Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng long thọ tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 47 trang )

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những số liệu nghiên cứu được trình bày trong luận văn nầy là
của riêng mình. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố. Số liệu nghiên cứu đã được thu
thập xử lý chính xác.
Huế, ngày tháng 5 năm 2011
Người cam đoan

Lê Thị Thạc
1
Lời Cảm Ơn
Với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn :
- Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt khoá học.
- Lãnh đạo Sở Y tế Kon Tum, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập.
- Qúi thầy cô trường Đại hoc Y Dược Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian học tập.
- Giảng viên : Thạc Sỹ. Bác sỹ chuyên khoa cấp II Nguyễn Thị Xuân Tịnh bộ môn
Nội tiêu hóa trường Đại học Y Dược Huế - Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
này.
- Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ-tỉnh
Thừa Thiên Huế đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu.
- Cha mẹ tôi, chồng con tôi, Anh chị em và bạn bè đồng nghiệp đã giành nhiều
thời gian quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện hoàn
thành luận văn này.
Huế, tháng 5 năm 2011
Lê Thị Thạc
2
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)


LDR : Lạm dụng rượu
NR : Nghiện rượu
SDRB : Sử dụng rượu bia
SK : Sức khỏe
RB : Rượu bia
TCYTTG : Tổ chức Y tế thế giới
TNGT : Tai nạn giao thông
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
TH : Trung học
THCS : Trung học cơ sở
PTTH : Phổ thông trung học
3
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số thuật ngữ liên quan 3
1.2. Tình hình sử dung rượu bia 6
1.3. Hậu quả của lạm dụng rượu bia 8
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
2.3. Xử lý số liệu 16
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 17
3.2. Tình hình tiêu thụ thức uống có cồn 20
3.3. Nhận thức về thức uống có cồn 23
Chương 4: BÀN LUẬN 27
4.1. Tình hình tiêu thụ thức uống có chứa cồn trong công nhân 27
4.2. Nhận thức về thức uống có chứa cồn 30

KẾT LUẬN 37
KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thức uống có chứa cồn được sử dụng rộng rãi như một thứ nước giải khát hoặc
dùng để tiêu khiển. Sử dụng nó đúng lúc, đúng lượng và an toàn sẽ đem lại sự thoải mái
và làm tăng hiệu quả công tác. Lạm dụng nó sẽ gây nên những hậu quả trước mắt cũng
như lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, gây nhiều bệnh tật, điều trị tốn kém và ảnh
hưởng đến năng suất và hiệu quả lao động.
Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai
Cập và người Sumer là những người đầu tiên sử dụng các loại men hoang dã để sản xuất
bia và sau đó là rượu vang. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Có
giả thuyết cho rằng, người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên,
rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong y học từ thời đó.
Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thế kỷ XII và từ giữa thế kỷ XIV,
lượng rượu sử dụng bắt đầu tăng vọt. Số lượng người sử dụng rượu bia trên thế giới khá
lớn, chỉ đứng sau cà phê và lượng rượu mà nhân loại sử dụng luôn lớn hơn các loại tiền
chất khác. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/3 dân số thế giới (2 tỷ
người) có sử dụng rượu, trong đó 77 triệu người lạm dụng rượu.
Sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho
con người cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch Song rượu bia lại
là chất kích thích, gây nghiện, do vậy người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc và tình trạng lạm
dụng chúng ngày càng tăng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây tử vong có liên
quan đến rượu bia là 3,2% (1,8 triệu ca tử vong) và 4% mang thương tật. Những ảnh
hưởng của việc sử dụng rượu ở mỗi cá nhân là phổ biến và đáng chú ý trong mọi lĩnh
vực (thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế ) [27].
Không chỉ thế, lạm dụng rượu bia còn khiến cho con người không làm chủ được

hành vi, là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vấn đề xã hội nguy hiểm như nghèo đói, tai
5
nạn giao thông, bạo lực, tội phạm, tự tử Chi phí cho lạm dụng rượu bia cũng tạo gánh
nặng cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê ở nhiều
nước, phí tổn do rượu bia (bao gồm cả việc dung nạp và giải quyết hậu quả do rượu bia
gây ra) thường chiếm 2 - 8% GDP của quốc gia [5].
Ở nước ta, quá trình đổi mới và phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã giúp
cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng sử dụng rượu bia trong sinh
hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ hội, trong quan hệ công việc đang ngày càng gia
tăng. Tình trạng sử dụng rượu bia tràn lan ở một số nơi đã làm cho trật tự an toàn xã hội,
an toàn giao thông trở thành những vấn đề đáng báo động.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, trên phạm vi cả nước, các nghiên cứu về sử dụng
rượu bia chỉ được thực hiện với quy mô nhỏ và chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến
tình hình sử dụng thức uống có cồn trong công nhân trực tiếp sản xuất: là lực lượng lao
động chính tạo ra của cải cho xã hội nhưng cũng là đối tượng thường tiếp xúc với một
hay nhiều yếu tố độc hại như với công nhân xí nghiệp sản xuất xi măng chẳng hạn.
Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử
dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ - Tỉnh
Thừa Thiên Huế”, nhằm 2 mục tiêu
1. Xác định tỷ lệ sử dụng và cách thức sử dụng thức uống có chứa cồn của công
nhân đang làm việc tại nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ.
2. Thái độ và nhận thức của công nhân về việc sử dụng thức uống có chứa cồn.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số thuật ngữ có liên quan
1.1.1. Khái niệm về rượu bia
Rượu là đồ uống có chứa cồn etylic, sản phẩm của sự lên men các loại ngũ cốc,
khoai củ, hoa quả, rỉ đường, có thể qua chưng cất hoặc không chưng cất.
Rượu không qua chưng cất như rượu vang nho, táo, rượu lê, bia…

Rượu qua chưng cất từ ngũ cốc, khoai củ, hoa quả lên men rượu đã được tinh chế
như rượu lúa mới, rượu trắng, rượu vốt ca [21].
Bia là một đồ nước uống giải khát có độ cồn thấp, được sản xuất bằng quá trình lên
men của đường lơ lửng trong môi trường lỏng và không được chưng cất sau lên men.
1.1.2. Phân loại rượu bia
Các tiêu chí dùng để phân loại rượu thường là:
- Theo mục đích sử dụng
Theo tiêu chí này, người ta chia rượu ra làm hai loại:
+ Rượu dùng để sản xuất dung môi chất tẩy (methyl alcohol, isopropyl) được sản
xuất với khối lượng lớn, giá thành rẻ.
+ Rượu dùng để uống (ethanol).
- Theo WHO
Các loại đồ uống có chứa cồn được chế biến qua quá trình lên men và chưng cất
gồm các loại:
Tên của thức uống có chứa cồn Nồng độ cồn (%)
Branđi 40-55
Whisky (Scotch) 40-55
Rum 40-55
Port, Sherry, Champagne… 10-22
7
Bia 4-8
Rượu nấu bằng gạo 50-60
Nhựa của cây kê 5-10
Vodka 35-60
Gin 40-50
Breezer 3-5 [26].
1.1.3. Thế nào là một đơn vị rượu/cốc chuẩn?
"
Đơn vị rượu
"

là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại rượu, bia với nhiều
nồng độ khác nhau. Hiện chưa có một quy ước hay thoả thuận nào về việc xác định một
đơn vị rượu chuẩn chung cho mọi quốc gia. Tuy nhiên, gần đây các nước trên thế giới đã
áp dụng tiêu chuẩn: 1 đơn vị rượu thường có từ 10 gam rượu nguyên chất (pure ethanol)
chứa trong dung dịch đó
.
Bảng 1.1. Đơn vị rượu được áp dụng tại một số quốc gia
Quốc gia Đơn vị chuẩn
(grams ethanol)
Vương quốc Anh 8
Hà Lan 9,9
Úc, Áo, New Zealand, Ba Lan, Tây Ban Nha 10
Phần Lan 11
Đan Mạch, Pháp, Italy, Nam Phi 12
Canada 13,6
Bồ Đào Nha, Mỹ 14
Nhật Bản 19,75
Đơn vị rượu hay áp dụng nhất là: một đơn vị rượu tương đương với 10g rượu
nguyên chất chứa trong dung dịch uống.
Như vậy: 1 đơn vị rượu sẽ tương đương 1 lon bia 330ml nồng độ 5%, 1 cốc rượu
vang 125ml nồng độ 11%, 1 ly rượu mạnh 75ml nồng độ 20%, 1 chén rượu mạnh 40ml
nồng độ 40% [1].
1.1.4. Mức an toàn trong sử dụng rượu bia
8
Mức độ an toàn trong sử dụng rượu được đề ra theo những căn cứ từ kết quả
nghiên cứu về các nguy cơ do rượu gây ra đối với sức khoẻ. Với mức độ dung nạp này,
những hậu quả của rượu đối với sức khoẻ thường ở mức tối thiểu. Lý tưởng nhất vẫn là
không nên uống rượu; theo WHO nếu đã uống chỉ nên giữ ở mức không quá 3 đơn vị
rượu/ngày đối với nam và không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nữ trong điều kiện sức
khoẻ tốt, không mắc bệnh mãn tính nào [4].

1.1.5. Lạm dụng rượu
LDR được xác định theo qui chuẩn của WHO: Nam uống trên 3 đơn vị rượu/ngày
(một đơn vị rượu tương đương 10gram rượu nguyên chất chứa trong dụng dịch uống-pure
unit of alcohol = 01 cốc chuẩn. 1 cốc chuẩn tương đương: 1 lon bia 330ml 5%, 1 cốc
rượu vang 125ml nồng độ 11%, 1 chén rượu mạnh 30ml nồng độ 30%) hoặc 21 đơn vị
rượu/tuần; Nữ uống trên 2 đơn vị/ngày hoặc 14 đơn vị/tuần [16].
1.1.6 Các loại rượu bia thường được sử dụng
Trên thế giới, có 4 loại rượu bia thường được sử dụng bao gồm:
- Rượu bia truyền thống tự nấu tại nhà/sản xuất thủ công: nấu từng mẻ với số
lượng ít, sử dụng các nguyên liệu có sẵn ở địa phương, phân phối thường chỉ giới hạn đến
các hộ gia đình, các vùng nông thôn lân cận.
- Rượu bia truyền thống sản xuất công nghiệp: tại nhiều nơi trên thế giới, loại rượu
bia này được sản xuất phù hợp với khẩu vị người địa phương, sử dụng các nguyên liệu
sẵn có, sản xuất với số lượng lớn, mạng lưới phân phối có thể mở rộng trên địa bàn hàng
trăm km, giá thấp và chất lượng ổn định.
- Rượu bia theo mẫu/cách của châu Âu được địa phương hoá: có giá rẻ, thường có
tên/nhãn, mác gần giống với các nhãn rượu bia quen thuộc/nổi tiếng trên thế giới.
- Rượu bia sản xuất công nghiệp có tính toàn cầu: sản xuất và phân phối bởi các
tập đoàn đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia, có tên hiệu riêng, kiểm soát và chiếm
lĩnh thị trường qua các chiến lược quảng cáo và tiếp thị có tính chất toàn cầu.
9
Các nước châu Âu chủ yếu sử dụng rượu vang và bia được sản xuất công nghiệp
với sản lượng lớn bởi các công ty, tập đoàn lớn, có truyền thống lâu đời như rượu vang
Pháp, rượu wishky của Anh, các công ty bia xuyên quốc gia như Heineken, Carlberg,
Giới trẻ có khuynh hướng sử dụng bia, các đồ uống có ga nồng độ cồn thấp và rượu mạnh
trong khi những người lớn tuổi thường hay uống rượu nhẹ (rượu vang). Bia được giới trẻ
ở những quốc gia này ưa chuộng bởi giá cả phù hợp, vị ngọt và các hình ảnh quảng cáo
hấp dẫn. Tỷ lệ sử dụng đồ uống có cồn ở các quốc gia châu Âu là: 50% bia, 35% rượu
nhẹ và 15% rượu mạnh. Những quốc gia uống nhiều bia là: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan
Mạch, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Anh; những quốc gia ưa chuộng uống rượu nhẹ (rượu

vang) là Pháp, Hy Lạp, Ý, Đan Mạch, Tây Ban Nha và những quốc gia thích uống rượu
mạnh là Bungaria, Hungary, Balan, Rumani, Nga và Slovakia.
Ngược lại, hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới chủ yếu sử dụng loại rượu
bia truyền thống do chính nước họ sản xuất (thường là những loại rượu/bia tự nấu tại nhà
hoặc sản xuất thủ công) như Hàn Quốc thường uống rượu truyền thống là rượu soju và
rượu makkolli, Nhật Bản uống rượu sake, Malaysia uống rượu Arak, Toddy hay Samsu,
Việt Nam uống rượu trắng Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển, khuynh hướng sử
dụng các đồ uống sản xuất công nghiệp bởi các công ty đa quốc gia đang dần tăng lên do
quá trình toàn cầu hóa. Chỉ riêng 10 công ty sản xuất bia hàng đầu thế giới (phần lớn có
trụ sở chính tại châu Âu và Mỹ) đã sản xuất tới 42% lượng bia trên toàn thế giới [2].
1.2. Tình hình sử dụng rượu bia:
1.2.1. Tình hình sử dụng rượu bia tại Việt Nam
Theo điều tra y tế quốc gia, tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên có uống rượu 1 lần trở
lên trong tuần là 18,8%, khoảng 53% các hộ gia đình có người uống rượu bia hằng tuần.
Tỷ lệ nam giới từ 15 tuổi trở lên có uống rượu bia từ một lần trở lên trong 1 tuần là 46%
và có 2% là nữ. Tỷ lệ nam giới uống rượu bia tăng mạnh trong nhóm tuổi dưới 25 trong
khi đó tỷ lệ ở nữ giới rất thấp và tăng theo lên tuổi nhưng vẫn không vượt quá 10% ở bất
kể lứa tuổi nào. Tỷ lệ uống rượu bia cao trong độ tuổi lao động có thể cho thấy việc uống
10
rượu bia có liên quan đến công việc, nghề nghiệp. Nhưng đến tuổi về hưu (nhóm tuổi trên
65) thì tình hình uống rượu bia lại giảm đến dưới 40%. Nhóm có trình độ học vấn cao thì
lại uống nhiều hơn nhóm có trình độ học vấn thấp, nhóm có trình độ học vấn trên cấp 3
chiếm cao nhất 32% gấp khoảng 2 lần so với nhóm mù chữ. Nhóm quản lý, lãnh đạo và
xây dựng là 2 nhóm có tỷ lệ uống rượu bia cao nhất 57,9% và 55,1%.
Trong số tỷ lệ người tuổi từ 15 trở lên uống rượu ít nhất 1 lần 1 tuần thì có 1/3 đã
bắt đầu uống từ trước tuổi 20. Việc uống rượu bia sớm thường gặp những người bỏ học
sớm, người nghèo, dân tộc thiểu số ở miền núi và Tây nguyên, người nông thôn đối với
cả nam và nữ [18].
1.2.2. Tình hình sử dụng rượu bia trên thế giới
Ở Nhật Bản theo Nguyễn Đăng Dung số người nghiện rượu nặng năm 1965 có

1,03 triệu người, năm 1983 tăng lên 2 triệu người, hiện nay khoảng 2,4 triệu người.
Lượng rượu dùng bình quân là 6,3 lít/người/năm. Lứa tuổi uống bia nhiều nhất là 18 đến
24 tuổi, lứa tuổi uống rượu nhiều nhất là 40-65 tuổi. Số nữ uống rượu ngày càng tăng, có
tới 10% trong số người nghiện rượu, 50% sinh viên lạm dụng rượu trong đó có 14 % sinh
viên nam và 13% nữ nghiện rượu nặng, 30% thanh thiếu niên của các bố mẹ nghiện rượu
có rối loạn cảm xúc và hành vi, 5,42% trường hợp tai nạn giao thông do người lái xe
uống rượu bia gây nên, 20% bị xơ gan. Do vậy, thường các tác giả đánh giá gián tiếp qua
mức độ tiêu thụ rượu của một số quốc gia như Pháp là một nước đứng đầu thế giới 17 lít
rượu tinh chất/người/năm, 12,4 lít ở cộng hòa liên bang Đức, 8,5 lít ở Mỹ, 6,2 lít ở Nga,
cũng ở Pháp năm 1993 có 5,5-6,5 triệu người có vẫn đề với rượu (1-1,5 triệu người là nữ
giới, 4,5-5 triệu người là nam giới) tuổi uống rượu nhiều nhất từ 36-45 tuổi sau đó giảm
dần. Ở Úc có tới 90% người lớn đã uống rượu trong một dịp nào đó, 75% nam giới và
50% nữ giới được coi là hiện nay đang uống rượu, 30-35% học sinh trung học đã uống
rượu thường lệ hoặc ít nhất hằng tuần và có trên 5% người nghiện rượu [20].
Tình hình tiêu thụ rượu mạnh ở các nước cũng rất khác nhau. Theo số liệu
TCYTTG về mức tiêu thụ thức uống có cồn bình quân đầu người ở Châu Âu là cao nhất,
11
sau đó đến Châu Mỹ và Châu Úc. Mỗi nước cũng có tập quán uống riêng. Ở châu Âu thì
các nước như Pháp, Italia, Bồ Đào Nha…có khả năng tiêu thụ rượu vang nhiều hơn các
loại đồ uống có cồn khác. Các nước như Anh, Đức, Hà Lan tiêu thụ nhiều bia. Rượu
mạnh được tiêu thụ nhiều ở Nga, Bồ Đào Nha… Tại châu Mỹ thì Achentina, Chilê thích
uống rượu vang; Mehico thích uống bia; Mỹ, Brazil thích uống rượu mạnh. Ở châu úc
mọi người uống nhiều bia và rượu vang. Châu Á mức tiêu thụ đồ uống có cồn là thấp,
trong đó người ta uống nhiều bia, rượu mạnh chủ yếu là rượu trắng làm từ gạo [7].
Tiêu thụ rượu là chấp nhận rộng rãi trong xã hội Bhutan; sử dụng của nó là văn hoá
cho phép. Vào mỗi dịp gần, có thể là hôn nhân, phước lành, Lễ nghi lễ của đoạn văn hoặc
cung cấp cho các vị thần, rượu có quan trọng diễn ra tại một nhà Bhutan. Rượu chưng cất
tại địa phương là sản xuất tại Bhutan, một số tiền rất lớn của các nhà ủ rượu cũng được
làm và tiêu thụ. Tác hại của lạm dụng rượu là một vấn đề nghiêm trọng với bệnh xơ gan
là nguyên nhân phổ biến thứ ba của tử vong ở Bhutan.Nhà sản xuất bia rượu là một phần

quan trọng đáng quan tâm của các địa phương [28].
1.3. Hậu quả của lạm dụng rượu bia
Lạm dụng rượu, nghiện rượu không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối
với cá nhân người sử dụng mà còn đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình và xã
hội.
Nhiều người đã biết bia rượu có hại cho gan nhưng cụ thể như thế nào thì e rằng
chưa chắc đã rõ lắm. chúng tôi nghĩ rằng một số thông tin sau đây sẽ rất có ích cho mọi
người.
Người ta tính được rằng 10g cồn tương đương 30ml whiskey 40
0
hoặc 100ml rượu
12
0
hay bia 5
0
. Người ta cũng phát hiện ra rằng chỉ cần tiêu thụ một lượng nhỏ cồn hàng
ngày bằng 40g ở đàn bà hoặc 60g ở đàn ông trong 10 năm thì có tổn thương gan. Sở dĩ
gan đàn bà dễ tổn thương hơn đàn ông vì men thuỷ phân cồn chỉ có ở niêm mạc ruột đàn
ông. Nếu tiêu thụ 150-200g thì 10-12 ngày sau gan đã bị hoá mỡ ngay cả với những
người đàn ông khoẻ mạnh. Mỗi ngày dùng hết 80g cồn trong 10 năm thì gan sẽ bị viêm.
12
Trong khi đó ngưỡng trung bình hằng ngày tiêu thụ 160g cồn thì sau 8 năm là bị xơ gan
[11].
Sau khi uống, rượu được hấp thu nhanh qua niêm mạc đường tiêu hoá, đặc biệt ở
phần đầu ruột non là nơi bình thường vitamin nhóm B được hấp thu. Rượu hoà tan trong
nước, phân bố nhanh vào tổ chức mỡ cho nên tác động nhanh đến neuron. Tuỳ theo nồng
độ của rượu trong máu, mà người uống có nhiều cảm giác khác nhau.
- 1-100mg/dl Cảm thấy thoải mái, êm dịu.
- 100-150mg/dl Mất phối hợp động tác và dễ bị kích thích.
- 150-200mg/dl Nói không rõ và thất điều.

- >250mg/dl Ngất hoặc hôn mê.
Rượu gây rất nhiều tổn thương cho cơ thể, tuỳ theo số lượng uống hằng ngày và thời
gian uống mà rượu gây ra nhiều tác hại khác nhau, hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều
bị tác hại của rượu, rượu làm cho đường tiêu hoá bị ảnh hưởng trước tiên, gây viêm dạ
dày, ỉa chảy, gây loét hoặc làm cho tổn thương loét có sẳn trở nên trầm trọng hơn do tác
động của rượu lên niêm mạc dạ dày ruột, hầu hết người nghiện có gan bị thâm nhiễm mỡ,
10% người nghiện nặng bị xơ gan. Viêm tuỵ, đái tháo đường, bệnh cơ tim, giảm tiểu cầu,
thiếu máu, bệnh cơ vân là những tổn thương thường gặp, rượu còn gây bất thường bào
thai gọi là hội chứng thai rượu, trẻ có vòng đầu nhỏ, mặt bẹt, chỉ số thông minh thấp, rối
loạn hành vi, hội chứng nầy gặp 1-2 /100.000 cuộc sinh vì vậy các bà mẹ mang thai
được khuyên là không nên uống rượu [6].
Đối với hệ thần kinh trung ương thì rượu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, viêm
thần kinh ngoại vi do thiếu vitamin nhóm B (nhất là B1), làm tổn thương tiểu não gây
loạn vận ngôn (khó phát âm) và thất điều (loạng choạng). Gây hội chứng Wernick với
tam chứng: rung giật nhãn cầu - thất điều - lú lẫn, hội chứng nầy có thể điều trị khỏi bằng
cách tiêm vitamin B1 liều cao, nếu không điều trị sau hội chứng Wernick thì sẽ xuất hiện
hội chứng Kócxacốp. Rượu còn gây teo não, các não thất dãn rộng, các rãnh võ não rộng
ra làm cho một số bệnh nhân bị mất trí [6].
13
1.3.1. Hậu quả đối với sức khoẻ cá nhân
- Cơ chế tác động: Khi uống rượu, cồn được hấp thu trên toàn tuyến của bộ phận
tiêu hoá, được enzym phân hoá thành ethanal (CH
3
-CHO), tiếp tục bị oxy hoá thành acid
acetic. Sản phẩm trung gian ethanal chính là nguyên nhân gây nhức đầu, hậu quả của việc
uống nhiều rượu. Tốc độ phân huỷ cồn không thay đổi trong giới hạn nhất định, ở phần
đông người châu Âu là khoảng 1 g cồn trên 10 kg cân nặng trong một giờ.
- Nghiện rượu sẽ gây ra những rối loạn: Làm tăng tỷ lệ mỡ, giảm tỷ lệ đường trong
máu; Rượu có thể cung cấp một lượng calo nhất định không hề bổ sung protein, vitamin,
muối khoáng cho cơ thể. Lượng calo tức thời đó tạo ra một cảm giác no, người uống mất

hết cảm giác thèm ăn và cơ thể thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết. Rượu gây giãn
mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài, từ đó người ta có cảm giác ấm khi uống
các loại thức uống có cồn. Cồn lại có tác dụng gây mê, vì thế việc điều chỉnh nhiệt lượng
tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực. Uống cồn trong mùa đông có thể dẫn đến lạnh
cóng cho đến chết.
+ Về thể chất: Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận có mối liên quan giữa sử dụng
rượu với hơn 60 loại bệnh khác nhau. Rượu làm ứ đọng nhiều chất mỡ ở gan gây gan
nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, tràn dịch ổ bụng , có thể gây viêm thực quản, dạ dày,
chảy máu đường tiêu hoá, bệnh tim mạch, huyết áp cao, Do rối loạn vận mạch não và
thiếu hụt vitamin (thiamin) nên người nghiện rượu thường có những tổn thương ở hệ thần
kinh biểu hiện dưới dạng viêm đa dây thần kinh chi dưới, giảm thị lực hai mắt, viêm não
kiểu Gayet-Vernicke dẫn đến chứng quên kèm bịa đặt chuyện, rối loạn định hướng, nhận
biết sai lệch. Nếu không được chữa trị, tình trạng viêm não đó sẽ không phục hồi và trở
thành bệnh tâm thần Sergei Korsakoff.
+ Vấn đề tâm lý: Mất ngủ, trầm cảm, lo lắng, quên, tự tử, không kiểm soát được
hành vi, dễ bị sa vào các hành vi nguy cơ cao dễ lây truyền HIV/AIDS như tiêm chích ma
túy, quan hệ tình dục không an toàn [3].
14
1.3.2. Hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng
Nghiện rượu xếp hàng thứ năm trong 10 nguy cơ đối với sức khỏe. Năm 2000,
khoảng 3,2% dân số thế giới (1,8 triệu người) tử vong do những nguyên nhân liên quan
đến sử dụng rượu. Tại châu Âu, rượu bia là nguyên nhân tử vong của 63.000 người ở lứa
tuổi 15 - 29 (năm 2002). Tử vong do chấn thương không chủ định và có chủ định liên
quan đến sử dụng rượu chiếm 40 - 60%. Tại Mỹ, rượu là nguyên nhân thường gặp nhất
gây tử vong ở nhóm tuổi 25 - 45. Nghiện rượu là căn bệnh chính của 30% bệnh nhân
nhập viện tâm thần, 15 - 30% vào viện nội khoa và 80% vào khoa bỏng.
Lạm dụng rượu bia chiếm 4% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, chỉ sau sử dụng thuốc
lá (4,1%) và cao huyết áp (4,4%). Ở châu Âu, 22% gánh nặng bệnh tật ở nam giới và
1,5% gánh nặng bệnh tật ở nữ giới nguyên nhân do rượu. Hậu quả của lạm dụng rượu bia
chiếm 9,2% DALYs ở các quốc gia phát triển và 6,3% ở những quốc gia đang phát triển,

có tính đến các vấn đề như rối loạn tâm thần (nghiện rượu, trầm cảm, tâm thần do rượu)
và những chấn thương không chủ định (tai nạn giao thông, bỏng, ngã, đuối nước )
nguyên nhân do rượu [11].
Bảng 1.2. Tỷ lệ % gánh nặng bệnh tật do rượu của châu Âu và thế giới (2002)
Nguyên nhân Châu Âu Thế giới
Gánh nặng bệnh tật nguyên nhân do lạm
dụng rượu bia trong tổng số DALYs
10,8% 4%
Nguồn: Alcohol consumption in the European Region - trends and patterns, 2001
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng: nếu gia tăng mức bình quân sử
dụng 1 lít rượu/người thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng 1,3%. Lạm dụng rượu là nguyên nhân gây
giảm 9,8% tuổi thọ đối với nam giới ở các nước đang phát triển. Rượu gây nhiều tác hại
đến các cơ quan quan trọng như gan, tuỵ, dạ dày, não, thần kinh ngoại biên, tuỷ xương,
tim, thận, phổi, khớp. Gan là cơ quan chuyển hoá các chất nên bị tác hại trực tiếp [22].
Tình trạng say (quá chén) và nghiện làm ảnh hưởng xấu đến nhân cách, là một
trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông, gây bạo hành trong gia đình, phạm
pháp ngoài xã hội.
15
Tuy nhiên, uống rượu đúng liều hàng ngày có thể có lợi vì làm giảm tỷ lệ một số
bệnh như nhồi máu cơ tim, cơn đột quỵ não, sỏi mật và cả bệnh Alzhelmer. .
1.3.3. Hậu quả đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như thanh thiếu niên, phụ
nữ và gia đình họ
Sử dụng rượu từ lứa tuổi nhỏ dễ dẫn đến lạm dụng rượu sau này. Định kiến xã hội,
thói quen uống rượu của cha mẹ và áp lực đồng đẳng là những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hành vi uống rượu của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, tác động từ phim ảnh ,
quảng cáo và các quy định pháp lý về cung - cầu rượu bia cũng ảnh hưởng đến thói quen
uống rượu ở những người trẻ tuổi. Các nhà sản xuất đã sử dụng các chiến lược truyền
thông không chỉ truyền thông trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng như
truyền hình, phát thanh mà còn gián tiếp qua các hoạt động như tài trợ cho các sự kiện thể
thao, sự kiện xã hội và điều này có tác động tiếp thị rượu bia rất lớn đến nhóm tuổi này.

Trẻ em và trẻ vị thành niên lạm dụng rượu cũng có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề gây
ra do rượu: trầm cảm, lạm dụng các chất gây nghiện khác, biến đổi nhân cách
Phụ nữ uống rượu có nhiều nguy cơ và được xếp vào nhóm dễ tổn thương do ảnh
hưởng của hành vi uống rượu. Phụ nữ uống rượu dễ bị say, dễ có tác động xấu hơn nam
giới do thể lực yếu hơn. Phụ nữ uống rượu trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con
nhẹ cân, sinh sớm, con sinh ra dễ bị dị tật hoặc bị hội chứng rượu sơ sinh (FAS: Fetal
Alcohol Syndrome). Thêm vào đó, phụ nữ thường là người chăm sóc nuôi dưỡng con cái,
quán xuyến công việc, quản lý chi tiêu trong gia đình. Nếu như trong gia đình họ có
người nghiện rượu, cùng với trẻ em, phụ nữ sẽ là những người chịu ảnh hưởng, thiệt thòi
nhất.
1.3.4. Gánh nặng về kinh tế
Chi phí để khắc phục các hậu quả của chứng nghiện rượu là rất lớn vì bên cạnh
gánh nặng của hệ thống y tế là các phí tổn gián tiếp như mất năng suất kinh tế quốc dân
vì mất khả năng lao động và về hưu non; các phí tổn về tai nạn giao thông có nguyên
nhân từ rượu; tội phạm và tỷ lệ ly dị cao của những người nghiện rượu. Những mặt hàng
16
như rượu bia gây ra những chi phí không thể hiện trong giá mua hàng. Đó là chi phí y tế
mà xã hội phải trợ cấp để chữa những bệnh có nguyên nhân bởi bia rượu; đó là những tổn
thất gây ra bởi những người say lái xe trên đường; hay đó là những tổn thất tinh thần mà
vợ con người nghiện phải chịu đựng. Những chi phí này khó tính đến trong đo lường thiệt
hại về mặt kinh tế của vấn đề lạm dụng rượu. Ước tính các quốc gia chi tiêu khoảng 2 -
5% GDP cho rượu bia. Một số quốc gia đã phải chi tiêu xã hội cho rượu bia tới 6 tỷ USD
như Nhật Bản hoặc lên tới 190 tỷ USD như Mỹ, trong đó 20% cho các chi phí trực tiếp
như chi cho các dịch vụ y tế, xã hội và pháp luật; 10% chi phí cho thiệt hại về vật chất và
70% chi phí cho thiệt hại do chết sớm, mất việc làm và giảm năng suất lao động. Tác
động về khía cạnh kinh tế đối với bản thân người uống rượu là tăng chi tiêu gia đình dành
cho việc mua rượu. Mức độ sử dụng rượu tăng, chi tiêu càng lớn, chiếm một phần đáng
kể trong thu nhập của gia đình. Tại Rumani, chi tiêu cho rượu chiếm 11% thu nhập của
gia đình (1991). Ở Ấn Độ, những gia đình có chồng thường xuyên uống rượu chi 24%
thu nhập của gia đình cho rượu và ở Srilanka, 30% gia đình có sử dụng rượu chi hơn 30%

thu nhập của gia đình cho rượu.
Mặc dù nguồn thuế thu được từ việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng rượu bia
chiếm một phần đáng kể trong tổng thuế Chính phủ thu được (trung bình 4-10%), các chi
phí do tác hại của lạm dụng rượu lớn hơn nhiều so với tổng nguồn thu từ thuế đánh vào
mặt hàng rượu.
1.3.5. Giảm năng suất lao động, mất việc làm
Sử dụng rượu bia làm giảm năng suất lao động ở cả những người lao động chân tay
và lao động trí óc. Đó là hậu quả của việc nghỉ làm, đi làm muộn, làm việc kém, mất khả
năng tập trung, giảm kỹ năng, giảm sự khéo léo, tai nạn lao động trong khi vận hành máy
móc khiến người lao động trở thành người tàn tật từ mức độ nhẹ cho đến mất khả năng
lao động vĩnh viễn.
1.3.6. Tai nạn giao thông do rượu
17
Một trong những hiệu quả cấp tính do rượu gây ra là các trường hợp tai nạn giao
thông do say rượu. Số lượng các vụ tai nạn giao thông (cả đường thuỷ, đường sắt và
đường bộ) ngày càng tăng cùng với sự gia tăng mức độ sử dụng rượu.
1.3.7. Tội phạm
Sử dụng rượu bia có liên quan đến vấn đề phạm tội như cướp giật, hành hung, cãi
vã, gây rối trật tự công cộng, bạo hành trong gia đình.
1.3.8. Các hậu quả về mặt xã hội khác
Liên quan đến việc sử dụng rượu bia, ngoài những hậu quả kể trên còn có những
hậu quả khác về mặt xã hội như tự tử, ngộ sát, tự cô lập, con cái của những người nghiện
rượu thiếu sự chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ [25].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
18
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là 305 trong tổng số 398 công
nhân lao động trực tiếp và gián tiếp thuộc công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây
dựng Long Thọ, phường Thuỷ Biều, thành phố Huế.

2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây
dựng Long Thọ tỉnh Thừa Thiên Huế
Là một cụm công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, tiền thân là nhà máy vôi Long
Thọ. Xí nghiệp nằm sát bờ phải sông Hương, thuộc xã Thuỷ Biều, huyện Hương Thuỷ,
tỉnh Thừa Thiên Huế, nay thuộc thuộc phường Thuỷ Biều, thành phố Huế, cách trung tâm
thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.
Là một vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ đông sang tây, phía bắc
giáp sông Hương, phía đông là đồi Long Thọ, phía Tây là ruộng lúa nước bao gồm xí
nghiệp mỏ đá và mỏ sét.
Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty: công ty sản xuất và kinh doanh vật
liệu xây dựng Long Thọ có 389 người (theo số liệu của công ty năm 2011). Trong đó có
76 người là lao động gián tiếp, 313 người là lao động trực tiếp đa số là nam giới.
2.1.2. Tình hình điều tra
- Ban lãnh đạo, Trạm Y tế công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Long
Thọ, phường Thuỷ biều, thành phố Huế, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng tôi trong
quá trình điều tra.
- Nhóm điều tra chúng tôi tiến hành điều tra theo phiếu điều tra đã xây dựng trước.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.2. Các bước tiến hành
19
Bước 1: Thiết kế bộ câu hỏi.
Tiến hành soạn bộ câu hỏi phù hợp với thực tế, phù hợp với đối tượng nghiên cứu
và sát với yêu cầu mà mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Trên cơ sở đó chúng tôi đã soạn ra 10 câu hỏi đóng, câu hỏi mở và có - không, theo
yêu cầu của nội dung cần nghiên cứu và một số nét về đặc điểm của bản thân đối tượng
nghiên cứu.
Bước 2: Chúng tôi liên hệ với ban lãnh đạo công ty và các phòng, ban quản lý các
công nhân trên, các tổ chức của công ty như chi bộ, trưởng phó các phòng, ban, đoàn thể

và cán bộ Y tế của công ty cùng phối hợp để điều tra số liệu.
Dựa vào bộ câu hỏi đã được in sẵn (phiếu điều tra) trực tiếp phỏng vấn các công
nhân sau các giờ nghỉ giữa ca, trong các buổi sinh hoạt của các đoàn thể, chúng tôi vừa
phỏng vấn vừa tiến hành sơ bộ giải thích ý nghĩa của công tác điều tra và cách trả lời
từng câu hỏi phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã in sẵn đánh dấu hoặc nghi chép dữ liệu vào
phiếu và thu thập các phiếu điều tra.
Bước 3: Thu thập số liệu bằng cách:
- Người phỏng vấn tự giới thiệu và giải thích mục đính của cuộc điều tra với sự
thông báo trước của ban lãnh đạo và cán bộ y tế cơ quan.
- Thực hiện phỏng vấn đảm bảo người được phỏng vấn hiểu đủ các câu hỏi. Trò
chuyện để tạo không khí thân mật, gợi cho đối tượng được phỏng vấn cởi mở, tự bộc
bạch, không e dè, dấu diếm, nói ra được những lợi ích và tác hại của việc sử dụng các
thức uống có cồn.
- Ghi thông tin vào phiếu điều tra theo thứ tự, tránh nhầm lẫn.
- Kiểm tra toàn bộ thông tin, tránh bỏ sót câu hỏi sau khi đã hoàn tất phỏng vấn.
- Loại khỏi nghiên cứu trong những trường hợp bảng phỏng vấn không trả lời đầy
đủ các mục đã đề ra.
2.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng thức uống có cồn
2.2.3.1. Phần hành chính
20
- Họ và tên
- Tuổi
- Giới
- Dân tộc
- Trình độ học vấn
- Điều kiện kinh tế
- Tình trạng sức khoẻ
- Nơi sinh sống
2.2.3.2. Tình hình tiêu thụ thức uống có cồn và nhận thức về thức uống có cồn
- Có sử dụng thức uống có cồn không

- Bình quân trong một tháng dùng mấy lần
- Sử dụng loại thức uống nào
- Lượng thức uống có cồn dùng trong một lần khoảng
- Thời gian đã sử dụng thức uống có cồn bao lâu
- Tiêu thụ nhiều thức uống có cồn có ảnh hưởng đến sức khoẻ không
- Uống thức uống có cồn có ảnh hưởng đến học tập và trật tự an toàn xã hội không
- Tiêu thụ thức uống có cồn sẽ gây nên những bệnh tật gì
- Thái độ đối với người thân, bạn bè mình tiêu thụ thức uống có cồn
- Khi người thân, bạn bè mình say thức uống có cồn (rượu, bia) có thái độ như thế
nào
2.2.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng thức uống có cồn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
+ Sử dụng thức uống có cồn.
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
+ Tình trạng sử dụng thức uống có cồn.
- Cưới hỏi, sinh nhật
- Ngày lễ, tết
21
- Gặp bạn bè, người thân
- Khi buồn chán
+ Lần/tháng sử dụng thức uống có cồn
- Dưới 5 lần
- Từ 6 – 10 lần
- Từ 11 – 15 lần
- Trên 15 lần
+ Loại thức uống có cồn sử dụng trong tháng
- Rượu
- Bia
- Rượu + Bia
+ Thời gian sử dụng thức uống có cồn

- Dưới 5 năm
- Từ 6 – 10 năm
- Trên 10 năm
2.2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.4.1. Địa điểm
Tại công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ, phường Thuỷ
Biều, thành phố Huế.
2.2.4.2. Thời gian
Từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2011.
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Nhập tất cả các số liệu thu thập được vào phần mềm Microsoft Excel
- Lập bảng tính tỉ lệ phần trăm
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học với phần mềm SPSS 15.0
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
22
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi n Tỷ lệ % p
< 30 32 10,49
χ
2
= 174,32
p < 0,01
31-40 86 28,20
41-50 154 50,49
51-60 33 10,82
Tổng 305 100,00
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi

Trong 305 đối tượng nghiên cứu nhóm 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 50,49%.
Nhóm < 30 tuổi chiếm 10,49%. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê
( p < 0,01).
3.1.2. Phân bố theo giới
Bảng 3.2. Phân bố theo giới
Giới n Tỷ lệ % p
Nam 213 69,84
χ
2
= 96,01
p < 0,01
Nữ
92 30,16
Tổng 305 100,00
23
Nam chiếm tỷ lệ 69,84%, nữ (30,16%).Sự khác biệt giữa 2 giới có ý nghĩa thống
kê ( p < 0,01).
3.1.3. Trình độ học vấn
Bảng 3.3. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn n Tỷ lệ %
pTiểu học 0 0,0
THCS 115 37,71
χ
2
= 156,90
p < 0,01
THPT 167 54,75
Sau THPT 23 7,54
Tổng 305 100,00
Các đối tượng nghiên cứu có trình độ THPT chiếm 54,75%. Sự khác biệt giữa các

trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01).
3.1.4. Điều kiện kinh tế
Bảng 3.4. Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế n Tỷ lệ % p
Khá 37 12,13
χ
2
= 524,58
p < 0,01
Trung bình 255 83,61
Nghèo 13 4,26
Tổng 305 100,00
Điều kiện kinh tế trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 83,61%. Sự khác biệt giữa các
điều kiện kinh tế có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01).
3.1.5. Tình trạng sức khỏe
Bảng 3.5. Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe n Tỷ lệ %
pCó bệnh 46 15.08
Tiêu hóa (dạ dày, đại tràng ) 14 4.59
χ
2
= 297,50
P < 0,01
TMH ( V. xoang…) 5 1.64
Viêm khớp 11 3.61
Nội ( Gan, thận ) 4 1.31
Bệnh khác 12 3.93
Không bệnh 259 84.92
Tổng 305 100,0
24

Trong 305 đối tượng được phỏng vấn có 46 người có bệnh tật chiếm 15,08%, trong
đó 4,59% người mắc bệnh tiêu hóa ( dạ dày, tá tràng). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý
nghĩa thống kê.
3.1.6. Nơi sinh sống
Bảng 3.6. Nơi sinh sống
Nơi sinh sống n Tỷ lệ % p
Thành thị 259 84,92
χ
2
= 558,48
p < 0,01
Đồng bằng 42 13,77
Miền núi 4 1,31
Tổng 305 100,00
Đa số các đối tượng nghiên cứu ở thành thị chiếm 84,92%, miền núi chiếm tỷ lệ
thấp nhất ( 1.31 %) , sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
3.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỨC UỐNG CÓ CỒN
3.2.1. Sử dụng thức uống có cồn
Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng thức uống có cồn
Sử dụng thức uống có cồn n Tỷ lệ % p
Có 241 79,02
χ
2
= 205,44
p < 0,01
Thường xuyên 19 6,23
Thỉnh thoảng 222 72,79
Không 64 20,98
Tổng 305 100,00
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ sử dụng thức uống có cồn

25

×