Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Đánh giá các chỉ số phát triển thể chất của trẻ sơ sinh đủ tháng tại các nhà hộ sinh khu vực thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 51 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả trong
này là trung thực và chưa từng có 1 ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Huế, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Người cam đoan
Nguyễn Văn Thành
2
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
SSĐT : Sơ sinh đủ tháng
SSĐN : Sơ sinh đẻ non
SSGT : Sơ sinh già tháng
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
CĐ-ĐH : Cao đẳng – Đại học
3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VỀ THỂ CHẤT 3
1.2. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT 4
1.3. TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG 6
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 19
3.2. THÔNG TIN VỀ TRẺ VÀ CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN 25
3.3.YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN 28
Chương 4. BÀN LUẬN 30


4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 30
4.2. THÔNG TIN VỀ TRẺ VÀ CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN 35
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chỉ số phát triển thể chất là chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và
sức khỏe của trẻ đặc biệt trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Theo dõi sự
phát triển thể chất của trẻ qua từng độ tuổi là việc làm quan trọng trong chăm
sóc trẻ khoẻ đặt biệt giai đoạn sơ sinh. Khám trẻ toàn diện là phải đánh giá sự
phát triển thể chất của trẻ có phù hợp với lứa tuổi, song song với việc thăm
khám lâm sàng phát hiện ra bệnh lý [2], [3], [5].
Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu cuộc sống bên ngoài tử cung từ lúc
sinh ra đến 4 tuần tuổi. Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng đã cho thấy phần lớn
các trẻ sơ sinh sống là đủ tháng (hơn 80%), tỉ lệ đẻ non chiếm 8 - 15% trong
tổng số trẻ sinh sống (ở các nước phát triển tỉ lệ thấp 5 - 7%) [11], [22].
Nghiên cứu các chỉ số phát triển thể chất của trẻ trong các cơ sở sản khoa
là một việc làm cần thiết. Từ đó có thể tìm hiểu những yếu tố liên quan của mẹ
trong khi mang thai ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con khi sinh.
Nghiên cứu này sẽ rèn luyện người bác sĩ thực hành trong công tác chăm sóc sơ
sinh tại các nhà hộ sinh khu vực nói chung thói quen phỏng vấn tiền sử mang
thai, những chỉ số phát triển của trẻ như chiều cao, vòng đầu, trọng lượng, tuổi
thai…để có hướng tư vấn cho cộng đồng về cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
sơ sinh hợp lý trong tuần đầu sau đẻ. Thay đổi được hành vi thực hành sẽ nâng
cao chất lượng chăm sóc sơ sinh.
Sơ sinh đủ tháng có nhiều yếu tố thuận lợi để giúp trẻ phát triển tốt về thể
chất, tinh thần và vận động sau này [5], [8]. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất cũng
như so sánh các chỉ số phát triển thể chất của trẻ cũng như các mối liên quan
với mẹ của trẻ là một việc làm cần thiết.

Trong những năm gần đây ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói
riêng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của người dân được cải
5
thiện, việc chăm sóc và quản lý thai nghén tốt hơn, trọng lượng trẻ sơ sinh đủ
tháng có khuynh hướng tăng cao hơn so với những năm trước [1], [5]. Việc
nghiên cứu đánh giá lại các chỉ số phát triển thể chất của trẻ sơ sinh là việc làm
cần được tiến hành đều đặn theo thời gian. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá các chỉ số phát triển thể chất của trẻ sơ sinh đủ tháng tại các
nhà hộ sinh khu vực thành phố Huế”. Đề tài đã được thực hiện nhằm các
mục tiêu sau:
1. Ghi nhận một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và các chỉ số phát
triển (cân nặng, chiều cao, vòng đầu) trẻ sơ sinh đủ tháng tại các nhà Hộ sinh
Khu vực thành phố Huế
2. Xác định một số yếu tố liên quan từ mẹ và con đến các chỉ số phát
triển thể chất này của trẻ sơ sinh đủ tháng
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hai yếu tố thể chất và sinh lý của trẻ là những vấn đề rất quan trọng giúp
chúng ta đánh giá được quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Chúng còn giúp
phát hiện sớm những dấu hiệu bất ổn trong sức khỏe của trẻ để có hướng xử lý
kịp thời.
1.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỂ
CHẤT
1.1.1. Sụn tăng trưởng
Phát triển nhờ vào sụn tăng trưởng, gồm 2 quá trình:
- Quá trình tăng trưởng về chiều cao.
- Quá trình trưởng thành tương ứng với hiện tượng cốt hoá từ từ [2], [4].
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
- Yếu tố di truyền và giống nòi.

- Yếu tố dinh dưỡng và chuyển hoá.
Nếu không có đủ dinh dưỡng thì quá trình tăng trưởng sẽ không bình
thường. Điều đó giải thích, ở các nước thế giới thứ 3, tình trạng suy dinh dưỡng
sẽ làm cho trẻ có chiều cao thấp. Những bệnh lý kém hấp thu khác cũng làm
thiếu dinh dưỡng và dẫn đến phát triển chiều cao thấp. Suy thận cũng dẫn đến
lùn [2].
- Yếu tố nội tiết:
+ Nội tiết tố kích thích tuyến giáp (TSH) và nội tiết tố tăng trưởng (GH)
của tuyến yên ảnh hưởng lên quá trình tăng trưởng về chiều dài của sụn.
+ Nội tiết tố tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành hơn là
quá trình tăng trưởng, suy tuyến giáp sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến sự cốt hoá,
vì vậy cần thiết phải đặt vấn đề sàng lọc thiếu hormone tuyến giáp ngay từ thời
7
kỳ sơ sinh để có biện pháp điều trị nhằm cho trẻ đạt được sự phát triển thể
chất bình thường theo tuổi.
+ Nội tiết tố sinh dục chỉ ảnh hưởng đến gần giai đoạn trưởng thành. Nó
làm chiều cao tăng nhanh lúc bắt đầu dậy thì, có ảnh hưởng nhiều hơn lên quá
trình trưởng thành (nó kết thúc sự phát triển về chiều cao bằng cách cốt hoá
vĩnh viễn những sụn tăng trưởng)
+ Glucocorticoide ít có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường.
Nếu hormone này được tăng tiết hoặc được đưa từ ngoài vào sẽ ức chế
quá trình tăng trưởng điển hình trong hội chứng thận hư trẻ đang giai đoạn
phát triển.
- Yếu tố tinh thần kinh. [2], [8], [30], [33].
1.2. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT
Khi đánh giá mức độ phát triển thể chất của cơ thể trẻ có thể đánh giá
theo khối lượng cơ thể, chiều cao, vòng ngực và một số chỉ số khác (trạng thái
và màu sắc của niêm mạc, sự phát triển của các mô mỡ dưới da, trương lực cơ,
tư thế )
Những chỉ số phát triển thể chất thay đổi mạnh, nhất là trong những năm

đầu. Chúng giảm nhiều khi trẻ bị ảnh hưởng của điều kiện sinh hoạt gia đình
không thuận lợi, dinh dưỡng kém, thiếu ngủ, ít vận động, bị mắc bệnh
Sự phát triển thể chất gồm 2 hiện tượng:
- Hiện tượng số lượng: đo bằng centimeter (cm) hoặc gram (g).
Gồm cân nặng, chiều cao, vòng đầu.
- Hiện tượng trưởng thành: đó là sự thay đổi về chất lượng của các mô
(mô xương, răng, cơ quan sinh dục, tâm thần kinh) [2],[4],[8].
1.2.1. Nghiên cứu chính xác sự phát triển thể chất
Những biểu đồ: dựa vào các biểu đồ này sẽ biết mối liên quan giữa
chiều cao và vòng đầu so với tuổi, cân nặng so với chiều cao.
Trong thực hành sử dụng 2 loại biểu đồ:
- Biểu đồ tính theo độ lệch chuẩn DS (SD)
8
Giới hạn thay đổi bình thường nằm giữa - 2SD và + 2SD
- Biểu đồ được diễn tả bằng percentile hoặc centile [2],[4],[8]
1.2.2. Những chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất trẻ em
1.2.2.1.Tăng trưởng về chiều cao
Những mốc tăng trưởng sau:
Tăng trưởng nhanh từ 0 - 4 tuổi: 50cm lúc sinh, 100cm lúc 4 tuổi.
Tăng trưởng trung bình 5 - 6 cm/năm từ 4 tuổi đến tuổi bắt đầu tuổi dậy thì.
Giảm dần và ngừng tăng trưởng vào cuối tuổi dậy thì.
Theo dõi sự tăng trưởng bằng những biểu đồ cho phép:
+ So sánh sự phát triển của đứa trẻ với sự phát triển trung bình có nghĩa
là so sánh trẻ với những trẻ cùng tuổi, cùng giới, cùng nòi giống.
+ Đánh giá tốc độ tăng trưởng bằng cách nghiên cứu biểu đồ phát triển
của đứa trẻ đó trong nhiều năm.
Bình thường đứa trẻ phát triển trong vùng tăng trưởng về chiều cao bình
thường của nó. Nếu như trong quá trình theo dõi thấy có sự thay đổi về vùng
tăng trưởng chiều cao phản ánh một sự quá phát triển hoặc một sự kém phát
triển về tốc độ tăng trưởng, cả 2 đều biểu hiện sự bất thường.

Ngoài ra trong thực hành có thể dùng công thức sau để tính nhanh một
cách ước lượng chiều cao của trẻ:[2],[4],[8].
X = 75 cm + 5 cm (N -1), N: số tuổi của trẻ lớn hơn 1 tuổi
1.2.2.2. Tăng trưởng vòng đầu
Tăng trưởng não bộ tăng nhanh trong năm đầu và gần như kết thúc vào 6
tháng tuổi. Để theo dõi sự tăng trưởng của vòng đầu sẽ đo đường kính của vòng
đầu và theo dõi bằng biểu đồ DS (SD) hoặc biểu đồ percentile. Có công thức
tính mối liên quan giữa vòng đầu của trẻ dưới 1 tuổi và chiều cao như sau:
PC = T/2 + 10 PC: đường kính vòng đầu; T: chiều cao
9
1.2.2.3. Sự tăng trưởng về cân nặng
Theo dõi sự phát triển cân nặng bằng biểu đồ DS hoặc biểu đồ Percentile.
Cũng có ý nghĩa giống như theo dõi sự phát triển chiều cao bằng biểu đồ.
Trong thực hành lâm sàng có thể sử dụng công thức tính nhanh sau đây
khi trong tay không có sẵn biểu đồ biểu diễn chiều cao, cân nặng, vòng đầu:[2],
[4],[8].
Cân nặng trẻ dưới 6 tháng tuổi = Cân nặng lúc sinh + 600 (n)
Cân nặng trẻ trên 6 tháng = Cân nặng lúc sinh + 500 (n)
Trong đó n là số tháng.
Cân nặng trẻ trên tuổi = 9 kg + 1,5 kg (N – 1)
Trong đó N là số tuổi.
1.3. TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG
1.3.1. Tính chất thai nhi đủ tháng
Thai nhi đủ tháng có cấu tạo giải phẫu gần giống người lớn. Thai nhi nằm
trong buồng ối, lưng cong, đầu cúi, cằm sát vào ngực, hai tay bắt chéo trước
ngực, hai cẳng chập chân vào đùi, hai đùi gập sát vào bụng. Thai nhi đủ tháng
cân nặng trung bình 3000 g. Thai trai nặng hơn trai gái chừng 50, dài 50 cm.
Về giải phẫu, đầu thai nhi là phần quan trọng nhất [1].
Về sinh lý, thai nhi còn nằm trong buồng tử cung nhờ cậy hoàn toàn vào
người mẹ qua hệ tuần hoàn-tử cung-rau-thai Do đó bộ máy tuần hoàn và hô hấp

có những đặc điểm khác với thai nhi đã ra ngoài [1], [11],[23].
1.3.2. Những tiêu chuẩn đánh giá trẻ sơ sinh đủ tháng
Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu cuộc sống bên ngoài từ lúc sinh ra đến
4 tuần tuổi. Về mặt dịch tễ phần lớn các trẻ sơ sinh sống là đủ tháng (hơn 80%)
Đánh giá trẻ sơ sinh đủ tháng dựa vào:
10
- Tiêu chuẩn sản khoa: Ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, siêu âm
(đo đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu-mông)
- Tiêu chuẩn nhi khoa: Tiêu chuẩn hình thể bên ngoài có các chỉ số nhân
trắc và gồm một số đặc điểm hình thái [2],[5],[11],[25],[30],[33]
Bảng 1.1. Một số đặc điểm về tiêu chuẩn hình thái của trẻ sơ sinh đủ tháng
Đặc điểm Sơ sinh đủ tháng
Tuổi thai 38 - 42 tuần
Cân nặng 2500 – 3999g
Chiều dài 47 - 52 cm
Vòng đầu 33 - 38 cm
Vòng ngực 30 - 33 cm
Da Hồng
Lông tơ Ít
Sụn vành tai Dày , cứng
Móng tay chân Dài và cứng , phủ ngón
Nếp nhăn lòng bàn chân Đầy đủ
Vú Đủ lớn, thâm
Bộ phận sinh dục ngoài Đã hoàn chỉnh
Cụ thể chi tiết tiêu chuẩn hình thái được xây dựng thành các bảng điểm
đưa ra các tuần thai tương ứng chính xác tùy theo các tác giả như: thang điểm
Ballard mới, tiêu chuẩn Vallerie Farr
+ Tiêu chuẩn về thần kinh được đánh giá dựa trên biểu hiện của trương
lực cơ (thụ động, chủ động) và các phản xạ nguyên thuỷ tuỷ sống. Cách đánh
giá này có thể bị hạn chế, đặc biệt khi trẻ sơ sinh bị bệnh.

11
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn Valerie - Farr
Tiêu chuẩn hình thái đánh giá tuổi thai từ 28 - 41 tuần
0 1 2 3 4
Tư thế nằm yên
không khóc
Hồng đều Trắng hồng
không đều
Trắng xanh -
Độ trong suốt của
da
Thấy một mạng
mạch nhỏ chi chít
Thấy tĩnh mạch
và mạch máu
hướng tâm
Thấy rõ một
vài mạch
máu lớn
Thấy
không rõ
một vài
mạch máu
lớn
Không nhìn
thấy mạch
máu nào cả
Độ dày hay mỏng
của da(dùng ngón
cái và ngón trỏ véo

da)
Rất mỏng và trơn
láng
Mỏng và trơn Dày trung
bình và trơn
Dày có
cảm giác
cứng
Nhăn da có
khi nứt
Phù(ấnđầu trên
xương chày)
Phù rõ mu bàn tay
mu bàn chân
Godet+ Không phù - -
Lôngtơ(quay lưng
về phía ánh sáng)
Nhiều,dài, dày
trên suốt dọc lưng
Thưa ở phần thấp
của lưng
Từng mảng
có từng
mảng không
Không có
trên ít nhất
một nửa
lưng
Không có
Độ uốn cong của

vành tai
Dẹt, bờ ít uốn
cong
Một phần vành
tai uốn cong
Một nửa trên
vành tai uốn
cong
Toàn bộ
vành tai
uốn cong
-
Sụn vành tai(dùng
ngón cái và ngón trỏ
gấp vành tai lại)
Gấp dễ
dàng,khôngtrở về
tư thề bình thường
Gấp được, trở về
tư thế bình
thường chậm
Sụn sờ suốt
dọc vành tai,
trở về nhanh
tư thế bình
thường
Vành tai
chắc, sụn
cứng
Cơ quan sinh dục

ngoài
Trẻ nam
Không sờ thấy
tinh hoàn trong
bìu
Sờ thấy một tinh
hoàn ở phần cao
của ống bẹn
Sờ thấy một
tinh hoàn
trong bìu
- -
Cơ quan sinh dục
ngoài trẻ nữ
Phân biệt rõ môi
lớn, môi bé và âm
môn
Môi lớn phủ một
phần môi bé
Môi lớn
trùm kín môi

- -
Mô vú(đo đường
kính núm vú dùng
ngón cái và ngón trỏ
véo vú lên)
Không sờ thấy 0,5cm 0,5-1cm >1cm -
Quầng vú Không nhìn rõ Nhìn rõ,quầng vú
phẳng

Nhìn
rõ,quầng vú
gồ lên
- -
Nếp nhăn lòng bàn
chân
Không có nếp
nhăn
Nếp nhăn nông
1/2 trên lòng bàn
chân
Nếp nhăn
rõ,hơn 1/2
trên lòng bàn
chân
Nếp nhăn
sâu, hơn
1/3 trên
lòng bàn
chân
Nếp nhăn
sâu trên suốt
dọc lòng bàn
chân
12
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ Lubchenco giữa cân nặng và tuổi thai
Biểu đồ 1.2. Biểu đồ Lubchenco chiều cao so với tuổi thai
Biểu đồ 1.3. Biểu đồ Lubchenco vòng đầu theo tuổi thai
13
1.3.3. Đặc điểm sinh lý-bệnh lý thời kỳ sơ sinh

1.3.3.1. Đặc điểm sinh lý
- Đặc điểm sinh lý chủ yếu là sự thích nghi với môi trường bên ngoài. Có
một sự khác biệt rất lớn giữa môi trường tử cung và môi trường bên ngoài khi
ra đời, trẻ sơ sinh muốn tồn tại bằng mọi hoạt động của chính cơ thể thì cần
phải có một sự thích nghi tốt về hô hấp (phổi bắt đầu hoạt động để tự cung cấp
oxy), tuần hoàn (vòng tuần hoàn khép kín thay thế vòng tuần hoàn nhau - thai),
máu (thay HbF của bào thai thành HbA1, giảm dần số lượng hồng cầu), cũng
như các bộ phận khác như tiêu hoá, thận, thần kinh, chuyển hoá, nội tiết đều
có những biến đổi thích nghi.
- Chức năng của các bộ phận và hệ thống đều chưa hoàn thiện, nhưng nó
biến đổi rất nhanh, đặc biệt trong tuần đầu của cuộc sống.
- Trong giai đoạn này có thể thấy những hiện tượng sinh lý xảy ra như
vàng da sinh lý, sụt cân sinh lý, biến động sinh dục [2],[5],[11],[25].
1.3.3.2. Đặc điểm bệnh lý
- Đặc điểm bệnh lý tùy thuộc tác nhân ảnh hưởng vào từng thời kỳ
+ Trước đẻ: Nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển
hoá, đẻ non
+ Trong đẻ: Ngạt, sang chấn, nhiễm trùng sớm
+ Sau đẻ: Nhiễm trùng mắc phải toàn thân hoặc tại chỗ
- Về mặt thời gian được chia ra 2 giai đoạn:
+ Sơ sinh sớm là ở tuần đầu sau đẻ: Bệnh thường liên quan đến mẹ và
cuộc đẻ, bệnh do thiếu trưởng thành các hệ thống hoặc do dị tật.
+ Sơ sinh muộn là ở 3 tuần sau: Bệnh do nuôi dưỡng, chăm sóc kém và
môi trường gây ra [2],[5],[11],[25],[30],[33].
1.3.4. Đặc điểm giải phẫu sinh lý các cơ quan
1.3.4.1. Hệ hô hấp
Nhìn chung, bộ máy hô hấp của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, mũi và
khoang hầu nhỏ và ngắn nên không khí thở vào không được sưởi ấm, niêm mạc
mũi nhiều mạch máu dễ bị viêm, phù nề và gây tắc mũi.
14

Phổi kém phát triển, tổ chức liên kết giữa các túi phổi nhiều mao mạch,
khi viêm dễ bị xung huyết, chảy máu.
Nhịp thở nhanh và nông >60 lần/1 phút. Thỉnh thoảng có cơn ngừng thở
gần 3 đến 5 giây, hiện tượng này sẽ mất đi khoảng 2 ngày đầu. Những ngày sau
nhịp thở sẽ ổn định dần, nhịp thở còn 40 đến 45 lần/1 phút [2],[5],[11],[25]
1.3.4.2. Hệ tuần hoàn và máu
Nhịp tim của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhịp thở, lúc đầu khoảng 140 lần
đến 160 lần/1phút, 2 ngày sau còn khoảng 120 lần/1 phút.
+ Tim nằm ngang do cơ hoành ở cao. Diệm tim to, tỷ lệ tim/ngực là
60%, cơ tim yếu nên dễ bị suy tim.
+ Mạch nhanh, hay thay đổi do sốt, khóc; nên lấy mạch khi trẻ ngủ.
+ HA thấp, HA tối đa 75mmHg, HA tối thiểu 50mmHg.
+ Số lượng HC,BC, Hematocrit cao: số lượng huyết cầu tố bình thường
170 - 190g/l, HC 5 - 6 x 10
12
/l, BC 20 - 30 x 10
9
/l. [2],[5],[11],[25],[30],[33]
1.3.4.3. Hệ thần kinh
Bắt đầu hình thành từ tuần thứ 4 của thời kỳ bào thai.
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh có đặc điểm là quá trình hưng phấn bị dễ bị
kích thích, đáp ứng lan toả do trung tâm dưới vỏ và tuỷ sống hoạt động mạnh,
chưa có sự kiểm soát đầy đủ của vỏ não nên lúc thức trẻ luôn ở tư thế vận động
nhanh, không định hướng, dễ giật mình.
Ngoài ra trẻ còn xuất hiện một số phản xạ sinh lý như:
+ Phản xạ Moro (+) (phản xạ vồ vập) khi có tiếng động mạnh, tiếng vỗ
tay hay vỗ vào trẻ bất thình lình thì trẻ giật mình vòng tay về phía trước.
+ Phản xạ Robinson (+) khi ta đặt một vật ép vào tay trẻ thì trẻ nắm chặt
tay lại.
+ Phản xạ gan bàn tay - cầm (+): khi vạch vào da lòng bàn tay thì thấy cơ

cằm co lại.
+ Phản xạ Babinski (+), phản xạ Kernig (+) là bình thường.
15
1.3.4.4. Các giác quan khác:
+ Xúc giác: phát triển tốt. Nếu kích thích vào vùng da bụng thì ngực trẻ
sẽ thở sâu hơn hoặc sờ vào mi thì trẻ biết nhắm mắt.
+ Thính giác: phát triển tốt, thể hiện bằng khi có tiếng động mạnh trẻ giật
mình hoặc qua phản xạ Moro.
+ Thị giác: nhãn cầu to hơn bình thường; phản xạ đồng tử, phản xạ giác
mạc có nhưng còn yếu; tuyến lệ hình thành nhưng chưa hoạt động nên trẻ khóc
không có nước mắt.
+ Vị giác: phát triển nhưng chưa hoàn thiện, khi uống trẻ cũng phân biệt
được ngọt hoặc đắng.[2],[5],[11],[25]
1.3.5. Nhưng hiện tượng sinh lý thường gặp:
1.3.5.1. Vàng da sinh lý:
Thường gặp khoảng 80 - 85% số trẻ sơ sinh thường, xuất hiện vào ngày
thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi đẻ và mất dần sau 2 đến 3 tuần. Tuỳ theo mức độ
vàng da mà người ta chia ra từ nhẹ, vừa đến nặng.
+ Cơ chế của hiện tượng vàng da
- Do hồng cầu tan sau khi đẻ giải phóng ra nhiều bilirubin; trong khi đó
chức năng hoạt động ở gan của trẻ sơ sinh còn yếu.
- Một số men gan còn thiếu.
- Tổ chức thành mạch còn xốp.
- Thành mạch tăng tính thấm nên bilirubin dễ ngấm vào da.
Hiện tượng này thường thoáng qua nên không cần điều trị [2],[5],[11],
[25],[30],[33]
1.3.5.2. Hiện tượng rối loạn thân nhiệt:
+ Hiện tượng hạ thân nhiệt tạm thời:
Sau khi đẻ, nhiệt độ ở hậu môn của trẻ sơ sinh khoảng 37,7
0

C đến 38
0
C.
Sau 4 đến 5 giờ thì nhiệt độ giảm xuống 36
0
C, đôi khi còn thấp hơn. Sau 1 đến
2 ngày thì nhiệt độ sẽ trở về bình thường.
16
Nguyên nhân: khi đẻ, đứa trẻ phải tiếp xúc đột ngột với môi trường ngoài
tử cung có nhiệt độ thấp hơn trong tử cung.
+ Hiện tượng tăng thân nhiệt:
Thường xuất hiện vào ngày thứ 3, cơn sốt xảy ra về đêm, nhiệt độ có thể
lên tới 39
0
C - 40
0
C.
Nguyên nhân: thường do thiếu nước trong khẩu phần ăn hàng ngày của
trẻ và sữa mẹ trong những ngày đầu là loại sữa có tỷ lệ protein cao.
+ Sụt cân sinh lý:
Cùng với sốt, trẻ xuất hiện sụt cân tạm thời, người ta gọi đây là hiện
tượng "ngót nước" sinh lý.
Hiện tượng này thường gặp khoảng 80% ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Xuất
hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 sau đẻ tới ngày thứ 10 - 12 thì hết.
Đặc điểm của sụt cân sinh lý là:
- Sụt dưới 10% cân nặng khi đẻ.
- Không có hiện tượng bệnh lý.
- Sang tuần thứ 2, trẻ phục hồi nhanh.
Nguyên nhân: do sự mất nước trong giai đoạn dầu qua da, hơi thở, bài
tiết phân su, nước tiểu, nôn ra những chất bẩn mà trẻ hít phải trong quá trình

chuyển dạ; trong khi đó lượng sữa trẻ bú mẹ trong mấy ngày đầu chưa đáng kể.
1.3.5.3. Những biến động sinh dục:
Sau khi trẻ ra đời, dù trai hay gái đều thấy sưng 2 vú nhưng không đỏ. Sờ
thấy mềm, ấn vào có một ít dịch màu vàng hơi dính giống như sữa non của mẹ.
Con gái âm hộ sưng đỏ, có một ít nhầy máu hồng giống như kinh nguyệt.
Con trai có ít dịch trong ở đầu bao quy đầu.
Những hiện tượng này là do phản ứng của cơ thể đứa trẻ khi gặp nội tiết
tố của người mẹ truyền sang qua rau thai.
17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã được thực hiện trên 285 bà mẹ của 285 trẻ sơ sinh, con
những bà mẹ này sinh tại các nhà hộ sinh khu vực I, II, III của Thành phố Huế.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn về mẹ
- Thai phụ nhớ chính xác ngày kinh cuối cùng
- Mẹ không bị tâm thần
- Mẹ hiểu và trả lời có ý thức các câu hỏi của phiếu điều tra
- Mẹ đồng ý hợp tác trả lời các câu hỏi phỏng vấn và đồng ý cho khám con
2.1.1.2. Tiêu chuẩn chọn về con
- Giới tính nam hay nữ
- Trẻ sinh ra từ những thai phụ này còn sống
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.1.2.1. Tiêu chuẩn loại trừ về mẹ:
- Mẹ bị rối loạn tâm thần không trả lời được các câu hỏi của phiếu điều tra
- Mẹ bị tật câm và / hoặc điếc
- Mẹ không hợp tác trả lời câu hỏi phỏng vấn hoặc không đồng ý cho
khám con
2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ về con

- Con sinh ra chết trong chuyển dạ
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
- Nhà hộ sinh khu vực I
- Nhà hộ sinh khu vực II
- Nhà hộ sinh khu vực III
Tất cả các nhà hộ sinh khu vực này nằm trong thành phố Huế
18
2.1.4. Thời gian nghiên cứu
Từ 01/09/2010 đến 01/02/2011
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu cắt ngang, quan sát mô tả
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Cân nặng trẻ sơ sinh: Được đo ngay sau khi sinh bằng cân đĩa thăng
bằng, cân hiệu TANITA có độ chính xác 50 g do Nhật Bản sản xuất.
- Đo chiều cao và vòng đầu trẻ: Dùng thước dây không chun giãn do TQ
sản xuất có mức nhỏ nhất là mm.
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Bước 1: Lập phiếu điều tra gồm 2 phần:
+ Thông tin về mẹ
+ Thông tin về trẻ
- Bước 2:
+ Phỏng vấn các bà mẹ theo phiếu điều tra
+ Điều tra các đặc điểm của con theo phiếu điều tra
- Bước 3:
+ Tập hợp số liệu
+ Viết luận văn
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
2.2.4.1. Các biến số nghiên cứu về mẹ
- Tuổi mẹ

- Nghề nghiệp mẹ
+ Lao động chân tay
+ Lao động trí óc
- Địa chỉ: + Nông thôn + Thành thị
19
- Tiền sử sản phụ khoa
+ Bệnh lý trong thai kỳ
+ Thuốc điều trị trong thai kỳ
+ Bệnh lý phụ khoa
+ Bệnh lý mãn tính Nội Khoa Ngoại khoa
- Thai kỳ lần này
+ Khám thai
+ Số lần khám thai
+ Sự lên cân của sản phụ trong thai kỳ
+ Tiêm phòng uốn ván
+ Bệnh lý trong quá trình mang thai
3 tháng đầu
3 tháng giữa
3 tháng cuối
+ Điều trị
Được điều trị
Không được điều trị
2.2.4.2. Các biến số nghiên cứu về con
- Tuổi thai
- Cách sinh
+ Đẻ thường
+ Sinh thủ thuật
+ Mổ lấy thai
- Giới tính
- Các chỉ số phát triển thể chất

+ Chiều cao
+ Vòng đầu
+ Trọng lượng trẻ ngay sau sinh
20
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá các biến số
- Tuổi thai:
Thời gian mang thai được tính theo tuần mất kinh (từ ngày đầu tiên của
kỳ kinh cuối cùng):
+ Sơ sinh đủ tháng (SSĐT): tuổi thai 38- 42 tuần (259 - 293 ngày)
+ Sơ sinh đẻ non (SSĐN) : < 37 tuần ( < 258 ngày )
+ Sơ sinh già tháng (SSGT):
* Hoặc tuổi thai ≥ 42 tuần ( ≥ 294 ngày ) có dấu hiệu bong
da tự nhiên hoặc khi miết
* Hoặc tuổi thai < 42 tuần nhưng có dấu hiệu bong da tự
nhiên hoặc khi miết
- Chỉ số phát triển thể chất
+ Cân nặng lúc sinh: Đặc trẻ trên bàn cân hiệu TANITA đọc kết
quả khi kim đồng hồ đứng yên, ghi kết quả (g) vào phiếu điều tra. Trọng lượng
trẻ được phân loại như sau:
* < 2500 g
* 2500 g – 3500 g
* > 3500 g
+ Chiều dài: Cho trẻ nằm vào hộp thước, đỉnh đầu chạm vào đàu
thước cố định tương ứng 0 cm, một tay đè chặt hai đầu gối trẻ, tay kia di động
bảng gỗ vuông góc với 2 băng thước chạm vào gót chân. Ghi kết quả bằng cm.
+ Vòng đầu: Dùng thước dây đo qua 2 ụ chẩm phía sau, phía bên
và phía trên hai vành tai, phía trước ngang qua 2 lông mày. Ghi kết quả bằng
cm.
21
2.2.6. Sơ đồ nghiên cứu

2.2.7. Xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý theo chương trình Excell, SPSS 15.0
- Tính tần suất các biến số, tỷ lệ %
- So sánh các tỷ lệ bằng test χ
2
, xác định p < 0.05: có ý nghĩa thống kê
Nhà hộ sinh
Mẹ
Con
Nghiên cứu mô tả:
- Tuổi mẹ
- Địa dư
- Nghề nghiệp
- Tiền sử sản khoa
- Tiền sử bệnh lý mẹ
trong quá trình thai
nghén lần này
Nghiên cứu mô tả:
- Tuổi thai
- Giới tính
- Chiều dài
- Vòng đầu
- Trọng lượng lúc sinh
Xác định mối tương quan

22
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ CÁC CHỈ SỐ
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ SƠ SINH

3.1.1. Tuổi mẹ
Bảng 3.1. Tuổi mẹ của mẫu nghiên cứu
Nhóm tuổi Số bà mẹ %
<18 11 3,86
18-25 107 37,54
26-35 134 47,02
35-40 33
11,58
Tổng cộng
285 100,00
Tuổi TB
X ±SD = 27,14 ± 5,75 tuổi; T
MAX
=

40; T
MIN
= 16
Nhận xét:
- Tuổi trung bình của các bà mẹ là 27,14 ± 5,75 tuổi
- Tuổi mẹ lớn nhất là 40, tuổi mẹ thấp nhất là 16
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi của bà mẹ
Nhận xét:
- Mẹ ở nhóm tuổi 18 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó nhóm mẹ tuổi
từ 26 - 35 tuổi chiếm ưu thế với tỷ lệ 47,02%
- Chỉ có ít bà mẹ ở độ tuổi < 18 với tỉ lệ 3,86%
3.1.2. Phân bố theo địa dư
23
Bảng 3.2.Phân bố theo địa dư
Địa dư Số bà mẹ %

Nông thôn 93 32,63
Thành thị 192 67,37
Tổng 285 100,00
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo địa dư
Nhận xét:
- Tỷ lệ các bà mẹ ở thành thị chiếm 67,37%
- Tỷ lệ các bà mẹ nông thôn chiếm 32,63%.
- Phần lớn các bà mẹ trong nhóm nghiên cứu sống ở thành phố
3.1.3. Nghề nghiệp mẹ
Bảng 3.3. Nghề nghiệp mẹ của mẫu nghiên cứu
Nghề nghiệp mẹ Số bà mẹ %
Lao động chân tay 272
95,44
Lao động trí óc 13
4,56
Tổng 285
100,0
Nhận xét:
Nghề nghiệp các bà mẹ của nhóm nghiên cứu đa số là lao động chân tay
chiếm 95,44%.
3.1.4. Trình độ học vấn của mẹ
Bảng 3.4. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn Số bà mẹ %
Tiểu học
37 12,98
24
THCS
129 45,26
THPT
97 34,04

CĐ-ĐH
22 7,72
Tổng
285 100,00
Đa số các bà mẹ có trình độ học vấn là THCS chiếm 45,26%.
3.1.5. Phân bố theo nơi sinh
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nơi sinh
Nhận xét:
- Nhà hộ sinh III có số bà mẹ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (61,75%), nhà hộ
sinh I (35,09%), nhà hộ sinh II chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,16%),
3.1.6. Tiền sử sản khoa:
Bảng 3.5. Tiền sử sản khoa
Tiền sử sản khoa
Có Không
n % n %
Bệnh lý trong thai kỳ 67 23,5 218 76,5
Thuốc điều trị trong thai kỳ 61 21,4 224 78,6
Bệnh lý phụ khoa 57 20,0
228 80,0
Bệnh lý mãn tính
Nội khoa 7 2,5
278 97,5
Ngoại khoa 276 96,8 17 6,0
Nhận xét:
- Bệnh lý trong thai kỳ, phụ khoa chiếm tỷ lệ thấp (23,5% và 20,0%).
Điều trị thuốc trong thai kỳ chiếm 21,4%; bệnh lý ngoại khoa chiếm 96,8%.
25
3.1.7. Số lần khám thai
Bảng 3.6. Tỷ lệ và số lần khám thai của bà mẹ
Số lần khám thai n %

Khám thai 268 94, 04
Số lần khám thai ≤ 1 lần 18 6,32
2 – 3 lần 135 47,37
4 - 5 lần
115 40,35
Không khám thai 17 5,96
Tổng 285 100
Nhận xét:
- Trong 285 bà mẹ được điều tra phỏng vấn có 268 bà mẹ được khám
thai chiếm tỷ lệ 94,04%. Trong đó số bà mẹ được khám thai từ 2-3 lần chiếm tỷ
lệ 47,37%. Chỉ 5,96% bà mẹ không được khám thai.
3.1.8. Tăng cân của sản phụ
Biểu đồ 3.4. Tăng cân của sản phụ
Nhận xét:
Đa số các bà mẹ tăng cân trong thai kỳ > 10 kg chiếm tỷ lệ cao nhất
3.1.9. Tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ
Bảng 3.7. Tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ
Tiêm phòng N %
1 mũi 158
55,44
2 mũi 122
42,81

×