ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan vi-rút B là vấn đề sức khỏe toàn cầu, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển trong khu vực Á - Phi. Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới có
khoảng 2 tỷ người đã bị nhiễm vi-rút viêm gan B [7]. Số người mang vi-rút viêm
gan B mạn tính có xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 1980 có 175 triệu người
[14], năm 1996 có khoảng 350 triệu người đang mang mầm bệnh [7] và ước tính
đầu thế kỷ 21 số người mang mầm bệnh có thể lên đến 400 triệu [2]. Vi-rút viêm
gan B thường là nguyên nhân dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan
nguyên phát với tỷ lệ tử vong hàng năm là 1 - 2 triệu người [7].
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng lưu hành cao của nhiễm vi-rút
viêm gan B, với tỷ lệ nhiễm tại Hà Nội vào khoảng 15 - 20 %, tại Thành phố Hồ
Chí Minh là 11,4% [7]. Tỷ lệ ung thư gan nguyên phát có mang vi-rút viêm gan
B cũng khá cao, tại Hà Nội là 82%, tại Trung tâm Ung bướu Thành phố Hồ Chí
Minh là 70,7% [2].
Vấn đề nghiêm trọng của nhiễm vi-rút viêm gan B không chỉ ở tần suất
cao, giá thành điều trị đắt tiền, hiệu quả không ổn định mà còn về phương diện
lây truyền rất phức tạp. Chính vì thế nên phòng ngừa đóng vai trò rất quan trọng.
Cùng với sự bùng nổ thông tin hiện nay, sự cập nhật kiến thức về căn bệnh này
là rất cần thiết. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của toàn xã
hội. Mọi người dân cần phải biết đầy đủ và đúng về sự nguy hiểm của bệnh,
phương thức lây truyền và cách phòng bệnh thông thường.
Do vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu kiến thức
người dân phường Thuận Thành-Huế về bệnh viêm gan vi-rút B” nhằm
đánh giá sự hiểu biết của người dân phường Thuận Thành, thành phố Huế về :
1. Một số đặc điểm của bệnh viêm gan vi-rút B.
2. Các yếu tố nguy cơ lây truyền vi-rút viêm gan B.
3. Cách phòng ngừa bệnh viêm gan vi-rút B.
1
Từ đó nhằm đề ra những biện pháp và nội dung tuyên truyền thích hợp
cho nhân dân góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ
sở.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VI - RÚT VIÊM GAN B
Hiện tượng “vàng da dịch tể” đã được biết từ thời Hippocrates (460-375
năm trước công nguyên) [7]. Đến thế kỷ XVII – XVIII, trong thời kỳ chiến tranh
ở Châu Âu và Châu Mỹ người ta đã mô tả một bệnh xuất hiện thành những vụ
dịch lớn ở các đơn vị lính chiến với biểu hiện nổi bật là vàng da nên gọi là
"Bệnh vàng da của lính".
Năm 1865 R. Viếc-khốp mới đề xuất tách bệnh ra thành một bệnh riêng
biệt và lấy tên là "bệnh vàng da xuất tiết". Năm 1887 S. P. Bốt-kin đã mô tả kỹ
bệnh này nên từ đó có tên là bệnh Bốt-kin [4].
Năm 1947, Mac Callum đưa ra danh từ viêm gan A cho “viêm gan nhiễm
trùng” hoặc “viêm gan dịch tể” và viêm gan B cho “viêm gan huyết thanh”.
Định danh này đã được TCYTTG thừa nhận vào năm 1973 [7].
Năm 1964 Blumberg đã phát hiện được một thành phần kháng nguyên lúc
đó gọi là kháng nguyên Úc. Kháng nguyên Úc ngày nay được biết là kháng
nguyên bề mặt của vi-rút viêm gan B với ký hiệu quốc tế là HBsAg. Mười một
năm sau (năm 1975) hình dạng hoàn chỉnh của VRVGB mới được miêu tả đầy
đủ và mang tên là tiểu thể Dane [10].
1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM VI - RÚT VIÊM GAN B
1.2.1. Thế giới :
Hiện nay theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới có khoảng 2 tỷ người
đã từng bị nhiễm VRVGB trong đó khoảng 350 triệu người đang mang mầm
bệnh mạn tính. 85% số người mang mầm bệnh cư ngụ tại khu vực Á - Phi,
trong số này có đến 60% ở vùng Tây Thái Bình Dương [2].
3
Tình hình nhiễm VRVGB thay đổi theo từng khu vực địa dư. Tùy theo tỷ
lệ người mang HBsAg dương tính mà người ta chia 3 khu vực chính như sau :
- Vùng lưu hành thấp : với tỷ lệ HBsAg (+) vào khoảng 0,1 - 1% dân số
như ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc. Tỷ lệ người mang HBsAg cao nhất ở khoảng tuổi
20 - 40, trẻ em hiếm khi bị nhiễm. Tình trạng nhiễm VRVGB thường được phát
hiện ở những đối tượng có nguy cơ theo kiểu lây truyền hàng ngang [7].
- Vùng trung bình : với tỷ lệ HBsAg (+) vào khoảng 2 - 7%, thường gặp ở
Đông Âu , Nga, Địa Trung Hải, Trung Đông, Nam Mỹ. Thỉnh thoảng có thể tìm
thấy nhiễm VRVGB ở trẻ em, còn nhiễm trùng sơ sinh do VRVGB hầu như rất
hiếm gặp [2].
- Vùng lưu hành cao : với tỷ lệ HBsAg (+) vào khoảng 5 - 20% như khu
vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Phi Châu. Đặc điểm dịch tễ học của các vùng
này là nhiễm VRVGB thường gặp ở trẻ em và lây truyền qua đường chu sinh
đóng vai trò quan trọng [2] [7].
Bệnh viêm gan vi-rút B là vấn đề y tế quan trọng của vùng Đông Nam Á.
Tỷ lệ người mang HBsAg rất lớn, có khuynh hướng tăng dần theo chiều từ Bắc
xuống Nam, cụ thể như ở Miền Nam Trung Quốc tỷ lệ mang HBsAg mạn tính
khoảng 15 - 20%, ở phía Bắc Trung Quốc, Đại Hàn tỷ lệ nhiễm vào khoảng
10%, Nhật Bản có tỷ lệ nhiễm VRVGB chỉ khoảng dưới 1% [7].
1.2.2. Trong nước :
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nội dịch lưu hành cao của
nhiễm VRVGB. Một nghiên cứu trên 109 bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm
Bệnh viện Hà Tĩnh cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) là 31,19%; tỷ lệ Anti-HBs (+)
không do chủng ngừa là 42,20%; tỷ lệ bệnh nhân đã và đang nhiễm vi-rút viêm
gan B là 33,39% [13].
Tại trung tâm truyền máu và huyết học Thành phố Hồ Chí Minh, 49634
người được xét nghiệm tìm HBsAg trong huyết thanh có kết quả như sau: tỷ lệ
4
HBsAg (+) ở người cho máu là 11,4%; người chích ma túy là 16%; gái mại dâm
là 10,4%; thủy thủ tàu Viễn Dương là 16,1%; phụ nữ mang thai là 10%; sinh
viên, học sinh là 11,6%; công nhân là 14,4% [3].
Tình hình nhiễm VRVGB ở nước ta cũng có sự thay đổi theo tuổi và đối
tượng. Một nghiên cứu ở Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
khảo sát trên 9038 đối tượng từ 1 tuổi trở lên đã cho thấy tỷ lệ mang HBsAg như
sau:
Tuổi 1- 3 4- 6 7- 10 11-
15
16
-20
21-
30
31-
40
41-
50
51-
60
Trên
60
Tỷ lệ
%
7,8 10,3 12,2 13,5 13,3 16,3 16,3 18,7 13,6 13,4
Những nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy tình hình nhiễm VRVGB
trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng luôn ở mức báo động và
khuyến cáo tầm quan trọng của việc phòng chống lây truyền VRVGB trong
cộng đồng [7].
1.3 DIỄN BIẾN LÂM SÀNG CỦA NHIỄM VI - RÚT VIÊM GAN B
Diễn biến lâm sàng của nhiễm VRVGB rất thay đổi, nó có thể là một
nhiễm trùng không triệu chứng đến thể lâm sàng có triệu chứng cũng có thể diễn
tiến sang thể tối cấp với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có thể chuyển sang giai đoạn
mạn tính từ không triệu chứng đến các dạng viêm gan mạn tính làm tăng nguy
cơ phát triển thành xơ gan, và ung thư gan nguyên phát [2] [7].
Về tỷ lệ tiến triển sang xơ gan trên bệnh nhân mang VRVGB mạn tính, có
hai nghiên cứu đáng lưu ý như sau : Ở Đài Loan, một nghiên cứu theo dõi 684
người mang VRVGB trong vòng 35 tháng đã phỏng đoán xơ gan mỗi năm là
2,4% ở người HBeAg(+) và 1,3% ở người có anti HBeAg (+). Một nghiên cứu
khác ở Ý trên 105 người mang VRVGB mạn, xơ gan phát triển khoảng 20% và
tần suất hàng năm là 59%. Dựa trên phân tích này người ta nhận thấy khả năng
5
tiến triển sang xơ gan ở người Anti HBeAg(+) là 1% và ở người HBeAg(+) là
12,1% [7].
Hai biến chứng nguy hiểm của nhiễm VRVGB là xơ gan và ung thư biểu
mô tế bào gan. Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan càng cao khi thời gian
nhiễm bệnh càng dài. Một nghiên cứu tiến hành ở Đài Loan đã ghi nhận người
mang VRVGB mạn tính có nguy cơ mắc ung thư gan gấp 98 lần cao hơn người
bình thường sau 8 - 9 năm theo dõi [7].
Như vậy rõ ràng là VRVGB đã để lại nhiều hậu quả khá trầm trọng.
1.4. CÁC YẾU TỐ LÂY TRUYỀN VI-RÚT VIÊM GAN B.
Phương thức lây truyền chủ yếu trong VGVRB là lây qua đường ngoài
tiêu hóa, sự lây truyền sẽ dễ dàng xảy ra khi trong máu hoặc trong các dịch tiết
của bệnh nhân đã nhiễm có nồng độ vi-rút cao hoặc khi bệnh nhân tiếp xúc
thường xuyên với các yếu tố nguy cơ trong một thời gian dài. Việc lây truyền
VRVGB còn phụ thuộc tình hình kinh tế xã hội, lối sống, phong tục, nghề
nghiệp và địa dư.
Về phương diện dịch tễ học, có 4 nhóm lây truyền VRVGB như sau :
1.4.1. Lây truyền qua các tiếp xúc với máu và dịch tiết :
Cách lây truyền này thường gặp ở nhân viên y tế, người được truyền máu
nhiều lần hoặc được lọc máu ngoài thận. Máu của người bị nhiễm là yếu tố lây
lan quan trọng.
Ngoài ra bệnh có thể lây qua đường tiêm chích hoặc khi thực hiện các thủ
thuật gây sang chấn da, niêm mạc mà các dụng cụ không được đảm bảo vô
khuẩn như phẫu thuật, nội soi đường tiêu hóa, châm cứu, xỏ lỗ tai, xăm mình,
giác hút, chữa răng và nhất là ở người nghiện ma túy sử dụng chung ống tiêm
[7].
6
1.4.2. Lây truyền qua đường sinh dục :
Trên thực tế người ta nhận thấy VRVGB có thể lây truyền qua giao hợp
nếu đối tượng có HBsAg (+), và nhất là khi HBeAg(+) thì tỷ lệ lây truyền là
78,3% [10].
Vào những năm đầu thập niên 70, người ta nhận thấy có sự lây nhiễm
VRVGB qua cách tiếp xúc tình dục đồng tính ở một số thành phố lớn của Châu
Âu và Hoa Kỳ Tỷ lệ nhiễm VRVGB ở đàn ông đồng tính luyến ái vào khoảng
80%, tỷ lệ này gấp 10 - 20 lần so với các đối tượng khác [7].
1.4.3. Lây truyền từ mẹ sang con:
Ở vùng có dịch địa phương nặng như Châu Á thì truyền dọc từ mẹ sang
con là kiểu lây quan trọng. Khoảng 95% trường hợp lây dọc từ mẹ sang con xảy
ra lúc sinh, 5% còn lại có thể đã nhiễm trong thời kỳ thai nhi. Nếu viêm gan cấp
(có HBeAg) xảy ra ở người mẹ vào 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm
không đáng kể, vào 3 tháng giữa thì tỷ lệ bị lây nhiễm khoảng 6%, nếu vào 3
tháng cuối thì tỷ lệ lây nhiễm lên đến 67% [6].
Một nghiên cứu theo dõi 64 cặp mẹ-con cho thấy tỷ lệ lây truyền sang con
khi sinh là 87,5%, sau 12 tháng là 67,17% [5].
Nếu người mẹ có HBsAg (+) mạn kèm HBeAg (+) thì nguy cơ lây nhiễm
từ mẹ cho trẻ sơ sinh là 70 - 90% hoặc 90-100% tuỳ theo từng tác giả [7] [9].
Trong tình huống này 90% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm sẽ trở thành người mang
HBsAg mạn với nguy cơ bị viêm gan B mạn là 30 -50 % [9]. Những trẻ này về
sau có thể bị các bệnh mạn tính ở gan như xơ gan, ung thư gan, ở lứa tuổi còn
rất trẻ [2].
HBsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu là khi trẻ bú có cắn
đầu vú mẹ và làm trầy sướt da [7].
7
1.4.4. Lây truyền do những người sống chung trong gia đình:
Sự lây truyền này xảy ra qua da và niêm mạc bị xây xát do dùng chung
các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng [7]. Chưa thấy lây nhiễm
VRVGB qua các tiếp xúc da, niêm mạc còn nguyên vẹn [3].
HBsAg hiện diện trong nước bọt của những bệnh nhân bị viêm gan vi-rút
B cấp hoặc mạn, nhưng sự lây truyền qua miệng vẫn còn bàn cãi [7].
Ngoài ra, y học cũng đã công bố những tư liệu cho thấy có HBsAg trong
muỗi, rệp và có thể tồn tại 2 tuần-1 tháng [3] [10]. Tuy nhiên hiện nay người ta
chỉ mới công nhận sự lây truyền qua rệp cắn, còn qua muỗi đốt thì không rõ
ràng [3].
1.5. BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG NHIỄM VI-RÚT VIÊM GAN B [1]
1.5.1. Kiểm soát nguồn lây chung :
Tiệt trùng các vật dụng tiêm chích, châm cứu, xỏ lỗ tai, xăm mình. tránh
dùng chung dụng cụ có thể lây nhiễm máu và tinh dịch như dao cạo râu, bàn
chải đánh răng, kềm cắt móng tay Kiểm tra vi- rút viêm gan B ở người cho
máu.
1.5.2. Kiểm soát nguồn lây trong gia đình :
Nếu trong gia đình có người bị nhiễm VRVGB, phải lưu ý không được
dùng chung các vật dụng có thể bị dính máu, tinh dịch của người bị bệnh.
1.5.3. Kiểm soát nguồn lây trong bệnh viện :
Các bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm VRVGB là nguồn lây, nhất là máu.
Do đó phải xử lý tốt các dụng cụ có liên quan đến các bệnh phẩm này. Nhân
viên y tế phải tuân thủ các quy tắc khi chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm
VRVGB để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và cho cộng đồng.
8
1.5.4. Kiểm soát trong cộng đồng :
Phát hiện người mang VRVGB mạn tính để giáo dục về phương thức lây
truyền bệnh, diễn biến của bệnh để họ tự bảo vệ mình và tham gia bảo vệ cộng
đồng. Tiêm vắc-xin phòng viêm gan vi-rút B rộng rãi cho toàn dân, đặc biệt cho
các đối tượng có nguy cơ cao.
Tóm lại, VGVRB vẫn còn là một vấn đề y tế nan giải ở các nước đang
phát triển. Đó là nguy cơ dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan, làm gia
tăng tỷ lệ tử vong ở các nước này. Việc đánh giá sự hiểu biết của quần chúng
nhân dân về phương thức lây truyền và biện pháp phòng ngừa để làm tiền đề cho
công tác giáo dục đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch phòng chống bệnh
VGVRB.
9
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu từng hộ gia đình nhân dân
phường Thuận Thành, thành phố Huế.
2.1.1 Cỡ mẫu :
N = 200.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu :
- Lứa tuổi : từ 16 tuổi trở lên.
- Không phân biệt giới tính.
- Không phân biệt trình độ văn hóa.
2.1.3. Cách chọn mẫu :
Chọn ngẫu nhiên 200 người đại diện cho 200 hộ gia đình trong phường
Thuận Thành, Huế.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ :
Chúng tôi loại ra khỏi mẫu nghiên cứu những trường hợp sau :
- Những người không hợp tác.
- Những người không bình thường về tinh thần và trí tuệ.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu :
Nghiên cứu này được tiến hành theo kiểu nghiên cứu ngang.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu :
Gồm 2 bước :
Bước1: lập phiếu thăm dò
Phiếu thăm dò gồm hai phần :
10
- Phần hành chính : Bao gồm các dữ kiện về tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại,
nghề nghiệp, trình độ văn hóa.
- Phần thu thập dữ liệu : Bảng câu hỏi gồm 15 câu hỏi (đóng và mở) tập
trung vào các vấn đề sau :
+ Hiểu biết về một số đặc điểm thông thường của bệnh viêm gan vi - rút
B
+ Đường lây truyền bệnh.
+ Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
+ Cách phòng bệnh.
+ Nguồn thông tin về bệnh.
Bước 2: Thu thập dữ liệu :
Thực hiện bằng cách đến tận hộ gia đình để phỏng vấn trực tiếp một
người đại diện trong hộ.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu :
- Đối với từng dữ kiện về sự hiểu biết của người được điều tra chúng tôi
tính tỷ lệ phần trăm (trên 200 người) để và so sánh với các nghiên cứu
khác bằng test kiểm định chi bình phương.
- Chia mẫu thành hai nhóm theo trình độ văn hoá để so sánh sự hiểu biết.
+ Nhóm I : trình độ văn hoá từ cấp II trở xuống
+ Nhóm II : trình độ văn hoá từ cấp III trở lên
- Đối với mỗi nhóm, các dữ kiện đều được tính tỷ lệ phần trăm rồi so sánh
sự khác biệt giữa hai nhóm bằng test kiểm định chi bình phương.
- Sử dụng phần mềm thống kê Epi-info 6 ( version 6.04) để xử lý số liệu.
11
Chương 3
KẾT QUẢ
3.1. TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA :
B ng 3.1. Tình hình i t ng i u tra:ả đố ượ đ ề
Nhóm I Nhóm II
n % n %
Giới
Nam 33 34,02 66 64,07
Nữ 64 65,97 37 35,92
Tuổi
16-30 14 14,43 36 34,95
31-40 22 22,68 19 18,44
41-50 17 17,52 27 26,24
51-60 12 12,37 17 16,50
>60 32 32,98 4 3,88
Cónghe nói về bệnh 97 100,00 103 100,00
Tổng cộng 97 103
Nhận xét: Nhóm I gồm 97 người, nữ giới chiếm đa số. Nhóm II gồm 103 người,
nam giới chiếm đa số. 100% người được điều tra đều có nghe nói về bệnh
VGVRB.
12
14.43
22.68
17.52
12.37
32.98
34.95
18.44
26.24
16.5
3.88
0
10
20
30
40
tyí lãû %
nhoïm I nhoïm II
16-30
31-40
41-50
51-60
> 60
Biểu đồ 1 : Sự phân bố về tuổi trong nhóm I và nhóm II
3.2. HIỂU BIẾT VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIÊM GAN VI-
RÚT B
Bảng 3.2. Hiểu biết về lứa tuổi mắc bệnh viêm gan vi-rút B
Lứa tuổi có
thể mắc
bệnh
Nhóm I
(N=97)
Nhóm II
(N=103)
Chung
(N=200)
p
I-II
n % n % n %
Trẻ em 22 23,71 18 19,41 40 20 >0,05
Người lớn 18 18,55 17 16,50 35 17,50 >0,05
Mọi lứa tuổi 57 58,76 68 66,01 125 62,50 >0,05
Nhận xét: Có 62,50% người dân biết được mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh,
không có sự khác biệt giữa hai nhóm I và II.
Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ người dân hiểu biết về các lứa tuổi mắc bệnh VGVRB
13
20%
17.50%
62.50%
treí em
ngæåìi låïn
moüi læïa tuäøi
Bảng 3.3. Hiểu biết về những triệu chứng thông thường của bệnh VGVRB :
Triệu chứng
Nhóm I
(N=97)
Nhóm II
(N=103)
Chung
(N=200)
p
I-II
n % n % n %
Vàng da 81 83,50 87 84,46 168 84 >0,05
Đau bụng 18 18,55 12 11,65 30 15 >0,05
Mệt mỏi 49 50,50 56 54,36 105 52,50 >0,05
Không triệu chứng
trên
25 25,70 41 39,80 66 33 <0,05
Nhận xét :
Phần lớn người dân biết được vàng da là một triệu chứng thường gặp. Tỷ
lệ biết VGVRB có thể không có triệu chứng còn thấp.
Bảng 3.4. Hiểu biết về hậu quả của bệnh viêm gan vi-rút B
Hậu quả Nhóm I
(N=97)
Nhóm II
(N=103)
Chung
(N=200)
p
I-II
n % n % n %
Biết* 74 76,29 73 70,88 147 73,50 > 0,05
Không biết 23 23,71 30 29,12 53 26,50 > 0,05
* Chú thích : Biết một trong các hậu quả xơ gan, ung thư gan, tử vong
Nhận xét:
Chỉ có 26,50% người dân được điều tra không biết về các hậu quả của
bệnh VGVRB.
Bảng 3.5. Hiểu biết về cách phát hiện nhiễm VRVGB
14
Cách phát hiện Nhóm I
(N=97)
Nhóm II
(N=103)
Chung
(N=200)
p
I-II
n % n % n %
Xét nghiệm máu 55 56,70 75 72,81 130 65 <0,05
Khám bệnh 44 45,36 36 34,95 80 40 >0,05
Siêu âm 4 4,12 2 1,94 6 3 >0,05
Nhận xét :
Có 65% người dân biết được muốn phát hiện nhiễm VRVGB thì phải xét
nghiệm máu. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm trình độ văn
hoá.
3.3. HIỂU BIẾT VỀ PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN VI-RÚT VIÊM
GAN B
Bảng 3.6. Hiểu biết về các đường lây truyền bệnh thường gặp
Đường lây truyền Nhóm I
(N=97)
Nhóm II
(N=103)
Chung
(N=200)
p
I-II
n % n % n %
Đường máu 60 61,85 75 72,81 135 67,50 >0,05
Từ mẹ sang con
khi mang thai,
sinh
25 25,37 43 41,74 68 34 <0,05
Quan hệ tình dục 27 27,83 31 30,09 58 29 >0,05
Đường tiêu hoá 39 40,21 27 26,21 66 33 <0,05
Đường hô hấp 16 16,49 18 17,47 34 17 >0,05
15
Nhn xột : T l ngi dõn bit c ng lõy truyn bnh thng gp l
ng mỏu khỏ cao. T l bit c lõy truyn m-con cũn thp (nhúm II bit
c nhiu hn nhúm I). 33% i tng iu tra cho rng VRVGB cú th lõy
qua ng tiờu hoỏ.
Biu 3.4 : So sỏnh s hiu bit v ng lõy truyn VRVGB gia 2 nhúm
I v II
Bng 3.7. Hiu v nhúm ngi cú nguy c cao nhim vi-rỳt viờm gan B bit
Nhúm nguy c
Nhúm I
(N=97)
Nhúm II
(N=103)
Chung
(N=200)
p
I-II
n % n % n %
Tiờm chớch ma tỳy 72 74,22 85 82,52 157 78,50 >0,05
Nhõn viờn Y t 18 18,55 39 37,86 57 28,50 <0,01
Gỏi mi dõm 54 55,67 55 53,39 99 49,50 >0,05
ng tớnh luyn ỏi 12 12,37 21 20,38 33 16,50 >0,05
QHTD vi nhiu
ngi
65 67, 00 82 79,61 147 73,50 > 0,05
16
61.85%
72.81%
25.37%
41.74%
27.83%
30.09%
40.21%
26.21%
16.49%
17.47%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
tyớ lóỷ %
õổồỡng
maùu
meỷ-con QHTD õổồỡng
tióu hoaù
õổồỡng họ
hỏỳp
nhoùm I
nhoùm II
Nhận xét : Phần lớn người dân biết được tiêm chích ma túy và QHTD
không bao cao su với nhiều người là nhóm có nguy cơ cao nhiễm VRVGB.
Biểu đồ 5 : Tỷ lệ hiểu biết về các nhóm người có nguy cơ cao nhiễm
VRVGB
Bảng 8. Hiểu biết về những sinh hoạt có nguy cơ lây truyền vi-rút viêm gan
B
Yếu tố lây truyền
Nhóm I
(N=97)
Nhóm II
(N=103)
Chung
(N=200) p
I-II
n % n % n %
Dùng chung dao
cạo
50 51,54 58 56,31 108 54 >0,05
17
78.50%
28.50%
49.50%
16.50%
73.50%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
tyí lãû %
tiãm ma
tuyï
nhán viãn
y tãú
gaïi maûi
dám
âäöng tênh
luyãún aïi
QHTD
Làm móng tay, chân 39 40,20 47 45,63 86 43 >0,05
Chích lễ 50 51,54 63 61,16 113 56,50 >0,05
Bấm lỗ tai chung
dụng cụ
31 31,95 43 41,74 74 37 >0,05
Xăm mình 28 28,86 42 40,77 70 35 >0,05
Dùng chung bàn
chải răng
18 18,55 38 36,89 56 28 < 0,01
Ăn cùng với người
nhiễm VRVGB
59 60,82 52 50,48 111 55,50 >0,05
Nói chuyện trực tiếp
với người VGVRB
40 41,21 28 27,20 68 34 <0,05
Bắt tay với người
VGVRB
10 10,30 7 6,79 17 8,50 >0,05
Nhận xét : Chỉ khoảng một nửa số người được điều tra biết được các sinh
hoạt có nguy cơ lây truyền VRVGB như dùng chung dao cạo, làm móng tay,
chân , chích lễ . Số người biết các nguy cơ như bấm lỗ tai chung dụng cụ, xăm
mình, chung bàn chải răng còn tương đối ít. Có một tỷ lệ đáng kể (55,5%) cho
rằng ăn chung với người nhiễm VRVGB là nguy cơ lây bệnh.
18
3.4. HIỂU BIẾT VỀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM GAN VI-RÚT B
Bảng 9. Hiểu biết về cách phòng ngừa nhiễm vi-rút viêm gan B
Cách phòng ngừa
Nhóm I
(N=97)
Nhóm II
(N=103)
Chung
(N=200)
p
I-II
n % n % n %
Vệ sinh ăn uống 39 40.20 39 37,86 78 39 >0,05
Tiêm vắc-xin phòng
viêm gan vi-rút B
84 86.59 95 92,23 179 89,50 >0,05
Dùng bao cao su khi
QHTD
31 31.95 41 29,80 72 36 >0,05
Cách ly người bệnh
viêm gan vi-rút B
41 42.26 31 30,09 72 36 >0,05
Không tiêm ma túy 72 74,22 85 82,52 157 78,50 >0,05
Nhận xét : Phần đông người dân đã biết biện pháp phòng bệnh là tiêm vắc-xin,
không tiêm chích ma tuý. Có khoảng 1/3 cho rằng cần cách ly người bị
VGVRB.
19
39
39
84
95
31
41
41
31
72
85
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
säú ngæåìi
vãû sinh àn
uäúng
tiãm vàõc-
xin
duìng bao
cao su
caïch ly khäng tiãm
ma tuyï
nhoïm II
nhoïm I
Biểu đồ 6: Sự hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh VGVRB
3.5. NGUỒN THÔNG TIN ĐỂ CÓ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH VIÊM GAN VI-
RÚT B
Bảng 10. Nguồn thông tin để hiểu biết về bệnh viêm gan vi-rút B
Nguồn thông tin Nhóm I
(N=97)
Nhóm II
(N=103)
Chung
(N=200)
p
I-II
n % n % n %
Phương tiện thông tin
đại chúng
74 76.28 87 84,46 161 80,50 >0,05
Qua người thân, bạn bè 22 22.68 35 33,98 57 28,50 >0,05
Do cán bộ Y tế phổ biến 24 24.74 34 33,00 58 29 >0,05
20
Nhn xột : Ngi dõn cú hiu bit v bnh VGVRB ch yu qua phng tin
thụng tin i chỳng. T l nhn c thụng tin t cỏn b y t cũn ớt.
Biu 7 : Cỏc ngun thụng tin v bnh VGVRB
21
80.50%
28.50%
29%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
thọng tin õaỷi
chuùng
baỷn beỡ caùn bọỹ y tóỳ
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số người được điều tra là 200. Kết
quả ở bảng 1 cho thấy nhóm có trình độ văn hoá từ cấp II trở xuống gồm 97
người (nhóm I) và nhóm có trình độ văn hoá từ cấp III trở lên gồm 103 người
(nhóm II). Trong nhóm I, lứa tuổi trên 60 chiếm nhiều nhất và ngược lại trong
nhóm II lứa tuổi 16-30 chiếm nhiều nhất.
Về sự phân bố theo giới, chúng tôi nhận thấy nữ chiếm đa số ở nhóm I
(65,97%), trong khi đó nam chiếm đa số ở nhóm II (64,07%).
Nhìn chung, 100% đối tượng được điều tra đều đã có nghe nói đến bệnh
VGVRB. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế đất nước đang trên đà phát
triển, người dân có điều kiện tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin và họ đã
quan tâm hơn về vấn đề sức khoẻ. Ngoài ra cũng còn một lý do không kém phần
quan trọng là tình hình nhiễm VRVGB đang một ngày gia tăng.
4.2. HIỂU BIẾT VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VGVRB
4.2.1. Lứa tuổi mắc bệnh :
Trong 200 người dân được điều tra có 62,5% trả lời đúng là mọi lứa tuổi
đều có thể mắc bệnh (bảng 2). Nghiên cứu của Đinh Đức Thuỷ, Nguyễn
Phương, Trần Xuân Chương thực hiện trên 200 sinh viên Đại học Huế năm 2001
có đến 84% trả lời đúng [12], cao hơn nghiên cứu chúng tôi (p < 0,0001). Điều
này là hợp lý, vì đối tượng điều tra trong nghiên cứu trên là sinh viên nên có
trình độ nhận thức cao hơn nhiều so với nhân dân phường Thuận Thành. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về tỷ lệ nhận thức đúng lứa tuổi mắc bệnh giữa các nhóm khác nhau về trình
độ văn hoá. Có 37,5% đã nhận thức sai về lứa tuổi mắc bệnh, hoặc cho rằng chỉ
22
trẻ em (20%) hoặc cho rằng chỉ người lớn (17,5%) mới mắc bệnh. Điều này có
thể dẫn đến sự xem thường trong vấn đề phòng bệnh cho đối tượng không nằm
trong lứa tuổi mà những người dân này nghĩ là sẽ không mắc bệnh. Vì vậy,
trong khi phổ biến kiến thức về bệnh VGVRB cho người dân, cán bộ y tế chúng
ta cần phải quan tâm đến vấn đề này.
4.2.2. Triệu chứng thông thường của bệnh viêm gan vi-rút B :
Kết quả ở bảng 3 cho thấy đại đa số người dân (84%) biết được vàng da là
một triệu chứng thường gặp của VGVRB, so với kết quả nghiên cứu của Đinh
Đức Thuỷ, Nguyễn Phương, Trần Xuân Chương không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (87,5%; p > 0,05) [12].
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có hơn một nửa người dân (52,5%) có
lưu ý đến triệu chứng mệt mỏi của bệnh. Mệt mỏi là dấu hiệu xuất hiện rất sớm
của VGVRB cấp [2]ì, và đây cũng là triệu chứng thường gặp của VGVRB mạn
tính [8]. Vì vậy cần phổ biển rộng rãi cho người dân nhằm mục đích phát hiện
bệnh sớm.
Như chúng ta đã biết VGVRB có rất nhiều thể và đặc biệt trong trường
hợp VGVRB mạn tính (thể tồn tại) có thể không có các triệu chứng mà bệnh
nhân nhận biết được như vàng da, đau bụng, mệt mỏi. Đây là một trong những
lý do làm bệnh nhân không đi khám và điều trị cho đến khi xuất hiện các biến
chứng xơ gan, ung thư gan. Bảng 3 cho thấy chỉ có 33% người dân biết được
VGVRB có thể không có các triệu chứng trên. Nhóm II có tỷ lệ biết cao hơn
nhóm I, tuy nhiên vẫn còn thấp, chỉ 39,8%. Vì vậy, việc khuyến cáo người dân
đến cơ sở y tế để kiểm tra xem có bị nhiễm VRVGB không, đến khám bệnh và
tư vấn tại các cơ sở chuyên khoa là rất quan trọng trong vấn đề quản lý và phòng
chống bệnh VGVRB.
4.2.3. Hậu quả của bệnh viêm gan vi-rút B :
23
Bệnh VGVRB có tỷ lệ diễn biến thành mạn tính cao, với biến chứng là xơ
gan và ung thư gan, mỗi năm có 1-2 triệu người chết có liên quan VRVGB [2].
Qua bảng 4, chúng tôi nhận thấy 73,5% người dân biết được một trong các hậu
quả này của bệnh, đồng thời không có sự khác biệt giữa hai nhóm trình độ văn
hoá. Điều này chứng tỏ người dân đã có quan tâm tìm hiểu về bệnh VGVRB.
Chúng tôi hy vọng rằng, đây sẽ là cơ sở để họ chú trọng đến việc phòng lây
nhiễm VRVGB.
4.2.4. Cách phát hiện nhiễm vi-rút viêm gan B :
Qua bảng 5, nhận thấy có 65% người dân biết phải xét nghiệm máu mới
phát hiện được nhiễm VRVGB. Đặc biệt tỷ lệ nhận thức đúng ở nhóm II cao
hơn hẳn nhóm I (72,81% so với 56,70%; p < 0,05).
Khám lâm sàng là quan trọng đối với bệnh nhân viêm gan nhưng không
thể kết luận được có phải do VRVGB hay không. Bảng 5 cho thấy chỉ 32%
người dân cho rằng khám bệnh có thể phát hiện được nhiễm VRVGB. Như vậy
người dân đã có nhận thức khá tốt về việc phát hiện nhiễm VRVGB và nhóm II
có nhận thức tốt hơn so với nhóm I, chỉ có 25,25% nhóm II cho rằng khám bệnh
phát hiện được nhiễm VRVGB, trong khi nhóm I có đến 39,18% kết luận như
vậy (p < 0,05).
Ngày nay, phương tiện siêu âm đã trở nên phổ biến và người dân có thói
quen nghĩ rằng siêu âm phát hiện được bá bệnh. Thật đáng mừng, trong nghiên
cứu của chúng tôi chỉ có 3% cho rằng cần siêu âm để phát hiện nhiễm VRVGB.
Đây là một dấu hiệu khả quan trong nhận thức của người dân.
4.3. HIỂU BIẾT VỀ PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN VI-RÚT VIÊM
GAN B :
4.3.1. Các đường lây truyền :
Kết quả ở bảng 6 cho thấy tỷ lệ người dân biết được VRVGB lây truyền
qua đường máu là khá cao, đến 67,5%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
24
kê giữa nhóm I và nhóm II. Ngoài ra, khi so sánh với tỷ lệ này là 68,5% trong
nghiên cứu trên sinh viên chúng tôi nhận thấy cũng không có sự khác biệt (p >
0,05) [12]. Điều này cho thấy sự hiểu biết về việc VRVGB lây truyền qua đường
máu là rất đồng nhất giữa các đối tượng có trình độ văn hoá khác nhau.
Đối với đường lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và
sinh nở, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có 34% biết được. Kết quả này
rất thấp so với nghiên cứu trên sinh viên Đại học Huế (34% so với 54%; p <
0,0001) [12]. Ngay trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm I (25,37%) và nhóm II (41,74%). Như vậy, hiểu biết
về đường lây truyền này trong nhân dân là chưa cao, và tuỳ thuộc vào trình độ
văn hoá. Trong khi đó, lây truyền từ mẹ sang con là một phương thức lây truyền
rất đáng quan tâm. Những người mẹ nhiễm VRVGB và có HBeAg (-) thì nguy
cơ lây truyền cho con là 5-20% nhưng nếu có HBeAg (+) thì nguy cơ này có thể
lên đến 90-100% [7]. Ngoài ra tỷ lệ những đứïa trẻ bị nhiễm từ thời kỳ sơ sinh
chuyển thành mang VRVGB mạn tính rất cao (đến 90%) [6]. Sự lây nhiễm này
dẫn đến ung thư gan ở lứa tuổi còn rất trẻ [2]. Vì vậy, đây là một đường lây
truyền cần đặc biệt quan tâm trong công tác tuyên truyền giáo dục, nhất là cho
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Một đường lây truyền khác cũng rất quan trọng là lây truyền qua quan hệ
tình dục. Tỷ lệ người dân biết được đường lây truyền này rất thấp, chỉ 29%, và
không có sự khác biệt giữa hai nhóm trình độ văn hoá (bảng 6). Điều này sẽ là
giảm tỷ lệ người dân biết phòng ngừa VGVRB bằng cách sử dụng bao cao su
khi QHTD.
Một điều đáng lưu ý là 33% cho rằng VRVGB có thể lây truyền qua
đường tiêu hoá. Từ quan điểm này người dân có thể cho rằng vệ sinh ăn uống sẽ
phòng được bệnh VGVRB. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm II có nhận
thức tốt hơn nhóm I về vấn đề này, chỉ có 26,21% chọn đường lây truyền này ở
nhóm II so với nhóm I là 40,21% (p < 0,05).
25