Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189 KB, 7 trang )

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược (19/12/1946 -
20/7/1954)

IV. ĐẠI HỘI LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (THÁNG 2-1951)

Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu
tập. Đại hội tiến hành trong những điều kiện lịch sử mới khác với điều
kiện của Đại hội I.

Trong gần mười sáu năm kể từ Đại hội lần thứ I của Đảng (cuối tháng 3
năm 1935), tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều biến đổi quan
trọng.

Cùng với sự lớn mạnh vượt bậc của Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân
châu Âu, châu Á bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ
nghĩa xã hội. Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa làm
thay đổi lực lượng so sánh trên trường quốc tế, có lợi cho hoà bình và
cách mạng. Các nước xã hội chủ nghĩa bao gồm hơn 900 triệu người,
chiếm 1/3 dân số và 1/4 đất đai trên thế giới, nối liền một dải từ nước
Cộng hoà dân chủ Đức đến Việt Nam.

Các nước đế quốc chủ nghĩa lâm vào một cuộc khủng hoảng mới. Mỹ
trở thành tên sen đầm quốc tế, khống chế các nước Tây Âu, lập khối
quân sự Bắc Đại Tây Dương, dự định lập khối Thái Bình Dương, chuẩn
bị chiến tranh thế giới mới, đàn áp các phong trào dân chủ và giải phóng
dân tộc. Đế quốc Mỹ tăng cường giúp đỡ Pháp và can thiệp trực tiếp vào
cuộc chiến tranh Đông Dương.

Ở trong nước, sau Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước Dân chủ nhân dân
Việt Nam thực hiện quyền làm chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo; nhân


dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến. Uy tín của
Đảng và Chính phủ ta được nâng cao trên trường quốc tế.

Điều kiện lịch sử mới đặt ra cho Đảng ta các yêu cầu bổ sung và hoàn
chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, có
những chính sách đưa cuộc kháng chiến thắng lợi; đặc biệt là yêu cầu
Đảng phải ra công khai lãnh đạo cách mạng với tư cách là một đảng cầm
quyền.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành tại xã
Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày
19-2-1951. Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự
khuyết, thay mặt cho 766.349 đảng viên.

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Tôn Đức Thắng
đọcDiễn văn khai mạc. Đại hội đã nghe và thảo luận Báo cáo chính trị
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luận cương cách mạng Việt Nam do đồng
chí Trường Chinh trình bày,Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng, các báo
cáo bổ sung về Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền, quân đội, kinh
tế tài chính và văn nghệ nhân dân; thông qua Chính cương và Điều lệ
Đảng.
Báo cáo chính trị tổng kết phong trào cách mạng thế giới và cách mạng
Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX, nêu lên triển vọng tốt đẹp trong nửa
sau thế kỷ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá những thành
tựu và hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm trong 21 năm (1930-
1950) hoạt động của Đảng. Người khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước
mắt là: tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược và đánh bại bọn can thiệp Mỹ,
giành độc lập và thống nhất hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thế giới. Để
hoàn thành nhiệm vụ đó Đảng phải đề ra những chính sách và biện pháp
tích cực. Cần tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố các đoàn thể quần

chúng, đẩy mạnh thi đua ái quốc, thi hành chính sách kinh tế thời chiến,
thực hiện chính sách ruộng đất, thành lập Mặt trận đoàn kết Việt Nam,
Lào, Campuchia, tăng cường đoàn kết quốc tế.

Để bảo đảm thực hiện được những nhiệm vụ nặng nề trên, Đại hội quyết
định: do nhu cầu kháng chiến, giai cấp công nhân và nhân dân mỗi nước
Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một đảng riêng. Ở Việt Nam, Đảng ra
hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

"Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn,
trong sạch, cách mạng triệt để". Báo cáo chính trị chỉ rõ: Đảng phải tìm
cách giáo dục, nâng cao tư tưởng, chính trị cho đảng viên; thực hiện lối
làm việc tập thể; củng cố mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng; đề cao
tinh thần kỷ luật, tính nguyên tắc, tính đảng của mỗi đảng viên, mở rộng
phong trào phê bình và tự phê bình ở trong Đảng, ở các cơ quan đoàn
thể, trên các báo chí cho đến nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra.
Trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn của hơn hai mươi năm
vận động cách mạng, Luận cương cách mạng Việt Nam do đồng chí
Trường Chinh trình bày là một văn kiện quan trọng bổ sung và phát triển
các cương lĩnh trước đó của Đảng. Luận cương nêu rõ mục tiêu "Hoàn
thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa
xã hội". Luận cương phân tích xã hội Việt Nam có ba tính chất: dân chủ
nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai của
chúng và mâu thuẫn giữa nhân dân chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ
phong kiến là hai mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược và
bè lũ tay sai của chúng là mâu thuẫn chủ yếu. Kẻ thù cụ thể trước mắt
của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (thực dân Pháp, can thiệp
Mỹ) vàbọn bù nhìn việt gian phản quốc đại biểu cho quyền lợi của bọn

đại địa chủ phản động và tư sản mại bản. Mâu thuẫn đó đang diễn ra
dưới hình thức quyết liệt là chiến tranh.

Cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ cơ bản là phản đế và phản phong
(chống đế quốc và chống phong kiến). Đế quốc xâm lược và phong kiến
phản động câu kết chặt chẽ với nhau.Hai nhiệm vụ phản đế và phản
phong khăng khít và không tách rời nhau. Nhiệm vụ phản phong nhất
định phải làm đồng thời nhưng có kế hoạch từng bước, không nhất loạt
ngang nhau với nhiệm vụ phản đế nhằm tập trung lực lượng hoàn thành
nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Về sự sắp xếp lực lượng của cách mạng, giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước
và tiến bộ hợp thành lực lượng của cách mạng. Nền tảng của lực lượng
cách mạng là công, nông và lao động trí óc. Giai cấp công nhân là giai
cấp lãnh đạo cách mạng.

Cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Dân tộc
và dân chủ là tính chất, nhân dân là lực lượng của cách mạng. Cách
mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, cho nên con
đường tất yếu của nó là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Từ một xã hội thuộc
địa, nửa phong kiến tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình
lâu dài và phức tạp.

Luận cương cách mạng Việt Nam là một văn kiện lịch sử quan trọng,
đánh dấu một bước trưởng thành của Đảng trong việc vận dụng chủ
nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đề ra một cách có
hệ thống lý luận, phương châm chiến lược và sách lược của cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đã nhất trí thông qua Chính cương, Điều lệ của Đảng và Nghị

quyết đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt
Nam. Điều lệ của Đảng Lao động Việt Nam nhấn mạnh: chủ nghĩa Mác
- Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng; tập trung dân chủ là nguyên tắc
tổ chức và sinh hoạt cơ bản của Đảng; phê bình, tự phê bình là quy luật
phát triển của Đảng; phục vụ nhân dân là mục tiêu của Đảng.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 29 đồng chí (19 uỷ
viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết). Ban Chấp hành Trung ương
đã bầu ra Bộ Chính trị gồm 7 uỷ viên chính thức, 1 uỷ viên dự khuyết và
bầu ra Ban Bí thư. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng,
đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư.

Trong lịch sử đấu tranh anh dũng và vẻ vang của Đảng ta, Đại hội lần
thứ II là một cái mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về
mọi mặt và sự đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước
ta. Mặt hạn chế của Đại hội là chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu bước
chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội
chủ nghĩa.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, đầu tháng 3-1951 hai mặt trận Việt
Minh, Liên Việt đã thống nhất thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt
Nam (Liên Việt). Cũng thời gian này, Hội nghị Liên minh nhân dân ba
nước Việt Nam, Lào, Campuchia được tiến hành.
V. CỦNG CỐ HẬU PHƯƠNG, ĐẨY MẠNH TIẾN CÔNG ĐỊCH, GIỮ VỮNG
QUYỀN CHỦ ĐỘNG CHIẾN LƯỢC

Sau thất bại ở biên giới, tháng 12-1950, thực dân Pháp phái Đại tướng
Đờlát đờ Tátxinhi (Delattre de Tassigny) - danh tướng số một của nước
Pháp, sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy kiêm Cao uỷ hòng xoay
chuyển tình thế. Kế hoạch Đờlát ra đời gồm 4 điểm chính:


1. Gấp rút tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược
mạnh và phát triển quân nguỵ.

×