xuất phát

động mạch dưới đòn trái, phì đại 2 thất và giãn ĐMP, sùi van ĐMC lan đến
xoang Valsava, tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép tim [61].
- Phình ÔĐM: có báo cáo tỷ lệ lên tới 8% tuy nhiên tỷ lệ thực tế không
rõ ràng vì nhiều trẻ sơ sinh tình cờ phát hiện phình ÔĐM trên siêu âm khi ống
đã được bít kín bằng huyết khối mà không có triệu chứng trên lâm sàng.
Phình ÔĐM phổ biến
ở trẻ nhỏ nhưng cũng có báo cáo gặp ở tuổi 52, nó có
thể tăng lên sau VNTMNK, sau phẫu thuật hoặc can thiệp bít ống [25].
- Biến chứng khác: canxi hóa ÔĐM, phình tách thành ÔĐM…Ngoài
ra còn có một số biến chứng hiếm gặp như liệt thần kinh thanh quản (khi
CÔĐM đi kèm với TALĐMP gây giãn ĐMP nhiều), bóc tách ĐMC.
14

1.4. ĐIỀU TRỊ BỆNH CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH
Điều trị bệnh CÔĐM tùy thuộc vào lứa tuổi và kích thước ÔĐM. Nếu ở
trẻ sinh non ta có thể theo dõi và ÔĐM thường tự đóng trong những tuần đầu
sau sinh. Chỉ định điều trị rõ ràng ở bất kỳ trẻ em hay người lớn nếu có triệu
chứng của shunt trái-phải đáng kể, ở nhữ
ng bệnh nhân khác có thể chỉ định
đóng ống để giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong tương lai. Có nhiều phương
pháp điều trị bít ÔĐM đã được áp dụng như sau:
1.4.1. Bít ống động mạch bằng thuốc
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Indomethacin
ức chế tổng hợp Prostaglandin E2, một chất có tác dụng giãn mạch. Vì vậy trên
lâm sàng người ta sử dụng các thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin
để bít
ÔĐM. Thuốc hay được sử dụng nhất là Indomethacin và cần phải áp dụng
sớm trong giai đoạn sơ sinh, tỷ lệ thành công theo nhiều nghiên cứu vào
khoảng 83%. Thuốc không có hiệu quả ở trẻ lớn hay người trưởng thành,
ngoài ra nếu thiếu tiểu cầu thì NSAIDs sẽ không thúc đẩy được quá trình

đóng ÔĐM [44],[59].
1.4.2. Phẫu thuật bít ống động mạch
Phẫu thuật bít ống động mạch trước đ
ây là phương pháp điều trị kinh
điển nhưng cho đến nay với sự phát triển mạnh mẽ của tim mạch can thiệp thì
nó dần được thay thế. Nhất là ở những trường hợp như bệnh nhân lớn tuổi,
ÔĐM canxi hóa, TALĐMP nặng…Tuy nhiên nó vẫn được chỉ định ở một số
trường hợp đặc biệt như bệnh nhân có ÔĐM lớn, CÔĐM có biến chứ
ng hoặc
kết hợp với phẫu thuật tim khác.
1.4.2.1. Phẫu thuật thắt ống động mạch
Năm 1938, Gross và cộng sự thực hiện thành công ca thắt ÔĐM đầu
tiên ở một bé gái 7 tuổi. Tại Việt Nam năm 1959, lần đầu tiên GS.Tôn Thất
Tùng đã áp dụng phẫu thuật này thành công tại bệnh viện Việt Đức và sau đó
kỹ thuật này đã được áp dụng tại nhiều bệnh vi
ện khác. Phương pháp này có
nhược điểm là có thể vẫn để lại shunt tồn lưu. Các báo cáo trước đây về shunt

×