Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục và các yếu tố liên quan ở đối tượng phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ tại huyện đông hoà, tỉnh phú yên năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.45 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
LÊ HUỲNH LINH
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ
SỨC KHOẺ TÌNH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở ĐỐI TƯỢNG PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TRONG LỨA
TUỔI SINH ĐẺ TẠI HUYỆN ĐÔNG HOÀ,
TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2011
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
HUEÁ – 2011
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

NGƯỜI CAM ĐOAN
LÊ HUỲNH LINH
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS : Acquired Imumunodeficiency Syndrome
BLTD : Bạo lực tình dục
BPTT : Biện pháp tránh thai
LTQĐTD : Lây truyền qua đường tình dục
QHTD : Quan hệ tình dục
GDSK : Giáo dục sức khoẻ
HIV : Human Immunodeficiency Virus
TDAT : Tình dục an toàn
TDKAT : Tình dục không an toàn


SKTD : Sức khoẻ tình dục
SKSS : Sức khoẻ sinh sản
3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm về sức khoẻ tình dục 3
1.2. Khái niệm chung về kiến thức, thái độ và hành vi 7
1.3. Tình hình chăm sóc sức khoẻ tình dục ở Phú Yên 8
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ( Huyện Đông Hoà – Phú Yên 8
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1. Đối tượng nghiên cứu 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu 10
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 21
3.2. Kiến thức, thái độ và hành vi của phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ
về sức khoẻ tình dục 24
3.3. Thái độ về sức khoẻ tình dục 27
3.4. Thực hành về sức khỏe tình dục 27
3.5. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe tình dục 29
3.6. Các yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe tình dục 33
3.7. Các yếu tố liên quan đến thực hành về sức khỏe tình dục 37
Chương 4: BÀN LUẬN 41
4.1. Kết quả khảo sát về kiến thức sức khỏe tình dục 41
4.2. Kết quả khảo sát thái độ về sức khỏe tình dục 43
4.3. Kết quả khảo sát thực hành về sức khỏe tình dục 45
4.4. Kết quả khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe tình dục 46
4.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe tình dục 47
4.6. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe tình dục 49
4.7. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về sức khỏe tình dục 51

KẾT LUẬN 54
KIẾN NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, hiện nay vấn đề sức khoẻ sinh sản đang còn là vấn đề
nhiều thách thức: Tỷ lệ nạo hút thai cao gây nhiều hậu quả xấu cho sức khoẻ
người phụ nữ; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và có hiệu quả
cao tương đối còn thấp (44% trong số 65% các cặp vợ chồng dùng biện pháp
tránh thai); mức độ hiểu biết về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, sức
khoẻ tình dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS còn rất
thấp[17]. Các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tình dục như hiếp dâm,
cưỡng dâm, quan hệ tình dục với trẻ em, vị thành niên … ngày càng gia tăng,
bên cạnh đó thiếu sự sẳn có của các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ sinh
sản thích hợp và có chất lượng.
Trong bối cảnh chung về tình trạng sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam nói
trên có sự đóng góp đáng kể của vấn đề sức khoẻ tình dục. Một số nghiên cứu
cho thấy vị thành niên ở Việt Nam có quan hệ tình dục trước hôn nhân dao
động từ 2,5-20% tuỳ vùng và tuỳ theo giới. Tỷ lệ nạo hút thai ở trẻ vị thành
niên khoảng 25% trong tổng số nạo hút thai; viêm nhiễm đường sinh sản,
HIV/ADIS ngày một tăng.[18].
Tình dục và quan hệ giới gắn liền với nhau và đóng vai trò trung tâm
trong sức khoẻ sinh sản. Hành vi tình dục là khởi đầu của hành vi sức khoẻ
sinh sản. Nếu người dân không được cung cấp những kiến thức cần thiết về
sức khoẻ tình dục để tránh những hành vi sai thì sẽ ảnh hưởng không chỉ ở
sức khoẻ sinh sản mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội[19].
Cho đến nay, tình dục đã được nghiên cứu như là một hành vi được
cấu trúc bởi yếu tố xã hội hơn là mặt tác động sinh học của nó, tình dục được
khảo sát về mặt nguy cơ đối với sức khoẻ, khảo sát hành vi trong bối cảnh

tránh thai và tránh lây nhiễm các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS [13]
5
Trong mọi xã hội, thái độ và hành vi về vấn đề tình dục và giới có ý
nghĩa sâu xa đối với phụ nữ và nam giới và có ảnh hưởng cơ bản đến chất
lượng cuộc sống. Hiểu biết về thái độ và hành vi tình dục có tầm quan trọng
đối với các nhà nghiên cứu, những người lập chính sách và những người cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, vì những thái độ và hành vi ấy hầu
như giải thích cho tất cả những điều kiện mà chương trình đặt ra.[20]
Theo WHO (2002) sức khoẻ tình dục là tình trạng là trạng thái thoải
mái về thể chất, cảm xúc, tâm thần và xã hội liên quan đến tình dục; sức khoẻ
tình dục không có nghĩa là không bị bệnh tật. Sức khoẻ tình dục đòi hỏi một
cách tiếp cận tích cực và nghiêm túc đối với tình dục và các mối quan hệ tình
dục; những thú vui tình dục và những trải nghiệm tình dục an toàn, và không
có ép buộc tình dục.[9]
Trong thời gian qua,đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ sinh
sản tại nhiều địa phương, cho nhiều đối tượng, nhưng chưa có nghiên cứu nào
về sức khoẻ tình dục của người dân tại một cộng đồng.
Với các lý do đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu
sức khoẻ tình dục qua đề tài: “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về sức
khoẻ tình dục và các yếu tố liên quan ở đối tượng phụ nữ có chồng trong
lứa tuổi sinh đẻ tại huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên năm 2011” nhằm các
mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về sức khoẻ tình dục của đối
tượng phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ tại huyện Đông Hoà, tỉnh Phú
Yên.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về
sức khoẻ tình dục của đối tượng phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ tại
huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên.
6
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHOẺ TÌNH DỤC
1.1.1. Định nghĩa tình dục
Tình dục là cách tạo cảm xúc âu yếm, nhẹ nhàng và kích thích để đạt
được khoái cảm. Tình dục là cấu thành của xã hội, mặc dù hình thành trên cơ
sở sinh học nhưng trong quá trình con người trưởng thành, thông qua xã hội
hoá tình dục bị quy định bởi các yếu tố văn hoá và xã hội. Con người ở nền
văn hoá khác nhau có những quan niệm thái độ và hành vi tình dục khác
nhau. Tình dục là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội của tình dục học.
Trong quan hệ với tình yêu, tình dục là một nhu cầu sinh lý và tình cảm tự
nhiên của con người, là sự tự nguyện, sự hoà nhập tâm hồn và thể xác của hai
người yêu nhau. Tình dục là tất cả những gì hai người có thể làm để gần gũi
nhau và đem lại cho nhau khoái cảm[19].
Tuy nhiên, khái niệm tình dục ngày nay được hiểu một cách rộng hơn,
không chỉ liên quan đến hành vi tình dục. Ngay từ những năm 70, Uỷ ban
Giáo dục và Thông tin về tình dục ở Mỹ (Sex Education and Information of
United State – SIECUS) đã đưa ra định nghĩa về tình dục như sau: Tình dục là
tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con
gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tình dục phản ánh tính cách
con người, không phải chỉ là bản chất sinh hoc. Vì là một biểu đạt tổng thể
của nhân cách, tình dục liên quan đến yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh
thần và văn hoá đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân
cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội.
Tình dục và quan hệ giới gắn liền với nhau và đống vai trò trung tâm
trong sức khoẻ sinh sản
7
1.1.2. Định nghĩa hành vi tình dục
Hành vi tình dục là một bộ phận tập hợp hành vi chung của con người,
là cách thức mà người đó tương tác với những người khác. Quan hệ tình dục
có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với giao hợp, chẳng qua chỉ là sự thể hiện nhân

cách của một con người.
Hành vi tình dục là những việc làm, hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu
sinh lý và tình cảm của con người (như âu yếm, vuốt ve, hôn nhau và cùng
nhau làm tình). Đó là điều không thể thiếu được trong một tình yêu trọn vẹn.
Trên nền của tình yêu, tình dục thể hiện như một sắc thái văn hoá, thể hiện
khát vọng sống của con người. Thái độ và quan niệm của mỗi người với tình
yêu như thế nào thì việc làm của họ trong quan hệ tình dục sẽ tương ứng như
thế.
Hành vi tình dục và thái độ tình dục ảnh hưởng của các quan điểm văn
hoá – xã hội- phong tục – tôn giáo của từng nước, cộng đồng. Ví dụ vấn đề
quan hệ tình dục, có nơi là bình thường nhưng có nơi thì lại là điều cấm kỵ.
1.1.3. Các thành phần của tình dục
Mang tính chất chủ quan tuỳ theo quan niệm cá nhân như : sự định kiến
về tình dục, quan hệ con người, cảm giác sợ hãi, hoà hợp cơ thể, khoái cảm,
tình dục đồng giới và khác giới, sở thích tình dục, quan hệ nam nữ, khoái cảm
về tinh thần và thể xác … hoặc tình dục mang cấu trúc về giới tính (nam hay
nữ) như: bản chất giới tính, yếu tố sinh học, đời sống sinh sản, bản năng cơ
bản. Tình dục cũng là một hiện tượng xã hội như : lạm dụng tình dục, cảm
giác sợ hãi, bên ngoài cơ thể, bản thể, sự diễn cảm, thủ dâm, giao hợp, lập gia
đình, lựa chọn bạn tình.
1.1.4. Ý nghĩa tình dục
Là khác nhau ở mỗi người và cũng là khác nhau ở ngay cả một con
người. Nó đa nghĩa và có hơn một khía cạnh tốt và xấu về tình dục. Ý nghĩa
8
tình dục là ý nghĩa của cá nhân, niềm tin và của giá trị của xã hội, những cảm
nhận không tốt, bạo lực, khoái cảm, mối quan hệ, sự sinh đẻ.
Trong lịch sử nhân loại, đã nhiều lúc người ta tin rằng sinh sản duy trì
nòi giống là lí do duy nhất để người ta có quan hệ tình dục. Chính vì quan
niệm này người ta tập trung vào kiểm soát quan hệ tình dục- mà chủ yếu là
kiểm soát phụ nữ vì phụ nữ là người sinh để. Tất cả các hành vi tình dục đều

bị chỉ trích trừ khi nó được thực hiện bởi người đã kết hôn và vì mục đích
sinh sản.
Thật may mắn, qua quá trình phát triển người ta đã dần nhận ra rằng
sinh sản không phải là lí do duy nhất để quan hệ tình dục. Có rất nhiều lý do
để người ta quan hệ tình dục, nhưng không phải lí do nào cuãng là lí do tốt.
Người ta có thể quan hệ tình dục vì:
o Thể hiện tình yêu, trách nhiệm, sự chăm sóc
o Để cảm nhận được yêu và được chăm sóc
o Thử nghiệm khoái cảm thể xác
o Cho ai đó khoái cảm thể xác
o Thử nghiệm + Thoả trí tò mò + Để vui vẻ
o Để làm lành với bạn tình sau khi giận nhau
o Giảm căng thẳng
o Chứng tỏ bản lĩnh đàn ông hay đàn bà
o Thể hiện quyền lực với bạn tình
o Chứng tỏ sự trưởng thành +Trừng phạt
o Đổi lấy tiền hoặc ma tuý
Như vậy, lí do quan hệ tình dục có thể lành mạnh,có thể không. Cũng
sẽ thấy các lí do này thay đổi theo các thời điểm khác nhau, trong các tình
9
huống khác nhau. Do vậy, cần phải cân nhắc cẩn thận khi quyết định quan hệ
tình dục.
Vì tình dục nhiều khi mang tính bản năng nên cần quyết định xem con
người cần làm gì với cảm xúc tình dục của mình. Không phải lúc nào cũng
cần phải làm một cái gì đấy với ham muốn tình dục của mình. Có thể không
kiểm soát được việc ai là người hấp dẫn mình nhưng con người hoàn toàn có
thể quyết định được sẽ quan hệ tình dục khi nào, ở đâu, với ai và như thế nào.
Có rất nhiều vấn đề quan trọng cần cân nhắc khi quyết định có quan hệ
tình dục. Cần xác định là quan hệ tình dục vì bản thân chúng ta muốn chuyện
đó hay vì người khác muốn chúng ta chuyện đó. Cũng cần phải xem xét hậu

quả của quan hệ tình dục lên thể xác và tình cảm. Nếu đây là người thật sự
quan trọng, cũng cần phải suy nghĩ xem mối quan hệ này sẽ thay đổi như thế
nào sau khi chuyện ấy xảy ra.
1.1.5. Phân loại tình dục: Theo WHO có 3 loại tình dục
Tình dục khác giới (heterosexuality) : là tình dục giữa nam và nữ nhằm
thoả mãn nhu cầu sinh lý theo bản năng của con người và để duy trì nòi
giống, loại tình dục phổ biến dựa trên cơ sở của tình yêu nam nữ.
Tình dục đồng giới (homosexuality) : là tình dục giữa hai người cùng
giới nam với nam hoặc nữ với nữ nhằm thoả mãn nhu cầu sinh lý tình cảm
của mỗi người, WHO cho rằng tình dục đồng giới không phải là bệnh lý, nó là
ý thích của một bộ phận người trong cộng đồng xã hội và cũng cần được tôn
trọng. Quan hệ tình dục đồng giới nếu không được bảo vệ sẽ dễ bị lây nhiễm
các bệnh qua đường tình dục nhất là HIV/AIDS. Các nhà khoa học cho rằng
có từ 3 đến 5% dân số thế giới là người đồng tính, tức khoảng 100 triệu
người. Ở Việt Nam , thống kê không chính thức cho thấy số người đồng tính
có thể vào khoảng 100 nghin hoặc hơn.
10
Tình dục một mình (thủ dâm – Mastubation): là việc tự âu yếm, vuốt ve
kích thích vào bộ phận sinh dục của mình có tác dụng giúp giải toả ức chế,
không sợ bị lây bệnh , tuy nhiên không nên lạm dụng nó.
11
1.1.6. Sinh lý học của hoạt động tình dục ở con người
Bản năng tình dục được đánh thức trong tuổi dậy thì. Một em bé sã
không để ý đến thân thể của mình, trừ phi nó bị bệnh. Trong tuổi dậy thì các
em trai và gái buộc phải để ý đến than thể của mình do cơ thể các em có
nhiều thay đổi khiến cho các em luôn ngạc nhiên và nhiều khi thấy xấu hổ.
Bản năng sinh dục không chỉ được lưu giữ ở môt hệ thống của cơ thể mà nó là
một vấn đề toàn diện với tất cả các giác quan ( mắt, tai …)
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
1.2.1. Khái niệm về kiến thức

Là nhận ra ý nghĩ, bản chất, lý lẽ của sự việc, bằng sự vận dụng trí tuệ.
Hiểu biết được ý nghĩ, tình cảm, quan điểm của người khác, về tình hình, về
lĩnh vực nào đó . Có kiến thức là nhờ một quá trình thông qua giáo dục, thông
tin, truyền thông, bằng các sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài và bằng ngay
chính năng lực của bản thân con người.
1.2.2. Khái niệm về thái độ
Là những biểu hiện ra bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành
động của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc về sự viện nào đó ( thái độ đồng
tình, không đồng tình, ủng hộ hay không ủng hộ, hoặc im lặng . . .). Thái độ là
cách nghĩ, cách nhìn và hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề,
một tình hình .
1.2.3. Khái niệm về hành vi
Hành vi của con người là những ứng xử trong những tình huống, hoàn
cảnh cụ thể và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Về bản chất hành vi
được hình thành mang tính xã hội và có thể thay đổi được theo chiều hướng
tích cực trên cơ sở sở có thể hiểu biết đầy đủ, có niềm tin, có kỹ năng thích
hợp cùng với sự hỗ trợ của những người có liên quan và môi trường xung
quanh [ 21].
12
1.2.4. Khái niệm hành vi sức khoẻ
Hành vi sức khoẻ là những thói quen, việc làm hàng ngày ảnh hưởng
tốt hoặc xấu đến sức khoẻ. Hành vi sức khoẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố
sinh thái, môi trường, xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị. Mỗi hành vi là sự
biểu hiện của tất cả các hợp phần về kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành.
Có những hành vi có lợi cho sức khoẻ, có những hành vi có hại cho sức khoẻ
nhưng cũng có những hành vi không có lợi mà cũng không có hại cho sức
khoẻ [21].
Một cá nhân muốn có hành vi sức khoẻ tốt cần có kiến thức ( hiểu biết
đầy đủ về hành vi đó), có niềm tin và thái độ tích cực muốn thay đổi theo
chiều hướng có hành vi tốt, có kỹ năng thực hiện hành vi đó, có các nguồn lực

để thực hiện hành vi đó và đồng thời phải có sự ủng hộ, sự hỗ trợ để duy trì
hành vi đó lâu dài. Nói tóm lại, hành vi là một phần cách sống hoặc văn hoá
cộng đồng nên cần phát hiện và nhận định được hành vi hiện tại của con
người có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhằm quyết định lựa chọn giải pháp cải
thiện hành vi sức khoẻ theo chiều hướng tốt cho con người.
1.3. TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TÌNH DỤC Ở PHÚ YÊN
Vấn đề sức khoẻ tình dục tại Phú Yên, cho đến nay vẫn chưa được
nhiều người quan tâm. Hiện chưa có nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực này,
đặc biệt chưa có nghiên cứu cụ thể nào để đánh giá hiểu biết, thái độ và thực
hành về sức khoẻ tình dục của phụ nữ lập gia đình trong lứa tuổi sinh đẻ.
1.4. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (Huyện Đông Hoà – Phú Yên)
Huyện Đông Hoà là một huyện đồng bằng ven biển của Tỉnh Phú Yên,
phía Bắc giáp TP Tuy Hoà và huyện Phú Hoà, phía Nam giáp huyện Vạn
Ninh tỉnh Khánh Hoà và biển Đông, phía Tây giáp huyện Tây Hoà. Diện tích
tự nhiên 267,6 km2, dân số trung bình năm 2010: 115.246 người , trong đó
nam 57.102 người ( chiếm 49,55%), nữ 58.144 người ( chiếm 50,45). Mật độ
13
dân số 431 người/km2; chiếm 13,4 % dân số so với toàn tỉnh; bao gồm 10 xã :
Hoà Thành, Hoà Vinh, Hoà Tân Tây, Hoà Hiệp Nam , Hoà Hiệp Bắc, Hoà
Hiêp Trung, Hoà Xuân Tây, Hoà Xuân Đông, Hoà Xuân Nam, Hoà Tâm,

14
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ : từ 18 đến 49 tuổi, tại 03 xã đại
diên cho 10 xã tại Huyện Đông Hoà gồm :
+ Xã Hoà Thành : đại diện cho các xã có chung đặc điểm của xã vùng
đồng bằng.
+ Xã Hoà Hiệp Trung : đại diện cho các xã có chung đặc điểm của xã

vùng ven biển.
+Xã Hoà Xuân Tây: đại diện cho các xã có đặc điểm chung của xã thị
tứ ven quốc lộ I A.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu đã chọn.
2.2.2. Chọn mẫu
Chọn mẫu theo 3 giai đoạn [22]
Giai đoạn 1: Chọn xã, chọn 03 xã,đại diện cho 03 nhóm xã có chung
đặc điểm về kinh tế xã hội, văn hoá, địa lý, phân bố dân cư.
Giai đoạn 2: Chọn thôn, theo phương pháp chon ngẫu nhiên bằng cách lập
danh sách thôn của từng xã đã chọn, bốc thăm ngẫu nhiên chọn 03 thôn/1 xã.
Giai đoạn 3: Tại 01 thôn khảo sát, lập danh sách phụ nữ lập gia đình
trong lứa tuổi sinh đẻ từ 18 đến 49 tuổi, bốc thăm ngẫu nhiên chon theo số
lượng cỡ mẫu được tính. .
Cỡ mẫu: tính cỡ mẫu áp dụng công thức ước lượng tỷ lệ
N=
d2
α/2pqZ
2
15
Trong đó:
N là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu;
Z là hệ số tin cậy khoảng 95%, mức ý nghĩa α là 0,05 tra bảng student
ta có Zα/2= 1,96;
p là tỷ lệ hiểu biết của phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ 18 đến 49 là p=
50%, vì chưa có nghiên cứu trước nào trước đây;
q= 1-p=1-0,5= 0,5;
d là sai số thường được lấy khoảng từ 0,1p đến 0,5p, trong nghiên cứu
này chấp nhận d= 0,1p, hay d= 0,1x 0,5= 0,05

N =
384
05,005,0
5,05,096,196,1
=
×
×××
Để đảm bảo tính đại diện và độ chính xác mong muốn, tăng cỡ mẫu
nghiên cứu , lấy tròn N = 450
Với cỡ mẫu 450 và theo phương pháp chọn mẫu nêu trên, nên dự kiến
số đối tượng phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ tham gia khảo sát ở mỗi
thôn 50 người.
Bốc thăm ngẫu nhiên trên cơ sở số phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ của
một thôn, khảo sát cho đến khi đủ số người khảo sát (50 người )
2.2.3. Thu thập thông tin và xử lý số liệu
2.2.3.1.Thu thập thông tin
Các thông tin thu thập tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
* Thông tin về kiến thức, thái độ và thực hành về sức khoẻ tình dục
- Về phòng chống các bệnh LTQĐTD bao gồm cả HIV/AIDS
- Về phòng chống các thực hành có hại và bạo lực tình dục
- Về làm chủ tình dục
- Về hưởng thú vui tình dục
- Về tiếp cận thông tin về tình dục
16
* Các thông tin về các yếu tố có thể liên quan đến kiến thức, thái độ và
thực hành về sức khoẻ tình dục:
- Yếu tố cá nhân ( Tuổi, tuổi lập gia đình, trình độ văn hoá, nghề
nghiệp, tôn giáo, tình trạng hôn nhân )
- Yếu tố gia đình ( hoàn cảnh kinh tế, số con trong gia đình)
- Yếu tố xã hội ( sẵn có của hệ thống cung cấp thông tin : tivi, đài, báo

và tạp chí, internet . . .)
- Các dịch vụ về sức khoẻ tình dục/ sức khoẻ sinh sinh sản ( sự sẵn có
của dịch vụ sức khoẻ tình dục/ sức khoẻ sinh sinh sản; mức độ thân
thiện của chất lượng dịch vụ . . .)
2.2.3.2. Đinh nghĩa các biến nghiên cứu và phân định các biến nghiên cứu
khi xử lý số liệu
+ Các biến có thể liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về sức khoẻ
tình dục.
* Biến về đặc điểm cá nhân đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi : (theo năm) của đối tượng tính đến thời điểm điều tra, phân thành 03
nhóm:
1. Nhóm Thanh niên: 18 đến 29 tuổi;
2. Nhóm Trung niên : 30 đến 39 tuổi
3. Nhóm Lớn tuổi: từ 40 đến 49 tuổi
- Trình độ văn hoá: mù chữ hoặc theo từng cấp học đã qua, phân thành 03
nhóm:
1.Nhóm Mù chữ -Tiểu học,
2.Nhóm Trung học cơ sở,
3.Nhóm Trung học phổ thông, Đại học.
- Nghề nghiệp: công việc làm thường xuyên trên 06 tháng có thu nhập hoặc
không có thu nhập; chia thành 06 nhóm:
17
1. Làm ruộng
2. Buôn bán
3. Nội trợ
4. Công nhân
5. Cán bộ viên chức
6. Khác
- Tôn giáo: Tôn giáo hiện tại của đối tượng; chia thành 03 nhóm:
1. Nhóm không tôn giáo

2. Nhóm theo Phật Giáo
3. Nhóm theo tôn giáo khác (Thiên chúa giáo, Tin lành )
- Tình trạng hôn nhân: Đang chung sống, ly thân, ly dị hay goá chồng; chia
thành 02 nhóm
1. Nhóm đang chung sống với chồng
2. Nhóm ly thân, ly dị hay goá chồng
* Biến về đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu:
- Hoàn cảnh kinh tế: Chia thành 02 nhóm căn cứ theo tiêu chí Quyết
định số 170/2005/QĐ- Ttg, ngày 8/7/2005của Thủ tướng Chính phủ Chuẩn hộ
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010
1. Nghèo: Là những người có thu nhập bình quân đầu người trong gia
đình bằng hoặc dưới mức 200.000đ/tháng
2. Không nghèo: Là những người có thu nhập bình quân đầu người cao
hơn mức nêu trên.
- Số con của đối tượng: số con hiện có, chia thành 02 nhóm:
1. Có 02 con trở xuống
2. Có 03 con trở lên
18
*Biến về các yếu tố xã hội ( yếu tố truyền thông ) có liên quan:
- Mức độ tiếp cận với phương tiện truyền thông (đọc báo/tạp chí, tivi,
đài, internet ) về SKTD; chia thành 03 nhóm:
1.Thường xuyên: 4 lần trở lên/tháng/ phương tiện;
2.Không thường xuyên: từ 1 đến 3 lần/tháng/ phương tiện;
3.Không tiếp cận : 0 lần /tháng/phương tiện
+ Các biến về kiến thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ tình dục:
* Các biến kiến thức về sức khoẻ tình dục:
- Hiểu biết về BLTQĐTD:
+ Biết tên các bệnh BLTQĐTD, có 10 câu trả lời, phân thành 2 nhóm:
1. Đạt: ≥ 5 câu ;
2. Không đạt: < 5 câu hoặc không biết

+ Biết các triệu chứng của BLTQĐTD, có 04 câu trả lời, phân thành 2
nhóm:
1. Đạt: ≥ 2 câu ;
2. Không đạt: < 2câu hoặc không biết
+ Biết các cách phòng bệnh của các BLTQĐTD, có 04 câu trả lời, phân
thành 2 nhóm:
1. Đạt: ≥ 2 câu ;
2. Không đạt: < 2câu hoặc không biết
- Hiểu biết về HIV/AIDS:
+ Biết các đường lây truyền chính của HIV/AIDS: có 04 câu trả lời,
phân thành 2 nhóm:
1. Đạt: ≥ 2 câu ;
2. Không đạt: < 2câu hoặc không biết
+ Biết về các hành vi không lây nhiễm HIV: có 04 câu trả lời, phân
thành 2 nhóm:
19
1. Đạt: ≥ 2 câu ;
2. Không đạt: < 2câu hoặc không biết
+ Biết về cách phòng bệnh HIVAIDS: có 08 câu trả lời, phân thành 2
nhóm:
1. Đạt: ≥ 4 câu ;
2. Không đạt: < 4 câu hoặc không biết
- Hiểu biết về tình dục an toàn và không an toàn; bạo lục tình dục :
+ Hiểu biết của đối tượng về những hành vi tình dục không an toàn
(tình dục ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, không thực hiện các biện
pháp phòng chống các bệnh LTQĐTD kể cả HIV/AIDS trong quan hệ tình
dục): có 04 câu trả lời, phân thành 2 nhóm:
1. Đạt: ≥ 2 câu ;
2. Không đạt: < 2câu hoặc không biết
+ Hiểu biết của đối tượng về những hành vi tình dục an toàn (áp dụng

những hình thức hoạt động tình dục nào mà không đặt một trong hai người
bạn tình trước nguy cơ bị nhiễm các bệnh LTQĐTD kể cả HIV/AIDS) trong
quan hệ tình dục). Có 03 câu trả lời, phân thành 2 nhóm:
1. Đạt: Chọn câu đúng như khái niệm trên
2. Không đạt : chọn câu khác trên
+ Hiểu biết về các hành vi bạo lực trong tình dục[15]: ( ép buộc sinh
thêm con, không cho dùng các biện pháp tránh thai, cưỡng ép quan hệ tình
dục khi đối tượng phụ nữ không muốn, gây đau đớn sợ hãi trong quan hệ tình
dục). Có 5 câu trả lời, phân thành 2 nhóm:
1. Đạt : ≥ 3 câu
2. Không đạt: < 3 câu hoặc không biết.
20
** Cách đánh giá về kiến thức sức khoẻ tình dục: Theo trình bày như trên,
phần kiến thức có 09 nội dung, mỗi nội dung người được phỏng vấn được
đánh giá là Đạt cho 01 điểm, cách đánh giá được phân thành 02 nhóm:
1. Hiểu biết đầy đủ: ≥ 5 điểm
2. Hiểu biết không đầy đủ: < 5 điểm.
* Các biến về thái độ sức khoẻ tình dục:
- Thái độ về bạo lực tình dục: thái độ của đối tượng khi có bạo lục tình
dục, tình dục không an toàn xảy ra: từ chối , chấp nhận, không trả lời, phân
thành 2 nhóm:
1. Tốt: chọn câu trả lời: từ chối
2. Không tốt : chọn câu trả lời : chấp nhận
- Thái độ về làm chủ tình dục: Đánh giá của đối tượng về mức độ làm
chủ tình dục trong quan hệ tình dục, chủ động hay không chủ động trong quan
hệ tình dục, phân thành 2 nhóm:
1. Tốt: chọn câu trả lời: chủ động
2. Không tốt: chọn câu trả lời : Không chủ động
- Thái độ về hưởng thú vui tình dục: thái độ của đối tượng trong cảm
nhận về thú vui trong quan hệ tình dục: đạt khoái cảm , không đạt khoái cảm

hoặc sợ hãi, đau đớn khi quan hệ tình dục. Phân thành 2 nhóm:
1.Tốt: đạt khoái cảm
2.Không tốt: không đạt khoái cảm hoặc sợ hãi, đau đớn
- Thái độ về dịch vụ cung cấp biên pháp tránh thai: Đánh giá của đối
tượng mức độ sẵn có và mức độ thân thiện của các dịch vụ cung cấp các biện
pháp tránh thai: hài lòng hoặc không hài lòng. Phân thành 2 nhóm:
1. Tốt: hài lòng
2. Không tốt: không hài lòng
21
** Cách đánh giá về thái độ sức khoẻ tình dục: Theo trình bày như trên, phần
thái độ có 04 nội dung, mỗi nội dung người được phỏng vấn được đánh giá là
Tốt cho 01 điểm, phân thành 02 nhóm:
1. Thái độ tốt : ≥ 3 điểm
2. Thái độ không tốt : < 3 điểm.
* Các biến về thực hành sức khoẻ tình dục:
- Tiền sử quan hệ tình dục: Có quan hệ tình dục trước hôn nhân, không
quan hệ tình dục trước hôn nhân; phân thành 2 nhóm:
1. Tốt: không quan hệ tình dục trước hôn nhân
2. Không tốt: có quan hệ tình dục trước hôn nhân
- Hoạt động tình dục có liên quan đến các đối tượng khác: Chỉ quan hệ
tình dục với chồng, có quan hệ tình dục với người khác chồng. Phân thành 2
nhóm:
1.Tốt: Chỉ quan hệ tình dục với chồng
2. Không tốt: có quan hệ tình dục với người khác chồng
- Tiền sử điều hoà kinh nguyệt, nạo hút thai: Chưa lần nào, hoặc đã có
điều hoà kinh nguyệt, nạo hút thai. Phân thành 2 nhóm:
1. Tốt: Chưa lần nào điều hoà kinh nguyệt, nạo hút thai
2. Không tốt: đã có điều hoà kinh nguyệt, nạo hút thai
- Sử dụng các biện pháp tránh thai khi có quan hệ tình dục: Có áp dụng
một trong các biện pháp như: tính ngày theo chu kỳ kinh nguyệt, dùng thuốc

tránh thai, đặt vòng tránh thai, Bao cao su, Xuất tinh ngoài âm đạo; không sử
dụng. Phân thành 2 nhóm:
1. Tốt: Có sử dụng
2. Không tốt: không sử dụng
22
- Về thực hiện các biện pháp để quan hệ tình dục an toàn như phòng
chống các BLTQĐTD bao gồm cả HIV/AIDS: Chỉ quan hệ tình dục chung thuỷ
01 vợ 01 chồng; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Phân thành 2 nhóm:
1. Tốt: thực hiện 1 trong 2 biện pháp trên
2. Không tốt: không thực hiện biện pháp nào.
**Cách đánh giá về thực hành sức khoẻ tình dục: Theo trình bày như trên,
phần thực hành có 05 nội dung, mỗi nội dung người được phỏng vấn được
đánh giá là Tốt cho 01 điểm, phân thành 02 nhóm:
1. Thực hành tốt : ≥ 3 điểm
2. Thực hành không tốt : < 3 điểm.
2.2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu
* Công cụ thu thập thông tin
Các thông tin được thu thập trực tiếp thông qua công cụ là bộ câu hỏi
phỏng vấn. Điều tra viên sẽ hỏi trực tiếp các phụ nữ được chọn với các câu
hỏi đã được chuẩn bị sẳn, ngoài ra có một phần nội dung được chọn sẵn đưa
riêng để các phụ nữ trực tiếp ghi vào phiếu ( phần về quan hệ tình dục ) nhằm
hạn chế sai số. Phần giới thiệu và các mã:
+ Giới thiệu về điều tra viên và mục tiêu nghiên cứu, sự đồng ý tham
gia trả lời phỏng vấn của đối tượng nghiên cứu
+ Địa chỉ của đối tượng nghiên cứu : Xã, thôn, mã số
+ Tuổi: Ghi số tuổi hiện tại của đối tượng
Để thuận lợi cho quá trình phỏng vấn, bộ câu hỏi được chia theo các
chủ đề được hỏi ( bao gồm cả kiến thức, thái độ, thực hành của từng chủ đề):
Phần 1: Thông tin chung về đối tượng và gia đình, xã hội (yếu tố truyền

thông)
Phần 2: Thông tin về kiến thức sức khoẻ tình dục
23
Phần 3: Thông tin về thái độ về sức khoẻ tình dục
Phần 4: Thông tin về thực hành sức khoẻ tình dục
* Người thu thập thông tin
Điều tra viên là nhân viên y tế thôn của các xã được chọn nghiên cứu,
bản thân cán bộ nghiên cứu cũng trực tiếp phỏng vấn.
* Tiến trình thu thập thông tin
- Thời gian thu thập thông tin: Tháng 8 năm 2011
- Xác định địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: các xã, các
thôn, đối tượng nghiên cứu theo như phần Chon mẫu nêu trên
- Tập huấn điều tra viên:
Người nghiên cứu tổ chức tập huấn 01 ngày cho điều tra viên về các
nội dung: kỹ năng, phương pháp giao tiếp với phụ nữ, kỹ năng phỏng vấn, nội
dung chi tiết của phiếu phỏng vấn, vấn đề cần nhấn mạnh cho từng câu hỏi,
cách ghi thông tin cho từng câu hỏi. Người tiến hành nghiên cứu hướng dẫn
các nội dung tập huấn, thảo luận góp ý của các điều tra viên và chỉnh sửa,
thực hành phỏng vấn thử, điều tra thử và hoà chỉnh bộ công cụ.
- Lập kế hoạch điều tra tại thực địa:
Phối hợp Phòng Y tế Huyện Đông Hoà, Trạm Y tế các xã được chon,
làm việc với các trưởng thôn được chọn để thông báo nội dung nghiên cứu
của đề tài, đối tượng và thời gian nghiên cứu tại địa phương. Điều tra theo
hình thức cuốn chiếu: hết từng thôn cho từng xã được chọn rồi mới đến xã
khác
* Tiến hành điều tra thực địa:
Sử dụng các bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp, riêng phần câu hỏi có
liên quan đến quan hệ tình dục của cá nhân, đối tượng được phát riêng bộ câu
hỏi để tự trả lời ( đánh dấu các mục tự chon ). Trong quá trình phỏng vấn, đối
24

tượng nghiên cứu và điều tra viên ngồi cạnh nhau để tạo không khí thân thiện,
giúp đối tượng tự tin và trả lời trung thực, chính xác hơn.
Phiếu phỏng vấn sẽ được người nghiên cứu kiểm tra hàng ngày để điều
tra viên kịp thời bổ sung thông tin còn thiếu, đồng thời họp rút kinh nghiệm
hàng ngày.
2.2.2.4. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS.15.0 Trước khi xử lý số liệu chúng
tôi đã tiến hành phân định các biến nghiên cứu và cách phân loại kết quả
nghiên cứu (như trên).
2.2.3. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành khi đối tượng được thông báo rõ về mục
đích nghiên cứu và đồng ý tham gia phỏng vấn. Không ép buộc đối tượng trả
lời phỏng vấn mỗi khi họ không tự nguyện trả lời với điều tra viên.
Các điều tra viên tôn trọng sự lựa chọn của người cung cấp thông tin,
những hiểu biết, quan điểm và hành vi của họ. Không được khen chê trong
quá trình điều tra. Các thông tin thu thập được từ đối tượng tham gia nghiên
cứu tuyệt đối được giữ bí mật, các bảng hỏi không ghi họ và tên của đối
tượng điều tra mà chỉ đánh dấu mã số để thuận tiện cho việc xử lý thông tin
và số liệu.
Kết quả nghiên cứu chính thức cũng được chia sẻ với các đơn vị chức
năng để có những hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi
hành vi theo hướng tích cực về sức khoẻ tình dục cho phụ nữ huyện Đông
Hoà.
25

×